Bài văn khấn đền cửa ông quảng ninh năm 2024

Bạn đã từng đi lễ ở đền Cửa Ông chưa? Nếu chưa, thì trước khi bạn đi, hãy tìm hiểu một chút thông tin về ngôi đền nổi tiếng bậc nhất ở tỉnh Quảng Ninh này. Đến ngôi đền đọc văn khấn cũng cần phù hợp với vị thần mà ngôi đền thờ.

M & Tôi hiểu rằng bạn có thể không có nhiều thời gian để tìm hiểu, vì vậy chúng tôi đã tổng hợp lại thông tin về đền Cửa Ông và văn khấn đền Cửa Ông trong bài viết này. Bạn chỉ cần đọc kỹ và sau đó in bài văn khấn ra là được.

Mời bạn cùng tham khảo!

1. Một số thông tin về đền Cửa Ông Quảng Ninh

+ Địa chỉ đền Cửa Ông

+ Đền Cửa Ông thờ ai?

Để biết thêm chi tiết, bạn có thể đọc những bài viết sau đây:

  • Khám phá Cửa Ông – một trong những ngôi đền đẹp nhất Việt Nam
  • Đền Cửa Ông thờ ai và những điển tích kỳ bí về vị thần được người dân Quảng Ninh tôn kính bậc nhất

2. Văn khấn đền Cửa Ông Quảng Ninh

Chính vì điều này, khi đi lễ tại Đền Cửa Ông, bạn sẽ đọc văn khấn lễ Đức Thánh Trần. Bài văn khấn như sau:

` Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)

  • Con kính lạy Tứ phủ Công Đồng Trần Triều
  • Con kính lạy Nguyên Từ Quốc Mẫu Thiên Thành Thái Trưởng Công.
  • Con kính lạy Đức Trần Triều hiển thánh Nhân vũ Hưng Đạo Đại Vương Đại Nguyên soái, Tổng quốc chính, Thái sư Hương phụ Thượng quốc công tiết chế, Lịch triều tấn tặng khai quốc an chính hồng đồ tế trị hiện linh trác vĩ, Minh đức trĩ nhân, Phong huân hiện liệt, Chí trung đại nghĩa, Dực bảo trung hưng, Thượng đẳng tôn thần, Ngọc bệ tiền.
  • Con kính lạy tứ vị Thánh tử đại vương, Nhị vụ vương cô Hoàng Thánh.
  • Con kính lạy Đức ông phạm điệu suý tôn thần, tả quan Nam Tảo, Hữu quan Bắc Đẩu, Lục bộ thượng từ, chư vị bách quan.
  • Hương tử con là: .......................Ngụ tại: ...................
  • Hôm nay ngày ..... tháng ..... năm ..... Hương tử chúng con chấp kỳ lễ bái xin các vị phù hộ độ trì cho hương tử con cùng toàn gia quyến được luôn mạnh khỏe. Đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối được tai quan nạn khỏi, điều lành mang đến, điều giữ giải đi, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an. Xin cho con được có người có cửa, được nhân an vật thịnh đi đến nơi về đến chốn, làm ăn được thuận buồn xuôi gió, vạn sự như ý.
  • Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
  • Nam mô A Di Đà Phật!
  • Nam mô A Di Đà Phật!
  • Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy) `

Sau khi đọc văn khấn, hãy chờ hương tán sau đó tạ lễ và thụ lộc là được.

Đầu xuân năm mới là dịp đền Cửa Ông Quảng Ninh thu hút rất nhiều khách thập phương đến lễ và tham quan. Nếu quý khách có nhu cầu, hãy inbox sớm cho M & Tôi để được sắp xếp một lịch trình hợp lý nhất nhé!

được mệnh danh là một trong những ngôi đền linh thiêng nhất tại Quảng Ninh. Cứ vào dịp đầu năm, nhân dân lại nô nức hành hương đến đền Cửa Ông dâng lễ vật cúng bái cầu lộc, cầu tài, cầu bình an năm mới.

