5 quốc gia sản xuất cà phê hàng đầu ở Mỹ Latinh năm 2022

5 quốc gia sản xuất cà phê hàng đầu ở Mỹ Latinh năm 2022

Show

CÁC VÙNG TRỒNG CÀ PHÊ TRÊN THẾ GIỚI

NGUỒN GỐC, LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CÂY CÀ PHÊ

Ngày nay có hàng trăm triệu người trên thế giới uống cà phê, riêng người Mỹ uống khoảng 430 triệu ly mỗi ngày. Các loại cà phê quan trọng có tính thương mại, cả hai đều có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Phi, hiện đã được trồng ở 80 quốc gia tại 4 châu lục, trong đó có 50 quốc gia xuất khẩu cà phê. Cà phê là một trong những hàng hóa hàng đầu trong thương mại quốc tế, hiện đang đem lại doanh thu trên 10 tỷ đô la Mỹ mỗi năm cho các nước sản xuất và tạo việc làm cho khoảng 20 triệu người trồng, chế biến và phân phối cà phê trên khắp thế giới. Đối với nhiều quốc gia ở Nam và Trung Mỹ bao gồm Colombia, El Salvador và nhiều quốc gia châu Phi bao gồm Uganda, Burundi, Rwanda và Ethiopia thì cà phê là nguồn ngoại hối chính của các nước này.

1. Nguồn gốc cây cà phê

1.1. Nguồn gốc cây cà phê chè

Cà phê chè (Coffea Arabica L.) là cà phê thương mại chính có nguồn gốc ở vùng núi cao của Ethiopia và cao nguyên Boma của Sudan. Cả hai vùng này, rừng cà phê vẫn tồn tại ở độ cao 1370-1830 m (4500-6000 ft) giữa 7 và 9 độ vĩ bắc. Hiện nay ở Ethiopia vẫn còn Khoảng 400.000 ha rừng cà phê.

Theo Smith (1987) thì vào năm 850 sau công nguyên, cây cà phê chè được phát hiện đầu tiên tại Ethiopia sau đó được đem trồng ở các thuộc địa Ả rập. Từ đây được tiếp tục mở rộng sang vùng Mecca rồi sau đó lại được đem trở về trồng ở chính quê hương là Ethiopia. Mặc dầu vùng Sudan và Ethiopia là trung tâm nguyên thủy của loài cà phê chè nhưng chỉ mới được biết đến trong những cuộc điều tra gần đây.

Charrier (1982) cho rằng sự phát triển nghề trồng cà phê trong thế kỷ thứ 18 được bắt nguồn từ những cây cà phê chè có ở Yemen, do vậy Yemen còn được coi là trung tâm khởi nguyên thứ hai của cây cà phê chè. Từ đây cây cà phê chè được đem sang trồng ở Ả rập, thuộc địa của Harar rồi tới Mecca và các vùng khác trên thế giới theo bước chân của những người hành hương, truyền đạo.

Tuy nhiên lịch sử quá trình truyền bá của cây cà phê chè từ Ethiopia sang Yemen vẫn chưa được hoàn toàn sáng tỏ.

Charrier (1982) đã tóm tắt lịch sử quá trình phát tán của cây cà phê chè từ Yemen đến các nước châu Á, châu Mỹ và châu Phi như sau: vào khoảng thế kỷ 17 được dòng người Đông Ấn đem từ Yemen đến Ấn Độ và Indonesia. Từ đảo Java của Indonesia cây cà phê chè lại được đem về trồng tại vườn thực vật Amsterdam của Hà Lan và vườn của hoàng đế Pháp Louis 14.

Từ một cây cà phê duy nhất còn sống sót tại vườn thực vật ở Amsterdam được nhân lên và truyền sang các nước thuộc châu Mỹ tạo thành một giống gọi là Typica Cramer (Coffea arabica var. Typica Cramer). Hướng thứ hai là từ Yemen cây cà phê chè được đưa ra trồng ở đảo Bourbon (Reunion) qua cảng Moka vào những năm 1708-1718.

Từ đảo Bourbon lại được đem sang trồng ở các nước thuộc châu Mỹ tạo thành giống Bourbon (Coffea arabica var. Bourbon). Ngay trong thế kỷ 18 cả hai giống này đã được trồng hầu hết châu Mỹ. Tại Tanzania cộng đồng người Đức ở Đông Phi đã du nhập các giống cà phê chè từ Indonesia và các cố đạo dòng thánh Saint-Esprit đã truyền nguồn giống Bourbon từ đảo Bourbon về các nước châu Phi. Theo Charrier (1978) thì hầu hết các giống cà phê chè hiện nay đang được trồng trọt trên thế giới đều có nguồn gốc từ một số rất ít cây cà phê ở Yemen, chủ yếu là từ hai nguồn Bourbon và Typica nên nguồn di truyền rất hạn hẹp. Điều đó giải thích cho tính kém chống chịu được đối với các loại sâu bệnh hại và ít thích ứng với những điều kiện ngoại cảnh bất lợi.

1.2. Nguồn gốc cây cà phê vối

Cà phê vối (Coffea canephora Pierre) có nguồn gốc ở vùng Trung Phi, phân bố rải rác dưới các tán rừng thưa, thấp thuộc vùng châu thổ sông Congo khoảng giữa 10 vĩ bắc và 10 vĩ nam. Mặc dầu cà phê vối mọc hoang dại trong rừng từ Bờ Biển Ngà tới Angola nhưng mãi tới thế kỷ thứ 20 cà phê vối mới được con người trồng ở Tây Phi (Chevalier 1929). Cà phê vối đưa vào trồng ở Bờ Biển Ngà vào khoảng cuối năm 1927. Ngày nay Bờ Biển Ngà là quốc gia sản xuất cà phê vối lớn trên thế giới với sản lượng khoảng 1,5 triệu bao mỗi năm.

Theo Maitland (1926) mãi đến năm 1898 tên cà phê vối Coffea robusta mới được nghe thấy và đó là tên đặc biệt của mẫu vật cà phê được phát hiện ra vào năm 1893 bởi nhà thực vật học người Bỉ có tên là Emil Laurent. Cà phê vối Coffea canephora được mô tả bởi nhà thực vật học người Pháp Pierre vào năm 1897, chúng được thu thập bởi Klaine ở Gabon. Vật liệu trồng được lấy từ Congo đem tới Bỉ. Trong quyển danh mục các cây trồng mới ở các thuộc địa xuất bản năm 1900, Coffea canephora được liệt kê vào Coffea robusta và nó được biết đến trong thương mại như cà phê robusta để phân biệt với arabica.

1.3. Nguồn gốc cây cà phê mít

Cà phê mít (Coffea liberica Bull) có nguồn gốc từ vùng Tây Phi. Đây là loài cà phê mọc hoang dại ở vùng đất thấp được tìm thấy gần Monrovia của Liberia và sau đó được mở rộng ra trồng ở châu Phi.

Cà phê mít được nghiên cứu bởi Bull một người làm vườn ươm tại Chelsea, ông đã mô tả và đặt tên cho loài cà phê này vào năm 1874.

Cà phê mít C. Liberica được đặt tên để phân biệt loài cà phê này với các loài cà phê khác trong buôn bán thương mại.

2. Lịch sử phát triển của cây cà phê

2.1. Lịch sử phát triển của cây cà phê trên thế giới

Lịch sử phát triển cây cà phê trên thế giới đầu tiên là phải nói đến kỹ năng trồng trọt của người Hà Lan, họ đã đem hạt cà phê từ Yêmen tới Amsterdam để trồng. Tại đây người Hà Lan đã thành công trong việc trồng cà phê để lấy hạt, rồi từ đó đem đi trồng ở các thuộc địa của họ.

Trong những năm đầu của thế kỷ 18, các tín đồ công giáo đã phân phát hạt cà phê tới châu Phi, châu Á và châu Mỹ La tinh. Con đường phát tán hạt cà phê do con người di chuyển từ lục địa này sang lục địa khác có thể thấy như sau:

Cà phê chè có nguồn gốc ở Ethiopia và được trồng ở Yêmen trong khoảng thế kỷ thứ 14. Từ Yêmen cà phê được mang sang đảo Java của Indonesia trồng năm 1690. Từ đảo Java cây cà phê chè được đem đến trồng tại Amsterdam (Hà Lan) năm 1706 và sang Trung Mỹ và Colombia năm 1724. Từ Yêmen cà phê được mang đến Braxin (Nam Mỹ) năm 1715. Từ Java cà phê chè được mang đến trồng tại Papua Newguine năm 1700. Cà phê vối có nguồn gốc ở Trung Phi nhưng được trồng ở Tây Phi trong thế kỷ thứ 19. Từ Tây Phi và Madagasca, cà phê vối được đưa sang Nam Mỹ và Amsterdam vào năm 1899. Sau đó từ Amsterdam đưa sang Java (Indonesia) vào năm 1900. Từ Java cà phê vối lại trở về châu Phi vào năm 1912.

Lịch sử phát triển cây cà phê ở một số quốc gia sản xuất chính:

Braxin: Sau khi cà phê được đưa vào trồng đầu thế kỷ 18, Braxin nhanh chóng trở thành quốc gia sản xuất cà phê lớn nhất trên thế giới mà chủ yếu là cà phê chè với các giống như: Bourbon, Typica, Caturra, Mundo Novo,… Cà phế vối chiếm một diện tích nhỏ hơn. Theo Cheney (1925) cà phê được đưa vào Rio de Janeiro bởi tu sĩ người Bỉ có tên là Molke, ban đầu trồng một vài cây cà phê trong vườn của Tu viện Capuchin ở Adjuda vào năm 1774, mà bây giờ là trung tâm của Rio de Janeiro. Từ những cây này ông ta lập nên một trang trại gần đó. Giám mục của Rio là Joachim Bruner đã phân phát hạt giống và cây giống cà phê từ trang trại của Molke đến các tổ chức tôn giáo trong cả nước, mãi đến năm 1800 cà phê của Braxin mới mắt đầu xuất khẩu được 13 bao (mỗi bao 60 kg). Cà phê được trồng tại Braxin từ trước năm 1774, nhưng năm 1774 cà phê mới được trồng tại Rio. Cho đến cuối thế kỷ 19 tỉnh Rio de Janeiro vẫn là nơi sản xuất cà phê chính của Braxin. Hiện nay Braxin là nước sản xuất cà phê chè lớn nhất trên thế giới với sản lượng hàng năm trên 40 triệu bao (tương đương 2,4 triệu tấn), cà phê vối đứng thứ hai trên thế giới, khoảng 14 triệu bao (tương đương 840 ngàn tấn).

