3 tháng đầu nên thai giáo như thế nào

Thai giáo 3 tháng đầu thai kỳ đóng vai trò quan trọng trong hành trình 9 tháng 10 ngày của bé yêu trong bụng mẹ. Áp dụng đúng phương pháp sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện về trí não.

Giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ là khoảng thời gian khó chịu nhất với mẹ bầu vì đây là giai đoạn mẹ bị ốm nghén nhiều nhất. Cảm giác buồn nôn liên tục, tính khí thấy thường, khó ăn uống… khiến mẹ mệt mỏi hơn. Chính những lúc này, áp dụng các phương pháp thai giáo 3 tháng đầu thai kỳ sớm sẽ giúp mẹ ổn định tâm lý và đảm bảo sức khỏe.

Trong tam cá nguyệt đầu tiên, những thay đổi nội tiết tố trong cơ thể làm mẹ cảm thấy thực sự khó chịu. Giữ tâm trạng vui vẻ, luôn vui cười là cách giúp mẹ quên đi những cơn buồn nôn hoặc đối mặt với chứng hay quên khi mang thai.

Tâm trạng vui vẻ là phương pháp thai giáo cần thiết trong 3 tháng đầu thai kỳ

Phương pháp nghe có vẻ khá đơn giản là giữ cho tinh thần thoải mái, vui vẻ nhưng lại mang đến những hiệu quả bất ngờ. Thỉnh thoảng tăng cường vận động cơ thể bằng cách đi bộ với chồng hoặc bạn bè cũng sẽ giúp mẹ bầu thoải mái hơn.

“Vỗ về” bé yêu mỗi ngày

Phương pháp thai giáo vuốt ve bụng bầu mỗi ngày được các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng mang lại lợi ích tốt cho cả mẹ và bé. Mẹ hãy thực hiện như sau: Dùng một ngón tay ấn nhẹ vào bụng, sau đó thả ra và ấn nhẹ ngón tay từ trên xuống dưới và từ trái qua phải. Vừa vỗ về vừa kể cho bé yêu một vài câu chuyện thú vị mẹ gặp trong ngày để bé cảm nhận được tình cảm và sự quan tâm từ mẹ. Thời gian thực hiện khoảng 10 phút trước khi mẹ đi ngủ.

Mẹ và ba cũng lưu ý không nên dùng bàn tay xoa bụng bầu bởi vì hành động này có thể làm tử cung xuất hiện những cơn co thắt có thể dẫn tới động thai, sảy thai hoặc sinh non. Với những bà bầu có tiền sử sảy thai hoặc sinh non cần tuyệt đối tránh hành động này.

Ngay khi có ý định mang thai, hẳn mẹ đã chọn cho con một cái tên ngộ nghĩnh. Tại sao lại không bắt đầu gọi tên bé yêu trong mỗi lần trò chuyện ngay từ những tuần đầu tiên mang thai này nhỉ!

Thông qua tác động âm thanh mà ba mẹ trò chuyện cùng con bé yêu có thể cảm nhận được tình yêu thương của mẹ cha thông qua xúc giác và thính giác. Những câu chuyện của mẹ chỉ cần đơn giản từ thực tế cuộc sống hằng ngày mà gia đình cùng trải qua. Bé yêu lúc này không hoàn toàn chỉ nghe bằng tai mà còn nghe bằng cảm giác từ đại não để tiếp nhận tinh thần của mẹ. Nếu mẹ luôn vui vẻ và yêu đời, khả năng em bé thừa hưởng lại tính cách này rất cao.

Thai giáo bằng âm nhạc

Ở tháng thứ 3 của thai kỳ, mẹ có thể bắt đầu phương pháp giáo dục thai nhi bằng âm nhạc. Thời điểm này, hệ thống cảm giác của thai nhi chưa hoàn toàn phát triển nên thai giáo bằng âm nhạc chủ yếu là thưởng thức âm nhạc.

Có nhiều cách để mẹ và bé cùng thư giãn với âm nhạc. Mẹ có thể đeo nghe, vừa nghe vừa hát, vừa nghe vừa nghĩ về con. Các chuyên gia cho rằng mỗi ngày mẹ nên dành 2 lần, mỗi lần 30 phút, để nghe nhạc cùng con. Âm nhạc được chọn cần nhẹ nhàng, lành mạnh, tạo tinh thần tốt để truyền cho thai nhi.

