Bài tập Ngữ văn lớp 10 trang 37

Văn bản (tiếp theo) – Văn bản (tiếp theo) trang 37 SGK Ngữ văn 10. Viết câu khác tiếp theo câu văn đã cho để tạo thành một văn bản. Đặt tên cho văn bản đã viết.

LUYỆN TẬP

Câu 1. Đọc đoạn văn (mục 1, SGK trang 37) và thực hiện các yêu cầu

a. Đoạn văn gồm 5 câu, có một chủ đề thông nhất, câu chốt đứng ở đầu câu. Câu chốt (câu chủ đề được làm rõ bằng các câu tiếp theo: Giữa cơ thể và môi trường có ảnh hưởng qua lại với nhau)

– Môi trường có ảnh hưởng tối mọi đặc tính của cơ thể.

– So sánh các lá mọc trong môi trường khác nhau.

(Một luận điểm, 2 luận cứ và 4 luận chứng)

b. Sự phát triển của chủ đề trong đoạn văn:

–  Câu 1: Câu chủ đề nêu luận điểm: Giữa cơ thể và môi trường có mối ảnh hưởng qua lại với nhau.

–   Câu 2, 3: liên kết ý khai quát với các dẫn chứng.

–    Các câu 4, 5: chứng minh cho chủ đề thể hiện trong câu 1 (ảnh hưởng của môi trường đốì với cơ thể).

c. Đặt nhan đề cho đoạn văn: Có thể là Cơ thể vổi môi trường.

Câu 2. Sắp xếp các câu (SGK tr. 28) thành một văn bản hoàn chỉnh và đặt nhan đề:

– Sắp xếp: 1 – 3 – 4 – 5 – 2

– Nhan đề có thể là: Bài thơ Việt bắc của Tố Hữu.

Câu 3. Viết câu khác tiếp theo câu văn đã cho để tạo thành một văn bản. Đặt tên cho văn bản đã viết.

a. Gợi ý một số nội dung cho đoạn văn sẽ viết:

Môi trường sống của loài người hiện nay đang bị huỷ hoại nghiêm trọng.

– Rừng đầu nguồn đang bị chặt phá khai thác bừa bãi là nguyên nhân gây ra sụt lở, lụt lội, hạn hán kéo dài.

– Các sông, suối, nguồn nước ngày càng bị cạn kiệt và bị nhiễm do các chất thải của các khu công nghiệp, của các nhà máy.

– Các chất thải nhất là bao ni lông vứt bừa bãi trong khi ta chưa có quy hoạch xử lí hàng ngày.

– Phân bón và thuốc trừ sâu, trừ cỏ sử dụng không đúng theo quy định. Tất cả đã đến mức báo động về môi trường sống của loài người.

b. Tiêu đề: Môi trường sống kêu cứu.

Câu 4. Đơn xin phép nghỉ học 

HS chú ý các nội dung:

–  Đơn gửi thầy (cô) giáo chủ nhiệm lớp, hoặc hiệu trưởng nhà trường Cương vị ngưòi viết: HS của lớp, của trường

–  Mục đích viết đơn: Đề xuất nguyện vọng (nghỉ học)

–  Nội dung cơ bản của đơn: Trình bày lí do xin nghỉ học, thòi gian, địa điểm nghỉ học và lời hứa.

–  Kết cấu của lá đơn:

Các mục chính

Quảng cáo

Ví dụ

Quốc hiệu

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Thời gian, địa điểm viết đơn

Hà Nội, ngày 12 tháng 3 năm 2011

Tên đơn

Đơn xin phép nghỉ học

Người nhận

Tên em là: Nguyễn Thị Phương

Xưng danh, địa chỉ) nếu cần

Học sinh tổ 2, lớp 10B

Nội dung chính:

– Lý do xin nghỉ

– Đề đạt nguyện vọng:

– Thời gian, địa điểm nghỉ học (nếu cần)

Hôm nay, em bị ốm, không thể tới trường được.

Em viết đơn này, xin phép thầy chủ nhiệm cho em được nghỉ học.

Thời gian: 2 ngày, 13 và 14 tháng 3 năm 2011.

Lời hứa

Em xin hứa sẽ ghi chép bài và hoc bài đầy đủ.

Lời cảm ơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Kí và ghi rõ họ tên

Người viết đơn Học sinh Lê Thị Thu Hoài

Mục Lục bài viết:
1. Bài soạn số 1
2. Bài soạn số 2

III. Luyện tập

Câu 1. 

a.  Đoạn văn có câu chủ đề: “giữa cơ thể và môi trường có ánh sáng qua lại với nhau”nằm ngay ở phần đầu.
- Các câu còn lại của đoạn văn tập trung lí giải, đưa ra những dẫn chứng để làm rõ câu chủ đề.

b. Câu mở đầu của đoạn văn là câu chủ đề. Câu 2 và 3 là câu phát triển nội dung lí giải cho câu chủ đề. Câu 4 và 5 đưa ra dẫn chứng cụ thể làm sáng tỏ nội dung cần bàn luận
c.  Sự ảnh hưởng và tác động của cơ thể đến môi trường sống

Câu 2.  

