Ăn cải chua có tốt không

Bên cạnh những lợi ích, dưa muối cũng tiềm ẩn các nguy cơ đối với sức khỏe nếu sử dụng không đúng cách. Vậy những ai cần hạn chế hoặc không nên ăn dưa muối và ăn dưa muối như thế nào để có lợi cho sức khỏe?

Lợi ích và nguy cơ khi ăn dưa muối

Ăn cải chua có tốt không

Dưa, cà muối - món ăn “khoái khẩu” của nhiều người.

- Dưa muối chứa nhiều các lợi khuẩn probiotic rất tốt cho sức khỏe: Ngâm muối là một hình thức của quá trình lên men. Khi các loại rau và trái cây lên men, vi khuẩn có lợi giúp phá vỡ cellulose khó tiêu hóa trong thực phẩm, cũng như một số các đường tự nhiên. Những lợi khuẩn giúp giữ cho thực phẩm lên men ít có khả năng bị hư hỏng, và làm tăng vi khuẩn tốt trong đường ruột của bạn khi ăn.

- Cung cấp các chất chống oxy hóa cho cơ thể: Các chất chống oxy hóa tự nhiên được tìm thấy trong trái cây và rau quả có tác dụng chống lại các gốc tự do chính là các vitamin và khoáng chất như: Vitamin A, C, E, betacroten, selen, kẽm … Các gốc tự do là những hóa chất không ổn định được hình thành do chuyển hóa các chất trong cơ thể, nó làm tổn thương tế bào và dẫn đến các vấn đề về tim mạch, ung thư và lão hóa cơ thể. Thực phẩm nào khi nấu lên (nhất là các loại rau củ) đều có thể bị mất đi do tác dụng của nhiệt, cho nên ăn dưa muối vì không qua đun nấu có thể giữ lại các chất chống oxy hóa gần như nguyên vẹn.

Tuy có nhiều mặt có lợi như vậy nhưng dưa muối cũng tiềm ẩn các nguy cơ sau:

- Ung thư dạ dày: Các thực phẩm ngâm quá nhiều muối làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy người thường xuyên sử dụng các thực phẩm ngâm muối, tỉ lệ ung thư dạ dày cũng cao hơn đáng kể.

- Tăng huyết áp: Để bảo quản bất kỳ loại thực phẩm nào bằng việc ngâm muối thì lượng muối trong đó cần ít nhất 5%. Nếu bạn ăn quá nhiều dưa muối có nghĩa là bạn nạp một lượng lớn natri vào cơ thể, làm tăng nguy cơ bệnh tăng huyết áp và nhiều nguy cơ khác cho sức khỏe.

Những người nào không nên ăn dưa muối?

Ăn cải chua có tốt không

Phụ nữ mang thai nên tránh ăn dưa muối.

1. Những người bị đau dạ dày : Ăn dưa muối dễ gây kích thích tăng tiết dịch axit dạ dày, làm phát triển hội chứng trào ngược dạ dày thực quản, và dễ làm khởi phát viêm loét dạ dày có sẵn.

2. Người mắc bệnh tăng huyết áp, tim mạch: Dưa muối chứa hàm lượng natri cao là một trong những nguyên nhân gây tăng huyết áp, cho nên người bị tăng huyết áp không nên ăn dưa muối.

3. Bệnh thận: Nhất là bệnh nhân đã bị suy thận khả năng đào thải natri kém, nên ăn dưa muối làm ứ đọng muối trong cơ thể gây phù, tăng huyết áp.

4. Người có bệnh về đường tiêu hóa: Người bị viêm đại tràng mạn, người thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa không nên ăn dưa muối. Về bản chất dưa muối có nhiều lợi khuẩn có thể rất tốt cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, các loại dưa muối, nhất là dưa muối xổi, ngâm dấm nhanh có thể không đảm bảo loại trừ hoàn toàn được các loại vi sinh vật gây bệnh có sẵn trong thực phẩm, do vậy có thể làm đường tiêu hóa của bạn có vấn đề hơn.

5. Phụ nữ mang thai: Khi mang thai, dường như đường tiêu hóa của mẹ bầu trở nên nhạy cảm hơn, nhất là khi nghén, trong khi dưa chua có thể trở thành một thực phẩm kích thích, làm tăng cảm giác đầy bụng, buồn nôn. Hơn nữa, bạn sẽ không chắc chắn về độ an toàn của các thực phẩm và các chất phụ gia có thể thêm vào dưa muối có ảnh hưởng như thế nào đến bạn và em bé trong bụng. Đặc biệt là những tháng cuối của thai kì bạn cần phải ăn nhạt để tránh phù, nhiễm độc thai nghén cho nên mẹ bầu không nên ăn dưa muối.

