Bài 43 sgk toán 8 tập 1 trang 92 năm 2024

Giải bài 43 tr 92 sách GK Toán 8 Tập 1

Các tứ giác ABCD, EFGH, MNPQ trên giấy kẻ ô vuông ở hình 71 có là hình bình hành hay không ?

Hướng dẫn giải chi tiết

Cả ba tứ giác là hình bình hành.

- Tứ giác ABCD là hình bình hành vì có

AB // CD và AB = CD =3 (dấu hiệu nhận biết 3)

- Tứ giác EFGH là hình bình hành vì có

EH // FG và EH = FH = 3 (dấu hiệu nhận biết 3)

- Tứ giác MNPQ là hình bình hành vì có MN = QP và MQ = NP (dấu hiệu nhận biết 2)

Chú ý:

- Với các tứ giác ABCD, EFGH còn có thể nhận biết là hình bình hành bằng dấu hiệu nhận biêt 2.

- Với tứ giác MNPQ còn có thể nhận biết là hình bình hành bằng dấu hiệu nhận biết 5.

-- Mod Toán 8 HỌC247

Hướng dẫn giải toán 8 bài hình bình hành - Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách giải các bài tập 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49 trang 92 và 93 trong sách giáo khoa.

Giải Bài Tập SGK Toán 8 Tập 1 Bài 43 Trang 92

Bài 43 SGK Toán 8 Tập 1 Trang 92

Các tứ giác ABCD, EFGH, MNPQ trên giấy kẻ ô vuông ở hình 71 có là hình bình hành hay không?

Xem lời giải

Giải Bài Tập SGK Toán 8 Tập 1 Bài 44 Trang 92

Bài 44 SGK Toán 8 Tập 1 Trang 92

Cho hình bình hành ABCD. Gọi E là trung điểm của AD, F là trung điểm của BC.

Chứng minh rằng BE = DF

Xem lời giải

Giải Bài Tập SGK Toán 8 Tập 1 Bài 45 Trang 92

Bài 45 SGK Toán 8 Tập 1 Trang 92

Cho hình bình hành ABCD (AB > BC). Tia phân giác của góc D cắt AB ở E, tia phân giác của góc B cắt CD ở F.

  1. Chứng minh rằng DE // BF
  1. Tứ giác DEBF là hình gì? Vì sao?

Xem lời giải

Giải Bài Tập SGK Toán 8 Tập 1 Bài 46 Trang 92

Bài 46 SGK Toán 8 Tập 1 Trang 92

Các câu sau đúng hay sai?

  1. Hình thang có hai cạnh đáy bằng nhau là hình bình hành
  1. Hình thang có hai cạnh bên song song là hình bình hành
  1. Tứ giác có hai cạnh đối bằng nhau là hình bình hành
  1. Hình thang có hai cạnh bên bằng nhau là hình bình hành

Xem lời giải

Giải Bài Tập SGK Toán 8 Tập 1 Bài 47 Trang 93

Bài 47 SGK Toán 8 Tập 1 Trang 93

Cho hình 72. Trong đó ABCD là hình bình hành

  1. Chứng minh rằng AHCK là hình bình hành
  1. Gọi O là trung điểm của HK. Chứng minh rằng ba điểm A, O, C thẳng hàng.

Xem lời giải

Giải Bài Tập SGK Toán 8 Tập 1 Bài 48 Trang 93

Bài 48 SGK Toán 8 Tập 1 Trang 93

Tứ giác ABCD có E, F , G, H theo thứ tự là trung điểm của các cạnh AB, BC, CD, DA.

Tứ giác EFGH là hình gì? Vì sao?

Xem lời giải

Giải Bài Tập SGK Toán 8 Tập 1 Bài 49 Trang 93

Bài 49 SGK Toán 8 Tập 1 Trang 93

Cho hình bình hành ABCD. Gọi I, K theo thứ tự là trung điểm của CD, AB. Đường chéo BD cắt AI, CK theo thứ tự ở M và N. Chứng minh rằng:

Bài 43 trang 92 sgk Toán 8 tập 1 được giải bởi ĐọcTàiLiệu giúp bạn nắm được cách làm và tham khảo đáp án bài 43 trang 92 sách giáo khoa Toán lớp 8 tập 1.

Bạn muốn giải bài 43 trang 92 SGK Toán 8 tập 1? Đừng bỏ qua bài viết này. Với những hướng dẫn chi tiết, không chỉ tham khảo cách làm hoặc đáp án mà bài viết này còn giúp bạn nắm vững lại các kiến thức Toán 8 chương 1 phần hình học để tự tin giải tốt các bài tập về hình bình hành khác

Đề bài 43 trang 92 SGK Toán 8 tập 1

Các tứ giác \(ABCD, EFGH, MNPQ\) trên giấy kẻ ô vuông ở hình 71 có là hình bình hành hay không ?

» Bài tập trước: Bài 42 trang 89 sgk Toán 8 tập 1

Giải bài 43 trang 92 sgk Toán 8 tập 1

Hướng dẫn cách làm

Áp dụng dấu hiệu nhận biết hình bình hành:

+ Tứ giác có hai cạnh đối song song và bằng nhau là hình bình hành.

+ Tứ giác có các cạnh đối bằng nhau là hình bình hành.

Bài giải chi tiết

Dưới đây là các cách giải bài 43 trang 92 SGK Toán 8 tập 1 để các bạn tham khảo và so sánh bài làm của mình:

Cả ba tứ giác đều là hình bình hành.

- Tứ giác \(ABCD\) là hình bình hành vì có:

\(AB // CD\) và \(AB = CD =3\) (dấu hiệu nhận biết hình bình hành)

- Tứ giác \(EFGH\) là hình bình hành vì có:

\(EH // FG\) và \(EH = FH = 3\) (dấu hiệu nhận biết hình bình hành)

- Tứ giác \(MNPQ\)

\(MN\) và \(PQ\) là cạnh huyền của tam giác vuông có hai cạnh góc vuông là 1 và 5.

Áp dụng định lí Py-ta-go (Pythagoras) ta có: \(MN = PQ = \sqrt {{5^2} + {1^2}} = \sqrt {26} \)

\(MQ\) và \(NP\) là cạnh huyền của tam giác vuông có hai cạnh góc vuông là 1 và 3

Áp dụng định lí Py-ta-go ta có: \( MQ = NP = \sqrt {{3^2} + {1^2}} = \sqrt {10} \)

Do đó \(MNPQ\) là hình bình hành vì có \(MN = PQ\) và \(MQ = NP\) ( dấu hiệu nhận biết hình bình hành).

» Bài tập tiếp theo: Bài 44 trang 92 sgk Toán 8 tập 1

Nội dung trên đã giúp bạn nắm được cách làm và đáp án bài 43 trang 92 sgk toán 8 tập 1. Mong rằng những bài hướng dẫn giải toán 8 của Đọc Tài Liệu sẽ là người đồng hành giúp các bạn học tốt môn học này.

Chủ đề