Xã Tham Đôn huyện Mỹ Xuyên tỉnh Sóc Trăng có bao nhiêu áp?

Ông Lê Minh Tán, Chủ tịch UBND kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng NTM xã Tham Đôn cho biết: Xã có trên 73% là đồng bào dân tộc Khmer đang sinh sống. Trước khi bắt tay vào xây dựng Nông thôn mới (NTM), xã Tham Đôn có xuất phát điểm thấp về kinh tế - xã hội; kết cấu hạ tầng cơ sở chưa hoàn chỉnh; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội thiếu ổn định; đời sống của đại bộ phận người dân còn nhiều khó khăn v.v... Để phấn đấu đạt chuẩn NTM trước năm 2020, lãnh đạo địa phương đã tổ chức tuyên truyền cho trên 15 ngàn lượt cán bộ và nhân dân; lắp đặt 14 bảng pano, áp phích; cấp phát 3.385 tài liệu, tờ bướm về 19 tiêu chí NTM...; đồng thời xây dựng lộ trình, kế hoạch cụ thể, phù hợp với thực tiễn, nhất là hướng đến đa dạng hoá việc huy động, phát huy nguồn lực trong nhân dân. “Nhờ vậy được nhân dân tích cực hưởng ứng tự nguyện hiến đất, giải phóng mặt bằng, hoa màu, vật kiến trúc; đóng góp tiền của và ngày công lao động tham gia xây dựng cảnh quang, làm lộ giao thông nông thôn, chính sách an sinh xã hội... Nhiều mô hình sản xuất được người dân quan tâm và áp dụng có hiệu quả. Qua 8 năm triển khai thực hiện xã đã huy động được hơn 212,7 tỷ đồng, trong đó vốn nhân dân đóng góp gần 11,5 tỷ đồng, doanh nghiệp đóng trên 8 tỷ đồng”.

 

Xã Tham Đôn huyện Mỹ Xuyên tỉnh Sóc Trăng có bao nhiêu áp?

Tuyến lộ giao thông nông thôn được xây dựng liên ấp ở ấp Sô La 1, xã Tham Đôn.


Theo ông Tán, để xoá nghèo theo hướng bền vững, xã tổ chức đào tạo nghề cho 1.280 lao động và giải quyết việc làm cho 2.958 người; hỗ trợ phát triển sản xuất để thực hiện các mô hình với tổng nguồn vốn trên 5 tỷ đồng. Mặt khác, xã đã thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất từ nguồn vốn Chương trình 135 và vốn chương trình xây dựng NTM cho người nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn 40,2 tỷ đồng; riêng chương trình nhà ở cho gia đình chính sách, hộ nghèo được 344 căn với tổng kinh phí hơn 7,1 tỷ đồng. Qua đó, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo sau tám năm từ 31,38% xuống còn 3,82%, thu nhập bình quân đầu người 8,4 triệu đồng tăng lên gần 41,5 triệu đồng/năm.

Ông Lâm Văn Phấn ở ấp Tắc Gồng, canh tác gần 6 héc-ta đất trồng lúa và 0,7 héc-ta hoa màu, mỗi năm thu nhập hàng trăm triệu đồng. Từ năm 2012, ngoài chăm lo cuộc sống kinh tế gia đình ổn định, ông còn tích cực vận động và đóng góp gần 768 triệu đồng xây dựng ba tuyến đường giao thông nông thôn với chiều dài 2,5km, làm 5 cây cầu, hai nhà mát để người dân có nơi nghỉ khi đi thăm đồng, trồng hoa hai bên đường giữ cho ngõ xóm luôn xanh, sạch, đẹp. Ngoài ra, ông còn ủng hộ từ hai đến năm tấn gạo mỗi năm giúp đỡ người nghèo đón tết. Ông Phấn chia sẻ: “Mình là người dân địa phương thì mình chung tay góp sức theo tinh thần “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Chuyện nào lớn thì Nhà nước làm, chuyện nào nhỏ thì mình vận động cô bác, anh chị em cùng nhau góp sức để xây dựng NTM. Mình làm được con lộ, cây cầu cũng để mình đi lại dễ dàng, vận chuyển như lúa, rau cải thiện tiện. Từ đó, tạo điều kiện cho mình nâng cao thu nhập, có tiền có bạc cho con cháu học hành đến nơi đến chốn, sau này lớn lên nó thành tài giúp ích cho đất nước, cho xã hội”.