Indonexia: Cà phê chè được trồng tại Java (indonexia) vào năm 1690 bởi người Hà Lan. Cho đến thập niên 1880-1890 diện tích cà phê chè tại Indonexia giảm xuống rất nhanh do bệnh gỉ sắt tấn công. Như vậy cũng tại thời điểm đó các diện tích cà phê chè phần lớn được thay thế bằng cà phê vối và cà phê mít. Hiện nay Indonexia là nước sản xuất cà phê vối đứng thứ ba trên thế giới với sản lượng hàng năm khoảng 10 triệu bao (tương đương 600 ngàn tấn). Cà phê chè tập trung ở vùng phía bắc Sumatra do đất đai bằng phẳng và điều kiện thời tiết thuận lợi nên sản lượng cũng khá cao. Vụ năm 2016/2017, sản lượng cà phè chè của Indonexia đạt 1,3 triệu bao (tương đương 78 ngàn tấn).

Ấn Độ: Cà phê chè đưa vào Ấn Độ năm 1670 từ Yêmen bởi người Pháp. Nhưng mãi đến thập niên 1820 cà phê mới được người dân trồng trọt. Cà phê chè trồng trong giai đoạn đó gặp nhiều khó khăn do bệnh gỉ sắt tấn công nên diện tích bị giảm sút. Đến năm 1920 Ấn Độ nghiên cứu thành công giống cà phê có tên là Kent kháng cao với bệnh gỉ sắt. Cùng với cà phê chè thì cà phê vối cũng là loài quan trọng được trồng nhiều ở Ấn Độ với mục đích thương mại. Hiện nay Ấn Độ là nước sản xuất cà phê vối đứng thứ tư trên thế giới, với sản lượng hàng năm khoảng 3,7 triệu bao (tương đương 222 ngàn tấn), cà phê chè khoảng 1,6 triệu bao (tương đương 96 ngàn tấn).

Colombia: Cà phê đưa đến Colombia vào đầu thế kỷ 19 bởi người Pháp. Colombica chủ yếu trồng cà phê chè. Hiện nay Colombia là nước sản xuất cà phê chè đứng thứ hai trên thế giới chỉ sau Braxin với sản lượng hàng năm khoảng 13 triệu bao (tương đương 780 ngàn tấn).

Ethiopia: Ethiopia được biết đến là nguồn gốc của cây cà phê chè mọc hoang dại trong rừng trước khi được phát hiện bởi con người vào thế kỷ thứ 10. Cà phê chè được trồng chủ yếu ở cao nguyên Kaffa và Buno của Ethiopia. Hiện tại Ethiopia có khoảng 400 ngàn ha cà phê chè với sản lượng trung bình hàng năm khoảng 6,5 triệu bao (tương đương 390 ngàn tấn).

Bờ biền Ngà: Cà phê vối được trồng ở Bờ biển Ngà vào năm 1930 bởi người Pháp. Hiện nay Bờ biển Ngà là quốc gia sản xuất cà phê vối lớn trên thế giới với sản lượng hàng năm khoảng 1,5 triệu bao (tương đương 90 ngàn tấn).

Mexicô: Cà phê được trồng ở Mexico vào cuối thế kỷ 18, ngày nay cà phê chè là sản phẩm xuất khẩu chính của Mexixo với sản lượng trung bình hàng năm khoảng 3,2 triệu bao (tương đương 192 ngàn tấn).

Guatemala: Cây cà phê đưa vào Guatemala năm 1750 nhưng đến năm 1850 nó mới bắt đầu được trồng trọt. Guatemala chủ yếu trồng cà phê chè với sản lượng hàng năm khoảng 3 triệu bao (tương đương 180 ngàn tấn).

Costa Rica: Cà phê được trồng ở Costa Rica vào cuối thập niên 1700. Costa Rica chủ yếu trồng cà phê chè bao gồm các giống như Mundo Novo, Caturra và Catuai. Hiện nay Costa Rica cũng là quốc gia sản xuất cà phê chè lớn trên thế giới với sản lượng trung bình hàng năm khoảng 1,4 triệu bao (tương đương 84 ngàn tấn).

2.2. Lịch sử phát triển của cây cà phê ở Việt Nam            

Cây cà phê được đưa vào Việt Nam vào cuối thế kỷ 19. Nó được trồng rộng rãi trong các đồn điền vào đầu thế kỷ thứ 20. Lúc đó người ta trồng cả 3 loại cà phê là cà phê chè, cà phê vối và cà phê mít. Năm 1930 diện tích cà phê ở Việt Nam có 5.900 ha, trong đó có 4.700 ha cà phê chè, 300 ha cà phê vối và 900 ha cà phê mít. Qua nhiều năm trồng cà phê, kết quả cho thấy cà phê chè (arabica) không cho kết quả mong muốn vì cà phê bị sâu đục thân (Xylotrechus quadripes) và nấm gỉ sắt (Hemileia vastatrix) phá hoại. Cà phê vối (robusta) thì không phát triển tốt ở miền Bắc do có mùa đông nhiệt độ quá thấp so với yêu cầu sinh thái của cây này.

Chỉ có cà phê mít (excelsa) sinh trưởng khỏe, cho năng suất khá, song giá trị thương phẩm lại thấp. Và lúc đó chuyên gia nước ngoài đã khuyến cáo không nên trồng cà phê chè ở Việt Nam và chỉ trồng cà phê vối ở phía nam và cà phê mít ở phía bắc (Chatot – Cây cà phê ở Đông Dương, 1940). Vào những năm 1960-1970 ở miền Bắc Việt Nam, hàng loạt nông trường quốc doanh được thành lập, trong đó có hàng chục nông trường trồng cà phê, và trồng cả 3 loại là cà phê chè, cà phê vối và cà phê mít. Tình hình phát triển của cà phê những năm này cũng không mấy khả quan và đến đầu thập niên 70 người ta đã kết luận không trồng được cà phê ở phía bắc. Cho đến năm 1975 cả nước trên hai miền nam bắc mới chỉ có khoảng 13.000 ha cà phê với sản lượng khoảng 6.000 tấn.

Và cũng từ sau năm 1975 ngành cà phê Việt Nam mới đi vào thời kỳ phát triển mạnh mẽ. Năm 1980 một chương trình phát triển cà phê ở Việt Nam do Công ty cà phê ca cao thuộc Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm (nay là Bộ Nông nghiệp và PTNT) xây dựng trình lên Thường trực Hội đồng Bộ trưởng và được cho phép thực hiện. Tiếp đó là hàng loạt các hiệp định hợp tác sản xuất cà phê được ký kết giữa chính phủ Việt Nam và Liên Xô (trồng mới 20.000 ha cà phê), Cộng hòa Dân chủ Đức (10.000 ha), Bungary (5.000 ha), Tiệp Khắc (5.000 ha) và Ba Lan (5.000 ha).

Năm 1982 Liên hiệp các xí nghiệp cà phê Việt Nam được thành lập theo Nghị định 174 của Hội đồng Bộ trưởng với sự tham gia của 3 sư đoàn quân đội và một số công ty thuộc Bộ Nông nghiệp và các địa phương của Đăk Lăk, Gia Lai, Kon Tum. Chương trình phát triển cà phê được mở rộng trên các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Loại cà phê được chọn để mở rộng diện tích là cà phê vối, đây là giống cà phê ưa điều kiện khí hậu nóng ẩm và nhất là ít bị tác hại của bệnh gỉ sắt.

Năm 1986 Liên hiệp các xí nghiệp cà phê Việt Nam được sự hỗ trợ của các Bộ như: Nông nghiệp, Kế hoạch, Tài chính, Ngoại thương… đã tổ chức Hội nghị phát triển cà phê trong các hộ gia đình nông dân ở Tây Nguyên, Duyên hải Miền Trung và Đông Nam Bộ, gọi là Hội nghị cà phê nhân dân lần thứ nhất. Cùng với chính sách mới và có sự kích thích mạnh mẽ của giá cà phê trên thị trường quốc tế đang lên cao lúc đó, nên ngành cà phê Việt Nam đã phát triển nhanh và mạnh hơn. Cho đến năm 2000 diện tích cà phê của cả nước đã lên tới nửa triệu ha với sản lượng hàng năm trên 80 vạn tấn. Giống cà phê được trồng theo chương trình 1980 là cà phê vối vì trong thời gian này bệnh gỉ sắt vẫn còn là mối đe dọa nghiêm trọng cho cà phê chè. Cho đến những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ 20 ngành cà phê Việt Nam mới đưa giống cà phê Catimor của loài cà phê arabica vào sản xuất. Từ đó cà phê arabica bắt đầu được trồng ở Việt Nam với giống chống bệnh gỉ sắt Catimor. Đó cũng là cơ sở để Tổng công ty cà phê Việt Nam xây dựng chương trình phát triển cà phê arabica ở Việt Nam. Lịch sử của cây cà phê của Việt Nam đã tăng với tốc độ rất nhanh kể từ sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Ở thời điểm này diện tích cà phê của cả nước chỉ có 13.400 ha, sản lượng 6.100 tấn. Sau hơn 40 năm phát triển đến nay cả nước có trên 645.000 ha, sản lượng trung bình khoảng 1,4 triệu tấn.

5 quốc gia sản xuất cà phê hàng đầu ở Mỹ Latinh năm 2022


Bảng diện tích và sản lượng cà phê Việt Nam qua các thời kì.

Năng suất cà phê Việt Nam đã tăng đáng kế trong 10 năm trở lại đây. Năm 2005 năng suất cà phê trung bình chỉ 16,0 tạ/ha thì đến nay năng suất trung bình đạt 24,5 tạ/ha. Năng suất cao đóng vai trò quan trọng nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành hàng cà phê Việt Nam trên thế giới. Chất lượng cà phê nước ta cũng được nâng lên nhờ diện tích trồng các giống mới tăng, canh tác theo quy trình nông nghiệp tốt. Đến nay cả nước có trên 197 ngàn ha thực hiện UTZ, 60 ngàn ha thực hiện 4C và 40 ngàn ha thực hiện Rainforest với sản lượng trên 600 ngàn tấn cà phê nhân được chứng nhận.

Xuất khẩu cà phê cũng tăng mạnh từ năm 1995 trở lại đây. Năm 1995 xuất khẩu được 233 ngàn tấn thì năm 2016 xuất khẩu trên 1,7 triệu tấn, tăng 7,7 lần so với 1995 và tăng 2 lần so với năm 2005, cà phê trở thành nông sản có kim ngạch xuất khẩu đứng hàng đầu của Việt Nam.

1. Đoàn Triệu Nhạn, 1999. Cây cà phê ở Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

2. Phan Quốc Sủng, 2011. Những nội dung khoa học kỹ thuật có quan hệ đến sản xuất cà phê đạt hiệu quả cao và bền vững. Nhà xuất bản Nông nghiệp 2011.

