2 1a trong pin sạc dự phòng nghĩa là gì năm 2024

Nguyên văn bởi microsoft92

Thường thì trên cốc sạc em thấy dùng đơn vị là A (1A hoặc 2A) Trên cục pin điện thoại hoặc pin dự phòng đơn vị dùng là mAh .... .

Thân chào, xin trả lời theo thứ tự các câu hỏi của bạn: -Nghe nói pin táo hay pin sạc dự phòng thì áp sạc tối đa là 5V: Uh thì đúng rồi, người ta thiết kết cục pin 4.7-4.8V để sạc = 5V mà.

-Khi nào xài sạc 1A và khi nào xài 2A: Nếu là điện thoại hay thiết bị có kèm theo sạc của nó thì không cần phải suy nghĩ nhiều. Nếu điện thoại mất hoặc bạn ko biết nó sài sạc gì và cũng mù luôn thông số về nó thì phải gỡ cục pin của nó ra xem thông số. Giả sử trên cục pin ghi 2500mAH (=2.5AH cái quy đổi này thì hình như học sinh cấp 1 đã được học rồi) đối với pin của các táo thông dụng . Theo nguyên lý sạc pin thông thường, lỗi thời thì pin 2500mAH nên sạc với cục sạc có dòng = 1/10 dung lượng pin và sạc trong 10 tiếng, điều này có nghĩa là cần có cục sạc 0.25A . Các dòng pin hiện đại sau này như pin của táo kết hợp với công nghệ sạc xung, xạc nhanh, xạc giai đoạn thì pin 2500mAH chỉ cần sạc trong 3 giờ với dòng sạc được nâng lên 1A. Vậy cục sạc 2A sẽ dùng cho các Ipad, galaxy note, hoặc các phone cho trâu bò xài loại bự như cuốn sổ có dung lượng pin tầm 6000-8000mAH. (6-8AH). Cực kì lưu ý, một số điện thoại pin trâu của Khựa, pin lên đến 10000mAh nhưng công nghệ cục pin cùi bắp có khi cắm sạc 2A vào lát nó nóng phồng pin, có khi nó giận nó nổ cho nâu mắt. Kết luận: muốn sạc 1 thiết bị mà ta mù thông tin thì phải biết thông số và đời công nghệ của cục pin.

-Tại sao sạc 2A sạc vào rất nhanh nhưng mau hỏng pin: Bạn tưởng tượng cục pin là một người mắc bệnh ăn không biết no, và cho gì cũng ăn, cho bao nhiêu cũng ăn. Bạn ăn ngày 3 bữa mỗi bữa 1 tô cơm là hợp lý, nhưng mình ép bạn ăn ngày 1 bữa với 3 tô cơm 1 lần thì bạn sống được bao lâu, hay mình bắt bạn nhịn đói 1 năm và cho bạn ăn 365 x 3 tô cơm chỉ trong 1 ngày thì bạn còn sống không. Người ta buộc phải tính toán thời gian sạc và dòng cấp của bộ sạc cho cục pin đó ở mức hợp lý nhất rồi, bạn tự ý thay một thông số khác vào thì nó mau hỏng là phải rồi. Không những dòng sạc cao làm giảm tuổi thọ pin mà dòng sạc quá thấp sạc không vô trong thời gian dài cũng làm chai pin luôn.

-Có sạc 3A, 4A ko: Có sạc 3A, 4A , 10A, 20A,…100A bán đầy ngoài đường, sạc có hư hay nổ pin hay không là do kiến thức và kinh nghiệm con người thôi. Mình lấy sạc 20A sạc cho Acquy trạm điện 2000A mình khẳng định nổ thì không, hư có lẽ cũng không, mà việc đó cũng ko gọi là sạc luôn mà gọi là rảnh làm chuyện nhảm nhí.

-Loạn về A,V,mAH: A: (Ampe) là đơn vị đo cường độ dòng điện, trong cục sạc thông số này có nghĩa là dòng điện tối đa mà cục sạc có thể cung cấp cho pin mà vẫn giữ được độ ổn định lâu dài cho cục sạc, cục sạc có thể cấp dòng vượt ngưỡng này nhưng điện áp sẽ bị sụt và phát nhiệt cao, các cục sạc xịn sẽ có quản lý dòng sạc, ko cho phép cục sạc bị pin rút quá dòng. V: (Volt) đơn vị đo điện áp, cục sạc điện thoại người ta thiết kế 5V thì nó ra 5V, sạc acquy 12V thì nó ra 13.5V, sạc acquy 24V thì nó ra 26.5V …….. Nếu không có ý định thí nghiệm kiếm cục sạc 24V sạc cho táo thì cũng ko cần quan tâm lắm đến thông số này. mAh : (mili ampe giờ) là đơn vị đo cường độ dòng điện tối đa mà một cục pin, acquy có thể xả hoặc cấp cho thiết bị liên tục trong 1 giờ đồng hồ. VD 2500mAH (2.5AH) có nghĩa là nếu cái phone cần 2.5A liên tục để cày game online thì nếu phone được trang bị pin này cày thủ sẽ cày được trong 1 tiếng đồng hổ thì …. Hết pin, còn nếu phone đòi 1.25A thì cày thủ cày được 2 tiếng. Lưu ý thông số này chỉ đúng với pin tốt và mới keng, dùng 1 thời gian thông số này sẽ giảm từ từ, còn pin Khựa thì thông số và hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa, đem cái thông số dung lượng pin của tụi nó chia cho 4 có khi còn hố. Hi vọng mớ lộn xộn này giúp ích chút cho bạn.

Làm sao mà bạn dám nói là không làm được khi bạn chưa từng thử một lần nào. Ngay cả khi bạn đã làm 1 lần và thất bại bạn cũng không có quyền nói là không làm được vì bạn chưa làm lần thứ 2,3...