Do tình hình .dịch .bệnh phức tạp, nhiều thanh đồng đạo quan cùng các con nhang đệ tử không thể về bái yết cửa Cha cửa Mẹ khiến lòng bề bộn không yên. Hiểu được cảm giác đó, từ tháng 5/2021 Oản Cô Tâm nhận gửi đồ lễ về cửa đền và nhờ thủ nhang kêu cầu vái vọng theo ý nguyện của gia chủ. Để được tư vấn chi tiết hơn, vui lòng gọi đến hotline 03 4545 5959 hoặc nhắn tin zalo đến Oản Cô Tâm.

Đền Cửa Ông thờ ai?

Đền Cửa Ông là nơi thờ Đệ Tam Ông Cửa Suốt Hưng Nhượng Trần Quốc Tảng – một vị tướng tài ba đời nhà Trần, người con thứ ba của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Ngoài ra, đền Cửa Ông cũng là nơi thờ đầy đủ gia thất của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn gồm Đức Thánh Trần, Thánh Mẫu (vợ ông), 2 cô công chúa (con ông), Trần Quốc Tảng, Trần Anh Tông, Trần Khánh Dư, Yết Kiêu,…

Lịch sử Đức Thánh Tam – Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng Đệ Tam Vương Tử được thờ tại đền Cửa Ông

Lịch sử

Trong Công Đồng Trần Triều, Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng là Đức Thánh Tam thuộc hàng Tứ Vị Vương Tử. Ông có danh hiệu là Đông Hải Hưng Nhượng Vương. Khi xét công ông được phong làm Tiết độ sứ. Thuận Thánh Hoàng Hậu vợ vua Trần Anh Tông chính là con gái của Đức Thánh Tam.

Xem thêm: Tìm hiểu thân thế và cuộc đời Vương Cô Đệ Nhị anh linh, kiệt xuất nhà Trần.

Về lược sử cuộc đời, Đức Thánh Tam có tên húy là Trần Quốc Tảng. Ông sinh năm 1252, mất năm 1313, con trai thứ 3 của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và Nguyên Từ Quốc Mẫu. Ông là người có công trong cuộc chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược lần thứ hai. Theo sử sách ghi lại, khi nghe tin đại quân do Trần Hưng Đạo chỉ huy không chống cự nổi với thế lực mạnh của địch. Ông cùng 3 vị vương tướng khác là Hưng Vũ Vương Trần Quốc Nghiễn, Minh Hiến vương Trần Quốc Uất và Hưng Trí vương Trần Quốc Hiện đốc suất 20 vạn quân từ các xứ tụ về Vạn Kiếp chi viện, theo quyền điều khiển của Hưng Đạo Vương để chống quân Nguyên bạo tàn.

Tượng Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng tại thành phố Cẩm Phả. Ảnh: Thang Nguyen Photography

Sử sách có ghi Trần Quốc Tảng bị đày ra Tĩnh Bang vì tội bất trung, bất hiếu. Nguyên chỉ vì câu nói buột mồm khi đang họp, muốn nói sự mất đoàn kế trong nội bộ họ Trần: “Thù nhà chưa xong nói chi nợ nước”. Cuốn “Trần Triều hiển thánh chính kinh tập biên” in năm 1900 có chép: “Quốc Tuấn cho rằng, con trai tính ưa cương dũng ấy, không theo đúng đạo làm con, bèn nổi giận lôi đình, đày ra cửa bể Suất Ti Tuần thuộc phủ Hải Ninh, lộ An Bang.”

Thực ra, hành động của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đối với Trần Quốc Tảng bắt đầu từ nguyên do sâu xa là nội bộ Hoàng tộc lục đục, bất hòa, Điển hình là Trần Liễu (Cha của Trần Quốc Tuấn, ông nội của Trần Quốc Tảng) mâu thuẫn với Thái Sư Trần Thủ Độ và vua Trần Thái Tông. Mâu thuẫn này là gi? Mời xem tại Lược sử An Sinh Vương Trần Liễu.

