Vở bài tập Tiếng Việt tập 2 trang 11 lớp 4

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn giải VBT Tiếng Việt lớp 4: Tập làm văn: Luyện tập giới thiệu địa phương - Tuần 20 trang 11 Tập 2 được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Luyện tập giới thiệu địa phương

Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 11: Tập làm văn

  Hãy viết về những đổi mới ở xóm làng hoặc phố phường của em. (M : Phát triển phong trào trồng cây gây rừng, phát triển chăn nuôi, phát triển nghề phụ, giữ gìn xóm làng hay phố phường sạch đẹp,...)

Trả lời:

   Mở bài : Phường nơi em ở tương đối nghèo so với các phường trong quận và tập trung nhiều người lao động ở nơi khác đến. Tuy vậy, trong thời gian qua nhân dân trong Phường đã làm được nhiều việc tốt, đáng kể nhất là việc giữ gìn đường phố sạch đẹp.

   Thân bài : Trước kia, ít ai chú ý đến việc giữ gìn vệ sinh chung. Các ngõ hẻm thường ngập ngụa rác, nước thải. Các nhà trọ nhếch nhác, quần áo phơi ngay lối đi. Mỗi khi có khách đến nhà em, đi qua ngõ, mẹ em lộ vẻ ngại ngùng. Thời gian sau này, thường xuyên xuống thăm các tổ dân phố các vị lãnh đạo trong Phường thống nhất phát động bà con tham gia giữ gìn thành phố sạch đẹp. Ngày chủ nhật, từng tốp thanh niên xung kích bắc loa kêu gọi mọi nhà làm vệ sinh nhà ở, phần hẻm trước cửa nhà. Ai nấy mang chổi quét sạch rác, nhổ cỏ khơi thông cống rãnh. Lũ muỗi trốn dưới cống bị xịt thuốc tiêu diệt sạch. Không những thế, các tờ giấy quảng cáo dán trên cột điện được lột ra, các số điện thoại in trên tường nhà được cạo đi, quét lại sơn mới. Mọi người vui vẻ lao động trong tiếng trống ếch của đội thiếu nhi. Các anh chị đoàn viên vừa giúp bà con dọn dẹp, vừa cười nói ầm ĩ. Kết thúc buổi sáng, nhà cửa, các ngõ hẻm trong Phường sạch sẽ, quang đãng hẳn ra. Ai nấy tươi cười, lộ vẻ hài lòng.

   Kết bài : Từ đó trở về sau, người dân trong phường vẫn tiếp tục phát huy việc giữ gìn đường phổ sạch đẹp. Khu phố nơi em ở đã đổi mới, thay đổi bộ mặt. Bà con đang phấn đấu trở thành : “Khu phố văn hóa”.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải VBT Tiếng Việt 4: Tập làm văn: Luyện tập giới thiệu địa phương - Tuần 20 trang 11 Tập 2 file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết

Trong bài viết hôm nay, Kiến Guru xin mời quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo loạt bài giải vở bài tập tiếng việt lớp 4 tập 1 chi tiết. Nội dung bài viết được chúng mình biên soạn bám sát mạch nội dung và chủ đề trong vở bài tập theo chương trình của Bộ GD&ĐT.

Kiến Guru hy vọng phần hỗ trợ giải bài tập tiếng việt 4 này sẽ giúp học sinh hiểu sâu và biết cách làm bài trong vở bài tập, để từ đó các bạn học sinh sẽ học tốt bộ môn tiếng việt chương trình lớp 4.

Vở bài tập Tiếng Việt tập 2 trang 11 lớp 4

Hoạt động nội dung vở bài tập tiếng việt lớp 4 tập 1

Trong phần nội dung học của vở bài tập tiếng việt lớp 4 tập 1 chúng ta sẽ được tìm hiểu và khám phá về lý thuyết nhiều dạng từ chính tả, luyện từ và câu và tập làm văn qua những chủ đề vô cùng hay và bổ ích, dưới đây là tóm tắt chủ đề nội dung của từng tuần học cũng trong vở bài tập tiếng việt 4 tập 1:

TUẦN 1+2+3 – THƯƠNG NGƯỜI NHƯ THỂ THƯƠNG THÂN

Phần luyện từ và câu bao gồm: Cấu tạo của tiếng; Mở rộng vốn từ Nhân hậu – Đoàn kết; Từ đơn và từ phức

Phần tập làm văn bao gồm: Nhân vật trong truyện; Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện.

