BÀI tuyên truyền phòng chống sốt xuất huyết trong trường học

BÀI  TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT

   Kính thưa quý vị phụ huynh cùng toàn thể giáo viên và học sinh thân mến!

       Hiện nay trên địa bàn huyện xuất hiện một số trường hợp trường hợp bị  sốt xuất huyết. Nên hôm nay nhà trường tổ chức tuyên truyền phòng chống sốt xuất huyết nhằm giúp quý vị phụ huynh và toàn thể giáo viên và học sinh hiểu được những vấn đề sau:

       – Nắm rõ, hiểu về bệnh Sốt xuất huyết

       – Biết cách chăm sóc cho bản thân và gia đình

       – Tránh được những biến chứng để lại

1. Bệnh sốt xuất huyết là gì ?

       - Bệnh sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, do vi rút dengue gây ra. Bệnh lây từ người bệnh sang người lành do muỗi vằn đốt.

- Bệnh xảy ra quanh năm, ở hầu hết các tỉnh,  thành phố và phát triển nhiều nhất vào mùa mưa. Bệnh thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa, nhất là vào các tháng 7, 8, 9, 10.

2. Đặc điểm của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết:

- Muỗi có màu đen, thân và chân có những đốm trắng thường được gọi là muỗi vằn.

- Muỗi vằn cái đốt người vào ban ngày, đốt mạnh nhất là vào sáng sớm và chiều tối.

- Muỗi vằn thường trú đậu ở các góc/xó tối trong nhà, trên quần áo, chăn màn, dây phơi và các đồ dùng trong nhà.

- Muỗi vằn đẻ trứng, sinh sản ở các ao, vũng nước hoặc các dụng cụ chứa nước sạch ở trong và xung quanh nhà như bể nước, chum, vại, lu, khạp, giếng nước, hốc cây… các đồ vật hoặc đồ phế thải có chứa nước như lọ hoa, bát nước kê chạn, lốp xe, vỏ dừa… Muỗi vằn phát triển mạnh vào mùa mưa, khi nhiệt độ trung bình hàng tháng vượt trên 20ºC.

3. Tại sao sốt xuất huyết lại nguy hiểm

- Hiện nay chưa có vắcxin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu.

- Bệnh thường gây ra dịch lớn, gây khó khăn cho việc chăm sóc và điều trị có thể dẫn tới tử vong.

- Ai cũng có thể mắc, trẻ dưới 15 tuổi nếu mắc bệnh sẽ nặng hơn

  1. Bệnh sốt xuất huyết có biểu hiện như thế nào?

* Khi thấy những dấu hiệu sau:

- Sốt (nóng) cao 39o – 40oC, sốt cao đột ngột, liên tục trong 3-4 ngày liền.

- Xuất huyết (chảy máu) thường ở nhiều dạng:

- Xuất huyết dưới da: Làm lộ trên mặt da những chấm nhỏ màu đỏ, đốm đỏ hay vết bầm.

- Chảy máu cam, chảy máu chân răng, nướu răng.

- Ói hoặc đi cầu ra máu (nước ói màu nâu, phân lợn cợn như bã cà phê hoặc đỏ tươi).

- Đau bụng (do rối loạn đường tiêu hóa).

Thực tế điều trị bệnh cho thấy, nguyên nhân gây tử vong cao nhất ở bệnh sốt xuất huyết người lớn là tràn dịch màng phổi nguyên nhân là sự thiếu hiểu biết về nguyên tắc trị bệnh; khi mới sốt, những bệnh nhân này đã yêu cầu cơ sở y tế tuyến dưới hoặc bác sĩ tư nhân truyền dịch, gây ứ nước trong cơ thể và dẫn đến tràn dịch màng phổi.
Sốc (mệt, li bì hoặc vật vã; Chân tay lạnh; Tiểu ít; Có thể kèm theo ói hoặc đi cầu ra máu) là dấu hiệu nặng, thường xuất hiện từ ngày thứ 3-6 của bệnh, đặc biệt lúc trẻ đang sốt cao chuyển sang hết sốt và có thể xảy ra kể cả khi không thấy rõ dấu hiệu xuất huyết.

Đối với sốt xuất huyết biểu hiện ra bên ngoài thì việc điều trị phải được thực hiện theo đúng phác đồ. Hiện nay đã có phác đồ điều trị sốt xuất huyết. Theo đó, nếu mới có dấu hiệu sốt xuất huyết, người bệnh chỉ cần đến các cơ sở tuyến đầu để được hướng dẫn cách điều trị tại nhà mà chưa cần đến bệnh viện. Tất cả các cơ sở tuyến đầu đều đã được tập huấn đủ khả năng để xử lý những trường hợp ở cấp độ nhẹ.

Trường hợp khi điều trị tại nhà (sốt xuất huyết cấp độ 1 và 2), người bệnh chỉ uống Paracetamol(10mg/kg, 6 giờ/lần) để hạ sốt, có kèm theo Orezol, ngoài ra không được dùng bất kỳ loại thuốc nào khác . Nên nghỉ ngơi, uống nhiều nước mát hoặc nước trái cây để giải nhiệt, tránh ăn những thức ăn khó tiêu. Sau 11 hoặc 12 ngày, nếu không có dấu hiệu biến chứng là bệnh đã khỏi. Để đề phòng xuất huyết não và xuất huyết tiêu hóa, khi có dấu hiệu nghi ngờ, nên đến cơ sở y tế ngay.

5. Phòng bệnh sốt xuất huyết

5.1 Giữ gìn vệ sinh nơi ở

- Dọn môi trường xung quanh nhà sạch sẽ. Nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp

- Khơi thông cống rãnh phát quang bụi rậm quanh nhà

5.2 Diệt bọ gậy, loại bỏ nơi sinh sản của muỗi

- Thả cá  vào các vật dụng chứa nước trong nhà như bể, chum, vại.

- Đậy kín các vật dụng chứa nước bằng lắp đậy, hoặc bằng vải màn, lật úp khi không dùng đến

- Cọ rửa các vật dụng chứa nước, thay nước bình hoa hàng tuần

- Loại bỏ các vật dụng chứa nước đọng trong nhà và ngoài vườn.

5.3 Phòng chống muỗi đốt

- Thường xuyên nằm màn cả ban ngày và ban đêm

- Mặc quần áo dài tay, hoặc bôi thuốc chống muỗi đốt khi làm việc ngoài trời

- Đốt hương muỗi, bình xịt muỗi, máy/vợt diệt muỗi

- Phun thuốc diệt muỗi

- Dọn dẹp nhà cửa, lớp học sạch sẽ, gọn gàng, thông thoáng để hạn chế muỗi

- Khi có dấu hiệu sốt cao đột ngột cần đến ngay đến cơ sở y tế để được chẩn đoán, tư vấn, theo dõi.

Chủ đề