Trước khi An Sinh Vương mất có nắm tay Trần Quốc Tuấn có trăn trối phải trả thù. Trần Quốc Tuấn để bụng nhưng không bao giờ cho thế là phải.

Đến khi trở thành Quốc Công Tiết Chế, Tổng chỉ huy quân đội, ông lại đem lời cha dặn khi trước ra hỏi ý kiến các tâm phúc. Gồm Yết Kiêu, Dã Tượng và con trai Hưng Vũ Vương. Cả 3 người đều ngăn cản khiến Trần Quốc Tuấn ngài mát lòng. Một hôm, Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn đem câu trăng trối này của cha hỏi Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng thì Trần Quốc Tảng bèn nói: Thái tổ là một ông lão làm ruộng mà thừa cơ dấy vận cũng được thiên hạ. Trần Quốc Tuấn nghe vậy liền rút gươm kể tội Trần Quốc Tảng: Kẻ làm phản loạn do ở đứa con bất hiếu, ý muốn giết Quốc Tảng. Hưng Vũ Vương nghe tin vội chạy đến kêu khóc xin cho Trần Quốc Tảng, lúc đó Trần Quốc Tuấn ngài mới tha cho và bảo rằng: Sau khi ta chết, đậy nắp quan tài rồi mới cho Quốc Tảng vào.

Năm Trùng Hưng thứ tư (1288), quân Nguyên lại kéo sang xâm lược. Hưng Nhượng Vương lúc bấy giờ đang trấn giữ cửa Suốt, xin triều đình lập công chuộc tội. Được chuẩn tấu, ông tiến quân đánh thẳng vào trại của địch đóng ở sông Bạch Đằng và chiến thắng oanh liệt. Từ đó, ông được cử là Suất Ti Tuần Đại An, trấn giữ cửa bể Suốt.

Xem thêm:

Do công lao to lớn của ông, vua Trần Anh Tông đã phong tước hiệu Hưng Nhượng Vương cho Trần Quốc Tảng. Tới khi Trần Minh Tông lên ngôi, vua đã truy tặng Trần Quốc Tảng chức Thái úy. Với công lao to lớn trong việc trấn giữ biên ải ở cửa biển nên người ta suy tôn ông là: Đức Đệ Tam Phó Súy Đông Hải Đại Vương Trần Quốc Tảng.

Ngày mất của Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng

Ngày mất cũng như nơi mất của Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng đến nay vẫn là một bí ẩn. Hiện có 2 quan điểm.

Tại tập sách khảo cứu của nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Khánh, tập Đền miếu Việt Nam có ghi Trần Quốc Tảng mất ngày 16/8/1311. Trong khi tại cuốn Đại Việt sử kí toàn thư viết năm 1497 của Ngô Sỹ Liên thì ông viết: Trần Quốc Tảng mất năm Quí Sửu, Long Hưng thứ 21 (1313), nhưng không ghi ngày tháng nào.

Tuy vậy, các đền thờ ông đều coi ngày mùng 2 tháng 3 âm lịch là ngày tiệc của Đức Thánh Tam.

Hầu giá Đức Thánh Tam

Đối với hàng Trần Triều, người ta cũng hay hầu. Thông thường, người hầu đồng hay hầu về Đức Ông Đệ Tam.

Theo lối hầu đồng xa xưa, thì ngài về ngự đồng mặc áo đỏ, đeo đai đỏ, lưng đeo cờ và kiếm, múa cờ kiếm, xuyên một lình vào má, cắn một quả cau non trong mồm, một tay đỡ lình ra oai. Ông lên đai thượng tái hiện hình ảnh Ngài thác hóa nguyện lấy linh khí để trấn an vùng biển Đông Bắc. Sau đó ngài cởi bỏ đai thượng, dùng hai tay siết chặt vào cổ. Ngài ngự đồng thường sát quỷ, trừ tà, chữa bệnh. Tuy nhiên theo một số lối hầu ngày nay, Đức Thánh Tam về ngự đồng mặc áo trắng.