Đơn vị mili Ampe-giờ (mAh) thường được sử dụng để mô tả dung lượng của pin. Một quan niệm sai lầm khá phổ biến là chúng ta thường hay chia dung lượng của pin dự phòng cho dung lượng của pin điện thoại hoặc máy tính bảng để tìm ra số lần có thể sử dụng pin sạc dự phòng sạc cho điện thoại hoặc máy tính bảng. Điều này không hề chính xác.

Dung lượng và năng lượng là hai khái niệm khác nhau

Nói một cách đơn giản, mili Ampe-giờ (mAh) là đơn vị đo lường điện tích sạc, đại diện cho dung lượng của pin, trong khi đó, Watt giờ (Wh) là đơn vị đo năng lượng điện.

Watt-giờ = Ampe-giờ x Điện áp

Một viên pin 10400mAh nghĩa là viên pin đó có thể cung cấp tổng cộng 10400mAh ở một mức điện áp xác định. Với pin Lithium-ion, mức điện áp phổ biến nhất được xác nhận là 3.7V.Do đó, tổng năng lượng theo lý thuyết của 1 viên pin 10400mAh sẽ được tính là 10400mAh x 3.7V = 38480mWh, tương đương với 38Wh.

Ước tính số lần sạc của Pin dự phòng

Lấy TL-PB10400 phiên bản 1 làm ví dụ

TL-PB10400 sử dụng pin Lithium-ion dung lượng 10400mAh, khi sử dụng TL-PB10400 hoặc các pin sạc dự phòng khác để sạc cho các thiết bị di động, điện áp ngõ ra thường được chuyển thành 5V.

Do đó, trên lý thuyết tổng năng lượng khả dụng cho việc sạc sẽ phải tính theo công thức 38480mWh / 5V = 7696mAh. Các mạch điện nội bộ cũng sẽ hấp thụ một phần điện năng nên hiệu suất sẽ không thể đạt được 100%. Giả sử rằng hiệu suất sạc thực tế của TL-PB10400 là 90% với dòng điện là 1A, thì tổng điện năng sạc có thể sử dụng thực tế của TL-PB10400 sẽ là 7696 x 0.9 = 6926mAh.

Lưu ý: Hiệu suất sạc với dòng 2A sẽ thấp hơn 90%

Bây giờ các bạn có thể sử dụng con số 6926 để chia cho dung lượng pin điện thoại của mình và tính toán được số lần sạc có thể. Ví dụ, với 6926mAh, có thể sạc đầy cho viên pin điện thoại dung lượng 2600mAh là 6926mAh / 2600mAh = 2.66 lần. Nhưng đây vẫn là con số tính toán với điều kiện lý tưởng.

Trên thực tế, các mạch điện bên trong điện thoại hoặc máy tính bảng cũng cần tiêu tốn điện năng, nên không phải tất cả điện năng sạc sẽ được đưa đến pin của điện thoại hoặc máy tính bảng, nên có khả năng bạn sẽ có số lần sạc ít hơn con số 2.66 lần phía trên. Một vấn đề nữa là, các thiết bị khác nhau sẽ có hiệu suất sạc khác nhau tùy theo thiết kệ mạch bên trong, nên hai thiết bị có cùng dung lượng pin như nhau cũng không chắc có số lần sạc giống nhau.

Thêm vào đó, thiết bị sạc sẽ ngốn nhiều điện năng hơn do màn hình, truyền tải Wi-Fi, CPU, và các yếu tố khác nếu điện thoại vẫn đang hoạt động hoặc chạy một số ứng dụng nền khi sạc, dẫn đến hiệu suất sạc thậm chí sẽ thấp hơn nữa.

Hiệu quả sạc cuối cùng của các thiết bị sạc (điện thoại / máy tính bảng) cũng phụ thuộc vào thiết kế của chúng tuân theo các nguyên tắc được mô tả ở trên

Câu hỏi thường gặp này có hữu ích không?

Phản hồi của bạn giúp cải thiện trang web này.

Mối quan tâm của bạn với bài viết này là gì?

  • Không hài lòng với sản phẩm
  • Quá phức tạp
  • Tiêu đề khó hiểu
  • Không áp dụng cho tôi
  • Quá mơ hồ
  • Khác

Chúng tôi rất muốn nhận được phản hồi của bạn, vui lòng cho chúng tôi biết cách chúng tôi có thể cải thiện nội dung này.

1 cục pin sạc dự phòng bao nhiêu mAh?

Sạc dự phòng hiện là một phụ kiện không thể thiếu của mọi người, nhất là khi nhu cầu sạc đa thiết bị cùng một lúc ngày càng tăng cao. Một chiếc sạc dự phòng với dung lượng lớn từ 20.000mAh trở lên sẽ giúp bạn đảm bảo nguồn pin dồi dào cho cả ngày dài.

Củ sạc 1A là bao nhiêu W?

2 loại sạc này khác nhau ở cường độ dòng điện đầu ra. 1 loại có cường độ dòng điện là 1A và 1 loại là 2A. Chính vì vậy mà củ sạc 5V/1A sẽ có công suất là 5W còn củ 5V/2A có công suất là 10W.

Sạc pin 2A là gì?

Củ sạc 2A là củ sạc hỗ trợ cường độ dòng điện tối đa 2 Ampe, thông thường những củ sạc 2A sẽ có điện áp 5V hoặc 9V, tức cung cấp công suất sạc 10W hoặc 18W.

Pin trong cục sạc dự phòng là pin gì?

Các lõi pin: Pin sạc dự phòng sử dụng pin Lithium-Ion với chức năng chính để tích điện, hầu hết các dòng sản phẩm hiện nay đều được sử dụng.