3. Coffee: Growing, Processing, Subtainable Production, 2014. Jean Nicolas Wintgent, Sponsored by Nestlé.

4. Coffee Botany, Biochemistry and production of Beans and Beverage. Edited by M.N.CLIFFORD and K.C.WILLSON.

5. Coffee, Gordon Wrigley AICTA, 1988


(Nguồn: http://wasi.org.vn/)

.................
CÁC VÙNG TRỒNG CÀ PHÊ TRÊN THẾ GIỚI

Với điều kiện tự nhiên cũng như khí hậu nhiệt độ tương đối thuận lợi mới sản xuất cho ra được những hạt cà phê chất lượng. Điều kiện như vậy được tìm thấy trên khắp thế giới tại các địa điểm dọc theo vùng Equatorial, giữa vĩ độ 25 độ Bắc và 30 độ Nam. Bên cạnh vị trí địa lý, còn rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hạt cà phê. Như địa hình, cao độ, thổ nhưỡng của đất, khí hậu, lượng mưa,…. Cùng với đó là vai trò đặc biệt của người nông dân ảnh hưởng lối canh tác, chế biến cà phê. Thậm chí cùng một vùng trồng cà phê nhưng mỗi nông hộ lại cho ra chất lượng cũng nhưng hương vị hoàn toàn khác nhau.

5 quốc gia sản xuất cà phê hàng đầu ở Mỹ Latinh năm 2022

Có 3 vùng trồng cà phê trên thế giới

Châu Phi: Với trọng tâm là các nước Trung và Đông phi. Đã có những thị trường xuất khẩu cho hạt cà phê từ Kenya, Burundi, Malawi, Rwanda, Tanzania, Zambia
Châu Mĩ: Với hai khu vực chính là vùng cà phê Trung Mỹ và Nam Mỹ như: Brazil, Cuba, Colombia, Costa Rica, Jamaica, Ecuador, El Salvador, Paraguay, Guatemala, Honduras,  Mexico, Nicaragua, Panama, Hawaii…
Châu Á: Một số quốc gia Đông và Tây Nam Á như: Ấn độ, Yemen, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam.

CHÂU MỸ

Các nước thuộc châu Mỹ cung cấp đa số nhân hạt cà phê cho thế giới, nhưng sự đa dạng và chất lượng hạt cà phê xuất khẩu chênh lệch nhau rất nhiều. Với sản lượng cà phê Brazil cung cấp một phần ba tổng nguồn cung cho thị trường quốc tế. Nhắc đến châu Mỹ không thể không nhắc đến Panama với giống cà phê Geisha nổi tiếng khắp thế giới. Du lịch sinh thái cùng sự quan tâm đến các phương pháp nông nghiệp bền vững và hợp tác đang thay đổi cách các vườn trồng cà phê ở châu Mỹ thu hoạch và canh tác cây cà phê.

Quần đảo Hawaii 
Hawaii là một trong những vùng trồng cà phê nổi tiếng nhất thế giới, và nổi tiếng nhất là tỉnh Kona nằm trên đảo Big Island. Với cà phê Kona nổi tiếng là giống Arabica trồng hai bên sườn ngọn núi lửa Hualalai và Mauna Loa. Với chất lượng tuyệt hảo cà phê Kona có giá thành rất đắt và cực kì hiếm trên thị trường vì chỉ được sản xuất rất ít. Cộng thêm với việc luật trên đảo bắt buộc phải chỉ rõ số lượng cà phê từ Kona trên đó, và việc dùng mác 100% cà phê Kona được quản lý nghiêm ngặt.

Phân cấp cà phê của Kona
Kona có hệ thống phân cấp cà phê riêng, hầu hết dựa vào kích thước hạt cà phê, nhưng cũng được chia làm Type 1 (Loại 1) và Type 2 (Loại 2). Type 1 được dùng cho các hạt cà phê bình thường, với 2 hạt một quả, trong khi Type 2 chỉ gồm có những đơn nhân (chỉ có 1 hạt trong quả cà phê).

Hương vị phổ biến: Độ axít rõ nét, vị đầy, ngọt và hương vị trái cây
Phương pháp chế biến: Tự nhiên
Khu vực trồng đáng chú ý: Kauai, Maui và Honolulu, Kone


A. VÙNG CÀ PHÊ TRUNG MỸ
Mexico:
 Những cây cà phê đầu tiên có thể được mang vào Mexico vào khoảng năm 1785. Hầu hết cà phê ở Mexico được sản xuất bởi các nông hộ nhỏ, thay vì các chuỗi trang trại lớn. Các vùng trồng cà phê chủ yếu ở Mexico: Chiapas,  Oaxaca,  Veracruz. Cà phê của Mexico khá đa dạng dọc suốt các vùng trong nước, từ độ tròn trịa của hương vị nhẹ, tinh xảo cho đến những cà phê ngọt hơn với caramel, kẹo đường bơ hay vị sô-cô-la trong tách cà phê.

Hương vị phổ biến: Độ axít rõ nét, body thấp, hương vị sâu
Phương pháp chế biến: Khô
Khu vực trồng đáng chú ý: Oaxaca, Chiapas, Veracruz

Guatemala:

Cây cà phê đầu tiên được đưa vào Guatemala là vào khoảng những năm 1750. Nhưng mãi vào  năm 1871 cà phê ở Guatemala mới có bước chuyển mình đầy dữ dội.
Vì vậy, đến năm 1880, cà phê đã chiếm khoảng 90% xuất khẩu của Guatemala. Các vùng trông cà phê chủ yếu là San Marcos, Acatenango, Atitlan, Coban và đặc biệt là cao nguyên Huehuetenango. Đây là một trong những vùng nổi tiếng ở Guatemala, cao nguyên Huehuetenango với ngọn núi lửa cao nhất ở Trung Mỹ và chúng rất thích hợp cho trồng cà phê. Nơi này có lẽ là nơi lệ thuộc nhiều nhất vào cà phê làm hàng xuất khẩu và có một số loại cà phê thật sự đáng kinh ngạc ở đây.

Hương vị thông thường: Body đầy đủ, hương vị của chocolate, mạch nha
Phương pháp chế biến: Ướt
Vùng trồng đáng chú ý: Antigua, Atitlán, Huehuetenango, Nuevo Oriente

Nicaragua: 

Từ năm 1840 đến năm 1940 là quãng thời gian bùng nổ cà phê ở Nicaragua. Trong quãng thời gian này cà phê ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế. Khi cà phê lấy được cả giá trị và tầm quan trọng, nó cũng cần thêm tài nguyên và lao động. Đến năm 1870, cà phê là nguồn thu hoạch xuất khẩu chính của Nicaragua. Với các vùng trồng chính như Jinotega, Matagalpa cùng các giống cà phê chủ đạo Caturra, Buorbon. Cà phê của Nicaragua với hương thơm ngọt ngào, mùi mật ong, socola và cam quýt quyện vào nhau. Cho cảm giác uống cực kỳ dễ chịu.

Hương vị thông thường: Hương thơm ngọt ngào, socola
Phương pháp chế biến: Ướt
Vùng trồng chủ đạo: Managua, Diriamba, San Marcos, Jinotepe

Jamaica:
Nổi tiếng với cà phê Blue Mountain. Được trồng ở Blue Mountains của Jamaica. Các loại cà phê Blue Mountain tốt nhất được ghi nhận với hương vị nhẹ nhàng và it đắng
Trong vài thập kỷ qua, loại cà phê này đã phát triển một danh tiếng đã biến nó trở thành một trong những loại cà phê đắt giá nhất và được tìm kiếm nhiều nhất trên thế giới. Hơn 80% của tất cả Jamaica Blue Mountain Coffee được xuất khẩu sang Nhật Bản. Độ cao lên đến 2000 mét, chúng là một trong những ngọn núi cao nhất trong vùng biển Caribbean. Khí hậu của vùng là mát mẻ và sương mù với lượng mưa cao. Đất giàu khoáng chất, với hệ thống thoát nước tuyệt vời. Sự kết hợp của khí hậu và đất được coi là lý tưởng cho cà phê.

Costa Rica:
Cà phê đã được trồng ở Costa Rica từ đầu thế kỷ 19. Khi đất nước giành độc lập từ tay Tây Ban Nha từ năm 1821, chính phủ thành phố đã phát hạt cà phê miễn phí để khích lệ sản xuất. Các thống kê cho thấy có khoảng 17000 cây ở Costa Rica ở giai đoạn đó.
Không thể chối cãi rằng cà phê Costa Rica có một danh tiếng tốt và đạt được giá tốt trong một khoảng thời gian dài. Có một động lực vào nửa cuối thể kỷ 20 để chuyển sang trồng các giống năng suất cao thay vì những giống cổ truyền. Khi năng suất cao có ý nghĩa kinh tế hơn, nhiều người trong ngành cà phê Specialty cảm thấy chất lượng tách cà phê giảm đi. Tuy nhiên, đã có những thay đổi gần đây, thu hút được một lượng quan tâm lớn trở lại với cà phê chất lượng cao sản xuất trong nước.

Hương vị phổ biến: Độ sáng cao, body dày, sạch,
Phương pháp chế biến: Ướt, honey
Khu vực trồng đáng chú ý: Tarrazu, Tres Rios, Herediá, và Alajuela

Panama: 
Các cây cà phê được đưa đến Panama từ những người nhập cư Châu Âu đầu tiên vào đầu thế kỷ 19. Trong quá khứ, Panama không có danh tiếng tốt về cà phê, và ngành sản xuất cà phê là khoảng một phần mười của nước lân cận Costa Rica. Nhưng ngày nay, có sự gia tăng quan tâm từ cộng đồng ngành cà phê Specialty do những loại cà phê chất lượng cao mà nơi này tạo nên.Tính chất địa lý của Panama đã tạo ra những nơi khí hậu khác nhau giữa những vùng trồng cà phê. Ở đây cũng có những nhà sản xuất hết sức lành nghề và đam mê đang trồng cà phê.

Điều này có nghĩa có một số cà phê chất lượng tuyệt vời được tạo ra ở đây, tuy chúng thường đi chung với giá tương đối cao. Giống cà phê Geisha nổi tiếng đặc trưng thường gợi nhớ đến Panama. Với hương vị ngọt ngào, hậu vị chua thanh và đắng dịu xen lẫn, hương vị phong phú cực độ, thậm chí có cả mùi trái cây chín như xoài, đu đủ, đào pha với mật ong, mùi cỏ cây, mùi trái dâu rừng chung với mùi đường mạch nha…

Hương vị phổ biến: Độ chua sáng, body trung bình, cam quýt, hoa
Phương pháp chế biến: Ướt, khô
Các khu vực phát triển đáng chú ý: Boquete, Renacimiento, Volcán

B. VÙNG CÀ PHÊ NAM MỸ
Colombia:
Cà phê được sản xuất đầu tiên ở Colombia vào năm 1723 bởi người Jesuits, tuy cũng có nhiều người trồng khác. Cà phê lan rộng từ từ như một cây canh tác thương mại tới nhiều vùng trong đất nước, nhưng việc sản xuất không đáng kể cho tới gần cuối thế kỷ 19. Đến năm 1912, cà phê chiếm khoảng 50% xuất khẩu của Colombia.

