Ý nghĩa sự ra đời Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản là gì


Ý nghĩa sự ra đời Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản là gì



Tư tưởng cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung, của Tuyên ngôn Đảng Cộng sản (TNĐCS) nói riêng là ánh sáng soi đường cho cách mạng Việt Nam. Từ bản Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin năm 1920 - bản Luận cương phát triển sáng tạo tư tưởng của Tuyên ngôn trong điều kiện lịch sử mới, Hồ Chí Minh đã tìm thấy con đường cứu nước của dân tộc Việt Nam. Cách mạng Việt Nam càng phát triển, càng khẳng định những nguyên lý nền tảng của Tuyên ngôn là đúng đắn.

Vận dụng sáng tạo và phát triển phù hợp những nguyên lý nền tảng của TNĐCS, nhất là về mối quan hệ giữa giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp, về cách mạng XHCN, về vị trí, vai trò của Đảng, của giai cấp công nhân,... vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam vượt qua rất nhiều khó khăn, thử thách, huy động được mọi nguồn lực, kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh thời đại, giành thắng lợi vẻ vang trong cách mạng dân tộc dân chủ và đang từng bước tiến hành cách mạng XHCN. Trong suốt quá trình cách mạng, mục đích cao cả của Đảng ta đặt ra hoàn toàn phù hợp với tư tưởng cơ bản và chủ đạo của Tuyên ngôn, đó là giải phóng toàn thể xã hội khỏi ách áp bức bóc lột, thực hiện dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Tính khoa học, tính cách mạng của TNĐCS được Đảng ta tiếp thu, vận dụng sáng lạo, cụ (hể thể hiện qua những nội dung Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa hội và những văn kiện gần đây của Đảng. Những nội dung lý luận về định hướng xã hội chủ nghĩa, về mục tiêu, động lực chủ yếu của cách mạng Việt Nam, về nhũng đặc trưng thể hiện bản chất của xã hội XHCN và con đường, cách thức xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế,... là thành quả của quá trình đổi mới tư duy, phát triển lý luận và tổng kết thực tiễn của Đảng, đồng thời, đó cũng chính là sự kế thừa, vận dụng những “tư tưởng cơ bản”, “nguyên lý phổ quát” của Tuyên ngôn.

Tư tưởng cơ bản của TNĐCS được vận dụng vào công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thể hiện rõ nhất trên lĩnh vực kinh tể, chính trị và xây dựng đảng. Cụ thể:

Về kinh tế, Đảng luôn luôn quán triệt tư tưởng cơ bản của TNĐCS là: “Trong mọi thời đại lịch sử, sản xuất kinh tế và cơ cấu xã hội - cơ cấu này tất yếu phải do sản xuất kinh tế mà ra - cả hai cái đó cấu thành cơ sở của lịch sử chính trị và lịch sử tư tưởng của thời đại ấy”[1]. Vận dụng quan điểm đó, Đảng ta xác định, xây dựng chủ nghĩạ xã hội ở Việt Nam trước hết và trung tâm là xây dựng, phát triển kinh tế, tăng trưởng kinh tế đồng thời với phát triển xã hội, văn hóa, giáo dục, vì mục tiêu phát triển con người, mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam.

Về chính trị, xuất phát từ các giá trị lý luận về nhà nước và pháp luật trong TNĐCS và các giá trị phổ quát của nhân loại về xây dựng nhà nước pháp quyền, Đảng chủ trương tiếp tục xây dựng và từng bước hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Về xây dựng Đảng, Đảng ta luôn nhất quán quan điểm sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng và sự lãnh đạo của Đảng là tất yếu trong tất cả các giai đoạn cách mạng; đồng thời, khẳng định vấn đề nâng cao bản chất giai cấp công nhân là tư tưởng xuyên suốt trong công tác xây dựng Đảng để bảo đảm cho Đảng hoàn thành sứ mệnh lãnh đạo. Sự thống nhất lợi ích của Đảng và giai cấp - tư tưởng này là cơ sở để xây dựng đường lốỉ, chủ trương, chính sách nhằm xóa bỏ những đặc quyền, đặc lợi trong Đảng. Trong đường lối cách mạng, Đảng ta luôn quán triệt và vận dụng tư tưởng cốt lõi của Tuyên ngôn, coi công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt. Đại hội XII của Đảng tiếp tục khẳng định: “xây dựng Đảng trong sạch, vũng mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức" là nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.

Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hơn 30 năm qua, đã chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn, thể hiện sự trung thành và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung, TNĐCS nói riêng và tư tưởng Hồ Chí Minh vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam.

170 năm trôi qua, kể từ khi Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản ra đời cho đến nay, thế giới đã có nhiều biến đổi, song lịch sử tiếp tục chứng minh rằng, những tư tưởng vĩ đại của TNĐCS sẽ tiếp tục soi đường cho nhân loại tiến đến tương lai ngày càng tốt đẹp hơn.

Kỷ niệm 170 năm ra đời Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản trong bối cảnh thế giới, khu vực có nhiều diễn biến nhanh chóng, phức tạp và khó lường, nhìn lại chặng đường cách mạng của Đảng gần 9 thập kỷ qua, đặc biệt là những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử cũng như những hạn chế, yếu kém trong hơn 30 năm đổi mới đất nước, chúng ta càng nhận thức sâu sắc hơn những giá trị bền vững và ý nghĩa thời đại của TNĐCS; từ đó chủ động, không ngừng vận dụng sáng tạo và phát triển phù hợp những nguyên lý nền tảng của Tuyên ngôn vào điều kiện cụ thể nước ta để thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.



[1]. C.Mác - Ph.Ăngghen, Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, Tập 2 ỉ, tr.lỉ.


Giải bài tập 2 trang 191 SGK Lịch sử 10

Đề bài

Hãy nêu nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử bản Tuyên ngôn của Đảng cộng sản.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 10 trang 190, 191 để trả lời.

Lời giải chi tiết

* Nội dung cơ bản:

- Khẳng định chủ nghĩa tư bản ra đời là một bước tiến, song nó chứa dựng nhiều mâu thuẫn và cuộc đấu tranh giữa tư sản và vô sản tất yếu nổ ra.

- Bản Tuyên ngôn trình bày một cách hệ thống những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa cộng sản, chứng minh quy luật tất yếu diệt vong của chế độ tư bản và thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản.

- Khẳng định sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản là lãnh đạo cuộc đấu trah chống sự thống trị và ách áp bức của giai cấp tư sản, xây dựng chế độ cộng sản chủ nghĩa.

- Kêu gọi thành lập chính Đảng, thiết lập chuyên chính vô sản, đoàn kết các lực lượng công nhân trên thế giới.

- Dùng bạo lực để lật đổ trật tự xã hội hiện có và kêu gọi quần chúng đứng lên làm cách mạng.

- Tuyên ngôn kết thúc bằng lời kêu gọi “Vô sản tất cả các nước, đoàn kết lại”.

* Ý nghĩa:

- Là văn kiện có tính chất cương lĩnh đầu tiên của chủ nghĩa xã hội khoa học, bước đầu kết hợp chủ nghĩa xã hội với phong trào công nhân.

- Giai cấp công nhân có lí luận cách mạng soi đường để thực hiệ mục tiêu cuối cùng của người cộng sản là xây dựng chủ nghĩa cộng sản toàn thế giới.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 - Xem ngay

Trần Thiên Tú
ĐUV, Phó Trưởng khoa Lý luận cơ sở

 