Xem thêm:

Thuyết minh về đền Cửa Ông thờ Đệ Tam Ông Cửa Suốt Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng

Vị trí đền Cửa Ông

Đền Cửa Ông nằm trên một ngọn đồi cao khoảng 100m. Đây là vị trí cầu nối giữa miền Đông chập trùng đồi núi với vùng mỏ giàu có và miền Tây rộng lớn của tỉnh Quảng Ninh. Xưa kia, đền Cửa Ông còn thuộc vị trí án ngữ quan trọng mang tính chiến lược quân sự bởi các cuộc chinh phạt của quân phương Bắc vào Việt Nam đều phải đi qua Cửa Ông. Do đó, các triều đại phong kiến đều đặt đồn binh tại đây để trấn giữ cửa biển quan trọng này của tổ quốc.

Đền Cửa Ông được xây dựng với hướng nhìn ra Vịnh Bái Tử Long xanh ngát, rộng lớn. Vùng vịnh này không chỉ nổi tiếng là một kỳ quan đẹp mà còn là vùng trù phú với các giống hải sản tươi ngon, bổ dưỡng. Các chuyên gia đánh giá, đền có thể “Tọa Sơn Hướng Hải”, hội tụ nhiều lợi thế phong thủy cực tốt.

Đền Cửa Ông nhìn ra vịnh Bái Tử Long xanh ngát. Ảnh: Thang Nguyen Photography

Đặc sắc kiến trúc đền Cửa Ông

Cuối năm 2017, khu di tích đền Cửa Ông đã được chính phủ xếp hạng là khu di tích quốc gia đặc biệt không chỉ bởi những giá trị lịch sử quý giá mà nó đang lưu giữ mà còn bởi những nét kiến trúc đậm chất Trần Triều vô cùng đặc sắc.

Đền được xây dựng bởi các loại vật liệu như đá đúc, bát tràng, vữa hồ pha mật, gạch lát nền bằng đất sét nung, ngói mũi đất nung. Các công trình kiến trúc bên ngoài đền được trang trí theo các điển tích Long, Ly, Quy, Phụng. Các phần bên trong đền được được xây dựng bởi các loại gỗ quý như đinh, lim, trắc gụ với hoa văn độc đáo hơi hướng truyền thống, cổ xưa sơn son thếp vàng lộng lẫy.

Kiến trúc đậm chất Trần triều. Ảnh: Thang Nguyen Photography

Về cấu trúc, đền Cửa Ông được xây theo cấu trúc đền Hạ, Trung, Thượng với thứ tự cao dần, nối với nhau bởi những bậc thang dài nằm hai bên đền.

Đền hạ là nơi thờ Mẫu. Đền Thượng gồm đền chính thờ Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng, lăng Trần Quốc Tảng cùng đền quan Châu và đền Quan Chánh. Đây cũng là nơi duy nhất đang thờ tự 34 pho tượng với đường nét chạm trổ tinh xảo, sống động khắc họa lại các danh, các tướng dưới thời Hưng Đạo Đại Vương.

Đền được xây dựng theo cấu trúc Hạ, Trung, Thượng. Ảnh: Thang Nguyen Photography

Lễ hội đền Cửa Ông Cẩm Phả Quảng Ninh

Lễ hội đền Cửa Ông là lễ hội nổi tiếng tại thành phố Cẩm Phả Quảng Ninh được tổ chức mỗi năm vào mùng 2 tháng 3 âm lịch nhằm ghi nhớ công ơn của Đệ Tam Đức Thánh Ông Cửa Suốt Cửa Đông.