Colombia có những vùng trồng được phân chia rõ rệt, và họ sản xuất một số lượng giống cà phê rất ấn tượng. Cho dù bạn muốn cà phê cân bằng, đậm đà, hay một cái gì đó rung động và hương trái cây rất có thể có một loại cà phê từ Colombia đáp ứng được tiêu chuẩn này. Hương vị chủ đạo ở Colombia có hương vị rất đa dạng, từ những loại nặng hơn, nhiều vị sô cô la hơn, đến những loại giống mứt, ngọt, và giàu hương vị trái cây. Các hương vị thay đổi rất đa dạng qua nhiều vùng

Hương vị phổ biến: Độ chua và body trung bình, cam quýt
Phương pháp chế biến: Ướt, tự nhiên
Khu vực phát triển đáng chú ý: Antioquia, Boyacá, Huila, Santa Marta, Quindio

Brazil:
Là nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới trong suốt 150 năm. Ngày nay, Brazil trồng khoảng một phần ba lượng cà phê thế giới. Trong quá khứ, thị trường của cà phê Brazil có lúc chiếm đến 80%. Cả hai loại cà phê arabica và robusta  đều được trồng ở đất nước này nhưng các vùng trồng chúng là khác nhau. Khí hậu  ,môi trường xung quanh, chất lượng giống và độ cao quyết định phần lớn cho sự phát triển của cây cà phê ở đây. Một tách cà phê hảo hạng Brazil là một cái gì đó rất rõ ràng, ngọt ngào, thể chất vừa vặn, có axit thấp.

Hương vị phổ biến: Độ chua thấp, dễ chịu, trái cây,
Phương pháp chế biến hoa : Ướt, khô, mật ong
Khu vực đáng chú ý: Bahia, Espírito Santo, Minas Gerais, San Janeiro, São Paulo

CHÂU PHI

Được biết đến như là cái nôi của cà phê. Châu Phi là cội nguồn khơi ngợi nhiều sự hấp dẫn trong hương vị cà phê từ vị trí địa lý, khí hậu, kinh tế

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp các bạn khám phá về Châu Phi với phong cảnh hùng vĩ, cùng những lịch sử lâu đời gắn bó giữa cà phê và con người nơi đây. Và hơn cả sẽ giúp bạn có thêm kiến thức vô cùng phong phú, để bạn có thể chọn lựa những hương vị cà phê mong muốn với sở thích khẩu vị của mình.

Ethiopia – Cái nôi của cà phê
Sản xuất cà phê ở Ethiopia là một truyền thống lâu đời có từ hàng chục thế kỉ trước. Truyền thuyết kể lại rằng vào năm 800 trước công nguyên. Anh chàng Kaldi là một người chăn dê đã phát hiện ra hạt cà phê, sau khi chứng kiến ​​những chú dê ăn một loại quả lạ và chảy nhảy không biết mệt mỏi cho đến tận khuya. Câu chuyện được kể lại với các thầy tu và từ đó cây cà phê được biết đến. Câu chuyện này nghe thật thú vị, nhưng thực tế, có khả năng là những người trong bộ tộc Galla du mục đầu tiên đã khám phá ra cây cà phê và những đặc tính tiếp thêm sinh lực của nó.

Là nơi sinh ra của cà phê, Ethiopia có 99% sự đa dạng di truyền thực vật cà phê trên thế giới. Tức là, những nghiên cứu duy truyền học cho thấy các giống cà phê được trồng & sản xuất toàn thế giới ngày nay chỉ chiếm không qua 1% số giống loài cà phê hiện diện ở Ethiopia. Điều này khiến cà phê ở Ethiopia trở thành địa danh về sự đa dạng cà phê và kì lạ nhất trên thế giới. Ethiopia là nước trồng cà phê lớn thứ 5 trên thế giới.

Hương vị phổ biến: Vị tươi sáng cân bằng, ngọt dịu, hương chanh, hoa quả nhiệt đới
Độ cao hoàn hảo: từ 1500-2200m
Phương pháp chế biến: Tự nhiên, uớt
Các vùng trồng cà phê nổi tiếng: Sidama (Sidamo), Yirgacheffe, Harrar, Gesha

Kenya:
Là nước láng giềng nằm sát với Ethiopia. Nhưng phải đến 1893 cà phê thực sự mới được trồng bởi các nhà truyền giáo Pháp. Và đến năm 1896 mới cho vụ mùa đầu tiên. Cà phê ở Kenya nổi tiếng với chất lượng và thường được phân loại nhiều cấp:

E: Các hạt Elephant Beans (Hạt Voi)
AA: Cấp thông thường cho các loại hạt lớn ( Kích cỡ sàng 18) hay 7,22mm
AB: Kết hợp giữa A (Sàn cỡ 16) và B (Sàn cỡ 15)
PB: Đùng cho hạt đơn nhân ( Giống hạt Culi )
Cà phê Kenya có mùi hương rất mạnh. Và nếu bạn nhấp một ngụm nhỏ thôi bạn cũng sẽ nghe thấy trong miệng mình sự gào thét mãnh liệt của nho đen, mận, hoa tươi. Sau đó sẽ là vị ngọt của siro mạch nha, dù khá cân bằng những vẫn rất “đã”. Bạn có tham khảo để biết rõ hơn về hạt cà phê Kenya AA Asali tại đây

Hương vị phổ biến: Nho đen, mận, hoa tươi, vị ngọt tối
Độ cao: 1200 – 2300m
Phương pháp chế biến: Ướt
Các vùng trồng cà phê nổi tiếng: Bungoma, Kiambu, Mt. Elgon, Nyeri

Rwanda:
Cà phê du nhập vào Rwanda bởi các nhà truyền giáo Đức vào năm 1904. Nhưng do cuộc diệt chủng Rwanda năm 1994 đã tàn phá nền kinh tế và ngành công nghiệp cà phê của đất nước, Rwanda đã trở thành một bức tranh đầy cảm hứng về sự hòa giải và tiến bộ. Sự thăng trầm của lịch sử đã khiến cà phê Rwanda được đánh giá chất lượng kém bị phân loại C. May mắn thay vào đầu những năm 2000 chính phủ đã khuyến khích người dân phát triển cà phê theo hướng Specialty Coffee. Và sự ra đời của trạm rửa đầu tiên với sự hỗ trợ của USAID (Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ) năm 2004 đã mang lại tiềm năng phát triển cà phê chất lượng cao ở Rwanda

Ngày nay Rwanda dù chỉ đóng góp 0,2% sản lượng cà phê toàn cầu, nhưng hầu hết đều có chất lượng tuyệt vời, hương vị tươi sáng của táo đỏ và nho. Vị trái mọng nước và hương hoa khá ngon

Hương vị phổ biến: Đất, trái cây, hương hoa
Độ cao: 1600 – 2000m
Phương pháp chế biến: Chủ yếu là chế biến khô
Các vùng trồng cà phê nổi tiếng: Hồ Kivu, Butare, Nyanza, Quận Ngoma

Burundi:
Cà phê được du nhập vào Burundi trong những năm 1920 dưới sự đô hộ của Bỉ. Đây là giai đoạn tươi sáng của ngành cà phê thế giới khi mà nhu cầu về cà phê ở châu Âu tăng mạnh, nhưng lại khá đen tối với Burundi,  Người nông dân phải trồng cà phê do đàn áp, và giá trị không cao. Khi Burundi dành độc lập vào năm 1960 sản xuất cà phê được tư nhân hóa nhưng do kiến thức, giống nên cà phê ở Burundi có chất lượng rất kém

Mãi đến thập kỷ đầu tiên của năm 2000, lấy cảm hứng từ sự thành công của nước láng giềng Rwanda trong việc tái thiết đất nước bằng cây cà phê, ngành cà phê của Burundi được chú trọng đầu tư và phát triển rõ rệt. Cà phê tuyệt vời ở Burundi có thể dễ dàng nhận biết được với các chuyên gia bởi độ chua kỳ lạ của chúng và hương vị như soda

Hương vị phổ biến: Ngọt, cay, hương hoa rất sắc nét
Độ cao: 1.250 đến 2.000m
Phương pháp chế biến: Hầu hết chế biến ướt, một phần chế biến khô
Các vùng trồng cà phê nổi tiếng: Gitega, Karuzi, Kayanza, Kirundo, Muyinga, Ngozi

Uganda:
Với diện tích chủ yếu là trồng Robusta. Những năm 1900 Uganda đã tăng sản lượng Arabica từ khi các giống cà phê từ Ethiopia và Malawi được nhập về. Tính đến năm 2015, Uganda đã vượt lên Mexico để trở thành nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 8 trên thế giới.

Tương tự như Ấn Độ, Uganda gần đây đã chứng kiến ​​sự gia tăng của một số loại cà phê robusta đặc sản hiếm. Điều này có thể là do các kỹ thuật trồng trọt của người nông dân hoặc dinh dưỡng từ đất núi lửa màu mỡ. Cà phê ở Uganda có hương vị của Socola ngọt ngào, rượu vang

Hương vị phổ biến: Socola, đất, rượu vang
Độ cao: 1500-2.300m
Phương pháp chế biến: Hầu hết chế biến ướt
Các vùng trồng cà phê nổi tiếng: Mbale, Bugisu, Kibale

Bờ Biển Ngà
Nằm ở cuối phía tây của Bắc Phi là cộng hòa Bờ Biển Ngà. Với giống cà phê chủ yếu là Robusta, được thực dân Pháp đưa vào 1800. Cà phê đã nhanh chóng trở thành mặt hàng xuất khẩu lớn. Trong một thời gian ngắn sau Thế chiến II, Bờ Biển Ngà là nước xuất khẩu cà phê số 3 trên thế giới

Biến động dân sự và chính trị đã khiến ngành cà phê của nước này rơi trở lại nước xuất khẩu lớn thứ 14 trên thế giới, nhưng chính phủ hiện tại lạc quan và hy vọng ngành công nghiệp sẽ tăng 400% vào năm 2020.

Hương vị phổ biến: Sô cô la, các loại hạt
Độ cao: 1500-2.300m
Phương pháp chế biến: Chế biến Khô, Ướt

CHÂU Á

Cà phê trên thế giới đã thay đổi và phát triển rất nhiều so với những thập kỉ trước đấy. Điều đó có nghĩa là cà phê sẽ có nhiều hương vị hơn để bạn có thể thưởng thức. Và hơn hết, bạn có thể rất dễ dàng để đặt mua chúng ở bất kì đâu, bất kì lúc nào

Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ cho các bạn đến những vùng trồng cà phê nổi tiếng của châu Á và bán đảo Ả Rập. Vì khu vực này có rất nhiều vùng trồng cà phê nên tôi sẽ chủ yếu giới thiệu những vùng trồng cà phê nổi tiếng về chất lượng.

