Bài tập tình huống môn luật dân sự năm 2024

Anh Nguyễn Văn Thành có nuôi 10 con bò, hằng ngày cho ăn cỏ trên cánh đồng gần nhà. Ngày 07/5/2014, anh Thành kiểm tra và thấy thiếu 02 con (một con cái và một con đực). Ngày 17/5/2014, anh Thành đi tìm bò bị thất lạc tại khu vực trang trại nhà anh Giáp và thấy 02 con bò của mình bị mất đang ăn cỏ trong trang trại anh Giáp. Sau khi trao đổi, anh Giáp trả lại cho anh Thành con bò đực nhưng không đồng ý trả con bò cái với lý do con bò cái này là của anh Giáp. Tòa án đã xác định: Việc 02 con bò của anh Thành ở trong trang trại của anh Giáp là do bò của anh Thành đi lộn đàn vào đàn bò của anh Giáp, cho nên con bò cái cũng là của anh Thành và buộc anh Giáp trả con bò này cho anh Giáp.

Anh (Chị) cho biết:

1. Luật Dân sự điều chỉnh những nhóm quan hệ cơ bản nào? Phân tích và cho ví vụ minh họa để làm rõ 02 nhóm quan hệ này?

2. Quan hệ giữa anh Giáp và anh Thành liên quan đến con bò đực có thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự không?

3. Quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự có những đặc điểm gì? Cho ví dụ?

4. Trình bày những thành phần của một quan hệ pháp luật dân sự. Những thành phần này được thể hiện như thế nào trong quan hệ giữa anh Giáp và anh Thành về con bò cái?

5. Cho biết những căn cứ làm phát sinh quan hệ pháp luật dân sự. Quan hệ giữa anh Giáp và anh Thành về con bò cái được phát sinh trên căn cứ nào?

Bài tập 2:

Bà Én (sinh năm 1923) và ông Cò (chết năm 1957) có ba người con là Rảnh (sinh năm 1954), Rang (sinh năm 1955) và Rồi (sinh năm 1957). Bà Rồi chưa có chồng nhưng có hai con là Thanh (sinh năm 2005) và Thi (sinh đầu năm 1993 và bị câm điếc). Năm 2009, bà Rồi chết trong một tai nạn giao thông và để lại một số tài sản trong đó có căn nhà tại số 1QL91. Năm 2010, Tòa án xác định bà Én mất năng lực hành vi dân sự do cao tuổi và UBND Phường đã công nhận bà Rảnh là giám hộ cho bà Én, chị Thi và cháu Thanh. Năm 2011, ông Rang yêu cầu thay đổi người giám hộ (ông giám hộ thay cho bà Rảnh) để được quản lý căn nhà trên và tranh chấp phát sinh.

Anh (Chị) cho biết:

1. Trong trường hợp nào cá nhân được xác định là mất năng lực hành vi dân sự? Việc Tòa án xác định bà Én mất năng lực hành vi dân sự do cao tuổi có thuyết phục không? Tại sao?

2. Ngay sau khi bà Rồi chết, cháu Thanh có là người được giám hộ không và có thuộc trường hợp phải có người giám hộ không?

3. Việc UBND công nhận bà Rảnh làm giám hộ cho cháu Thanh có phù hợp với Bộ luật dân sự không?

4. Bà Én có thuộc trường hợp phải có người giám hộ không? Việc UBND công nhận bà Rảnh làm giám hộ cho bà Én có phù hợp với Bộ luật Dân sự không?

5. Việc bà Rảnh giám hộ cùng một lúc cho nhiều người có phù hợp với BLDS không?

6. Trong trường hợp nào được thay đổi giám hộ? Yêu cầu thay đổi giám hộ của ông Rang có được chấp nhận không?

7. Ông Rang và bà Rảnh có thể cùng là người giám hộ cho cháu Thanh không? Vì sao?

8. rong trường hợp nào cá nhân bị coi là hạn chế năng lực hành vi dân sự? Những điểm giống và khác nhau giữa hạn chế năng lực hành vi dân sự và mất năng lực hành vi dân sự.

9. Chị Thi có được coi là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự không? Vì sao?

10. Trong trường hợp nào giám hộ chấm dứt? Ngày nay, việc giám hộ của chị Thi đã chấm dứt chưa? Vì sao?

Bài tập tình huống môn luật dân sự năm 2024

CÂU HỎI BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

Câu 1: Ông A là tổng giám đốc và đồng thời là người đại diện theo pháp luật của Công

ty cổ phần C. Theo điều lệ của Công ty C, các hợp đồng mà Công ty C ký kết có giá trị từ 10 tỷ

VND phải được hội đồng quản trị của Công ty C thông qua.

Ngày 01 tháng 7 năm 2017, ông A ký hợp đồng có giá trị 20 tỷ VND khi chưa được hội

đồng quản trị của Công ty C thông qua.

Hỏi: Anh/chị hãy cho biết hiệu lực của hợp đồng trên theo quy định của Bộ luật Dân sự

năm 2015 (phân tích và nêu rõ các căn cứ pháp lí).

Ông A đã vượt quá phạm vi đại diện (theo khoản 1 diều 141)

Hiệu lực của hợp đồng được quy định trong điều 143

.Khoản 1: hợp đồng có hiệu lực toàn bộ nếu ông A được sự đồng ý của hội đồng quản trị

hoặc hđqt biết nhưng không phản đối trong một thời gian hợp lý.

.Khoản 2: hợp đồng sẽ bị vô hiệu một phần. Hợp đồng đó sẽ chia thành 2 hợp đồng: 1

hơp đồng 10 tỷ sẽ do công ty C xác lập và thực hiện nghĩa vụ, phần 10 tỷ dôi ra do ông A thực

hiện nghĩa vụ dân sự.

Khoản 3 và 4: hợp đồng bị vô hiệu hoàn toàn. Bên công ty đối tác đã kí hđ với ông A có

quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc hủy bỏ giao dịch ds với phần vượt quá phạm vu

đại diện hoặc toàn bộ gdds và yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại. Hoặc hđ này do ông A và bên B

cố ý kí kết, thực hiện gdds vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại cho cty C thì phải chịu

trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại.

Câu 2: Theo quy định của Bộ luật dân sư năm 2015 thì trong các sau, trường hợp nào

thì A có quyền đòi lại tài sản từ C? Tại sao? Trường hợp nào thì không? Tại sao? Phân tích và

nêu rõ các căn cứ pháp lý.

  1. A cho B mượn 1 chiếc xe đạp, B bán chiếc xe đạp đó cho C sau khi đã lừa dối để C

tin rằng đó là xe của mình, việc mua bán diễn ra công khai và đúng giá trị tài sản.đòi B bồi

thường(170)

2. A cho B mượn chiếc xe đạp, B nói với C rằng đó là xe đạp của B và tặng cho chiếc xe

đó cho C.phải trả (167)

3. B trộm của A chiếc xe đạp của A và đem bán. C đã mua chiếc xe đó vì nghĩ rằng đó là

xe của B mà không biết là B đã ăn trộm. Đòi B bồi thường (170)