Ăn nhiều khổ qua có tốt không

Khổ qua có khá nhiều tác dụng đối với sức khỏe, nhưng chính vì loại quả này có nhiều dược tính nên không phải ai cũng nên ăn, thậm chí với một số người, ăn khổ qua có thể làm bệnh nặng nề thêm rất nhiều.

Theo Đông y, khổ qua (mướp đắng) có vị đắng, tính hàn, công dụng thanh nhiệt, sáng mắt, giải độc, thích hợp với các chứng nhiệt sinh ra nóng, khát, làm sáng mắt, mát tim, nhuận tràng, hạt bổ thận tráng dương… tuy nhiên vẫn có 1 số người không nên dùng Khổ Qua.

Ăn nhiều khổ qua có tốt không

Những lưu ý khi ăn khổ qua

Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, mướp đắng có thể gây co thắt tử cung, xuất huyết và làm hư thai, dẫn đế sinh non. Đồng thời mướp đắng có khả năng gây đột biến gen. Vì thế, phụ nữ có thai không nên sử dụng mướp đắng nhất là khi mang thai ở giai đoạn đầu.

Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên ăn mướp đắng vì trong loại quả này có một số thành phần mang độc tính nhẹ có thể được truyền qua sữa mẹ.

Độc tính này không gây ảnh hưởng ở người lớn, nhưng lại có vấn đề với trẻ em vì vậy rất cần thận trọng khi sử dụng.

Vì khổ qua có thể làm tăng men gan, ảnh hưởng đến thận do gan khó đào thải được chất ra ngoài. Vì vậy những người mắc bệnh gan, thận không nên ăn khổ qua quá nhiều.
khổ qua có tác dụng tăng tiết men tiêu hóa, giúp hệ tiêu hóa tốt hơn nhưng nếu những người mắc bệnh đường tiêu hóa, hệ tiêu hóa yếu thì các hoạt chất trong khổ qua kết hợp vào sẽ tạo nên sự “quá đà” và gây nên hiện tượng tiêu chảy, lỵ, gây các bệnh ở dạ dày. Ăn mướp đắng hàng ngày rất tốt cho sức khỏe song nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến tiêu chảy và các vấn đề dạ dày.

Thành phần tạo ra tính hạ đường trong mướp đắng gồm: Charantin, Polypeptid-P và Vicine. Cơ chế tác dụng bao gồm gồm giảm đường huyết và cải thiện dung nạp glucose. Tuy nhiên để bổ sung những đặc tính tốt của khổ qua như thanh nhiệt, sáng mắt, giải độc, nhuận trường chúng ta có thể dùng các sản phẩm đã qua chế biến để thay thế chẳng hạn như Khổ Qua Sấy Dẻo.

Mướp đắng (Momordica charantia) cũng thường được gọi là khổ qua. Là một loại trái cây nhiệt đới, mướp đắng có hàm lượng calo và carbs thấp và nhiều chất xơ có lợi. Trong mướp đắng chứa nhiều chất phytochemical - là những hợp chất thực vật mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, ví dụ như flavonoid, triterpenoid và polyphenol.

Giá trị dinh dưỡng của mướp đắng khác nhau tùy thuộc bạn ăn phần nào của cây và nó được chế biến chín hay ăn sống. Thông tin dinh dưỡng sau đây được cung cấp bởi Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) cho khẩu phần khoảng 1 cốc (tương đương 124g) mướp đắng nấu chín mà không có thêm chất béo.

  • Lượng calo: 24
  • Chất béo: 0,2g
  • Natri: 392mg
  • Carbohydrate: 5,4g
  • Chất xơ: 2,5g
  • Đường: 2,4g
  • Chất đạm: 1g

Ăn nhiều khổ qua có tốt không

Mướp đắng chứa nhiều hợp chất thực vật tự nhiên có lợi cho sức khỏe.

Carb

Hầu hết lượng calo trong mướp đắng đến từ carbohydrate. Vì tổng hàm lượng calo rất thấp nên lượng carbs trong mướp đắng cũng thấp. Một cốc mướp đắng nấu chín chỉ cung cấp hơn 5 gam carbohydrate, khoảng một nửa trong số đó là chất xơ (2,5 gam). Mướp đắng cũng chứa một số đường tự nhiên nhưng nhìn chung đây là một loại trái cây có hàm lượng đường huyết thấp.

Chất béo

Trong mướp đắng có rất ít chất béo. Một chén mướp đắng nấu chín chứa ít hơn 1/2 gam chất béo trừ khi chất béo bổ sung được thêm vào trong quá trình nấu.

