Bài tập tính lãi suất vay ngân hàng mới nhất năm 2022

Vay vốn là nhu cầu cần thiết của rất nhiều cá nhân và tổ chức để đáp ứng tiêu dùng cá nhân, chi đầu tư,…Trong đó, tùy vào lượng tiền muốn vay, thời hạn vay, độ rủi ro,…mà người đi vay có thể chọn những sản phẩm cho vay khác nhau từ ngân hàng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn thắc mắc đối với cách tính lãi suất ngân hàng. Vậy lãi suất ngân hàng cơ bản được tính toán như thế nào, hãy cùng GIATHUECANHO làm rõ vấn đề trên.

Lãi suất vay thay đổi theo mức độ rủi ro của khoản vay

Khi được ngân hàng giải ngân một khoản tiền, người đi vay phải trả một khoản tiền đều đặn theo thỏa thuận từ trước gọi là lãi suất. Có thể nói, lãi suất là cái giá mà bạn phải trả cho việc sử dụng nguồn vốn của ngân hàng. Hay nói cách khác, khi bạn mượn ngân hàng X đồng thì khoản tiền trả lại cho ngân hàng sẽ là X đồng + y đồng. Trong đó, y là số tiền chi trả cho việc đã mượn X trước đó. Y có thể trả trước, trả sau hoặc trả định kỳ hàng tháng và được tính theo phương pháp khác nhau.

Có thể nói, lãi suất cho vay thường liên quan chặt chẽ đến mức độ rủi ro của các khoản vay. Những khoản vay có độ rủi ro cao lãi suất đồng thời cũng bị tăng lên để bù đắp khả năng bị mất vốn. Những khoản vay được ngân hàng thắt chặt điều kiện cho vay đồng thời sẽ đáp ứng cho người vay lãi suất thấp. Nhưng nhìn chung, hiện nay có ba cách tính lãi suất hay được sử dụng nhất tại hầu hết ngân hàng:

Lãi suất cố định được tính theo dư nợ gốc là cách tính lãi suất đơn giản nhất bởi dễ tính toán cố định trong suốt thời gian vay vốn. Cụ thể, lãi suất cố định được tính toán theo công thức sau:

Công thức:

Lãi suất cố định hàng tháng = Số tiền đã vay * lãi suất năm / 12 (tháng)

Theo cách tính lãi dựa trên dư nợ giảm dần, người đi vay sẽ dần giảm được áp lực nợ khi tiền lãi ngày một giảm khi chi trả bớt một phần nợ gốc. Cụ thể:

Công thức:

Gọi:

  • Số tiền người vay phải trả là X
  • Số tiền đã vay là A
  • Thời gian vay tiền là T
  • Lãi suất cố định hàng tháng là r

Ta có:

  • T1 = A/T + A*r
  • T2 = A/T + (A – T1)*r
  • T3 = A/T + (A – T1 – T2)*r

Có nhiều cách tính lãi suất ngân hàng khác nhau

Lãi suất được tính theo dư nợ thả nổi có sự thay đổi của lãi suất phụ thuộc theo thời gian và tùy vào mỗi thời điểm khác nhau. Mà tất cả những sự thay đổi trong cách tính lãi suất ngân hàng đều dựa vào thị trường để xác định. Theo đó, trong một khoảng thời gian đầu, chẳng hạn như năm đầu tiên, khách hàng đi vay sẽ được tính lãi cố định. Sau thời gian trên, lãi suất sẽ dựa theo biến động của thị trường mà thay đổi.

Công thức tính lãi suất cố định:

Lãi suất hàng tháng = Số tiền đã vay * lãi suất cố định / 12

Công thức tính lãi suất thả nổi:

Lãi suất hàng tháng = Số tiền đã vay * lãi suất thả nổi / 12

Ví dụ: Vay ngân hàng 100 triệu với lãi suất hàng tháng 12%/năm trong 5 năm.

Lãi suất cố định hàng tháng = Số tiền đã vay * lãi suất năm / 12 (tháng) = 100 triệu * 12% / 12 = 1 triệu

Mức lãi suất cố định giúp người đi vay kiểm soát được chi phí vay tốt dù lãi suất thị trường sau đó có tăng cũng không ảnh hưởng.

  • T1 = A/T + A*r = 100/(12*5) + 100*12%/12 = 2.67 triệu
  • T2 = A/T + (A – T1)*r = 100/(12*5) + (100 – 2.67) *12%/12 = 2.64 triệu
  • T3 = A/T + (A – T1 – T2)*r = 100/(12*5) + (100 – 2.67 – 2.64 ) *12%/12 = 2.62 triệu

Như vậy, so với cách tính lãi suất vay ngân hàng khác, phương pháp tính lãi suất theo dư nợ giảm dần sẽ khiến người vay trả chi nhiều hơn mỗi tháng nhưng nó đồng thời sẽ giảm được gánh nặng thanh toán khi hết thời hạn cho vay.