Trong bối cảnh hiện nay, khi công nghệ thông tin càng ngày càng phát triển và có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống kinh tế - xã hội của từng quốc gia, khu vực, các trang mạng xã hội trở thành các phương tiện để các thế lực thù địch lợi dụng để tuyên truyền chống phá Đảng, phá hoại thành quả của cách mạng. Trước thực tiễn đó, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 35-NQ/TW “về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”. Quán triệt tinh thần của Nghị quyết, xin giới thiệu tác phẩm: Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, tác phẩm đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa Mác – Lênin. Qua tác phẩm, chúng ta hiểu hơn về nền tảng tư tưởng của Đảng, nâng cao tinh thần trách nhiệm với sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay.
Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (Das Manifest der Kommunistischen Partei), là một trong những tác phẩm quan trọng nhất của chủ nghĩa Mác – Lênin, được xuất bản lần đầu ngày 21 tháng 2 năm 1848. Tác phẩm được coi là một trong các văn kiện chính trị có ảnh hưởng lớn nhất của thế giới được viết bởi Karl Marx và Friedrich Engels. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản là tuyên ngôn của Đồng minh những người Cộng sản - tổ chức quốc tế Marxists đầu tiên trên thế giới, vạch ra mục tiêu và chương trình hành động của tổ chức này. Bản tuyên ngôn này kêu gọi hành động cho một cuộc cách mạng vô sản để lật đổ trật tự xã hội tư sản và cuối cùng xây dựng thành công xã hội Cộng sản chủ nghĩa, nơi người lao động có được tự do, bình đẳng, thoát khỏi áp bức, bóc lột.
Tác phẩm đã được UNESCO đưa vào danh mục Di sản tư liệu thế giới. 

Ý nghĩa sự ra đời Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản là gì
Ý nghĩa sự ra đời Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản là gì

Ảnh trang bìa của tác phẩm, bản tiếng Đức năm 1848 (nguồn Internet)


1. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
Tuyên ngôn của Đảng cộng sản ra đời là kết tinh của những yếu tố khách quan và chủ quan.
Về khách quan: những điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội đã chín muồi trong lịch sử. Tác phẩm ra đời vào thời điểm quyết định trong quá trình chuyển biến của chủ nghĩa xã hội khoa học đấu tranh với các trào lưu tư tưởng lỗi thời và phản động để thâm nhập phong trào công nhân. Các tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng (tiêu biểu là ba nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng vĩ đại đầu thế kỷ XIX: Saint Simon, Phurie và Owen) tồn tại và thống trị cho đến lúc đó đã bộc lộ nhiều hạn chế: không giải thích đúng bản chất của ách bóc lột tư bản chủ nghĩa, chưa phát hiện ra quy luật phát triển của xã hội đó, chưa nhìn thấy vai trò, sứ mệnh của giai cấp công nhân trong việc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. Những nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng muốn xây dựng một xã hội mới tốt đẹp, nhưng bằng con đường thuyết phục, giáo dục, nêu gương, chứ không phải bằng con đường đấu tranh cách mạng, cải biến cách mạng. Do không có cơ sở khoa học và thực tiễn, các trào lưu tư tưởng trên đây đều trở nên lỗi thời và gây tác động tiêu cực, kìm hãm sự phát triển của phong trào vô sản. Việc vạch trần những tư tưởng phản động và khẳng định những quan điểm lý luận khoa học là một yếu tố để "Tuyên ngôn" ra đời.

Về chủ quan: Tuyên ngôn của Đảng cộng sản là kết quả của quá trình trưởng thành về lập trường, quan điểm, sự thành thục về phương pháp luận là kết quả của quá trình hoạt động sáng tạo về lý luận và thực tiễn của C.Mác và Ph.Ăngghen.

Cuối tháng 11, đầu tháng 12 năm 1847, Đại hội thứ hai của Liên đoàn những người cộng sản trên cơ sở thảo luận nhất trí thông qua những nguyên lý do C.Mác và Ph.Ăngghen nêu ra, Đại hội đã ủy thác hai ông thảo ra bản tuyên ngôn chính thức. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản được soạn thảo xong vào tháng giêng năm 1948 và được xuất bản vào tháng hai năm 1948.