Chất đạm

Giống như hầu hết các loại trái cây, mướp đắng không phải là một nguồn cung cấp protein đáng kể.

Vitamin và các khoáng chất

Các vi chất dinh dưỡng trong mướp đắng bao gồm vitamin A, vitamin C, canxi, kali, phốt pho, kẽm, đồng, sắt và magiê. Mướp đắng cũng cung cấp một số vitamin B và các chất chống oxy hóa hữu ích, như lutein và zeaxanthin.

2. Lợi ích sức khỏe của mướp đắng

Ăn nhiều khổ qua có tốt không

Chưa có nhiều bằng chứng về việc mướp đắng giúp giảm lượng đường trong máu.

Mướp đắng thường được nhắc đến khi bạn muốn quản lý bệnh đái tháo đường, tuy nhiên, kết quả nghiên cứu về vấn đề này đôi lúc chưa thực sự chắc chắn. Dưới đây là một số lợi ích sức khỏe của mướp đắng đã được khoa học chứng minh đến thời điểm hiện tại.

2.1 Giảm béo bụng

Mặc dù hầu hết các dữ liệu cho đến nay được thực hiện trên động vật chứ không phải con người, nhưng có bằng chứng đầy hứa hẹn cho thấy khả năng giảm tích trữ chất béo nội tạng của mướp .

Bổ sung mướp đắng đã được chứng minh là làm giảm sự tăng sinh của các tế bào mỡ do các chất trong mướp đắng tác động đến các gene chịu trách nhiệm tạo ra các tế bào mỡ mới. Giảm vòng eo khi ăn mướp đắng cũng đã được quan sát thấy trong các nghiên cứu sơ bộ trên người.

2.2 Tăng cường khả năng miễn dịch

Mướp đắng có chứa một loại protein có tên là Momordica anti-human immunovirus protein (MAP30). MAP30 đã được chứng minh là hỗ trợ nhiều chức năng của hệ thống miễn dịch. Bằng cách ức chế sự lây nhiễm HIV của tế bào lympho T, tăng cường số lượng tế bào tiêu diệt tự nhiên và tế bào trợ giúp T, và tăng sản xuất tế bào B của globulin miễn dịch, MAP30 có thể hỗ trợ khả năng miễn dịch tối ưu.

Ăn nhiều khổ qua có tốt không

Mướp đắng có thể hỗ trợ khả năng miễn dịch của bạn.

2.3 Hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Mặc dù nghiên cứu hạn chế trên người, mướp đắng cũng cho thấy nhiều hứa hẹn trong lĩnh vực sức khỏe tim mạch. Các nghiên cứu đã chứng minh khả năng của chiết xuất mướp đắng trong việc hỗ trợ giảm lượng cholesterol bằng cách thúc đẩy quá trình bài tiết cholesterol thông qua các axit mật.

  • Mẹo tăng, giảm trong dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe người bệnh tim mạch

  • Quả mướp đắng giúp hạ đường huyết?

Hơn nữa, người ta đã chấp nhận rộng rãi rằng ăn trái cây và rau quả thúc đẩy sức khỏe tim mạch bằng cách cung cấp chất xơ, kali và vitamin chống oxy hóa. Tăng sự đa dạng và số lượng trái cây và rau quả trong bữa ăn của bạn, thông qua các loại thực phẩm như mướp đắng, hỗ trợ một lối sống lành mạnh cho tim.

2.4 Ngăn ngừa lão hóa ở cấp độ tế bào

Mướp đắng có chứa một số hợp chất chống oxy hóa đã được chứng minh là có hiệu quả chống lại các gốc tự do. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng cả lá và quả của mướp đắng đều là những hợp chất phenolic có lợi với khả năng giảm thiểu các chất oxy hóa có hại.

Mặc dù điều này vẫn chưa được chứng minh là có thể ngăn ngừa hoặc điều trị bệnh tật, nhưng nó cho thấy sự cần thiết phải nghiên cứu sâu hơn về các lĩnh vực bao gồm phòng chống lão hóa và ung thư.

2.5 Bảo vệ thị lực

Vitamin A trong mướp đắng có thể giúp ngăn ngừa các bệnh về mắt, như thoái hóa điểm vàng do tuổi tác (AMD). Cụ thể, lutein và zeaxanthin được biết là tích tụ trong võng mạc, giúp bảo vệ cục bộ chống lại tổn thương oxy hóa. Hơn nữa, mướp đắng có chứa vitamin E và C cũng có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa bệnh AMD.