 

Xã Tham Đôn huyện Mỹ Xuyên tỉnh Sóc Trăng có bao nhiêu áp?

Ông Lâm Văn Phấn ở ấp Tắc Gồng, xã Tham Đôn đang chăm sóc hoa màu.


So với năm 2010 thì giờ đây Tham Đôn đã thay đổi nhanh chóng: Các tuyến đường từ trung tâm xã đến huyện được nhựa hoá từ 63% lên 100%, đường trục ấp cứng hoá từ 45% lên 87%; trường đạt chuẩn về cơ sở vật chất tăng từ 14,29% lên 83,33%; người dân tham gia bảo hiểm y tế từ 40,73% lên 96%; lao động có việc làm thường xuyên từ 54,6% lên 92,98%; hộ sử dụng nước hợp vệ sinh từ 3,21% lên 99%... Ông Đặng Văn Phương, Chủ tịch UBND huyện Mỹ Xuyên khẳng định: “Tuy là một xã khó khăn, có điểm xuất phát thấp nhưng với quyết tâm và nỗ lực các cấp các ngành, đặc biệt là sự đồng tình ủng hộ của nhân dân, Tham Đôn đã vượt khó để hoàn thành 19/19 tiêu chí, đạt chuẩn NTM vào ngày 26/10/2018. Những kết quả mà Đảng bộ và nhân dân Tham Đôn đạt được rất đáng trân trọng và tự hào!”.

Giữ vững và nâng chất xã NTM

Nếu ngày trước, đời sống kinh tế của người dân chủ yếu nuôi tôm, trồng lúa, hoa màu và phát triển chăn nuôi bò sữa, bò thịt. Song, do hạn chế về kỹ thuật nên canh tác vẫn theo phương thức truyền thống, trong khi ngành nông nghiệp có xuất phát điểm thấp, tiềm ẩn nhiều rủi ro; việc chuyển dịch cơ cấu trong ngành nông nghiệp và thuỷ sản còn chậm, nhất là chưa phát huy tốt các nguồn nhân lực cho đầu tư phát triển sản xuất, ngành nghề nông thôn phát triển cũng chưa đa dạng và quy mô nhỏ.

 

Xã Tham Đôn huyện Mỹ Xuyên tỉnh Sóc Trăng có bao nhiêu áp?

Ông Đặng Văn Phương, Chủ tịch UBND huyện Mỹ Xuyên (đứng thứ 6 từ phải sang) tặng hoa cho các nhà tại trợ tại lễ công bố quyết định xã Tham Đôn đạt chuẩn nông thôn mới vào ngày 26/10/2018.


Ông Tăng Trung Bảo, Bí thư Đảng uỷ xã Tham Đôn cho rằng, để thực hiện tái cơ cấu nền nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững gắn với NTM thì phải cải cách và có hướng đi phù hợp. Trước tiên là tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất giúp bà con nâng cao nhận thức về hiệu quả tiến bộ trên các lĩnh vực. “Qua 102 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho gần 4 ngàn lượt người dân, diện tích sử dụng lúa giống cấp xác nhận tăng lên 74%, năng suất bình quân đạt 5,5 tấn/héc-ta, lợi nhuận từ 15-18 triệu đồng/héc-ta, tăng gấp đôi so với năm 2010. Mặt khác, chúng tôi ký kết với hai doanh nghiệp tiêu thụ nông sản cho bà con. Đồng thời cũng triển khai xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn tại ba ấp, thành lập một hợp tác xã dịch vụ và sản xuất lúa cao sản với 32 thành viên", ông Bảo nói.

