Win 10 có tự nhận driver máy in không

Với những người dùng máy tính làm việc văn phòng thì việc kết nối máy in với máy tính là rất cần thiết để phục vụ nhu cầu in ấn tài liệu nhanh chóng. Tuy nhiên không phải ai cũng biết chính xác cách kết nối máy in và máy tính thế nào, đặc biệt trên hệ điều hành mới khu Win 10. Do vậy, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách kết nối máy in với máy tính Windows 10.

Win 10 có tự nhận driver máy in không

Đối với những người chuyên làm công việc văn phòng thì việc sử dụng máy in là không thể thiếu. Đặc biệt, nếu do yêu cầu công việc thường xuyên di chuyển, bắt buộc người dùng phải liên tục thay đổi thiết bị máy in thì việc nắm rõ cách kết nối máy in và máy tính là rất cần thiết. Chi tiết cách cài đặt sẽ gồm 2 bước chính là kết nối máy in và cài đặt Driver cho máy in trên máy tính như sau:

Cách kết nối máy in với máy tính Windows 10

Người dùng có thể tiến hành cài đặt máy in với máy tính qua dây cáp kết nối hoặc qua mạng Wifi. Để xác nhận kết nối máy in và máy tính, người dùng cần vào mục Control Panel trên máy tính Win 10 rồi chọn mục Devices and Printers. Tại mục này hãy kiểm tra xem máy in muốn kết nối có được hiển thị trong phần này chưa. Nếu chưa, hãy thử kiểm tra lại máy in theo các bước sau:

1. Với máy in sử dụng kết nối Wifi

Nếu thiết bị máy in có thể kết nối với máy tính Windows 10 qua Wifi thì bạn có thể tham khảo hướng dẫn dưới đây.

Bước 1: Người dùng mở mục Start (Biểu tượng Windows) >> chọn mục Cài đặt >> Thiết bị >>Máy in và máy quét

Win 10 có tự nhận driver máy in không
Kiểm tra kết nối máy tính với máy in sử dụng kết nối Wifi

Bước 2: Chọn mục thiết bị Máy in và máy quét rồi đợi thiết bị quét các máy in gần đó rồi chọn tên máy in muốn kết nối và chọn mục Thêm thiết bị.

2. Với máy in kết nối qua cáp USB

Đối với các thiết bị máy in kết nối với máy tính qua cáp USB, bạn có thể tham khảo cách kết nối như sau:

Bước 1: Người dùng cần kết nối máy tính với thiết bị máy in bằng dây cáp USB, thường đi kèm thiết bị máy in từ khi xuất xưởng. 

Bước 2: Trên máy tính được kết nối bạn chọn Menu Start (biểu tượng Windows ở góc trái cuối màn hình). Tại đây bạn chọn mục Cài đặt >> Thiết bị >> chọn Máy in và máy quét

Win 10 có tự nhận driver máy in không
Kiểm tra danh sách thiết bị Máy in & Máy quét xem thiết bị muốn kết nối đã có chưa

Bước 3: Tìm trong danh sách thiết bị Máy in & Máy quét xem thiết bị máy in bạn muốn sử dụng được cài đặt hay chưa. Trường hợp nếu không thấy thiết bị của mình thì hãy chọn mục Thêm máy in hoặc máy quét tương ứng.

Win 10 có tự nhận driver máy in không
Chọn mục Thêm máy in hoặc máy quét tương ứng

Bước 4: Đợi thiết bị hoàn tất do tìm máy in khả dụng tương thích, bạn chọn tên thiết bị rồi nhấn Thêm để hoàn tất kết nối. 

Cách cài đặt Driver máy in với máy tính Win 10

Sau khi hoàn tất cách kết nối máy in với máy tính Win 10 bằng dây cáp bạn cần thiết lập cài đặt Driver cho máy theo các bước sau: 

Bước 1: Tìm xem model máy in cần dùng là gì, thường thông tin model sẽ được chi ở mặt trước hoặc sau máy, cùng với tên máy. Ví dụ: Máy in Canon 2900, Epson L805, HP 1020... 

Win 10 có tự nhận driver máy in không
Tìm xem model máy in cần dùng là gì và tìm bản driver tương ứng

Bước 2: Sau khi biết được model máy bạn vào trang chủ của thương hiệu máy in để tải bản driver phù hợp về máy tính đang được kết nối.

Bước 3: Trường hợp người dùng không nhớ rõ thương hiệu trang web máy in thì có thể tìm kiếm bằng cách gõ cấu trúc sau vào mục tìm kiếm trên Google: “Driver + tên máy in + số bit” - Ví dụ: Driver Epson L805 64bit. Số bit ở đây căn cứ vào số bit trên hệ điều hành máy tính của bạn. Thông thường máy tính sẽ có 2 phiên bản 32bit hoặc 64bit. 

Bước 4: Sau khi tải bản Driver về máy tính thành công, người dùng tiến hành giải nén file tải về và tìm kiếm file định dạng Setup.exe rồi nhấn đúp chuột trái vào file đó để tiến hành cài đặt. Nhấn chọn Yes hoặc Next cho khi hoàn thành cài đặt. Thông thường với máy tính Win 10 sẽ hỗ trợ cài đặt Driver luôn trong quá trình kết nối. 

