Bài tập hóa 8 không khí sự cháy

Giải Bài Tập Hóa Học 8 – Bài 28: Không khí – sự cháy giúp HS giải bài tập, cung cấp cho các em một hệ thống kiến thức và hình thành thói quen học tập làm việc khoa học, làm nền tảng cho việc phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động:

Bài 1: Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau đây về thành phần của không khí:

  1. 21% khí nitơ, 78% oxi, 1% các khí khác (CO2, CO, khí hiếm,…).
  1. 21% các khí khác, 78% khí nitơ, 1% khí oxi.
  1. 21% khí oxi, 78% khí nitơ, 1% các khí khác.
  1. 21% khí oxi, 78% các khí khác, 1% khí nitơ.

Lời giải:

Câu trả lời đúng: C

Bài 2: Không khí bị ô nhiễm có thể gây ra những tác hại gì? Phải làm gì để bảo vệ không khí trong lành?

Lời giải:

Không khí bị ô nhiễm, không những gây tác hại đến sức khỏe con người và đời sống thực vật mà còn phá hoại dần những công trình xây dựng như cầu cống, nhà cửa, di tích lịch sử…

Bảo vệ không khí trong lành ta phải làm:

Phải xử lí khí thải các nhà máy các lò đốt, các phương tiện giao thông … để hạn chế mức thấp nhất việc thải ra khí quyển các khí có hại như CO, CO2, bụi, khói,…

Bảo vệ rừng trồng rừng, trồng cây xanh, là những biện pháp tích cực bảo vệ không khí trong lành.

Bài 3: Giải thích vì sao sự cháy trong không khí xảy ra chậm hơn và tạo ra nhiệt độ thấp hơn so với sự cháy trong oxi.

Lời giải:

Sự cháy trong không khí xảy ra chậm hơn và tạo ra nhiệt độ thấp hơn so với sự cháy trong oxi. Đó là vì trong không khí, thể tích khí nitơ gấp 4 lần khí oxi, diện tích tiếp xúc của chất cháy với các phân tử oxi ít hơn nhiều lần nên sự cháy diễn ra chậm hơn. Một phần nhiệt tiêu hao để đốt nóng khí nitơ nên nhiệt độ đạt được thấp hơn.

Bài 4: Điểm giống nhau và khác nhau giữa sự cháy và sự oxi hóa chậm là gì?

Lời giải:

Điểm giống nhau giữa sự cháy và sự oxi hóa chậm: đều là sự oxi hóa có tỏa nhiệt.

Điểm khác nhau giữa sự cháy và sự oxi hóa chậm: sự oxi hóa chậm không phát sáng còn sự cháy có phát sáng.

Bài 5: Những điều kiện cần thiết để cho một vật có thể cháy và tiếp tục cháy là gì?

Lời giải:

Điều kiện cần thiết cho một vật có thể cháy được và tiếp tục cháy được: chất phải nóng đến nhiệt độ cháy, phải đủ khí oxi cho sự cháy.

Bài 6: Muốn dập tắt ngọn lửa trên người hoặc ngọn lửa do xăng dầu cháy, người ta thường trùm vải dày hoặc phủ cát lên ngọn lửa, mà không dùng nước. Giải thích vì sao?

Lời giải:

Không dùng nước là vì xăng dầu không tan trong nước, có thể làm cho đám cháy lan rộng. Thường trùm vải dày hoặc phủ lớp cát lên ngọn lửa để cách li ngọn lửa và không khí – đó là một trong hai điều kiện dập tắt đám cháy.

Cơ quan chủ quản: Công ty Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Giáo dục MST: 0102183602 do Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 13 tháng 03 năm 2007 Địa chỉ: - Văn phòng Hà Nội: Tầng 4, Tòa nhà 25T2, Đường Nguyễn Thị Thập, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. - Văn phòng TP.HCM: 13M đường số 14 khu đô thị Miếu Nổi, Phường 3, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh Hotline: 19006933 – Email: [email protected] Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Giang Linh

Giấy phép cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 597/GP-BTTTT Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 30/12/2016.