- Thứ tự các câu văn được sắp xếp như sau: 1- 5- 2- 3- 4
- Đặt nhan đề: Vài nét về bài thơ “Việt Bắc”

Câu 3.

Môi trường sống của loài người hiện nay đang bị huỷ hoại ngày càng nghiêm trọng. Số lượng rác thải ngày càng tăng lên, khói bụi ô nhiễm dần hủy hoại môi trường sống ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của con người. Đất đai xói mòn, bạc màu do lượng rác thải không được xử lí đúng cách khiến cây trồng không thể phát triển. Các bệnh về đường hô hấp đang có dấu hiệu gia tăng do khói độc thải ra từ nhiều khu công nghiệp, số người mắc bệnh ngoài da tăng lên do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm. Đây thực là dấu hiệu đáng báo động về môi trường sống.
- Nhan đề: Ô nhiễm môi trường

Câu 4.

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày, tháng, năm

ĐƠN XIN NGHỈ HỌC

Kính gửi cô giáo chủ nhiệm đồng kính gửi các thầy cô giáo bộ môn

Tên em là: Nguyễn Thị ALớp:Trường:

Lí do: Hôm nay em bị ốm, em xin phép thầy (cô) giáo cho em nghỉ một buổi. Em xin hứa sẽ học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.

Em xin chân thành cảm ơn !

Chữ kí phụ huynh                                                                                                                             Chữ kí học sinh

                                                                                                                                                              Kí tên

                                                                                                                                                         Nguyễn Thị A

1. Khái niệm Văn bản- Văn bản là sản phẩm được tạo ra trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ gồm một hay nhiều câu, nhiều đoạn hướng đến một chủ đề nhất định.

- Ví dụ câu tục ngữ “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”, hay tác phẩm Truyện Kiều,... đều là văn bản.

2. Đặc điểm của văn bản- Mỗi văn bản tập trung vào một chủ đề và triển khai chủ đề đó một cách trọn vẹn.dn bản tập trung vào một- Các câu trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ, đồng thời cả văn bản được xây dựng theo một kết cấu mạch lạc.- Mỗi văn bản có dấu hiệu biểu hiện tính hoàn chỉnh về nội dung, thường có nhan đề và kết thúc phù hợp với từng loại văn bản.- Mỗi văn bản nhằm thực hiện một mục đích giao tiếp nhất định.- Khái niệm văn bản rất rộng. Vì nó có thể là một câu chưa hoàn chỉnh trên một biển quảng cáo hay một cuốn tiểu thuyết đồ sộ như Chiến Tranh và hòa bình...

- Có thể tham khảo thêm định nghĩa sau: “Văn bản là một loại đơn vị làm thành từ một khúc đoạn lời nói hay lời viết, hoặc lớn hoặc nhỏ, có cấu trúc, có đề tài... loại như một truyện kể, một bài thơ, một đơn thuốc, một biển chỉ đường...” (Diệp Quang Ban phỏng theo định nghĩa trong Bách khoa thư ngôn ngữ và ngôn ngữ học, 1994, T. 10, Pergamon Press).

5. Dựa theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp có thể phân biệt các loại văn bản theo bảng như sau:

6. Dựa theo phương thức biểu đạt ở Trung học cơ sở người ta phân biệt các loại văn bản thành sáu loại, cụ thể là:

Bài tập Ngữ văn lớp 10 trang 37

------------------------HẾT-----------------------

Như vậy chúng tôi đã gợi ý Soạn bài Văn bản bài tiếp theo, các em chuẩn bị trả lời câu hỏi SGK, Soạn bài Viết bài làm văn số 1: Cảm nghĩ về một hiện tượng đời sống và cùng với phần Cảm nhận ngày đầu vào trường Trung học phổ thông để học tốt môn Ngữ Văn 10 hơn

Để vận dụng thành thạo lí thuyết về văn bản vào làm bài tập, các em hãy cùng tham khảo soạn bài Văn bản, tiếp theo trang 37 SGK Ngữ văn 10, tập 1 để có thêm những hướng dẫn về phương pháp, cách thức trình bày những bài tập về văn bản.

Soạn bài Tổng kết phần văn (tiết 3) trang 148 SGK Ngữ văn 8 tập 2 Soạn bài Văn bản tường trình trang 133 SGK Ngữ văn 8 tập 2 Soạn bài Tóm tắt văn bản nghị luận, soạn văn lớp 11 Soạn bài Tập làm văn: Tập viết đoạn đối thoại (tiếp theo) trang 113 SGK Tiếng Việt 5 Soạn bài Tổng kết phần văn bản nhật dụng, soạn văn lớp 9 Soạn bài Ôn tập về dấu câu trang 151 SGK Ngữ văn 6 tập 2