XEM THÊM

Lãi suất thả nổi có thể khiến người vay mất nhiều hơn được

Ví dụ lãi suất cố định trong 12 tháng đầu sau khi vay

  • Lãi suất hàng tháng = Số tiền đã vay * lãi suất cố định / 12 = 100 * 12%/12 = 1 triệu
  • Lãi suất hàng tháng = Số tiền đã vay * lãi suất thả nổi / 12 = 100 * x%/12 = y

Theo đó, nếu x% lớn hơn 12% thì người đi vay cần trả lớn hơn 1 triệu trong thời gian kế tiếp. Nhưng lãi suất này đồng thời cũng có thể giảm vào những tháng sau, khi x% nhỏ hơn 12%, người vay có lợi hơn khi vay với lãi suất cố định hàng tháng. Tuy nhiên, đây là điều không chắc chắn và khó có thể dự đoán được chính xác.

Nói chung, các cách tính lãi suất vay ngân hàng đều có ưu điểm và nhược điểm khác nhau, người đi vay có thể chọn những phương pháp tính lãi phù hợp nhất để đáp ứng với khả năng thanh toán của bản thân. Hy vọng những chia sẻ từ Trang thông tin Giathuecanho giúp bạn mau chóng giải đáp được những thắc mắc về cách tính lãi suất.

Thông tin liên hệ GIATHUECANHO

  • Địa chỉ: Số 1 Ung Văn Khiêm, Phường 25, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
  • Số điện thoại: 0981 041 694
  • Email:
  • Website: //giathuecanho.com/

Lãi cho vay mua nhà “chạy theo” lãi huy động

Những ngày qua, nhiều ngân hàng tiếp tục có động thái tăng lãi suất huy động tiền gửi. Theo đó, mặt bằng lãi suất huy động tiền gửi đã tăng thêm khoảng 0,5 đến 0,6 điểm phần trăm.

Theo đó, biểu lãi suất mới của ACB cho thấy lãi suất tiền gửi 6 tháng online đối với giá trị dưới 100 triệu đồng là 6%/năm. Không chỉ ACB, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) cũng đã công bố biểu lãi suất mới ghi nhận mức lãi suất 5.3%/năm cho hình thức gửi tiền online dưới 5 tỷ đồng.

Tại Ngân hàng Xây dựng (CBBank) mức lãi suất huy động tiền gửi online kỳ hạn 12 tháng với 7,5%/năm. Ngoài ra, một số ngân hàng khác cũng có mức lãi suất khá cao đối với kỳ hạn 12 tháng là Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) với 7,2%/năm, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) với 7,3%/năm…

Với những động thái tăng lãi suất huy động tiền gửi của các ngân hàng, lãi suất cho vay mua nhà cũng rục rịch tăng theo trong tháng 8/2022.

Theo đó, thống kê mới đây của BankExpress cho thấy trong số các ngân hàng được khảo sát, có 3 ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất vay mua nhà trong tháng 8 này gồm có: Woori Bank, Hong Leong Bank và VIB.

Cụ thể Woori Bank điều chỉnh tăng thêm 0,2 điểm % lãi suất từ 6,1%/năm lên mức 6,2%/năm trong tháng này. Mức lãi suất 6,3%/năm được cố định trong thời gian 1 năm đầu. Bên cạnh đó khách hàng cũng có thể lựa chọn các gói lãi suất ưu đãi khác như: 7,3%/năm trong 2 năm đầu hoặc lãi suất cố định 7,6%/năm trong 3 năm đầu. Lãi suất thả nổi tại Woori Bank bằng lãi suất bình quân lãi suất kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng quốc doanh cộng thêm 2,3%.

Ngân hàng Hong Leong Bank điều chỉnh tăng mạnh lãi suất thêm 1,73% điểm % lên mức 7,92%/năm, mức lãi suất này được cố định trong 1 năm đầu.

Cuối cùng là ngân hàng VIB với lãi suất tăng từ 8,7%/năm lên tới 9%/năm. Có thể thấy đây đang là mức lãi suất vay mua nhà cao nhất trong số các ngân hàng được khảo sát. Mặc dù có lãi suất cao như vậy nhưng VIB cũng hỗ trợ khách hàng vay tối đa lên tới 90% nhu cầu vốn bên cạnh đó thời gian cho vay tại đây cũng kéo dài tới 30 năm.

