Bài thực hành số 1 hóa lớp 10

Nhằm áp dụng kiến thực lí thuyết vào thực tiễn. Tech12h chia sẻ tới các bạn bài 20: Bài thực hành số 1 - Phản ứng oxi hóa khử. Hi vọng rằng, đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tập tốt hơn

Nội dung bài học gồm hai phần

  • Lý thuyết về phản ứng oxi hóa khử
  • Giải các thí nghiệm SGK

A. Lý thuyết

1. Khái niệm

  • Phản ứng oxi hóa - khử là phản ứng hóa học trong đó có sự chuyển electron giữa các chất phản ứng hay phản ứng oxi hóa - khử là phản ứng hóa học trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố.
  • Chất khử là chất nhường electron, là chất chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng.

Chất oxi hóa là chất thu electron, là chất chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng.

  • Quá trình oxi hóa (sự oxi hóa) là quá trình nhường electron. Quá trình khử (sự khử) là quá trình thu electron.

2. Lập phương trình phản ứng oxi hóa - khử

  • Bước 1: Xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong phản ứng để tìm chất oxi hóa khử
  • Bước 2: Viết quá trình khử và quá trình oxi hóa, cân bằng mỗi quá trình.
  • Bước 3: Tìm hệ số thích hợp cho chất oxi hóa và chất khử sao cho tổng số electron do chất khử nhường bằng tổng số electron mà chất oxi hóa nhận.
  • Bước 4: Đặt các hệ số của chất oxi hóa và chất khử vào sơ đồ phản ứng, từ đó tính ra hệ số của các chất khác có mặt trong phương trình hóa học. Kiểm tra sự cân bằng số nguyên tử của các nguyên tố ở hai vế.

B. Giải các thí nghiệm SGK

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Thí nghiệm 1: Phản ứng giữa kim loại và dung dịch axit

Rót vào ống nghiệm khoảng 2ml dung dịch axit sunfuric loãng, rồi cho tiếp vào ống nghiệm một viên kẽm nhỏ.

  • Quan sát hiện tượng xảy ra.
  • Giải thích hiện tượng. Viết phương trình hóa học của phản ứng và cho biết vai trò của từng chất trong phản ứng.

Thí nghiệm 2: Phản ứng giữa kim loại và dung dịch muối

Rót vào ống nghiệm khoảng 2ml dung dịch CuSO4 loãng. Cho vào ống nghiệm một đinh sắt đã được làm sạch bề mặt. Để yên ống nghiệm khoảng 10 phút.

  • Quan sát hiện tưởng xảy ra.
  • Giải thích hiện tượng. Viết phương trình hóa học của phản ứng và cho biết vai trò của từng chất trong phản ứng.

Thí nghiệm 3: Phản ứng oxi hóa - khử trong môi trường axit

Rót vào ống nghiệm khoảng 2ml dung dịch FeSO4, thêm vào đó 1ml dung dịch H2SO4 loãng. Nhỏ vào ống nghiệm từng giọt dung dịch KMnO4, lắc nhẹ ống nghiệm sau mỗi lần thêm một giọt dung dịch.

  • Quan sát hiện tưởng xảy ra.
  • Giải thích hiện tượng. Viết phương trình hóa học của phản ứng và cho biết vai trò của từng chất trong phản ứng.

Từ khóa tìm kiếm: Giải sách giáo khoa hóa 10, bài thực hành số 1 hóa 10, Giải bài thực hành số 1 Phản ứng oxi hóa khử

Hướng dẫn giải Bài 20. Bài thực hành số 1. Phản ứng oxi hoá – khử Hóa Học 10 để giúp các em học sinh học tốt môn hóa học 10, ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia.

I – NỘI DUNG THÍ NGHIỆM VÀ CÁCH TIẾN HÀNH

II – VIẾT TƯỜNG TRÌNH

1. Phản ứng giữa kim loại và dung dịch axit

Tiến hành thí nghiệm: Rót vào ống nghiệm khoảng 2 ml dung dịch \(H_2SO_4\) loãng.

Cho tiếp 1 viên kẽm nhỏ vào ống nghiệm. Quan sát hiện tượng

Hiện tượng: Có bọt khí nổi lên

Giải thích: Vì Zn đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học nên có thể đẩy được H ra khỏi dung dịch axit của nó → có khí \(H_2\) thoát ra.

Phương trình phản ứng:

\(Zn + H_2SO_4 → ZnSO_4 + H_2\)

Vai trò: Trong phản ứng trên Zn là chất khử, H là chất oxi hóa.

2. Phản ứng giữa kim loại và dung dịch muối

Tiến hành thí nghiệm: Rót vào ống nghiệm khoảng 2 ml dung dịch \(CuSO_4\) loãng.

Cho vào ống nghiệm 1 đinh sắt đã làm sạch bề mặt.

Để yên 10 phút, quan sát hiện tượng.

Hiện tượng: Đinh sắt có 1 lớp màu đỏ bám vào, màu xanh của \(CuSO_4\) bị mất đi

Giải thích: Vì Fe đứng trước Cu trong dãy hoạt động hoá học nên có thể đẩy Cu ra khỏi dung dịch muối → lớp Cu màu đỏ bám vào đinh sắt.

Phương trình phản ứng:

\(Fe + CuSO_4 → FeSO_4 + Cu\)

Vai trò: Fe là chất khử, Cu là chất oxi hóa

3. Phản ứng oxi hóa – khử trong môi trường axit

Tiến hành thí nghiệm: Rót vào ống nghiệm khoảng 2 ml dung dịch \(FeSO_4\), thêm vào ống 1 ml dung dịch \(H_2SO_4\) loãng.

Nhỏ từng giọt \(KMnO_4\) vào ống nghiệm, lắc nhẹ mỗi lần nhỏ \(KMnO_4\)

Hiện tượng: Màu thuốc tím nhạt dần → hết màu.

Giải thích: Vì trong môi trường axit \(FeSO_4\) là chất khử đã oxi hoá Mn từ \(Mn^{7+}\) xuống \(Mn^{2+}\)

Phương trình phản ứng:

\(10FeSO_4 + 2KMnO_4 + 8H_2SO_4 → 5Fe_2(SO_4)_3 \)\(+ 2MnSO_4 + K_2SO_4 + 8H_2O\)

Vai trò: Fe là chất khử, Mn là chất oxi hóa.

Bài trước:

  • Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 trang 88 89 90 sgk Hóa Học 10

Bài tiếp theo:

  • Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 8 trang 96 sgk Hóa Học 10

Xem thêm:

  • Để học tốt môn Toán 10
  • Để học tốt môn Vật Lí 10
  • Để học tốt môn Hóa Học 10
  • Để học tốt môn Sinh Học 10
  • Để học tốt môn Ngữ Văn 10
  • Để học tốt môn Lịch Sử 10
  • Để học tốt môn Địa Lí 10
  • Để học tốt môn Tiếng Anh 10
  • Để học tốt môn Tiếng Anh 10 (Sách Học Sinh)
  • Để học tốt môn Tin Học 10
  • Để học tốt môn GDCD 10

Trên đây là phần Hướng dẫn Bài 20. Bài thực hành số 1. Phản ứng oxi hoá – khử Hóa Học 10 đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn hóa học 10 tốt nhất!

Chủ đề