2. Nội dung tác phẩm

Tác phẩm được trình bày trong 04 chương, trong một số lần xuất bản, các tác giả đã viết thêm các lời tựa để giải thích và bổ sung cho tác phẩm.

Chương I: Tư sản và vô sản


Trong chương này, C.Mác và Ph.Ăngghen đã phân tích quá trình phát sinh, phát triển của chủ nghĩa tư bản, từ đó rút ra kết luận quan trọng: Sự sụp đổ của chủ nghĩa tư bản và thắng lợi của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản đều là tất yếu – “Sự sụp đổ của giai cấp tư sản và thắng lợi của giai cấp vô sản đều là tất yếu như nhau”[1]. Giai cấp vô sản có sứ mệnh lịch sử dẫn đầu các giai cấp và tầng lớp lao động bị áp bức bóc lột tiến hành công cuộc cải tạo xã hội tư bản và xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa.
Chương II: Những người vô sản và những người cộng sản Trong chương này C.Mác và Ph.Ăngghen phân tích mối quan hệ giữa giai cấp vô sản và Đảng cộng sản; vạch rõ tính chất, nhiệm vụ trước mắt, mục đích cuối cùng của Đảng cộng sản, những phương hướng và giải pháp để thực hiện những nhiệm vụ và mục đích ấy. Nói cách khác, chương này chủ yếu trình bày cương lĩnh và sách lược của Đảng cộng sản, đồng thời bác bỏ những lời vu khống, xuyên tạc của giai cấp tư sản đối với những người cộng sản.

Chương III: Văn học xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa

Trong chương này C.Mác và Ph.Ăngghen bác bỏ, phê phán các trào lưu tư tưởng phản động và các trào lưu tư tưởng bảo thủ, nhằm làm rõ sự khác biệt căn bản về mặt lý luận, quan điểm giữa những người cộng sản và các trào lưu đó. Qua sự phê phán đó đã làm nổi bật sự khác biệt căn bản về mặt quan điểm, lý luận giữa các trào lưu tư tưởng phản động, bảo thủ với quan điểm lý luận của những người cộng sản. Bởi vì “Những quan điểm lý luận của những người cộng sản tuyệt nhiên không dựa trên những ý niệm, những nguyên lý do một nhà cải cách thế giới nào phát minh hay phát hiện ra.

Những nguyên lý ấy chỉ là biểu hiện khái quát của những quan hệ thực tại của một cuộc đấu tranh giai cấp hiện có, của một cuộc vận động lịch sử đang diễn ra trước mắt chúng ta”.[2]


Chương IV: Thái độ của những người cộng sản đối với các đảng đối lập Chương này được dành để nói về lập trường cách mạng triệt để, tư tưởng cách mạng không ngừng, sách lược liên minh đoàn kết và đấu tranh của những người cộng sản đối với các đảng dân chủ tư sản và tiểu tư sản là những đảng đối lập với các thế lực phản động cầm quyền trong thời kỳ đó ở nhiều nước.

Phần các Lời tựa của tác phẩm


Sau những lần xuất bản, thực tiễn có nhiều biến đổi, phong trào công nhân cũng có những biến chuyển, nên Mác và Ăng ghen đã bổ sung thêm một số luận điểm cho phù hợp. Tuy nhiên, Tuyên ngôn là một tài liệu lịch sử, cho nên, các ông không thể tự ý sửa chữa vào đó, vì thế, các ông đã viết các lời tựa cho các lần xuất bản (Ph.Ăngghen: ““Tuyên ngôn” là một tài liệu lịch sử mà chúng tôi không có quyền sửa lại”[3]).
Có tất cả 07 lời tựa cho các lần xuất bản khác nhau, cụ thể:

  • Lời tựa viết cho bản tiếng Đức, xuất bản năm 1872;
  • Lời tựa cho bản tiếng Nga, xuất bản năm 1882;
  • Lời tựa viết cho bản tiếng Đức, xuất bản năm 1883;
  • Lời tựa viết cho bản tiếng Anh, xuất bản năm 1888;
  • Lời tựa viết cho bản tiếng Đức, xuất bản năm 1890;
  • Lời tựa viết cho bản tiếng Ba Lan, xuất bản năm 1892;
  • Lời tựa viết cho bản tiếng Italia, xuất bản năm 1893.