Giải bài tập SBT Hóa học lớp 8 bài 28: Không khí - Sự cháy tổng hợp lời giải chi tiết, rõ ràng các câu hỏi trong vở bài tập Hóa học lớp 8, các bài giải tương ứng với từng bài học trong sách giúp cho các em học sinh ôn tập và củng cố các dạng bài tập, rèn luyện kỹ năng giải môn Hóa lớp 8. Chúc các em học tốt.

A. Giải bài tập sách bài tập sách bài tập hóa 8

Bài 28.1 trang 39 sách bài tập Hóa 8

Hãy nêu hiện tượng em thường gặp trong đời sống hàng ngày để chứng tỏ trong không khí có hơi nước, khi cacbonic.

Hướng dẫn giải bài tập

Những hiện tượng trong cuộc sống hang ngày chứng tỏ trong không khí có:

  • Hơi nước: sương mù vào mùa đông; có những giọt nước bám ngoài cốc nước lạnh,…
  • Khí cacbonic: sau khi vôi tôi một thời gian thấy có 1 lớp váng trên bề mặt nước vôi, đó là CaCO3, do trong không khí có CO2 nên đã phản ứng với sản phẩm khi vôi tôi là Ca(OH)2

Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O

Bài 28.2 trang 39 sách bài tập Hóa 8

  1. Trong đời sống hàng ngày những quá trình sinh ra khí CO2 và quá trình nào làm giảm khí O2?
  1. Nồng độ khí CO2 trong không khí cao sẽ làm tăng nhiệt độ của Trái đất (hiệu ứng nhà kính). Theo em biện pháp nào là giảm lượng khí CO2?

Hướng dẫn giải bài tập

  1. Trong đời sống hang ngày những quá trình sinh khí CO2.
  • Người và động vật trong quá trình hô hấp O2 thải ra CO2.
  • Đốt nhiên liệu, nạn cháy rừng,…

- Những quá trình làm giảm khí CO2 và sinh ra khi O2: Cây cối ban ngày hấp thụ khí CO2 và sau khi đồng hóa, cây nhả ra O2.

  1. Biện pháp làm giảm CO2:
  • Tăng cường trồng cây xanh. Nghiêm cấm việc đốt rừng.
  • Hạn chế đốt nhiên liệu. Ví dụ: dùng bếp đun tiết kiệm nhiên liệu.

Bài 28.3 trang 39 sách bài tập Hóa 8

  1. Cháy (hỏa hoạn) thường gây tác hại nghiêm trọng về vật chất và cả sinh mạng con người. Vậy theo em phải có biện pháp nào để phòng cháy trong gia đình?
  1. Để dập tắt các đám cháy người ta dùng nước, điều này có đúng trong mọi trường hợp chữa cháy?

Hướng dẫn giải bài tập

  1. Biện pháp để phòng cháy:
  • Không đêm nấu gần những vật dễ cháy.
  • Không được câu mắc sử dụng điện tùy tiện. Khi ra khỏi nhà cần phải tắt đèn quạt.
  • Không dùng đèn dầu, quẹt gas để quan sát bình xăng,….
  1. Không. Vì đối với xăng, dầu bị cháy cần dùng CO2 hoặc xăng dầu nhẹ hơn nước sẽ làm cho đám cháy lan rộng thêm.

Bài 28.4 trang 39 sách bài tập Hóa 8

Cho không khí (chứa 80% thể tích là khí nito tác dụng với đồng nung nóng trong thiết bị kín, xảy ra phản ứng oxi hóa đồng thành đồng (II) oxit. Phản ứng xong, người ta thu được 160 cm3 khí nito. Thể tích không khí trong thiết bị trước khi xảy ra phản ứng là:

  1. 200 cm3

B.400 cm3.

  1. 300 cm3
  1. 500 cm3.

(Các thể tích khí đo ở đktc)

Hướng dẫn giải bài tập

Trong không khí 80 cm3 khí nito có trong 100 cm3 không khí.