6. Trẻ em dưới 5 tuổi: Chức năng thận của trẻ chưa hoàn chỉnh nên việc ăn nhiều dưa muối cũng ảnh hưởng đến việc đào thải muối ra khỏi cơ thể. Mặt khác hệ tiêu hóa của bé cũng chưa hoàn chỉnh nên bé sẽ dễ bị rối loạn tiêu hóa.

Ăn dưa muối thế nào để có lợi cho sức khỏe?

Ăn cải chua có tốt không

Nên tự muối dưa tại nhà để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Dưa muối là món ăn ngon có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nếu chúng ta không thuộc 6 nhóm người trên thì nên ăn dưa muối, nhưng điều quan trọng ở đây là ăn thế nào để dưa muối thực sự mang lại lợi ích cho sức khỏe?

Hãy ăn điều độ: Ăn một lượng vừa phải dưa muối được dùng như một món ăn bổ trợ trong bữa ăn, giúp bạn có cảm giác ngon miệng hơn và sẽ hỗ trợ hệ tiêu hóa hơn.

Chỉ ăn khi dưa đã chua có màu vàng, vị thơm ngon: Không ăn dưa cà muối xổi, dưa bị khú vì những loại này chứa nhiều nitrosamin có thể gây ung thư.

Trước khi ăn nên rửa nhiều lần, vắt sạch dưa để giảm độ mặn và độ chua của dưa muối. Dưa muối ăn thừa không cho lại vào lọ vì dễ làm hỏng dưa có sẵn trong lọ, dùng muỗng, đũa sạch để gắp dưa, đậy kín lọ và nên bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh.

Nên ăn dưa nhà tự muối: Tự muối dưa các loại rau và quả của riêng nhà bạn, có thể giúp bạn điều chỉnh được lượng muối thêm vào và đảm bảo được thực phẩm sạch, không chất phụ gia, không chất bảo quản, dụng cụ muối sạch: Lọ thủy tinh, lọ sứ, gốm, lọ inox chuyên dụng sẽ bảo vệ các sản phẩm an toàn, khi dưa chua nên bảo quản trong tủ lạnh sẽ giữ nguyên được hương vị dưa muối.

Tóm lại, cơ bản dưa muối vẫn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, nhất là khi ăn điều độ và thực hiện các công đoạn giảm mặn và chua trước khi ăn.

Những ai không nên ăn dưa chua?

Đặc biệt người bị suy nhược cơ thể, mới khỏi ốm không nên ăn dưa, cà muối. Nitrit có trong dưa, cà muối kết hợp với các gốc amin trong cá, tôm, thịt... tạo thành Nitrosamin - một trong những chất gây ung thư. Phụ nữ có thai ăn nhiều đồ muối chua có nguy cơ ảnh hưởng đến hoạt động của tử cung, không tốt cho thai nhi.

Ăn dưa muối như thế nào?

Ăn dưa muối thế nào để có lợi cho sức khỏe?.
Không nên ăn dưa muối khi còn màu xanh, có vị cay hăng. ... .
Nếu có tiền sử bệnh tim mạch, tăng huyết áp, nên hạn chế ăn dưa muối vì chúng chứa hàm lượng muối cao có thể làm tăng thêm huyết áp..
Trước khi ăn nên rửa nhiều lần, vắt sạch dưa để giảm độ mặn và độ chua của dưa muối..

Ăn dưa muối có ảnh hưởng gì không?

Lúc bạn ăn dưa, hàm lượng axit trong dạ dày sẽ tạo điều kiện để nitrit tác động đến axit amin trong món ăn như thịt, cá, tôm... tạo thành hợp chất nitrosamine - 1 chất có khả năng gây ung thư. Dưa muối thường có vị chua nên cũng không hề tốt cho dạ dày. Ăn dưa muối quá nhiều hoặc ăn lúc đói có thể gây viêm loét dạ dày.

Cải chua có vị gì?

Dưa cải muối chua thường kích thích vị giác (do có vị chua), nên tạo sự ngon miệng và thèm ăn. Tuy nhiên, loại thực phẩm này được làm chủ yếu từ các loại rau củ quả đã qua quá trình lên men và mất đi lượng vitamin cần thiết.