Nguồn: BankExpress

Bên cạnh đó, thống kê của BankExpress cũng thể hiện nhóm ngân hàng hiện có lãi suất cho vay với mục đích mua nhà thấp nhất trong tháng 8/2022 có thể kể tới các ngân hàng như: MSB, PVcomBank, VPBank, TPBank…

Trong đó ngân hàng MSB có lãi suất vay mua nhà thấp nhất là 4,99%/năm, đây được xem là một mức lãi suất rất cạnh tranh ở trên thị trường ngân hàng hiện nay. Mức lãi suất này được cố định trong thời gian 3 tháng đầu với điều kiện khoản vay có thời hạn từ 24 tháng trở lên.

Bên cạnh đó, ngân hàng PVcomBank có lãi suất cho vay ưu đãi cố định trong 6 tháng đầu là 5%/năm. Từ tháng thứ 7 trở đi mức lãi suất mà khách hàng phải trả sẽ là 12%/năm. Còn với ngân hàng TPBank, lãi suất vay mua nhà, sửa chữa nhà cửa ở mức chỉ từ 5,9%/năm, ngân hàng cho vay tối đa lên tới 90% phương án vay vốn.

Người vay cần lưu ý hiệu ứng “chiếc bánh phủ kem”

Đối với việc vay ngân hàng để mua nhà, theo các chuyên gia, người dân cần hết sức cân nhắc khi lựa chọn hình thức vay cũng như tính toán phương án trả nợ đảm bảo đủ các khoản dự phòng rủi ro phát sinh.

Bên cạnh đó, một điểm lưu ý quan trọng là cần cần chú ý các điều kiện đi kèm với lãi suất cho vay mua nhà thấp để tránh tình trạng chỉ thấy được lớp “kem mỏng bao quanh” mà quên mất việc “chiếc bánh lãi suất” vẫn không có gì thay đổi, thậm chí còn “tệ” hơn.

Đối với các gói cho vay mua nhà của các ngân hàng trong tháng 8/2022, theo thống kê của BankExpress mức lãi suất vay mua nhà của một số ngân hàng rất hấp dẫn, đơn cử MSB đưa ra mức thấp nhất là 4,99%/năm. Tuy nhiên, khách hàng cần chú ý, mức lãi suất thấp này chỉ cố định trong 3 tháng đầu, áp dụng với các khoản vay có thời hạn hơn 24 tháng. Theo đó, từ tháng thứ 4 về sau, lãi suất cho vay mua nhà sẽ tính theo lãi suất thị trường.

Tương tự, trường hợp ngân hàng PVcomBank đưa ra mức lãi suất cho vay mua nhà 5%/năm chỉ áp dụng cho 6 tháng vay đầu tiên, sau khi hết thời hạn ưu đãi, lãi suất vay mua nhà sẽ cố định là 12%/năm.

Theo TS. Trịnh Thị Phan Lan - Giảng viên khoa Tài chính ngân hàng trường ĐH Kinh tế, ĐH Quốc gia Hà Nội, thực tế, khi vay mua nhà khách hàng chỉ được hưởng mức lãi suất ưu đãi đó trong một thời hạn nhất định, có thể là 6 tháng, 1 năm hoặc 2 năm. Hết kỳ hạn này, lãi suất sẽ thả nổi, thay đổi tùy theo biên độ và quy định của từng ngân hàng. Lãi suất tăng sẽ gia tăng áp lực trả nợ. Khách hàng có thể rơi vào tình cảnh trở tay không kịp khi lãi suất cho vay đột ngột tăng quá cao.

Do đó, trong bối cảnh, các chuyên gia dự báo từ nay đến cuối năm 2022, các ngân hàng sẽ điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi ngân hàng, kéo theo lãi suất cho vay mua nhà trong nửa cuối năm có thể sẽ tiếp tục tăng. Vì vậy, bên cạnh việc so sánh lãi suất vay mua nhà các ngân hàng để lựa chọn gói vay phù hợp, người mua nhà hãy cân nhắc kỹ về dòng tiền và khả năng trả nợ. Thay vì bị thu hút bởi lãi suất ưu đãi, hãy tính toán dựa trên lãi suất thả nổi theo thị trường.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyên người mua nhà chỉ nên dành tối đa 40% tổng thu nhập hàng tháng cho nhà ở, để có thể đảm bảo các chi phí cho những nhu cầu cơ bản khác. Việc trả lãi gốc hàng tháng nếu không lên kế hoạch kỹ lưỡng và hợp lý có thể tạo ra gánh nặng tài chính và áp lực lớn cho cuộc sống.

“Tốt nhất, khách hàng chỉ nên chọn mua ngôi nhà có mức giá phù hợp, không nên tham vọng mua những căn nhà mà giá cả quá sức với khả năng tài chính hiện tại", TS. Trịnh Thị Phan Lan chia sẻ.

Video liên quan

Chủ đề