Toàn cảnh đền Cửa Ông. Ảnh: Thang Nguyen Photography

Lễ hội được tổ chức linh đình với phần tế lễ và rước kiệu tái hiện lại cuộc tuần du của Đức Thánh Tam. Theo đó, người dân sẽ rước kiệu cùng bài vị của Đức Thánh Tan từ đền Cửa Ông ra miếu tại Vườn Nhãn (theo truyền thuyết, người ta cho rằng đây chính là nơi Đức Ông sau khi hóa đã biến thành tảng đá trôi vào nơi này). Sau đó lại rước kiệu và bài vị Đức Ông quay về. Lễ rước được tổ chức bài bản, quy củ toát lên không khí trang nghiêm mà linh thiêng, thần bí.

Kinh nghiệm đi lễ Đền Cửa Ông

Những chú ý khi sắm lễ Đền Cửa Ông

Tại đền Cửa Ông uy nghiêm, rộng lớn hàng năm cứ vào dịp đầu xuân năm mới, lại chật ních khách hành hương từ thập phương, đặc biệt là những ngư dân bám biển đổ về đền dâng lễ và thành tâm cúng lạy Đức Thánh Tam, cầu thánh phù hộ cho gia đình năm mới bình an, khỏe mạnh, mưa gió thuận hòa để việc làm ăn được tươi được tốt. Một mâm lễ dâng cúng Đức Thánh Tam bao gồm một đĩa hoa, một đĩa quả, cơi trầu, quả cau, cút rượu, xôi thịt, thẻ hương, giấy tiền và cánh sớ báo danh.

Ngoài những lễ vật này, khi sắm lễ đi đền Cửa Ông, nhiều con hương, đệ tử thành tâm thường muốn dâng tiến một lễ vật đẹp, sang, mang ý nghĩa tốt đẹp để có thể bày trên ban thờ thánh trong thời gian dài. Oản Tài Lộc chính là thức lễ phù hợp nhất. Oản được thiết kế tỉ mỉ đẹp sang, mang ý nghĩa tài lộc tốt lành lại có thể để được tới 6 tháng không bị hỏng mốc, cực thích hợp bày trên ban thờ thánh.

Tham khảo: Những chú ý khi sắm Oản Tài Lộc dâng lễ Tứ Phủ – Phật – Gia Tiên – Thần Tài cực kì quan trọng.

Oản dâng lên Đức Thánh Tam nơi đền Cửa Ông là oản màu trắng vì khi về đồng trang phục thánh mặc là màu trắng. Với kiểu oản đặc biệt như vậy, bạn khó có thể tìm kiếm được ở những đơn vị bán oản thông thường mà phải tim đến Oản Cô Tâm. Những mẫu oản Tứ Phủ tại đây đều được tạo hình chi tiết, bắt mắt và mang trọn vẹn ý nghĩa tâm linh sâu sắc đối với mỗi vị thánh thần, như mẫu Oản thích hợp để dâng lễ Đức Thánh Tam sau:

Mẫu Oản Mã dâng Đức Thánh Tam:

Đây là dòng sản phẩm đặc biệt được Oản Cô Tâm đầu tư chăm chút đến từng chi tiết nhỏ dưới sự nghiên cứu kỹ lưỡng về hệ thống tâm linh Tam Tứ Phủ. Với oản mã dâng Đức Thánh Tam, tạo hình mũ quan kết hợp kiếm cùng y phục bằng vải lụa mô phỏng như mẫu oản dưới đây chắc chắn sẽ giúp con hương đẹp bóng sang đồng khi về cửa ngài. Phẩm lễ oản mã là lựa chọn của nhiều con hương đệ tử khi dâng tiến, bày tỏ tấm lòng thành kính chiêm bái về cửa đền.