Ấn Độ – đất nước tôn giáo
Được biết đến như đất nước đầu tiên trồng cà phê bên ngoài Đông Phi và bán đảo Ả Rập. Hạt cà phê được những người Hồi Giáo Baba Budan mang bất hợp pháp vào Ấn Độ năm 1670, khi trở về từ Mecca. Cà phê được trồng đầu tiên ở quận Chikmaglur của vùng Karnataka

Hầu hết cà phê được trồng ở Ấn Độ là Arabica cho đến khi một dịch bệnh bùng phát và gần như xóa sạch ngành cà phê của nước này vào năm 1850. Sau đó, người nông dân trên khắp đất nước Ấn Độ đã trồng lại các giống cà phê Robusta với khả năng chống chịu bệnh tốt hơn. Do đó cà phê có nguồn gốc ở Ấn Độ thường là cà phê Robusta có vị đắng và được đánh giá thấp

Hương vị phổ biến: đậm đà, sánh và có nồng độ acid thấp, nhưng lại ít khi có được sự đa dạng về chiều sâu hương vị
Độ cao hoàn hảo: từ 400-2000m
Phương pháp chế biến: Tự nhiên, uớt, Monsooned gần giống với phương pháp chế biến khô nhưng thời gian phơi kéo dài thường từ 3-4 tháng
Các vùng trồng cà phê nổi tiếng: Baba bundan, Niligris, Shevaroys,…
Các giống phổ biến: S795, Kent, Cauvery, các giống Robusta

Indonesia – Cà phê chồn
Được biết đến như là đất nước canh tác cây cà phê rất sớm. Từ năm 1699 cây cà phê đầu tiên đã được trồng thành công ở Jakarta – Indonesia và đặt dấu mốc cho sự phát triển của cây cà phê ở Indonesia. Vào năm 1719 cà phê từ Indonesia đã có mặt tại Châu Âu với cái tên “cà phê Java”. Sự thành công này không chỉ tại Indonesia mà có ảnh hưởng to lớn đến sản xuất cà phê toàn cầu. Kể từ đó tên Java và Sumatra – đã trở thành đại diện cho cà phê với chất vị hảo hạng trong nhiều thế kỷ qua.

Một điều đặc biệt ở Indonesia, Cà phê ở đây được chế biến hỗn hợp (hybrid process) kết hợp giữa chế biến ướt và xử lý tự nhiên. Quá trình chế biến bán ướt (semi-washed) này có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tách cà phê. Nó giảm độ acid một cách đáng kể, và dường như tăng thêm thể chất, tạo nên một tách cà phê mềm hơn, tròn vị hơn và thể chất dày hơn. Cà phê chồn- Kopi Luwak cũng rất nổi tiếng ở Indonesia nhưng tôi không muốn đề cập đến nó trong bài viết này vì một số nguyên do

Hương vị phổ biến: Cà phê semi-washed thường rất đậm đà, có vị giống đất, gỗ, hương liệu và rất ít acid
Độ cao hoàn hảo: từ 900 – 1800m
Phương pháp chế biến: chế biến bán ướt (semi-washed)
Các vùng trồng cà phê nổi tiếng: Sumatra, Java, Sulawesi, Flores,…
Các giống phổ biến:  Typica, Ateng, USDA

Papua New Guinea (PNG)
Nhiều người liên hệ cà phê Papua New Guinea với cà phê từ Indonesia, nhưng quả là không công bằng khi nói như vậy. Khi nói về cà phê, Papua New Guinea có chỗ đứng hoàn toàn riêng biệt. Cà phê được trồng khá sớm, vào những năm 1890, nó không được xem là một sản phẩm thương mại trong thời gian đầu. Vào năm 1926, 18 trang trại quy mô được thành lập từ những hạt giống từ núi Bluemoutain thuộc Jamaica. Đến năm 1928, sản xuất cà phê chính thức được nở rộ

Bắt đầu năm 1950 Cà phê được trồng ở Sigri, nằm trong thung lũng Wahgi, thuộc tỉnh Western Highlands đã trở nên nhanh chóng nổi tiếng và được công nhận là cà phê dành cho người sành điệu ngon nhất thế giới. Hầu hết cà phê của Papua New Guinea được sản xuất ở những vùng Cao Nguyên, và những vùng này cho thấy được nhiều tiềm năng tuyệt vời cho việc sản xuất một số loại cà phê hảo hạng trong tương lai.

Hương vị phổ biến: hương vị bơ, độ ngọt cao và độ phức tạp hương vị tuyệt vời
Độ cao hoàn hảo: từ 1000-1900m
Phương pháp chế biến: Tự nhiên, uớt
Các vùng trồng cà phê nổi tiếng: Cao nguyên phía Đông, Cao nguyên phía Tây, Tỉnh Simbu,…
Các giống phổ biến: Bourbon, Typica, Arusha

THÁI LAN
Sản xuất cà phê vào đầu những năm 1900, nhưng mãi đến năm 1979 cà phê ở Thái Lan mới được xuất khẩu. Cà phê xuất khẩu chủ yếu là cà phê Robusta do 90% diện tích trồng đa phần là Robusta, Nhưng theo tìm hiểu thì ở một số vùng đặc biệt là các vùng phía Bắc của Thái Lan vẫn trồng một số dòng Arabica đặc biệt. Và hầu hết các mặt hàng Arabica này chủ yếu chỉ xuất khẩu trong khu vực Châu Á. Vì vậy, để được thưởng thức một tách cà phê Arabica của đất nước chùa Tháp thì bạn thực sự phải tìm tòi rất kì công đấy!

Hương vị nổi bật đặc trưng: có hương vị Socola, Hương Hoa, Hương vị chanh
Độ cao hoàn hảo: 800-1500m
Phương pháp chế biến: Chủ yếu là chế biến ướt
Những khu vực trồng cà phê nổi tiếng: Lanna, Chiang Rai, Chiang Mai
Các giống phổ biến: Caturra, Catuai, Catimor và Geisha, Robusta

MYANMAR
Trước đây được gọi là Miến Điện. Vài năm qua Myanmar được coi như là một quốc gia đang bắt đầu nở rộ như một nhà cung cấp cà phê đặc sản. Cà phê được đưa vào Myanmar bởi những người định cư Anh vào năm 1815. Qua nhiều tài liệu nghiên cứu tôi được biết rằng cà phê đã không được thực sự quan tâm như một mặt hàng xuất khẩu vào những năm 1900. Và vào năm 2000 Myanmar đã gần như cắt giảm xuất khẩu sang nhiều nước do đến từ bất ổn chính trị

Nhưng đến thời điểm hiện tại thì cà phê ở Myanmar đã được quan tâm nhiều hơn!

Hương vị phổ biến: Hoa, trái cây, độ chua sáng, phức tạp, body nhẹ
Độ cao: 1100m
Phương pháp chế biến: Ướt và Khô
Khu vực trồng đáng chú ý: Bang Shan, Mandalay
Các giống phổ biến: S-795, Catimor, SL 34, Caturra, Catuai

5 quốc gia sản xuất cà phê hàng đầu ở Mỹ Latinh năm 2022

Việt Nam
Người Pháp mang cà phê vào Việt Nam năm 1857 và được trồng theo dạng trang trại trồng trọt trong thời gian ban đầu. Là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 trên thế giới. Cà phê ở Việt Nam phát triển rất mạnh mẽ và gần như độc quyền về giống cà phê Robusta, khiến Việt Nam là một nhà cung cấp chính trong ngành công nghiệp cà phê thế giới và cung cấp một phần lớn cà phê hòa tan của thế giới.

Các vùng cao nguyên gồm các tỉnh Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai và Kon Tum. Chủ yếu những vùng trồng Robusta. Ngành cà phê tập trung xung quanh Buôn Ma Thuột, trung tâm của thành phố. Đắk Lắk và Lâm Đồng là những nơi sản xuất chính, trồng khoảng 70% lượng cây Robusta của cả nước. Arabica được trồng ở vùng Trung Nguyên từ khoảng 100 năm trước, trong các vùng xung quanh Đà Lạt – thuộc Lâm Đồng.

Arabica trồng ở các tỉnh Sơn La, Thanh Hoá và Quảng Trị ở phía Bắc đất nước, gần thành phố Hà Nội. Hay ở một số vùng xung quanh Đà Lạt – Lâm Đồng. Có độ cao cần thiết để Arabica sinh trưởng tốt, nhưng lại ít khi tìm được cà phê chất lượng cao được sản xuất ở đây. Tuy nhiên, Arabica chiếm số lượng rất ít trong tổng sản lượng cà phê toàn quốc. Nhưng gần đây đã có một số trang trại đang làm rất tốt trong việc cố gắng nâng cao chất lượng cà phê Arabica ở Việt Nam. Hi vong sắp tới đây sẽ có những loại cà phê tuyệt hảo được xuất khẩu ở Việt Nam

Hương vị phổ biến: Có rất ít cà phê chất lượng cao ở Việt Nam, và hầu hết có vị đơn điệu, vị gỗ, thiếu độ ngọt
Độ cao hoàn hảo: từ 600 – 1600m
Phương pháp chế biến: chế biến ướt, tự nhiên
Các vùng trồng cà phê nổi tiếng: Khe sanh( Quảng Trị), Lâm Đồng, Đà Lạt, Sơn La,…
Các giống phổ biến: Bourbon, Sẻ (Sparrow), S Catimor, Robusta, Pacamara, Liberica, Typica

5 quốc gia sản xuất cà phê hàng đầu ở Mỹ Latinh năm 2022

YEMEN – Cái nôi hội nhập, phát triển cà phê
Ở phía bên kia của châu Á là một quốc gia đóng một vai trò quan trọng trong việc mở rộng lãnh địa cà phê. Cảng Al Mokha là cảng đầu tiên kinh doanh cà phê thương mại trên thế giới. Chính Yemen đã mở quán cà phê đầu tiên trên thế giới. Phương pháp pha Thổ Nhĩ Kỳ cũng được phát minh ra bởi những người yêu thích cà phê ở Yemen

Đặc biệt, Yemen cũng nổi tiếng với Qesher, tên gọi khác Q’shr hay Qishr. Đó là phần vỏ thịt được phơi khô nhưng chưa rang từ quả cà phê trong quá trình sản xuất. Những vỏ thịt thường được nấu như trà và là một cách khá phổ biến để người Yemen thưởng thức một loại cà phê. Gần đây hơn, các nhà sản xuất ở Trung Mỹ (Starbucks) đã thử nghiệm với sản phẩm này, và gọi nó là CASCARA.

Thật không may, Yemen đã phải đối mặt với khó khăn liên tục kể từ khi sự sụp đổ của Đế chế Ottoman. Bị kìm hãm trong một cuộc nội chiến nhiều thập kỷ và phải đối mặt với nạn hạn hán và nạn đói nghèo khủng khiếp, ngành công nghiệp cà phê của khu vực đang phải vật lộn để ở trụ lại.

