Xi măng Hà Trung có tốt không

Dự án Nâng cấp, cải tạo đê tả sông Hoạt đoạn từ trạm bơm Đông Thôn đi xã Hà Thanh, huyện Hà Trung được phê duyệt đất đắp tại mỏ đất Công ty Cường Giang, phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn. Tuy nhiên, đơn vị thi công lại lấy đất tại bãi thải của Nhà máy xi măng Bỉm Sơn. Như vậy chất lượng đất đắp có đạt tiêu chuẩn hay không? Hơn nữa đây cũng không phải là vị trí được cấp phép mỏ đất.

Dự án Nâng cấp, cải tạo đê tả sông Hoạt đoạn từ trạm bơm Đông Thôn đi xã Hà Thanh, huyện Hà Trung có tổng mức đầu tư hơn 40 tỷ đồng. Theo phê duyệt thiết kế ban đầu khối lượng đất đắp đê sẽ được lấy tại mỏ đất của Công TNHH thương mại Cường Giang, tại phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn. Tuy nhiên, thay vì lấy đúng như vị trí ban đầu đã được phê duyệt đơn vị thi công là Công ty cổ phần xây dựng đầu tư và thương mại Thanh Quảng (Công ty Thanh Quảng) lại lấy đất đắp tại bãi thải của Nhà máy xi măng Bỉm Sơn (thuộc phường Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn). Theo phản ánh của người dân đơn vị thi công đã vận chuyển một phần đất đá thải ở bãi thải như đã nói trên để dùng làm vật liệu đất đắp đê.

Được biết, bãi thải của Nhà máy xi măng Bỉm Sơn là nơi chứa rác thải sau sản xuất của nhà máy. Đây không được quy hoạch và cấp phép là mỏ đất san lấp, hay đắp đê của cơ quan có thẩm quyền.

Xi măng Hà Trung có tốt không
Đất đắp đê lại được lấy tại bãi thải của Nhà máy xi măng Bỉm Sơn

Theo ghi nhận của PV, nhiều xe chở đất từ bãi thải của Nhà máy xi măng Bỉm Sơn đang vận chuyển về để đắp Dự án Nâng cấp, cải tạo đê tả sông Hoạt đoạn từ trạm bơm Đông Thôn đi xã Hà Thanh, huyện Hà Trung. Trong khi chất lượng đất chưa được kiểm định đầu vào, liệu có đủ tiêu chuẩn để đắp đê theo quy định?

Xi măng Hà Trung có tốt không
Các xe chở đất từ bãi thải nhà máy xi măng Bỉm Sơn đến công trình đắp đê sông Hoạt

Trước những thông tin đã ghi nhận, PV đã có cuộc làm việc với đại diện chủ đầu tư là ông Nguyễn Công Khanh – Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Hà Trung được biết: Dự án Nâng cấp, cải tạo đê tả sông Hoạt đoạn từ trạm bơm Đông Thôn đi xã Hà Thanh có tổng vốn đầu tư hơn 40 tỷ đồng, do UBND huyện Hà Trung làm chủ đầu tư, đơn vị thi công là Công ty Thanh Quảng. Vị trí được phê duyệt lấy đất đắp tại mỏ đất Công ty Cường Giang, tại phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn và đã được thí nghiệm đạt tiêu chuẩn đầu vào.

Trước thông tin phản ánh của PV, ông Nguyễn Công Khanh cho biết, nếu đúng đơn vị thi công lấy tại vị trí bãi thải Nhà máy xi măng Bỉm Sơn là không đúng quy định. Việc này Ban cũng chưa thấy đơn vị thi công báo cáo. Chúng tôi sẽ cho kiểm tra và chấn chỉnh ngay.