TUẦN 4+5+6 – MĂNG MỌC THẲNG

Phần luyện từ và câu bao gồm: Từ ghép và từ láy; Mở rộng vốn từ Trung thực – Tự trọng; Danh từ

Phần tập làm văn bao gồm: Luyện tập xây dựng cốt truyện; Đoạn văn trong bài văn kể chuyện; Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện

TUẦN 7+8+9 – TRÊN ĐÔI CÁNH ƯỚC MƠ

Phần luyện từ và câu bao gồm: Cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam; Mở rộng vốn từ Ước mơ

Phần tập làm văn bao gồm: Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện; Luyện tập phát triển câu chuyện; Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân

TUẦN 10 – ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I

TUẦN 11+12+13 – CÓ CHÍ THÌ NÊN

Phần luyện từ và câu bao gồm: Luyện tập về động từ; Tính từ; Mở rộng vốn từ Ý chí – Nghị lực; Câu hỏi và dấu chấm hỏi

Phần tập làm văn bao gồm: Mở bài trong bài văn kể chuyện; Kể chuyện; Ôn tập kể chuyện

TUẦN 14+15+16+17 – TIẾNG SÁO DIỀU

Phần luyện từ và câu bao gồm: Luyện tập về câu hỏi; Dùng câu hỏi vào mục đích khác; Mở rộng vốn từ Đồ chơi – Trò chơi; Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi; Câu kể Ai làm gì?; Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì?

Phần tập làm văn bao gồm: Thế nào là miêu tả; Cấu tạp bài văn miêu tả đồ vật; Quan sát đồ vật; Luyện tập giới thiệu địa phương; Luyện tập miêu tả đồ vật; Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả đồ vật.

TUẦN 18 – ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I

Hỗ trợ giải vở bài tập tiếng Việt lớp 4 tập 1

Sau phần tổng hợp những nội dung quan trọng, phần tiếp theo chúng mình sẽ hướng dẫn và cùng các bạn học sinh giải một vài dạng bài tập theo tuần và ôn luyện kiến thức trong vở bài tập tiếng việt 4 tập 1 nhé!

I, Chính tả trang 2 vở bài tập tiếng việt 4 tập 1

(1) Điền vào chỗ trống:

a) l hoặc n

Không thể lẫn chị Chấm với bất cứ người nào khác. Chị có một thân hình nở nang rất cân đối. Hai cánh tay béo lẳn, chắc nịch. Đôi lông mày không tỉa bao giờ, mọc lòa xòa tự nhiên, làm cho đôi mắt sắc sảo của chị dịu dàng đi.

b) an hoặc ang

– Mấy chú ngan con dàn hàng ngang lạch bạch đi kiếm mồi

– Lá bàng đang đỏ ngọn cây.

Sếu giang mang lạnh đang bay ngang trời.

(2) Giải câu đố:

a) Tên một vật chứa tiếng bắt đầu bằng l hoặc n

Muốn tìm Nam, Bắc, Đông, Tây

Nhìn mặt tôi, sẽ biết ngay hướng nào.

Là cái la bàn.

b) Tên một loài hoa chứa tiếng có vần an hoặc ang

Hoa gì trắng xoá núi đồi

Bản làng thêm đẹp khi trời vào xuân ?

Là hoa ban.

II, Luyện từ và câu – Mở rộng vốn từ: Nhân hậu, đoàn kết trang 11 sách bài tập Tiếng Việt 4 tập 1:

a) Thể hiện lòng nhân hậu, tình cảm yêu thương đồng loại.

M : lòng thương người, yêu thương, xót thương tha thứ, lòng vị tha, lòng nhân ái, bao dung, thông cảm, đồng cảm, yêu quý, độ lượng.

b) Trái nghĩa với nhân hậu hoặc yêu thương.

M : độc ác, hung dữ, tàn bạo, cay độc, ác nghiệt, dữ dằn, dữ tợn, hung ác, nanh ác, tàn ác…

c) Thể hiện tinh thần đùm bọc giúp đỡ đồng loại.

M : cưu mang, bảo bọc, bảo vệ, che chở, nâng đỡ, ủng hộ, bênh vực, cứu giúp, cứu trợ, hỗ trợ.

d) Trái nghĩa với đùm bọc hoặc giúp đỡ

M : ức hiếp, hà hiếp, hiếp đáp, hành hạ, đánh đập, lấn lướt, bắt nạt.