Hương vị phổ biến: Đất, sô cô la, vị chua của rượu hoang dại, phức tạp, nồng, một trải nghiệm cà phê rất đặc biệt, khác với những loại cà phê vòng quanh thế giới.
Độ cao: 1500 – 2100m
Phương pháp chế biến: Khô
Khu vực trồng tự nhiên đáng chú ý: Bani Mater, bani Hammad, Bura’a, Haraaz, Haimateen
Các giống phổ biến: những giống cổ truyền như Raymi, Dwairi, Bura’ae, Kubari, Tufahi, Udaihi

5 quốc gia sản xuất cà phê hàng đầu ở Mỹ Latinh năm 2022

5 quốc gia sản xuất cà phê hàng đầu ở Mỹ Latinh năm 2022

Bản đồ xuất khẩu cà phe thế giới

......................................HLT.vn..........................................
HLT xin kính chào quý khách!
Hiện nay, HLT.vn đang có dịch vụ:
- Bán máy pha cà phê mới - cũ cho quán, văn phòng, gia đình, cafe mang đi.
- Bán trả góp máy PHA cà phê.
- Cho thuê máy PHA cafe trọn gói: Quán, cafe mang đi, hội chợ, sự kiện...v.v...chỉ từ 500k.
- Thua mua máy pha, máy xay cà phê cũ.
- Cho mượn quầy pha chế bán cafe phin mang đi
- Cho mượn máy xay cà phê pha phin.
- Cung cấp sỉ lẻ cà phê chuẩn pha phin toàn quốc
- Cung cấp sỉ lẻ cà phê chuẩn pha MÁY toàn quốc.
- Cung cấp cà phê cho quán, văn phòng, gia đình...
- Cung cấp sỉ lẻ cafe làm đẹp.
- Cung cấp phân vi sinh từ bã cafe nguyên chất.
- Sửa chữa, bảo trì máy pha, máy xay cafe tại quán.
- Cung cấp linh kiện, phụ kiện cho máy pha, máy xay cà phê.
......
Cảm ơn quý khách đã tin tưởng HLT.vn trong suốt thời gian qua.
Với phương châm: “Sản Phẩm Chất Lượng - Dịch Vụ Hoàn Hảo – Gía cả cạnh tranh”,
HLT cam kết mang đến giải pháp thiết thực nhất.
Chi tiết liên hệ hotline: 0977 377 748 - 0979 789 285
“HLT.vn: Uy tín - Chuyên Nghiệp – Tận Tâm”
....
Website: HLT.vn
Tải App: HLT.vn

[/tintuc]

5 quốc gia sản xuất cà phê hàng đầu ở Mỹ Latinh năm 2022

Cà phê là hàng hóa được giao dịch nhiều thứ hai trên hành tinh với hơn chín tỷ kg (19 tỷ bảng) được sản xuất hàng năm. [1] Chúng tôi đã đưa ra một danh sách 25 quốc gia hàng đầu thế giới sản xuất hạt cà phê Arabica và Robusta.

Quốc giaTấnBảng
Brazil3,558,000 7,844,000,000
Việt Nam1,830,000 4,034,000,000
Colombia858,000 1,892,000,000
Indonesia642,000 1,415,000,000
Ethiopia441,000 972,000,000
Honduras390,000 860,000,000
Ấn Độ329,100 726,000,000
Mexico273,000 602,000,000
Peru270,000 595,000,000
Uganda255,000 562,000,000
Guatemala216,000 476,000,000
Nicaragua140,400 310,000,000
Trung Quốc (Est.)138,000 304,000,000
Malaysia120,000 265,000,000
bờ biển Ngà108,000 238,000,000
Costa Rica82,500 182,000,000
Tanzania75,000 165,000,000
Papua New Guinea54,000 119,000,000
nước Thái Lan42,000 93,000,000
El Salvador39,000 86,000,000
Kenya39,000 86,000,000
Venezuela36,000 79,000,000
Nước Lào28,500 63,000,000
Philippines27,000 60,000,000
Cameroon21,000 46,000,000

Có rất nhiều thay đổi trong những năm gần đây khi sản xuất cà phê tăng hoặc giảm theo quốc gia. Ở đây, một sự cố của các con số có thêm dữ liệu về sản xuất Arabica và Robusta.

1. Brazil

Brazil là nhà sản xuất cà phê lớn nhất thế giới. Sản xuất 3.558.000 tấn (7,844.000.000 pound) cà phê, Brazil chiếm khoảng một phần ba cà phê thế giới.

Arabica chiếm 69% cà phê Brazil, với Robusta chiếm 31% còn lại.

Arabica (bao tải 1000 60kg)Robusta (bao tải 1000 60kg)
41,000 18,300

Các khu vực phát triển chính của Arabica nằm ở phía đông của Brazil chạy từ Fortaleza ở phía bắc, xuống biên giới với Uruguay ở phía nam. Sản phẩm chính của Robusta là ở bang Rondônia ở biên giới với miền bắc Bolivia.

Các khu vực sản xuất cà phê đáng chú ý: Bahia, Cerrado do Bahia, Chapada de Minas, Chapada Diamantina, Espiritu Santo, Matas de Minas, Mato Grosso, Mato Grosso do Sul, Minas Gerais, Paraná, Planalto de Bahia . Bahia, Cerrado do Bahia, Chapada de Minas, Chapada Diamantina, Espiritu Santo, Matas de Minas, Mato Grosso, Mato Grosso do Sul, Minas Gerais, Paraná, Planalto de Bahia, Sao Paulo, and Sul de Minas.

2. Việt Nam

Việt Nam là nhà sản xuất cà phê lớn thứ hai thế giới. Sản xuất 1.830.000 tấn (4.034.000.000 bảng), Việt Nam chiếm 17% cà phê thế giới.

Robusta chiếm khoảng 95% cà phê Việt Nam, với Arabica chiếm 5% còn lại.

Arabica (bao tải 1000 60kg)Robusta (bao tải 1000 60kg)
1,400 29,100

Các khu vực phát triển chính của Arabica nằm ở phía đông của Brazil chạy từ Fortaleza ở phía bắc, xuống biên giới với Uruguay ở phía nam. Sản phẩm chính của Robusta là ở bang Rondônia ở biên giới với miền bắc Bolivia.

Các khu vực sản xuất cà phê đáng chú ý: Bahia, Cerrado do Bahia, Chapada de Minas, Chapada Diamantina, Espiritu Santo, Matas de Minas, Mato Grosso, Mato Grosso do Sul, Minas Gerais, Paraná, Planalto de Bahia . Central Highlands, North Vietnam, and South Vietnam.

2. Việt Nam

Việt Nam là nhà sản xuất cà phê lớn thứ hai thế giới. Sản xuất 1.830.000 tấn (4.034.000.000 bảng), Việt Nam chiếm 17% cà phê thế giới.

Robusta chiếm khoảng 95% cà phê Việt Nam, với Arabica chiếm 5% còn lại.

Arabica (bao tải 1000 60kg)Robusta (bao tải 1000 60kg)
14,300 0

Các khu vực phát triển chính của Arabica nằm ở phía đông của Brazil chạy từ Fortaleza ở phía bắc, xuống biên giới với Uruguay ở phía nam. Sản phẩm chính của Robusta là ở bang Rondônia ở biên giới với miền bắc Bolivia.

Các khu vực sản xuất cà phê đáng chú ý: Bahia, Cerrado do Bahia, Chapada de Minas, Chapada Diamantina, Espiritu Santo, Matas de Minas, Mato Grosso, Mato Grosso do Sul, Minas Gerais, Paraná, Planalto de Bahia . Antioquia, Caldas, Cauca, Cundinamarca, Huila, Nariño, Norte de Santander, Sierra Nevada, Quindio, Risaralda, Santander, Tolima, and Valle del Cauca.

2. Việt Nam

Việt Nam là nhà sản xuất cà phê lớn thứ hai thế giới. Sản xuất 1.830.000 tấn (4.034.000.000 bảng), Việt Nam chiếm 17% cà phê thế giới.

Robusta chiếm khoảng 95% cà phê Việt Nam, với Arabica chiếm 5% còn lại.

Arabica (bao tải 1000 60kg)Robusta (bao tải 1000 60kg)
1,250 9,450

Các khu vực phát triển chính của Arabica nằm ở phía đông của Brazil chạy từ Fortaleza ở phía bắc, xuống biên giới với Uruguay ở phía nam. Sản phẩm chính của Robusta là ở bang Rondônia ở biên giới với miền bắc Bolivia.

Các khu vực sản xuất cà phê đáng chú ý: Bahia, Cerrado do Bahia, Chapada de Minas, Chapada Diamantina, Espiritu Santo, Matas de Minas, Mato Grosso, Mato Grosso do Sul, Minas Gerais, Paraná, Planalto de Bahia . Bali, Flores, Java, New Guinea, Sulawesi, and Sumatra.

2. Việt Nam

Việt Nam là nhà sản xuất cà phê lớn thứ hai thế giới. Sản xuất 1.830.000 tấn (4.034.000.000 bảng), Việt Nam chiếm 17% cà phê thế giới.

Robusta chiếm khoảng 95% cà phê Việt Nam, với Arabica chiếm 5% còn lại.

Arabica (bao tải 1000 60kg)Robusta (bao tải 1000 60kg)
7,350 0

Các khu vực phát triển chính của Arabica nằm ở phía đông của Brazil chạy từ Fortaleza ở phía bắc, xuống biên giới với Uruguay ở phía nam. Sản phẩm chính của Robusta là ở bang Rondônia ở biên giới với miền bắc Bolivia.

Các khu vực sản xuất cà phê đáng chú ý: Bahia, Cerrado do Bahia, Chapada de Minas, Chapada Diamantina, Espiritu Santo, Matas de Minas, Mato Grosso, Mato Grosso do Sul, Minas Gerais, Paraná, Planalto de Bahia . Gimbi, Harrar, Jima, Limu, Sidama, and Yirgacheffe.

2. Việt Nam

Việt Nam là nhà sản xuất cà phê lớn thứ hai thế giới. Sản xuất 1.830.000 tấn (4.034.000.000 bảng), Việt Nam chiếm 17% cà phê thế giới.

Tất cả các loại cà phê được sản xuất ở Honduras là giống Arabica.

Arabica (bao tải 1000 60kg)Robusta (bao tải 1000 60kg)
6,500 0

Phần lớn các khu vực trồng cà phê là về phía tây của đất nước với các khu vực tập trung nhất ở biên giới với El Salvador ở phía tây và khu vực xung quanh thủ đô, Tegucigalpa.

Các khu vực sản xuất cà phê đáng chú ý: Agalta, Comayagua, Copán, El Paraíso, Montecillos và Opalaca. Agalta, Comayagua, Copán, El Paraíso, Montecillos, and Opalaca.

7. Ấn Độ

Ấn Độ là một quốc gia sản xuất cà phê lớn khác ở châu Á. Ấn Độ sản xuất 329.100 tấn (726.000.000 pound) cà phê. Điều đó chiếm 3% sản lượng cà phê toàn cầu.

Ở Ấn Độ, Arabica và Robusta đều được sản xuất, nhưng Robusta thống trị sản xuất ở mức 73%, với Arabica chiếm 27%còn lại.

Arabica (bao tải 1000 60kg)Robusta (bao tải 1000 60kg)
1,485 4,000

Phần lớn các khu vực trồng cà phê là về phía tây của đất nước với các khu vực tập trung nhất ở biên giới với El Salvador ở phía tây và khu vực xung quanh thủ đô, Tegucigalpa.