Xi măng Hà Trung có tốt không
Các xe chở đất từ bãi thải nhà máy xi măng Bỉm Sơn đến công trình đắp đê sông Hoạt

Tại khoản 5, Điều 32 Nghị định 139 /2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở nêu rõ: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sử dụng vật liệu xây dựng, cấu kiện xây dựng hoặc thiết bị công nghệ không có chứng chỉ xuất xứ, chứng nhận đủ tiêu chuẩn chất lượng theo quy định; b) Thi công sai thiết kế đã được phê duyệt hoặc sai chỉ dẫn kỹ thuật; c) Thiếu kết quả thí nghiệm theo quy định; nghiệm thu chất lượng vật liệu không đảm bảo theo yêu cầu kỹ thuật hoặc thiếu hồ sơ về chất lượng; d) Thi công không đúng với thiết kế biện pháp thi công được duyệt; đ) Không thực hiện trắc đạc, quan trắc công trình theo yêu cầu thiết kế đã được chủ đầu tư chấp thuận hoặc không thực hiện thí nghiệm, kiểm tra chạy thử đơn động, chạy thử liên động theo kế hoạch đã được chủ đầu tư chấp thuận trước khi đề nghị nghiệm thu.

(Xây dựng) - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền sử dụng cát nhân tạo (cát nghiền) cho các công trình xây dựng, ưu tiên sử dụng cát nhân tạo trong công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư dây chuyền sản xuất loại vật liệu này là những biện pháp của huyện Hà Trung nhằm hạn chế sử dụng cát tự nhiên.

Xi măng Hà Trung có tốt không

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 36 đơn vị khai thác cát tự nhiên, với tổng công suất 740.869 m3/năm và 3 đơn vị sản xuất cát nghiền từ đá, tổng công suất đạt 380.000 m3/năm đáp ứng nhu cầu phục vụ cho các công trình xây dựng trong và ngoài tỉnh.

Những năm gần đây, UBND tỉnh Thanh Hóa có nhiều văn bản chỉ đạo ưu tiên sử dụng cát nhân tạo trong các công trình xây dựng và có những chính sách ưu đãi, khuyến khích cho các doanh nghiệp đầu tư dây chuyền sản xuất loại vật liệu này. Cụ thể, trong năm 2018, UBND tỉnh Thanh Hóa có văn bản giao UBND các huyện Nga Sơn, Hà Trung, thị xã Bỉm Sơn và các chủ đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách Nhà nước và nguồn vốn khác trên địa bàn huyện Nga Sơn, Hà Trung, thị xã Bỉm Sơn (địa bàn không có mỏ cát tự nhiên) ưu tiên sử dụng cát nghiền từ đá của các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn.

Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Xây dựng, ông Phùng Tiến Dũng - Trưởng phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Hà Trung cho biết: Sau khi có văn bản của UBND tỉnh, huyện Hà Trung đã tuyên truyền, hướng dẫn cho các chủ đầu tư thực hiện tốt việc sử dụng cát nghiền, đặc biệt là đối với những công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, hiện nay nguồn cung cấp cát nhân tạo đang còn hạn chế, giá thành còn tương đối cao so với cát tự nhiên và một số hạng mục xây, trát chưa phù hợp với loại vật liệu này vì thành phần hạt lớn.

Huyện cũng đang khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn đầu tư dây chuyền sản xuất cát nghiền, nếu doanh nghiệp nào đầu tư thì huyện luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển. Vì khi có doanh nghiệp sản xuất được loại vật liệu này tại địa phương thì giá thành sẽ thấp hơn so với việc mua từ nơi khác.

Được biết, năm 2017, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có Chỉ thị số 18 về tăng cường công tác quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả cát, sỏi trong thi công các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh. Theo đó, không sử dụng cát, sỏi tự nhiên để san lấp mặt bằng công trình, đắp đường giao thông (trừ cát nhiễm mặn). Các đơn vị khai thác cát không được cung cấp cát cho mục đích san lấp công trình.

Khuyến khích việc sử dụng cát nghiền từ đá để sản xuất bê tông và vữa (nếu đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật); khuyến khích sử dụng phế thải tro, xỉ từ các dự án sản xuất công nghiệp để san lấp mặt bằng (nếu đảm bảo chất lượng, kỹ thuật phù hợp với quy định của pháp luật).