Oản mã dâng Đức Thánh Tam nên có màu trắng

Giỏ Oản dâng Đức Thánh Tam

Mẫu giỏ oản là sự kết hợp của Oản Tài Lộc truyền thống với hoa lụa cao cấp và các loại bánh kẹo hảo hạng. Với mẫu Oản này, con hương đệ tử sẽ có phẩm lễ thành tâm dâng nhà Ngài mà không mất quá nhiều thời gian lựa chọn đồ lễ khác. Ngoài ra, nếu khách hàng có nhu cầu khác về các loại bánh kẹo, hoa quả cùng phụ kiện trang trí, vui lòng liên hệ Oản Cô Tâm để nhận tư vấn hỗ trợ chi tiết.

Oản Tài Lộc màu trắng lễ Đức Thánh Tam tại đền Cửa Ông

Mẫu Oản Lụa dâng Đức Thánh Tam:

Dòng Oản Lụa là mẫu sản phẩm cơ bản tại Oản cô Tâm. Oản Lụa bao gồm 3 size Tiểu, Trung, Đại đáp ứng đa dạng nhu cầu của con hương khi chọn đồ dâng lễ phù hợp. Với thiết kế độc đáo, đa dạng, nhiều mẫu mã, những mẫu Oản Lụa đi lễ đền Cửa Ông tại Oản Cô Tâm chắc chắn sẽ làm quý khách hài lòng.

Oản lễ màu trắng thích hợp nhất dâng lễ Đức Thánh Tam
Oản dâng lễ Đức Thánh Tam – Đền Cửa Ông

Xem thêm: Kinh nghiệm sắm lễ dâng Cô Bé Cửa Suốt đền Cửa Ông

Oản Cô Tâm là đơn vị chuyên làm oản nghệ thuật với nhiều màu sắc và họa tiết trang trí mang ý nghĩa tâm linh phục vụ cho nhu cầu cúng bái, lễ lạy của khách hành hương. Với quanh oản trắng lễ đền Cửa Ông, khách hàng hoàn toàn an tâm khi mua hàng tại Oản Cô Tâm bởi quanh oản trắng được chúng tôi trang trí cách điệu với hoa lụa trang nhã cùng cành vàng lá ngọc, tạo nên quanh oản vừa đẹp, vừa kiêu sa lại hoàn toàn phù hợp với văn hóa tín ngưỡng tâm linh thờ cúng của người Việt, cực kỳ thích hợp để dâng lên cửa đền cầu tốt lành đầu năm cho gia đình.

Đền Cửa Ông cầu gì?

Đức Thánh Tam là vị thánh linh thiêng và được nhân dân vô cùng tôn kính. Đến đền Cửa Ông để cúng lễ trước tiên bạn phải thành tâm. Có lòng thành tâm thì Đức Thánh mới chứng cho, xin mọi việc đều dễ. Trước cửa Đức Thánh Tam, bạn nên cầu tài, cầu lộc, cầu sức khỏe, cầu bình an, cầu may mắn. Còn đối với những việc như cầu duyên, giải hạn, lễ căn, lễ quả là hoàn toàn không được.

Cầu tài, cầu lộc tại đền. Ảnh: Thang Nguyen Photography

Văn khấn đền Cửa Ông

Con nam mô A di đà phật (3 lần)

Hương tử chúng con kính lạy đức Trần triều Hiển Thánh Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương, Đại nguyên soái, Tổng quốc chính, Thái sư Thượng phu Thượng quốc công, Tiết chế Lịch triều, Tấn tặng, Khai quốc Anh chinh, Hồng đồ Tá trị. Hiệu linh trác vĩ, minh đức trí nhân, phong huân hiền liệt, chí trung đại nghĩa, dực bảo trung hưng, thượng đẳng Tôn Thần, Ngọc Bệ hạ.

Con lạy

Nguyên từ quốc mẫu, Thiên thành Thái trưởng công,

Tú vị Thánh tử Đại Vương

Con xin cung thỉnh Đức Thánh Tam, nhị vị Vương Cô Hoàng Thánh

Đức ông Phạm điện sũy tôn thần, cậu bé cửa đông tả quan Nam Tào, hữu quan Bắc Đẩu, lục bộ thượng từ, chư vị bách quan.