Vậy 160 cm3 → x? cm3

Vậy thể tích của không khí trong thiết bị trước khi xảy ra phản ứng:

x = 160.100/80 = 200 (cm3)

Chọn A.

Bài 28.5 trang 39 sách bài tập Hóa 8

Để một ít P đỏ vào đĩa nổi trên mặt nước, rồi đốt cháy, úp bình không cháy lên đĩa. Sau đó đậy nắp bình (thiết kế như hình vẽ).

Bài tập hóa 8 không khí sự cháy

  1. Em hãy nêu hiện tượng quan sát được và giải thích, viêt phương trình phản ứng.
  1. Cho giấy quỳ tím vào nước trong bình, giấy quỳ có đôi màu không?

Hướng dẫn giải bài tập

a)

Hiện tượng quan sát được là khi P đỏ cháy, đĩa thủy tinh dâng lên từ từ do mực nước trong bình dâng lên.

Giải thích:vì thể tích khí trong chai giảm, áp suất bên trong bình nhỏ hơn áp suất bên ngoài không khí nên đẩy nước dâng lên cao hơn trước.

Phương trình phản ứng: 4P + 5O2 → 2P2O5

  1. Quỳ tím sẽ hóa đỏ vì khi P đỏ cháy cho khói trắng P2O5 hòa vào nước tạo thành dung dịch axit:

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

Bài 28.6* trang 40 sách bài tập Hóa 8

Trong một phòng học có chiều dài 12m, chiều rộng 7m, chiều cao 4m.

  1. Tính thể tích không khí và oxi có trong phòng học.
  1. trong phòng học có 50 em học sinh, hãy tính thể tích khí CO2 thở trong 45 phút, biết rằng một học sinh thử ra 2 lit khí (thể tích CO2 chiếm 4%) một lần, một phút thở ra khoảng 16 lần.

Hướng dẫn giải bài tập

  1. Thể tích không khí trong phòng học: Vkk = 12x7x4 = 336(m3)

Thể tích oxi trong phòng:

VO2 = Vkk/5 = 336/5 = 67,2 (m3)

  1. Thể tích CO2 thở ra trong 1 phút của 50 học sinh:

VCO2 = (50.2.16)/100 = 64 (lít)

Trong 45 phút 50 học sinh này thở ra CO2:

64 x 45 = 2880(l) = 2,88(m3)

Bài 28.4 trang 39 sách bài tập Hóa 8:

Cho không khí (chứa 80% thể tích là khí nito tác dụng với đồng nung nóng trong thiết bị kín, xảy ra phản ứng oxi hóa đồng thành đồng (II) oxit. Phản ứng xong, người ta thu được 160 cm3 khí nito. Thể tích không khí trong thiết bị trước khi xảy ra phản ứng là:

  1. 200 cm3

B.400 cm3.

  1. 300 cm3
  1. 500 cm3.

(Các thể tích khí đo ở đktc)

Hướng dẫn giải bài tập

Trong không khí 80 cm3 khí nito có trong 100 cm3 không khí.

Vậy thể tích của không khí trong thiết bị trước khi xảy ra phản ứng:

nCO2 = V/22,4 = 0,5/22,4 = 0,022 (mol)

mCO2 = nCO2.MCO2 = 0,022.44 = 0,968 (gam)

Mà: mkk = mCO2/1,5 = 0,968/1,5 = 0,645 gam

Chọn A.

B. Giải bài tập sách giáo khoa Hóa 8 bài 28

Để giúp các bạn học sinh học tập tốt hơn cũng như hoàn thành các bài tập sách giáo khoa hóa 8. VnDoc biên soạn gửi tới các bạn học sinh lời giải chi tiết các dạng bài tập sách giáo khoa Hóa bài 28 tại: Giải Hóa 8 bài 28: Không khí - Sự cháy

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạnGiải SBT Hóa 8 bài 28: Không khí - Sự cháy. Để có phương pháp kĩ năng học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu 20 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 8, Chuyên đề Vật Lí 8, Lí thuyết Sinh học 8, Chuyên đề Hóa học. Tài liệu học tập lớp 8 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.