Với những mẹ bầu bị nghén nặng, tâm trạng luôn trong bất an, cáu gắt, khó tập trung vào công việc và sinh hoạt thường ngày. Thiền chính là một phương pháp đơn giản giúp cho các mẹ giải tỏa bớt căng thẳng. Ngoài ra, thiền còn giúp mẹ giảm stress, giảm triệu chứng ốm nghén, giải tỏa các cơn mất ngủ, tăng miễn dịch cho cơ thể, tăng khả năng tiết sữa, giảm nguy cơ tiền sản giật…

Các động tác thiền cơ bản dành cho bà bầu như thở bụng và kiểm soát hơi thở mà mẹ có thể áp dụng mọi lúc mọi nơi: Khi đang làm việc, đang ăn, khi ngủ hoặc lúc đi bộ, nghe nhạc… Mẹ có thể thực hiện thiền thực, tức là thiền khi ăn, ăn chậm rãi, khi ăn không nói chuyện để thức ăn được nhai kỹ và hấp thụ một cách tốt nhất.

3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn khởi điểm của sự phát triển trí não của bé yêu. Áp dụng các phương pháp thai giáo 3 tháng đầu sẽ giúp hỗ trợ cho quá trình phát triển toàn diện của thai nhi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Page 2

Quà cho mẹ - Dinh dưỡng cho bé cùng Enfamama

Hãy cùng Marry Baby chăm sóc từng bữa ăn dinh dưỡng cho mẹ, để cho con sự khởi đầu trọn vẹn, mẹ nhé! Quà tặng chỉ áp dụng cho các mẹ đăng ký trước ngày 30/11

(Chương trình chỉ dành cho mẹ bầu hoặc có con dưới 1 tuổi)

Page 3

Dịch âm đạo thường có màu trắng và loãng. Đây là dấu hiệu cho thấy âm đạo khoẻ mạnh, không có vấn đề gì đáng lo ngại. Mang thai sẽ tác động và làm cơ thể phụ nữ thay đổi khá nhiều. Việc có thai bị ra dịch màu nâu nhạt vì thế cũng được xem là điều bình thường.

Nguyên nhân ra dịch màu nâu khi mang thai 3 tháng đầu khá đa dạng. Màu sắc của dịch thay đổi là do đã bị oxy hoá, chuyển từ đỏ đậm sang nâu. Chúng có thể báo hiệu tình trạng sức khoẻ khác nhau, hoặc cảnh báo nguy hiểm sức khỏe.

1. Máu báo thai

Khoảng từ 5 – 6 tuần đầu mang thai, nếu bạn nhận thấy ra huyết nâu trong 1-2 ngày thì đây là tín hiệu vui cho thấy em bé đã làm tổ thành công trong tử cung. Niêm mạc tử cung bị bong tróc, dịch tiết ra và oxy hoá tạo thành huyết nâu.

Thỉnh thoảng, máu báo thai có màu hồng nhạt và xuất hiện trước kỳ kinh mấy ngày. Do đó, khi bị ra huyết nâu khi mang thai 3 tháng đầu mẹ hoàn toàn có thể yên tâm, thai nhi không gặp nguy hiểm nào.

2. Thay đổi nội tiết tố

Khi mang thai, nội tiết tố của phụ nữ thay đổi tương đối. Hormone tăng có thể ảnh hưởng đến lượng máu. Cổ tử cung cũng nhạy cảm hơn, thậm chí việc thăm khám âm đạo cũng có thể gây chảy máu. Điều này dẫn đến việc ra huyết nâu khi mang thai 3 tháng đầu.

3. Ra huyết nâu khi mang thai 3 tháng đầu do quan hệ tình dục

Có thai bị ra dịch màu nâu nhạt một phần do hoạt động mạnh, như quan hệ tình dục làm tử cung co thắt. Bởi vậy, âm đạo bị chảy máu, khí hư tiết ra còn có màu đỏ thẫm. Đối với nguyên nhân này, mẹ bầu có thể yên tâm phần nào nhưng nên hạn chế và tránh hoạt động nhiều để bảo vệ thai nhi.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Khi mang thai có nên quan hệ không? Các tư thế quan hệ khi mang thai

4. Thai nằm ngoài tử cung

Màu nâu ra ít kéo dài khi mang thai có thể là do bạn đang mang thai ngoài tử cung (một biến chứng thai kỳ nguy hiểm cần được can thiệp bởi bác sĩ). Nếu gặp trường hợp này, các dấu hiệu đi kèm có thể bao gồm:

  • Đau bụng (một bên hoặc toàn ổ bụng)
  • Chóng mặt, buồn nôn
  • Ngất xỉu
  • Nhức đầu

Thai ngoài tử cung có thể dẫn đến xuất huyết nội, gây vỡ ống dẫn trứng. Do đó khi nhận thấy các dấu hiệu trên, bạn cần thăm khám và đến ngay bệnh viện gần nhất nhé!

Video liên quan

Chủ đề