3. Tác dụng phụ của mướp đắng

Các chuyên gia y tế khuyên bà bầu nên tránh ăn mướp đắng vì nó có thể gây ra các cơn co thắt sớm và sảy thai. Bất kỳ ai sử dụng chất nền P-glycoprotein hoặc chất nền Cytochrome P450 cũng có thể gặp vấn đề với mướp đắng. Mướp đắng có thể không an toàn khi sử dụng cùng với các thuốc hạ đường huyết hoặc insulin khác.

Mướp đắng không phải là một loại thực phẩm dễ gây dị ứng thường được biết đến, tuy nhiên trong một số trường hợp, phản ứng quá mẫn cảm có thể xảy ra. Nếu bạn nhận thấy các triệu chứng sau khi ăn hoặc xử lý mướp đắng, hãy tới gặp bác sĩ để được thăm khám và đánh giá cụ thể.

Tiêu chảy, nôn mửa và đau đầu cũng có liên quan đến việc sử dụng mướp đắng. Vì vậy, nếu bạn chưa bao giờ ăn mướp đắng, bạn nên bắt đầu với số lượng ít và tăng dần mức tiêu thụ để xem cơ thể bạn phản ứng như thế nào với loại thức ăn mới này.

4. Cách bảo quản và an toàn thực phẩm khi sử dụng mướp đắng

Ăn nhiều khổ qua có tốt không

Ngâm mướp đắng với nước muối loãng giúp loại bỏ bớt vị đắng.

Bảo quản mướp đắng trong tủ lạnh cho đến khi bạn sẵn sàng sử dụng, vì mướp đắng sẽ nhanh hỏng sau khi được thu hoạch. Trước khi chế biến, nhớ rửa kỹ dưới vòi nước và lau khô bằng khăn giấy để loại bỏ bụi bẩn hoặc vi khuẩn.

Sau khi cắt, mướp đắng nên được bảo quản như các loại trái cây khác, trong tủ lạnh từ 3-5 ngày. Bỏ đi nếu bạn thấy bất kỳ dấu hiệu nào của chất nhờn, nấm mốc hoặc biến chất.

Nếu bạn không thích vị đắng, hãy thử ngâm trái cây trong nước muối 30-45 phút trước khi nấu.

Ăn nhiều khổ qua có tốt không
Để ngăn ngừa bệnh tim mạch nên ăn loại rau này ít nhất 3 lần mỗi tuần

SKĐS - Một số yếu tố nguy cơ gây bệnh tim có liên quan đến dinh dưỡng và thói quen ăn uống. Do đó có thể ngăn ngừa hoặc giảm thiểu nguy cơ bằng cách thực hiện chế độ ăn khoa học, lối sống lành mạnh.

Ăn quả khổ qua có tác dụng gì?

Trái khổ qua được sử dụng để điều trị các chứng bệnh về dạ dày, ruột bao gồm rối loạn dạ dày – ruột, viêm đại tràng, táo bón và giun đường ruột. Bên cạnh đó, loại quả này cũng được sử dụng để điều trị cao huyết áp, hen suyễn, sỏi thận, sốt, bệnh vẩy nến và bệnh gan.

Khổ qua luộc có tác dụng gì?

Thanh lọc, giải nhiệt cơ thể ... .
Tăng sức đề kháng, hệ miễn dịch. ... .
Hỗ trợ hệ tiêu hóa. ... .
Cải thiện bệnh tiểu đường tuýp 2. ... .
Cải thiện thị lực, sáng mắt. ... .
Hạn chế mắc bệnh về tim mạch. ... .
Phòng chống nguy cơ mắc bệnh ung thư ... .
Nước ép khổ qua giúp giảm cân, giữ dáng..

Ăn khổ qua với ruốc có tác dụng gì?

Song, với mướp đắng và ruốc ăn vào bữa tối mỗi ngày, bạn sẽ giảm được 4kg một tháng nhẹ tênh. Theo kinh nghiệm dân gian cũng như những nghiên cứu khoa học gần đây, mướp đắng có nhiều công dụng như: thanh nhiệt giải độc, giảm mỡ máu, ngủ ngon... trong đó có cả tác dụng giảm cân hiệu quả.

Khổ qua ăn sống với gì?

Khổ qua sống ăn kèm chà bông chấm mắm ruốc, vị đắng mát lạnh chớm đầu lưỡi. Khổ qua được chế biến thành rất nhiều món từ xào, nấu canh với tôm cá, hến hàu hay thịt heo, thịt bò đều được cả. Một món dân dã từ trái khổ qua ăn rất ngon đó là cắt từng lát nhỏ kẹp với rau thơm, chà bông hay chấm mắm ruốc.