Các khu vực sản xuất cà phê đáng chú ý: Agalta, Comayagua, Copán, El Paraíso, Montecillos và Opalaca. Andhra Pradesh, Bababudangiri, Chikmagalur, Coorg, Karnataka, Kerala, Manjarabad, Nilgiri, Pulney, Shevaroy, Tamil Nadu, Travancore, and Wayanad.

7. Ấn Độ

Ấn Độ là một quốc gia sản xuất cà phê lớn khác ở châu Á. Ấn Độ sản xuất 329.100 tấn (726.000.000 pound) cà phê. Điều đó chiếm 3% sản lượng cà phê toàn cầu.

Ở Ấn Độ, Arabica và Robusta đều được sản xuất, nhưng Robusta thống trị sản xuất ở mức 73%, với Arabica chiếm 27%còn lại.

Arabica (bao tải 1000 60kg)Robusta (bao tải 1000 60kg)
4,350 200

Phần lớn các khu vực trồng cà phê là về phía tây của đất nước với các khu vực tập trung nhất ở biên giới với El Salvador ở phía tây và khu vực xung quanh thủ đô, Tegucigalpa.

Các khu vực sản xuất cà phê đáng chú ý: Agalta, Comayagua, Copán, El Paraíso, Montecillos và Opalaca. Chiapas, Oaxaca, and Veracruz.

7. Ấn Độ

Ấn Độ là một quốc gia sản xuất cà phê lớn khác ở châu Á. Ấn Độ sản xuất 329.100 tấn (726.000.000 pound) cà phê. Điều đó chiếm 3% sản lượng cà phê toàn cầu.

Ở Ấn Độ, Arabica và Robusta đều được sản xuất, nhưng Robusta thống trị sản xuất ở mức 73%, với Arabica chiếm 27%còn lại.

Arabica (bao tải 1000 60kg)Robusta (bao tải 1000 60kg)
4,500 0

Các khu vực trồng cà phê được lan truyền khắp nửa dưới của Ấn Độ, với việc sản xuất là sự pha trộn giữa Arabica và Robusta.

Các khu vực sản xuất cà phê đáng chú ý: Andhra Pradesh, Bababudangiri, Chikmagalur, Coorg, Karnataka, Kerala, Manjarabad, Nilgiri, Pulney, Shevaroy, Tamil Nadu, Travancore, và Wayanad. Cajamarca, Cusco, Junin, and San Martin.

8. Mexico

Quốc gia Bắc Mỹ duy nhất sản xuất cà phê trong top 25 thế giới là Mexico. Sản xuất 273.000 tấn (602.000.000 pounds) cho thấy Mexico leo lên cao hơn trong hàng đầu 25. Sản xuất Mexico Mexico chiếm 2,5% cà phê thế giới.

Hầu như tất cả các loại cà phê được sản xuất ở Mexico đều thuộc giống Arabica ở mức 96%, với 4% còn lại là loại Robusta kém hơn.

Arabica (bao tải 1000 60kg)Robusta (bao tải 1000 60kg)
750 3,500

Cà phê phát triển ở nửa dưới của Mexico. Các khu vực phát triển chính nằm dọc theo bờ biển Thái Bình Dương, Vịnh Mexico và ở biên giới với Guatemala và Belize.

Các khu vực sản xuất cà phê đáng chú ý: Chiapas, Oaxaca và Veracruz. Bugisu, Central Lowlands, Western Uganda, and West Nile.

9. Peru

Một người khác để leo lên hàng ngũ là Peru ở vị trí thứ chín. Peru sản xuất 270.000 tấn (595.000.000 pound) cà phê, chiếm 2,4% cà phê thế giới.

Tất cả các loại cà phê được trồng ở Peru là giống Arabica vượt trội.

Arabica (bao tải 1000 60kg)Robusta (bao tải 1000 60kg)
3,500 100

Cà phê phát triển rộng rãi trên khắp đất nước từ biên giới Tây Bắc với Ecuador, ngay qua các khu vực trung tâm và ở biên giới phía nam với Bolivia.

Các khu vực sản xuất cà phê đáng chú ý: Cajamarca, Cusco, Junin và San Martin. Acatenango, Antigua, Atitlán, Cobán, Fraijanes, Huehuetenango, Nuevo Oriente, and San Marcos.

10. Uganda

Một quốc gia sản xuất cà phê lớn khác của Châu Phi là Uganda. Sản xuất 255.000 tấn (562.000.000 pound) cà phê, thấy Uganda rơi xuống một vài nơi. Sản xuất của Uganda cung cấp 2,4% tổng sản lượng của cà phê toàn cầu.

Phần lớn sản xuất cà phê là Robusta ở mức 82%và Arabica chiếm phần còn lại ở mức 18%.

Arabica (bao tải 1000 60kg)Robusta (bao tải 1000 60kg)
2,300 40

Sản xuất Robusta của Ugandan được lan truyền khắp khu vực phía Nam với một số sản xuất ở phía bắc. Arabica được tìm thấy xung quanh biên giới với Kenya ở phía đông, Rwanda ở phía tây nam và Congo ở các khu vực phía tây và phía bắc.

Các khu vực sản xuất cà phê đáng chú ý: Bugisu, vùng thấp trung tâm, Tây Uganda và Tây Nile. Jinotega, Matagalpa, and Nueva Segovia.

11. Guatemala

Trượt xuống hàng ngũ ở vị trí thứ mười một là Guatemala ở Trung Mỹ. Guatemala sản xuất 216.000 tấn (476.000.000 pounds) cà phê, chiếm 2% cà phê thế giới.

Trung Quốc sản xuất cả Arabica và Robusta. Thật không may, không có đủ dữ liệu để cung cấp số lượng chính xác của Robusta. Số liệu được đưa ra chỉ là ước tính.

Arabica (bao tải 1000 60kg)Robusta (bao tải 1000 60kg)
2,300 0

Các khu vực đang phát triển ở phía nam của đất nước với Pu hèer, ở tỉnh Vân Nam, chiếm 60% tổng sản lượng của đất nước. [2]

Các khu vực sản xuất cà phê đáng chú ý: Fujian, Hải Nam và Vân Nam. Fujian, Hainan, and Yunnan.

14. Malaysia

Malaysia tiếp theo sản xuất 120.000 tấn cà phê. Cà phê Malaysia chiếm 1,1% tổng sản lượng cà phê của hành tinh.

Tất cả các loại cà phê được sản xuất ở Malaysia đều thuộc giống Robusta.

Arabica (bao tải 1000 60kg)Robusta (bao tải 1000 60kg)
0 2,000

Các khu vực đang phát triển ở phía nam của đất nước với Pu hèer, ở tỉnh Vân Nam, chiếm 60% tổng sản lượng của đất nước. [2]

Các khu vực sản xuất cà phê đáng chú ý: Fujian, Hải Nam và Vân Nam. Kedah, Kelantan, Malacca, Sabah, Sellangore, and Trengganu.

14. Malaysia

Malaysia tiếp theo sản xuất 120.000 tấn cà phê. Cà phê Malaysia chiếm 1,1% tổng sản lượng cà phê của hành tinh.

Tất cả các loại cà phê được sản xuất ở Malaysia đều thuộc giống Robusta.

Arabica (bao tải 1000 60kg)Robusta (bao tải 1000 60kg)
0 1,800

Các khu vực đang phát triển ở phía nam của đất nước với Pu hèer, ở tỉnh Vân Nam, chiếm 60% tổng sản lượng của đất nước. [2]

Các khu vực sản xuất cà phê đáng chú ý: Fujian, Hải Nam và Vân Nam.

14. Malaysia Abengourou, Abboisso, Divo, and Western Highlands (arabusta).

Malaysia tiếp theo sản xuất 120.000 tấn cà phê. Cà phê Malaysia chiếm 1,1% tổng sản lượng cà phê của hành tinh.

Tất cả các loại cà phê được sản xuất ở Malaysia đều thuộc giống Robusta.

Cà phê được sản xuất trên khắp Bán đảo Malaysia và cả ở cực bắc của Đông Malaysia (Malaysia Borneo).

Arabica (bao tải 1000 60kg)Robusta (bao tải 1000 60kg)
1,375 0

Các khu vực sản xuất cà phê đáng chú ý: Kedah, Kelantan, Malacca, Sabah, Sellangore và Trengganu.

15. Bờ biển Ngà Brunca, Central Valley, Guanacaste, Orosi, Tarrazú, Tres Rios, Turrialba, and West Valley.

Bờ biển Ngà (hay Côte d hèIvoire) xuất hiện ở vị trí thứ mười lăm và có lẽ là một bất ngờ khác đối với những người uống cà phê vì nó được gọi là nhà sản xuất ca cao lớn nhất thế giới. Bờ biển Ngà sản xuất 108.000 tấn (238.000.000 pounds) cà phê. Đó là 1% cà phê thế giới.

Tất cả cà phê được sản xuất ở Bờ Biển Ngà là giống Artiorior Robusta.

Việc sản xuất Robusta nằm rải rác xung quanh nửa dưới của đất nước. [3 (PDF)]

Arabica (bao tải 1000 60kg)Robusta (bao tải 1000 60kg)
650 600

Thật thú vị, giống Arabusta, một giống lai của Arabica và Robusta, được sản xuất ở phía tây của đất nước do các độ cao cao hơn được tìm thấy ở đó. [4] Dữ liệu về sản xuất Arabusta không được bao gồm trong bài viết này.

Các khu vực sản xuất cà phê đáng chú ý: Abengourou, Abboisso, Divo và Tây Nguyên (Arabusta). Arusha, Kigoma, Kilimanjaro, Mbeya, Ruvuma, and Tarime.

16. Costa Rica

Tiếp theo là một gương mặt quen thuộc trong ngành công nghiệp cà phê đặc sản và một trong những mục yêu thích của tôi, Costa Rica. Đất nước này sản xuất 82.500 tấn (182.000.000 pounds) cà phê, chiếm 0,8% cà phê toàn cầu.

Tất cả các loại cà phê được trồng ở Costa Rica là giống Arabica vượt trội.

Arabica (bao tải 1000 60kg)Robusta (bao tải 1000 60kg)
850 50

Các khu vực đang phát triển chủ yếu được lan truyền qua trung tâm của đất nước từ phía tây bắc ở biên giới với Nicaragua ở phía đông nam ở biên giới với Panama. Sự tập trung lớn nhất là ở trung tâm xung quanh thủ đô San José.

Các khu vực sản xuất cà phê đáng chú ý: Brunca, Thung lũng Trung tâm, Guanacaste, Orosi, Tarrazú, Tres Rios, Turrialba và West Valley. Chimbu, Eastern Highlands, and Western Highlands.

17. Tanzania

Tanzania là một nhà sản xuất cà phê lớn khác từ Châu Phi và một nhà sản xuất khác để leo lên bảng xếp hạng lên vị trí thứ mười sáu. Sản xuất 75.000 tấn (165.000.000 pound) cà phê có nghĩa là Tanzania chiếm 0,7% cà phê thế giới.