Như vậy trên đây là những hướng dẫn cách kết nối máy in với máy tính Win 10 chi tiết. Người dùng có thể thử nghiệm và kiểm tra hoạt động của thiết bị bằng cách thử in một trang bất kỳ. Nếu không in được thì hãy thử kiểm tra thiết bị và tìm kiếm giải pháp khắc phục lỗi nhanh chóng.

Mặc dù Windows Update mang tới những bộ cài driver phù hợp và mới nhất cho phần cứng của người dùng nhưng đôi lúc nó thực sự không cần thiết và gây nặng máy. Hiệu quả hơn cả, chúng ta nên chặn hệ thống tự động cài đặt driver trên Windows 10 và chọn cài đặt driver mong muốn bằng tay. Cách này chỉ thực hiện được sau khi cài Win 10 và trước khi tiến hành cập nhật Win 10 trên máy tính thôi bạn nhé.

Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + X và chọn System.

Bước 2: Click chọn Advanced System Settings ở dưới mục Control Panel.

Bước 3: Tiếp tục chọn tab Hardware và click chọn mụcDevice Installation Settings trong Device Driver Installation.

Bước 4: Chọn ô No (your device might not work expected) trong hộp lệnh hiện ra và click chọn Save Changes để lưu lại mọi thay đổi.

Sau khi click tùy chọn này, hệ thống sẽ chặn Windows 10 tự động cài đặt driver khi bạn kết nối hoặc cài đặt phần cứng mới. Người dùng có thể chọn tùy chọn này nếu muốn tải trực tiếp driver từ nhà sản xuất phần cứng.

Cập nhật driver trên Windows 10 bằng tay

Nếu muốn kết nối phần cứng và cài đặt driver bằng tay, bạn có thể sử dụng Devices and Printer trong Control Panel để hỗ trợ cài đặt nhé.

Cách 1:  Nhấp vào Start, gõ tên thiết bị hoặc máy in muốn cài driver và nhấn chọn Enter. Click chọn Add a device, sau đó chọn danh sách thiết bị và nhấn Next để cài đặt.

Cách 2: Một cách khác giúp bạn có thể cập nhật driver phần cứng bằng tay dễ dàng, đó là sử dụng Device Manager.

Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + X  > Click chọn Device Manager.

Bước 2: Chọn phần cứng muốn cập nhật driver, nhấp chuột phải chọn Update Driver. Nhấp Browse my computer for driver software để cài đặt driver bằng tay.

Bước 3: Nhấn tiếp Browse và chọn file driver đã tải về, sau đó click OK và nhấn Next để bắt đầu cài đặt.

Hãy nhớ bật lại tùy chọn cài đặt driver tự động vì một số phần cứng cũ chỉ có thể nhận cập nhật driver thông qua Windows Update.

Chặn hệ thống tự động cập nhật Windows 10 không phải là một thủ thuật khuyến khích nên làm đối với những người mới cài win 10 và sử dụng lần đầu. Tuy nhiên việc bỏ chặn hệ thống tự động cập nhật Windows 10 hiếm khi gây lỗi Windows 10, đặc biệt nếu người dùng có kinh nghiệm cài driver bằng tay.

Tuy nhiên nếu vẫn muốn bật tính năng này nhưng muốn tự chọn lựa cài các driver mong muốn có thể tham khảo các ứng dụng hỗ trợ tìm và cài đặt driver như Driver Booster hoặc DriverEasy. Phần mềm Driver Booster có ưu diểm cài đặt miễn phí, hỗ trợ tìm driver chuyên nghiệp và khá đầy đủ, trong khi DriverEasy sở hữu giao diện gọn nhẹ, tích hợp nhiều công cụ chỉnh sửa hệ thống khác trên máy tính.

Windows 10 được cập nhật rất nhiều tính năng bảo mật, trong đó tính năng chặn cài đặt driver không rõ nguồn gốc là tính năng đáng chú ý, tính năng này hạn chế việc cập nhật các driver không rõ nguồn gốc của người dùng sẽ gây ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thống, tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, chúng ta văn phải cài thêm những bộ driver bên ngoài thì mới có thể chạy được những thiết bị ngoại vi như máy chiếu, máy in ... tham khảo cách tắt tính năng chặn cài đặt driver không rõ nguồn gốc trên Windows 10 để tiến hành cài các driver còn thiếu cho máy tính của bạn nhé. Nếu máy tính không tự update driver win 11 thì bạn có thể đọc bài viết update driver win 11 để thực hiện cập nhật hiệu quả.

Xem thêm: Update driver win 11

Chúc các bạn thành công!


Thủ thuật chặn hệ thống tự động cài đặt driver trên Windows 10 giúp người dùng có thể ngăn hệ thống tự động cài đặt các driver không cần thiết, và tìm các driver mong muốn trên Windows 10. Thực hiện thủ thuật này ngay trong cài đặt hệ thống nhưng lưu ý bạn cần tìm hiểu rõ tính năng này để tránh gây lỗi win nhé.

Ngăn các ứng dụng Windows 10 tự động khởi động cùng hệ thống Chặn mở Windows Store khi truy cập từ Chrome và Firefox trên Windows 10 Chặn ứng dụng bằng FireWall trong Windows 10 Cách cập nhật Driver cho Windows 10 Menu Winx trên Windows 10 không hoạt động, đây là cách sửa lỗi Tự động đăng nhập sau khi khởi động lại Windows 10