Tham Đôn cũng là địa phương phát triển chăn nuôi khá tốt và đang theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững; nhất là mô hình chăn nuôi bò sữa, bò thịt quy mô trang trại, gia trại gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm nông sản, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Ông Liêu Anh Tuấn ở ấp Sô La 1 cho biết: “Ban đầu tôi nuôi thử một con bò sữa nái. Quá trình nuôi cũng khó khăn vì đòi hỏi phải chăm sóc kỹ lưỡng tránh bệnh tật, chuồng trại phải luôn sạch sẽ, nhưng thấy khí hậu phù hợp, thức ăn cỏ tươi đảm bảo cho nó phát triển tốt nên gầy đàn thêm. Sau 14 năm tôi có 18 con bò, trong đó có bảy con cho sữa. Hàng ngày, mỗi con cho 15kg sữa, nếu giá 14 ngàn/ ký thì tôi thu hơn một triệu đồng. Nhờ vậy mà cuộc sống gia đình khấm khá hơn”. Hiện, toàn xã có 146 hộ nuôi 1.170 con bò sữa, sản lượng 3,7 tấn/ngày, lợi nhuận bình quân mỗi con bò 22 triệu đồng/ năm. Đặc biệt, địa phương đã liên kết bao tiêu sản phẩm với Công ty Cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk để giúp người dân ổn định đầu ra sản phẩm.

 

Xã Tham Đôn huyện Mỹ Xuyên tỉnh Sóc Trăng có bao nhiêu áp?

Lực lượng dân quân tự vệ giúp người dân thu hoạch hành lá ở xã Tham Đôm.


Song song với đầu tư mô hình phát triển sản xuất theo hướng bền vững, lâu dài, Tham Đôn cũng được sự hỗ trợ, giúp đỡ xây dựng LLVT vững mạnh. Hàng năm, căn cứ chỉ tiêu nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương tổ chức tập huấn, huấn luyện quân số đạt từ 85% đến 90%; qua kết quả kiểm tra đánh giá chất lượng, có 100% đạt yêu cầu, trong đó có trên 75% khá, giỏi. Xã đã xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên theo phương châm “Vững mạnh, rộng khắp”; không vi phạm các tệ nạn xã hội, chấp hành nghiêm pháp luật Nhà nước. Đại tá Huỳnh Văn Giang, Phó Chính ủy Bộ CHQS tỉnh Sóc Trăng cho biết: LLVT tỉnh thường xuyên cử cán bộ, chiến sĩ giúp xã Tham Đôn vệ sinh môi trường, duy tu đường giao thông nông thôn, sửa chữa nhà cho gia đình chính sách, hộ nghèo; tổ chức khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho hàng trăm lượt dân; thăm, tặng quà cho đối tượng chính sách, chùa Khmer, người nghèo, học sinh giỏi... Với tổng số tiền hàng trăm triệu đồng. Qua đó, khẳng định vai trò của Quân đội, của LLVT tỉnh trong xây dựng phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương và sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; góp phần tôn vinh hình ảnh, phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” trong thời kỳ mới”.

 

Xã Tham Đôn huyện Mỹ Xuyên tỉnh Sóc Trăng có bao nhiêu áp?

Bộ CHQS tỉnh Sóc Trăng phối hợp với các ngành đoàn thể ở xã Tham Đôm nạo vét kênh mươn trong chương trình xây dựng nông thôn mới vào năm 2012.

Thăm đồn có bao nhiêu áp?

Hành chính. Xã Tham Đôn được chia thành 14 ấp: Bưng Chụm, Cần Giờ I, Cần Giờ II, Dù Tho, Giồng Có, Phônôcambôth, Sô La I, Sô La II, Sông Cái I, Sông Cái II, Tắc Giồng, Trà Mẹt, Trà Bết, Vũng Đùng.

Huyện Mỹ Xuyên Sóc Trăng có bao nhiêu xã?

Huyện Mỹ Xuyên có 11 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Mỹ Xuyên (huyện lỵ) và 10 xã: Đại Tâm, Gia Hòa 1, Gia Hòa 2, Hòa Tú 1, Hòa Tú 2, Ngọc Đông, Ngọc Tố, Tham Đôn, Thạnh Phú, Thạnh Quới.

Địa bàn tỉnh Sóc Trăng có bao nhiêu xã?

Tỉnh Sóc Trăng có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố, 2 thị xã và 8 huyện với 109 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 17 phường, 12 thị trấn và 80 xã.

Xã Mỹ Tú có bao nhiêu áp?

Huyện Mỹ Tú có 9 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm: thị trấn Huỳnh Hữu Nghĩa (huyện lỵ) và 8 xã: Long Hưng, Hưng Phú, Mỹ Hương, Mỹ Phước, Mỹ Thuận, Mỹ Tú, Phú Mỹ, Thuận Hưng với 83 ấp.