Trong đó, có 02 Lời tựa năm 1872 và 1882 được C.Mác và Ph.Ăngghen viết chung, 05 Lời tựa còn lại do Ph.Ăngghen viết. Qua các Lời tựa, C.Mác và Ph.Ăngghen đã khẳng định rằng: những nguyên lý cơ bản được trình bày trong Tuyên ngôn vẫn hoàn toàn đúng, ở đôi chỗ, có một vài chi tiết cần xem lại, một số luận điểm mới đã được bổ sung cho phù hợp với thực tiễn. Vì thế, Tuyên ngôn là một tài liệu lịch sử, đã đáp ứng yêu cầu lịch sử, là cương lĩnh chính trị mang tính quốc tế của giai cấp công nhân hiện đại.

Sự ra đời của Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản do C.Mác và Ph. Ăngghen soạn thảo là một tất yếu khách quan, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của phong trào công nhân trên toàn thế giới. Đánh giá về tác phẩm V. I. Lênin khẳng định: “Cuốn sách nhỏ ấy có giá trị bằng hàng ngàn bộ sách, tinh thần của nó đến bây giờ vẫn cổ vũ và thúc đẩy toàn thế giới giai cấp vô sản có tổ chức và đang chiến đấu của thế giới văn minh”[4].


3. Tìm hiểu giá trị của tác phẩm nói riêng và các tác phẩm kinh điển nói chung trong giai đoạn hiện nay Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản ra đời hơn 170 năm, nhưng những giá trị của tác phẩm vẫn còn sống mãi. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn vận dụng những nguyên lý của các nhà kinh điển vào thực tiễn Việt Nam một cách sáng tạo, hiệu quả. Đó là những quan điểm về mục tiêu cách mạng, vai trò của Đảng Cộng sản, vai trò của giai cấp vô sản, vai trò của việc xây dựng ý thức xã hội mới - ý thức xã hội xã hội chủ nghĩa. Trong khi chủ nghĩa xã hội thế giới lại đang ở bước thoái trào, những khó khăn và thách thức của thời đại đã và đang cản trở sự phát triển của cách mạng, song lịch sử xã hội loài người vẫn tiếp tục tiến lên theo những quy luật mà “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” đã dự báo; từ đó, khẳng định con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội do Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lựa chọn là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với quy luật khách quan của lịch sử nhân loại.  

Trong giai đoạn hiện nay, khi Đảng ta chủ trương tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, nhận thức ngày càng đầy đủ, sâu sắc hơn những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của đời sống xã hội, xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Hiểu rõ những tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin, hiểu rõ mục tiêu, lý tưởng của những người cộng sản, hiểu rõ thế giới quan và phương pháp luận khoa học mà học thuyết mang lại, đó cũng chính là cách mà cán bộ, đảng viên tự bồi dưỡng lập trường tư tưởng, phương pháp cách mạng, hoàn thành tốt trách nhiệm mà lịch sử giao phó.

[1] C.Mác và Ph.Ăngghen, Tuyển tập, NXB CTQG Sự thật, H, 1980. Tập 1, tr.557.

[4] V.I. Lê-nin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mát-xcơ-va, 1978, t. 26, tr. 10.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Ý nghĩa sự ra đời Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản là gì

Ý nghĩa sự ra đời Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản là gì

Ý nghĩa sự ra đời Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản là gì

Ý nghĩa sự ra đời Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản là gì

Ý nghĩa sự ra đời Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản là gì

Ý nghĩa sự ra đời Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản là gì

Ý nghĩa sự ra đời Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản là gì