Bài tập lý thuyết về fe và al

Công trình này công bố kết quả nghiên cứu cấu trúc, độ bền và bản chất liên kết hóa học của các cluster silic pha tạp Si2M với M là một số kim loại hóa trị I bằng phương pháp phiếm hàm mật độ tại mức lý thuyết B3P86/6-311+G(d). Theo kết quả thu được, đồng phân bền của các cluster pha tạp Si2M có cấu trúc tam giác cân, đối xứng C2v và tồn tại hai trạng thái giả suy biến có cùng độ bội spin (A1 và B1). Kết quả thu được cho thấy liên kết Si-M được hình thành chủ yếu từ sự chuyển electron từ AO-s của các nguyên tử Li, Na, K, Cu, Cr sang khung Si2 và sự xen phủ của các AO-d của nguyên tử Cu, Cr với AO của khung Si2. Kết quả nghiên cứu các cluster Si2M (M là Li, Na, K, Cu, Cr) cho ra kết luận rằng cluster Si2Cr là bền nhất.

Cốt liệu cao su được nhận định sẽ giúp tăng khả năng kháng nứt do co ngót của vật liệu xi măng. Tuy nhiên hiện không nhiều các nghiên cứu sử dụng cốt liệu phế thải này trong lớp móng cấp phối đá dăm (CPĐD) gia cố xi măng (GCXM). Nghiên cứu này sử dụng cốt liệu cao su cỡ hạt 1÷3 mm thêm vào CPĐD Dmax25 gia cố 4% xi măng với tỉ lệ 1%, 2% và 5% khối lượng cốt liệu khô. Các loại CPĐD-cao su GCXM này được thí nghiệm đánh giá các chỉ tiêu cường độ và đặc biệt triển khai thi công thí điểm 2 loại CPĐD GCXM sử dụng 0% và 2% cao su. Kết quả cho thấy CPĐD GCXM trộn thêm 1% và 2% cao su đạt cường độ yêu cầu làm lớp móng trên. Ngoài ra, đã quan sát được 2 vết nứt rộng khoảng 1 mm xuất hiện ở ngày thứ 30 trên lớp móng GCXM không trộn thêm cốt liệu cao su trên toàn bộ bề rộng lớp móng (3,25 m), trong khi đó CPĐD GCXM thêm 2% cao su không xuất hiện vết nứt. Điều này chứng tỏ cốt liệu cao giúp CPĐD GCXM giảm co ngót và hạn chế nứt do co ngót. Nghiên cứu góp phần thúc đẩy sử dụng cốt liệu cao su được...

Trong bài báo này chúng tôi nghiên cứu các tính chất phi cổ điển như tính chất nén tổng hai mode, nén hiệu hai mode và tính chất phản kết chùm hai mode bậc cao của trạng thái kết hợp cặp thêm và bớt photon hai mode (PAASTMPCS). Các kết quả khảo sát về tính chất nén cho thấy rằng trạng thái PAASTMPCS có tính chất nén tổng hai mode nhưng không có tính chất nén hiệu hai mode. Tính chất nén tổng hai mode của trạng thái PAASTMPCS luôn xuất hiện khi thêm và bớt photon vào trạng thái kết hợp cặp (PCS). Ngoài ra, kết quả khảo sát chỉ ra rằng trạng thái PAASTMPCS còn có tính chất phản kết chùm hai mode bậc cao và tính chất này được tăng cường khi thêm và bớt photon vào PCS. Qua đó, vai trò của việc thêm và bớt photon đã được khẳng định thông qua việc tăng cường tính chất phi cổ điển của trạng thái PAASTMPCS.

Biến đổi khí hậu đã và đang ảnh hưởng nghiêm trong đến đời sống người dân và sản xuất nông nghiệp vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, trong đó xâm nhiễm mặn là một trong những yếu tố tác động chính lên sản lượng nông nghiệp. Do đó, việc tìm ra hệ gien biểu hiện ở các giống lúa chống chịu mặn đại diện cho vùng Đồng bằng Sông Cửu Long là cấp thiết. Ở nghiên cứu này giống Đốc Phụng đại diện cho kiểu gien chống chịu stress mặn, nếp Mỡ đại diện cho kiểu gen mẫn cảm stress mặn, 2 giống lúa được chọn cho nảy mầm và 14 ngày sau nảy mầm, cây con được xử lý muối NaCl ở nồng độ 100 mM cho 12 giờ, mẫu sau khi xử lý stress mặn được thu thập và ly trích RNA. Kết quả phân tích hệ gien biểu hiện cho thấy giống Đốc Phụng (1596 gen) có số lượng gen biểu hiện nhiều hơn giống nếp Mỡ (427 gen), và hầu hết các gen ở hai giống thí nghiệm đều phản ứng tới stress mặn liên quan đến chức năng kích thích phản ứng bởi stress. Kết quả này bước đầu đã chọn ra được các gien liên quan đến phản ứng stress mặn như họ gien ...

Mục tiêu của bài viết này nhằm phân tích hiệu quả hiệu quả lợi nhuận sản xuất nông nghiệp mà cụ thể là phân tích hiệu quả lợi nhuận của hộ trồng cam sành ở Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang bằng cách tiếp cận phương pháp hồi quy. Số liệu sơ cấp của đề tài được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp 200 nông hộ trồng cam sành theo phương pháp chọn ngẫu nhiên vào thời điểm tháng 5 năm 2022. Trong giai đoạn đầu chúng tôi sử dụng phương pháp bao dữ liệu (DEA) để tính toán hiệu quả kĩ thuật của các nông hộ trồng cam sành. Ở giai đoạn 2, để khắc phục hạn chế của phương pháp bao dữ liệu nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy bootstrap truncated để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả lợi nhuận của các hộ nói trên. Kết quả phân tích cho thấy hiệu quả lợi nhuận trung bình của các hộ sản xuất cam sành được khảo sát là 0,486, nó dao động từ 0,034 đến 1,000. Điều đó có nghĩa rằng các nông hộ có nhiều tiềm năng để cải thiện hiệu quả của lợi nhuận sản ...

Tom tắt: Châu thổ song Me Cong la một trong cac châu thổ lớn tren thế giới va co vai tro đặc biệt quan trọng trong phat triển kinh tế - xa hội của Việt Nam. Dựa tren cơ sở phân tich mẫu tại 8 loi khoan, 530 mẫu trầm tich tầng mặt, phân tich 44 mặt cắt địa chấn nong phân giải cao từ đề tai KC09.13/11-15 va cac nguồn tai liệu tổng hợp, đặc điểm tướng trầm tich Pleistocen muộn phần muộn - Holocen đới bờ châu thổ song Me Cong đa được lam sang tỏ. Trầm tich Pleistocen muộn phần muộn - Holocen (Q 1 3b - Q 2 ) đới bờ châu thổ song Me Cong co cấu truc của một phức tập hoan chỉnh (sequence) gồm 3 miền hệ thống: miền hệ thống trầm tich biển thấp (LST) được đặc trưng bởi nhom tướng aluvi biển thoai thấp; miền hệ thống trầm tich biển tiến (TST) được đặc trưng bởi 3 nhom tướng: nhom tướng aluvi biển tiến (at), bao gồm cac tướng đe tự nhien va đồng bằng ngập lụt; nhom tướng chuyển tiếp biển tiến bao gồm cac tướng long cửa song, bai triều, đầm lầy, estuary va chuyển tiếp; nhom tướng biển đặc trưng...