Chắp tay lễ bái phù hộ độ trì cho:

Hương tử con là:….

Ngụ tại:….

Cùng toàn thể gia quyến luôn được khỏe mạnh, đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối, được tại qua nạn khỏi, điều lành mang đến điều dữ mang đi, cầu tài được tài, cầu lộc được lộc, cầu bình an được bình an.

Con nam mô A di đà phật (3 lần)

Chú ý, đây là bài khấn nôm cho những con hương đi lễ nhà thánh, nhà ngài còn những thầy đồng chuyên lễ lạy thì sẽ sử dụng bài khấn khác đầy đủ và chi tiết hơn rất nhiều.

Lộ trình di chuyển đến đền Cửa Ông

Đền Cửa Ông ở địa phận khu 9a, phường Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Nếu đi hành hương, bạn có thể di chuyển đến đền bằng xe khách hoặc phương tiện di chuyển cá nhân.

Nếu đi bằng xe khách, hàng ngày có rất nhiều chuyến xe khách địa phương đi tới Vân Đồn. Tại Hà Nội, bạn có thể đến các bến xe nội thành như Mỹ Đình, Gia Lâm hay Giáp Bát để bắt xe tới Bến xe Bãi Cháy. Sau đó, bạn bắt tiếp xe đi Liên Vị Cái Rồng. Hoặc từ Hà Nội bạn cũng có thể bắt các chuyến xe đi thẳng Móng Cái đến Vân Đồn thì xuống xe di chuyển vào đền. Giá vé dao động 100,000đ.

Nếu đi bằng ô tô, tuyến đường nhanh nhất là đi qua cao tốc Hà Nội – Hải Phòng – mất 2h52p – 209km – có trạm thu phí: theo đó tại Hà Nội bạn đi về phía QL1A – đi vào ĐCT Hà Nội Hải Phòng (trạm thu phí) – đi theo lối ra về hướng Cầu Bạch Đằng – vào cao tốc Hạ Long Hải Phòng – đi thẳng qua nút giao Cẩm Phả – QL18 – rẽ phải tại shop mẹ và bé Hương Chép vào Lý Thường Kiệt – rẽ trái tại trạm cân tàu hỏa động vào tài xá – Đền Cửa Ông.

Lộ trình di chuyển bằng ô tô

Nếu đi bằng xe máy hoặc muốn tránh trạm thu phí bạn có thể chọn tuyến đường nhanh nhất đi qua ĐCT Hà Nội Bắc Giang – mất 4h33p – 201km: từ Hà Nội, đi về hướng Cầu Chương Dương – Nguyễn Văn Cừ – vòng xuyến lối ra thứ 2 vào Ngô Gia Tự đi thẳng – rẽ phải vào Lý Thái Tổ tại vòng xuyến tiếp tục đi thẳng – tới cầu vượt Phù Chấn rẽ phải vào đoạn đường nối Bắc Giang nhập vào ĐCT Hà Nội – Bắc Giang – gần Cầu Đại Phúc rẽ phải tới Quảng Ninh Phả Lại – tại ngã 3 đi theo biển báo cho Bắc Ninh – rẽ trái tại điểm bus châu cầu đi tới đê nối vào đường cao tốc Nội Bài Hà Long về hướng tay trái – rẽ trái tại Đại Lý Giống Cây Trồng Tân Nông – rẽ trái vào Cầu lán Tháp – sang cầu đi đường đê bên kia sông – Đường 326 – ngã 3 rẽ phải – rẽ trái tại VDMT – qua nút giao Cẩm Phả – QL18 -rẽ phải tại shop mẹ và bé Hương Chép vào Lý Thường Kiệt – rẽ trái tại trạm cân tàu hỏa động vào tài xá – Đền Cửa Ông.

Chủ đề