Vuot toc doc độ phạt bao nhiêu tiền năm 2024

Phóng nhanh, vượt ẩu là những hành vi đặc biệt bị nghiêm cấm khi tham gia giao thông. Việc chạy quá tốc độ cho phép không chỉ gây nguy hiểm cho người điều khiển phương tiện mà còn ảnh hưởng đến những người đi đường khác. Sau đây là thông tin về mức phạt với lỗi quá tốc độ.

1. Lỗi quá tốc độ bị phạt bao nhiêu tiền?

Khoản 11 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 nghiêm cấm điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định, giành đường, vượt ẩu. Nếu cố tình vi phạm quy định về tốc độ tối đa cho phép thì tùy vào loại phương tiện mà tài xế sẽ bị phạt với các mức khác nhau.

1.1. Mức phạt đối với ô tô

Tốc độ vượt quá

Mức phạt

Căn cứ

Từ 05 - dưới 10 km/h

800.000 - 01 triệu đồng

Điểm a khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Từ 10 - 20 km/h

04 - 06 triệu đồng + Tước giấy phép lái xe 01 - 03 tháng

Điểm i khoản 5 và điểm b khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP

Từ trên 20 - 35 km/h

06 - 08 triệu đồng + Tước giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng

Điểm a khoản 6 và điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Từ trên 35 km/h

10 - 12 triệu đồng + Tước giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng

Điểm c khoản 7 và điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP

1.2. Mức phạt đối với xe máy

Tốc độ vượt quá

Mức phạt

Căn cứ

Từ 05 - dưới 10 km/h

300.000 - 400.000 đồng

Điểm c khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP

Từ 10 - 20 km/h

800.000 - 01 triệu đồng

Điểm a khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP

Từ trên 20 km/h

04 - 05 triệu đồng + Tước giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng

Điểm a khoản 7 và điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP

1.3. Mức phạt đối với xe máy chuyên dùng, máy kéo

Tốc độ vượt quá

Mức phạt

Căn cứ

Từ 05 - dưới 10 km/h

400.000 - 600.000 đồng

Điểm a khoản 3 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Từ 10 - 20 km/h

800.000 - 01 triệu đồng

Điểm a khoản 4 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Từ trên 20 km/h

03 - 05 triệu đồng + Tước giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng

Điểm b khoản 6 và điểm b khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Từ các bảng trên, có thể thấy rõ, việc cho xe chạy quá tốc độ cho phép từ 05 km/h trở lên có thể khiến tài xế vừa bị phạt tiền, vừa bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe.

Cũng cần lưu ý rằng, nếu điều khiển xe chạy tốc độ cho phép nhưng chưa đến 5km/h thì tài xế sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính.

Vuot toc doc độ phạt bao nhiêu tiền năm 2024

2. Lỗi quá tốc độ có bị Cảnh sát giao thông giam xe không?

Khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về việc tạm giữ xe của người vi phạm giao thông như sau:

1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2, khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này:
  1. Điểm c khoản 6; điểm a, điểm c khoản 8; khoản 10 Điều 5;
  1. Điểm b, điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8; khoản 9 Điều 6;
  1. Điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm a, điểm b khoản 8; khoản 9 Điều 7;

Theo quy định này, trường hợp tài xế vi phạm lỗi quá tốc độ, đồng thời xuất trình được đầy đủ giấy tờ xe thì sẽ không bị tạm giữ xe.

Tuy nhiên theo khoản 2 Điều 80 nói trên, nếu cá nhân vi phạm không xuất trình được giấy phép lái xe hoặc các giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến phương tiện thì Cảnh sát giao thông hoàn toàn có quyền tạm giữ xe của người đó.

Thời hạn tạm giữ xe theo quy định tại khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính là 07 ngày. Trường hợp có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh thì thời gian tạm giữ có thể kéo dài lên đến 30 ngày.

Khi tiến hành tạm giữ phương tiện, chiến sĩ Cảnh sát giao thông sẽ lập biên bản với 02 bản, trong đó 01 bản được giao cho người vi phạm giữ.

Khi phương tiện bị tạm giữ, chủ xe phải chịu mọi chi phí (nếu có) cho việc sử dụng phương tiện khác thay thế để vận chuyển người, hàng hóa được chở trên xe bị tạm giữ.

Theo số liệu thống kê của Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia, mỗi năm Việt Nam có hàng ngàn người chết vì tai nạn giao thông, trong đó, rất nhiều vụ tai nạn xảy ra do tài xế chạy xe vượt quá tốc độ cho phép. Vì vậy, pháp luật đã có quy định về tốc độ tối đa cho xe cơ giới, xe máy chuyên dùng và mức phạt khi lái xe vượt quá tốc độ tối đa cho phép khi tham gia giao thông, cụ thể:

1. Quy định về tốc độ tối đa của các loại xe

1.1. Trong khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc)

Theo Điều 6 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT, tốc độ tối đa của các loại xe khi tham gia giao thông trong khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc) được quy định như sau:

- Tại đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên: tối đa 60 km/h.

- Tại đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới: tối đa 50 km/h.

- Riêng xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự: tối đa 40 km/h.

1.2. Ngoài khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc)

Theo Điều 7 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT, tối độ tối đa của các loại xe khi tham gia giao thông ngoài khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc) được quy định như sau:

- Xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải nhỏ hơn hoặc bằng 3,5 tấn:

+ Tối đa 90 km/h tại đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên;

+ Tối đa 80km/h tại đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới;

- Xe ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn (trừ ô tô xi téc):

+ Tối đa 80 km/h tại đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên;

+ Tối đa 70km/h tại đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới.

- Ô tô buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; xe mô tô; ô tô chuyên dùng (trừ ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông):

+ Tối đa 70 km/h tại đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên;

+ Tối đa 60km/h tại đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới.

- Ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác; ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông, ô tô xi téc:

+ Tối đa 60 km/h tại đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên;

+ Tối đa 50km/h tại đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới.

2. Mức phạt khi lái xe vượt quá tốc độ tối đa cho phép

Khoản 11 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định các hành vi bị nghiêm cấm “Điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định, giành đường, vượt ẩu”.

Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng thì mức phạt đối với hành vi điều khiển xe cơ giới giao thông chạy quá tốc độ được quy định như sau:

1. Mức phạt lỗi chạy quá tốc độ với ô tô

- Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h (Điểm a Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h (Điểm i Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi tại điểm đ Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 02 tháng đến 04 tháng (Điểm b Khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).