Cả Arabica và Robusta đều được sản xuất với số lượng gần như bằng nhau. Arabica cạnh một chút với sản xuất ở mức 52%, với 48% còn lại được tạo thành từ Robusta.

Arabica (bao tải 1000 60kg)Robusta (bao tải 1000 60kg)
0 700

Các khu vực đang phát triển của Arabica có xu hướng nằm xung quanh biên giới Tanzania với các quốc gia sản xuất châu Phi khác. Các khu vực nội địa sản xuất cà phê Arabica nằm ở phía đông và phía nam thủ đô Dodoma. Robusta được sản xuất ở phía bắc gần biên giới với Uganda và Rwanda.

Các khu vực sản xuất cà phê đáng chú ý: Arusha, Kigoma, Kilimanjaro, Mbeya, Ruvuma và Tarime. Chiang Mai, Chiang Rai, Lampang, Chumphon, Krabi, Mae Hong Son, Nakhon, Phang Nga, Ranong, Si Thammarat, Surat Thani, and Tak.

20 El Salvador

Một quốc gia Trung Mỹ khác rất phổ biến đối với người tiêu dùng là quốc gia của El Salvador, sản xuất 39.000 tấn (86.000.000 pounds) cà phê. Điều đó chiếm gần 0,4% cà phê thế giới.

Tất cả các loại cà phê được sản xuất là giống Arabica; Tuy nhiên, việc sản xuất cà phê đã giảm đáng kể kể từ giai đoạn từ năm 1970-1990. Vào lúc cao điểm vào giữa những năm bảy mươi, El Salvador đã sản xuất cà phê gần gấp sáu lần so với ngày nay.

Arabica (bao tải 1000 60kg)Robusta (bao tải 1000 60kg)
650 0

Các khu vực tăng trưởng tập trung nhất là ở phương Tây với sản xuất chạy qua giữa đất nước. Một số khu vực ở phía bắc cũng sản xuất cà phê.

Các khu vực sản xuất cà phê đáng chú ý: dãy núi Alotepec-Metapan, dãy núi Apaneca-IlamatePec, dãy núi Cacahuatique, núi lửa Chinchontepec, El Bálsamo-Quezaltepec Dãy núi và dãy núi Tepeca-Chinameca. Alotepec-Metapan mountain range, Apaneca-Ilamatepec mountain range, Cacahuatique mountain range, Chinchontepec volcano, El Bálsamo-Quezaltepec mountain range, and Tepeca-Chinameca mountain range.

21. Kenya

Tiếp theo là Kenya, một yêu thích của nhiều người uống cà phê. Kenya cũng sản xuất 39.000 tấn (86.000.000 pounds) cà phê, chiếm gần 0,4% cà phê thế giới.

Tất cả cà phê được sản xuất ở Kenya là arabica. Tổng sản lượng cà phê của Kenya ngày nay là gần một phần tư so với những năm 80 và thập niên 90.

Arabica (bao tải 1000 60kg)Robusta (bao tải 1000 60kg)
650 0

Các khu vực tăng trưởng tập trung nhất là ở phương Tây với sản xuất chạy qua giữa đất nước. Một số khu vực ở phía bắc cũng sản xuất cà phê.

Các khu vực sản xuất cà phê đáng chú ý: dãy núi Alotepec-Metapan, dãy núi Apaneca-IlamatePec, dãy núi Cacahuatique, núi lửa Chinchontepec, El Bálsamo-Quezaltepec Dãy núi và dãy núi Tepeca-Chinameca. Embu, Kiambu, Kirinyaga, Kisii, Machakos, Meru, Murang’a, Nakuru, Nyeri, and Trans-Nzoia (Keiyo & Marakwet)

21. Kenya

Tiếp theo là Kenya, một yêu thích của nhiều người uống cà phê. Kenya cũng sản xuất 39.000 tấn (86.000.000 pounds) cà phê, chiếm gần 0,4% cà phê thế giới.

Tất cả cà phê được sản xuất ở Kenya là arabica. Tổng sản lượng cà phê của Kenya ngày nay là gần một phần tư so với những năm 80 và thập niên 90.

Arabica (bao tải 1000 60kg)Robusta (bao tải 1000 60kg)
600 0

Các khu vực tăng trưởng tập trung nhất là ở phương Tây với sản xuất chạy qua giữa đất nước. Một số khu vực ở phía bắc cũng sản xuất cà phê.

Các khu vực sản xuất cà phê đáng chú ý: dãy núi Alotepec-Metapan, dãy núi Apaneca-IlamatePec, dãy núi Cacahuatique, núi lửa Chinchontepec, El Bálsamo-Quezaltepec Dãy núi và dãy núi Tepeca-Chinameca. Anzoátegui Aragua, Bolivar, Carabobo, Cojedes, Falcón, Guárico, Lara, Mérida, Miranda, Monagas, Portuguesa, Sucre, Táchira, Yaracuy, and Zulia.

21. Kenya

Tiếp theo là Kenya, một yêu thích của nhiều người uống cà phê. Kenya cũng sản xuất 39.000 tấn (86.000.000 pounds) cà phê, chiếm gần 0,4% cà phê thế giới.

Tất cả cà phê được sản xuất ở Kenya là arabica. Tổng sản lượng cà phê của Kenya ngày nay là gần một phần tư so với những năm 80 và thập niên 90.

Arabica (bao tải 1000 60kg)Robusta (bao tải 1000 60kg)
Các khu vực tăng trưởng tập trung nhất là ở phương Tây với sản xuất chạy qua giữa đất nước. Một số khu vực ở phía bắc cũng sản xuất cà phê.475

Các khu vực sản xuất cà phê đáng chú ý: dãy núi Alotepec-Metapan, dãy núi Apaneca-IlamatePec, dãy núi Cacahuatique, núi lửa Chinchontepec, El Bálsamo-Quezaltepec Dãy núi và dãy núi Tepeca-Chinameca.

21. KenyaBolaven Plateau.

Tiếp theo là Kenya, một yêu thích của nhiều người uống cà phê. Kenya cũng sản xuất 39.000 tấn (86.000.000 pounds) cà phê, chiếm gần 0,4% cà phê thế giới.

Tất cả cà phê được sản xuất ở Kenya là arabica. Tổng sản lượng cà phê của Kenya ngày nay là gần một phần tư so với những năm 80 và thập niên 90.

Các khu vực chính trồng cà phê ở Kenya nằm ở phía tây nam của Kenya, cụ thể là khu vực phía đông và phía bắc của Nairobi, và về phía đông ở biên giới với Uganda.

Arabica (bao tải 1000 60kg)Robusta (bao tải 1000 60kg)
25 425

Các khu vực tăng trưởng tập trung nhất là ở phương Tây với sản xuất chạy qua giữa đất nước. Một số khu vực ở phía bắc cũng sản xuất cà phê.

Các khu vực sản xuất cà phê đáng chú ý: dãy núi Alotepec-Metapan, dãy núi Apaneca-IlamatePec, dãy núi Cacahuatique, núi lửa Chinchontepec, El Bálsamo-Quezaltepec Dãy núi và dãy núi Tepeca-Chinameca. Calabarzon, Cordillera Administrative Region, Mimaropa, Mindanao, and Visayas.

21. Kenya

Tiếp theo là Kenya, một yêu thích của nhiều người uống cà phê. Kenya cũng sản xuất 39.000 tấn (86.000.000 pounds) cà phê, chiếm gần 0,4% cà phê thế giới.

Tất cả cà phê được sản xuất ở Kenya là arabica. Tổng sản lượng cà phê của Kenya ngày nay là gần một phần tư so với những năm 80 và thập niên 90.

Arabica (bao tải 1000 60kg)Robusta (bao tải 1000 60kg)
50 300

Các khu vực tăng trưởng tập trung nhất là ở phương Tây với sản xuất chạy qua giữa đất nước. Một số khu vực ở phía bắc cũng sản xuất cà phê.

Các khu vực sản xuất cà phê đáng chú ý: dãy núi Alotepec-Metapan, dãy núi Apaneca-IlamatePec, dãy núi Cacahuatique, núi lửa Chinchontepec, El Bálsamo-Quezaltepec Dãy núi và dãy núi Tepeca-Chinameca.

21. Kenya

Tiếp theo là Kenya, một yêu thích của nhiều người uống cà phê. Kenya cũng sản xuất 39.000 tấn (86.000.000 pounds) cà phê, chiếm gần 0,4% cà phê thế giới.

Tất cả cà phê được sản xuất ở Kenya là arabica. Tổng sản lượng cà phê của Kenya ngày nay là gần một phần tư so với những năm 80 và thập niên 90.

  1. Các khu vực chính trồng cà phê ở Kenya nằm ở phía tây nam của Kenya, cụ thể là khu vực phía đông và phía bắc của Nairobi, và về phía đông ở biên giới với Uganda.
  2. Các khu vực sản xuất cà phê đáng chú ý: Embu, Kiambu, Kirinyaga, Kisii, Machakos, Meru, Murang Muffa, Nakuru, Nyeri, và Trans-Nzoia (Keiyo & Marakwet)

Những quốc gia ở Mỹ Latinh sản xuất nhiều cà phê nhất?

Brazil: Một nhà sản xuất cà phê mạnh mẽ ngay cả trên quy mô toàn cầu, Brazil dẫn đầu các đối thủ cạnh tranh với một biên độ rộng. Ngôi nhà của hầu hết các loại đậu Arabica của thế giới, quốc gia nói tiếng Bồ Đào Nha sản xuất nhiều cà phê hơn Việt Nam, Colombia, Indonesia và Ethiopia cộng lại.: a robust coffee producer Even on a global scale, Brazil leads its competitors by a wide margin. Home to most of the world's arabica beans, the Portuguese speaking nation produces more coffee than Vietnam, Colombia, Indonesia, and Ethiopia combined.

Quốc gia Latin nào nằm trong 5 nhà sản xuất cà phê hàng đầu của thế giới?

5 quốc gia sản xuất nhiều cà phê nhất..
Brazil.Việc sản xuất cà phê đã đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của Brazil và tiếp tục là một động lực trong nền kinh tế của đất nước.....
Việt Nam.....
Colombia.....
Indonesia.....
Ethiopia..

5 nhà sản xuất cà phê hàng đầu là gì?

Hơn 70 quốc gia sản xuất cà phê, nhưng phần lớn sản lượng toàn cầu chỉ đến từ năm nhà sản xuất hàng đầu: Brazil, Việt Nam, Colombia, Indonesia và Ethiopia.Brazil, Vietnam, Colombia, Indonesia, and Ethiopia.

3 quốc gia Mỹ Latinh hàng đầu được biết đến với cà phê của họ là gì?

Trồng trọt sau đó lan sang các quốc gia phía bắc của lục địa.Điều kiện phát triển thuận lợi đến mức trong một thế kỷ, ba nhà sản xuất cà phê hàng đầu thế giới, tự hào với 75 % sản xuất toàn cầu, là Nam Mỹ: Brazil, Colombia và Venezuela.Brazil, Colombia, and Venezuela.