2. Xếp các từ có tiếng nhân (nhân dân, nhân hiệu, nhân ái, công nhân, nhân loại, nhân đức, nhân từ, nhân tài) thành 2 nhóm :

a) Từ có tiếng nhân có nghĩa là người : nhân dân, công nhân, nhân loại, nhân tài

b) Từ có tiếng nhân có nghĩa là lòng thương người : nhân hậu, nhân ái, nhân đức, nhân từ

3. Đặt câu với một từ em vừa tìm được ở bài tập 2 :

Nhân loại trên thế giới đều yêu thích hòa bình.

Bác Hồ giàu lòng nhân ái với các cháu

4. Nối câu tục ngữ thích hợp ở bên A với lời khuyên, lời chê ở bên B :

a – 2; b – 3; c – 1

III, Tập làm văn – Kể lại hành động của nhân vật trang 12 VBT Tiếng Việt 4 tập 1

Đọc truyện Bài văn bị điểm không (sách Tiếng Việt 4, tập một, trang 20- 21), điển câu trả lời vào bảng sau :

Hành động của cậu bé Thứ tự của HĐ Hành động ấy nói lên điều gì về cậu bé ?
a) Giờ trả bài, làm thinh khi cô hỏi, mãi sau mới trả lời : “Con không có ba.” 2 Cậu bé rất trung thực.
b) Giờ làm bài, không tả, không viết, nộp giấy trắng cho cô. 1 M: Cậu bé rất thật thà.
c) Lúc ra về, khóc khi bạn hỏi : “Sao không tả ba của đứa khác ?” 3 Tình yêu của cậu bé với cha.

Chim Sẻ và Chim Chích là đôi bạn thân, nhưng tính tình khác nhau. Chích xởi lởi, hay giúp bạn. Còn sẻ thì đôi khi bụng dạ hẹp hòi. Dưới đây là một số hành động của hai nhân vật ấy trong câu chuyện Bài học quý. Em hãy điền tên nhân vật (Chích hoặc Sẻ) vào chỗ trống trong mỗi câu và ghi số thứ tự vào □ trước mỗi câu để thành một câu chuyện :

1. Một hôm, Sẻ được bà gửi cho một hộp hạt kê.

3. Thế là hàng ngàySẻ nằm trong tổ ăn hạt kê một mình.

6. Chích đi kiếm mồi, tìm được những hạt kê ngon lành ấy.

4 Khi ăn hết Sẻ bèn quẳng chiếc hộp đi.

2. Sẻ không muốn chia cho Chích cùng ăn.

7. Chích bèn gói cẩn thận những hạt kê còn sót lọi vào một chiếc lá, rồi đi tìm người bạn thân của mình.

5. Gió đưa những hạt kê còn sót trong hộp bay xa.

8. Chích vui vẻ đưa cho Sẻ một nửa.

9. Sẻ ngượng nghịu nhận quà của Chích và tự nhủ : “đã cho mình một bài học quý về tình bạn.”

IV, Luyện từ và câu – Từ đơn và từ phức trang 17 Vở bài tập (VBT) Tiếng Việt 4 tập 1

I – Nhận xét

Câu sau đây có 14 từ, mỗi từ được phân cách bằng một dấu gạch chéo :

Nhờ / bạn / giúp đỡ / lại / có / chí / học hành /, nhiều / năm / liền /, Hạnh / là / học sinh / tiên tiến /.

1. Hãy xếp các từ trên thành hai loại và điền vào cột tương ứng :

– Từ chỉ gồm một tiếng (từ đơn)

M : nhờ, bạn, lại, có, chí, nhiều, năm, liền, Hạnh, là.

-Từ gồm nhiều tiếng (từ phức).

M: giúp đỡ, học hành, học sinh, tiên tiến.

2. Trả lời câu hỏi :

– Theo em, tiếng dùng để làm gì ?

Tiếng dùng để cấu tạo từ.

– Từ dùng để làm gì ?

Biểu thị sự vật, hoạt động, đặc điểm (biểu thị ý nghĩa).

II – Luyện tập

1. Dùng dấu gạch chéo (/) để phân cách các từ trong hai câu thơ sau :

Rất / công bằng, rất / thông minh

Vừa / độ lượng, lại / đa tình, đa mang.

Viết lại các từ đơn và từ phức trong hai câu thơ trên :

– Từ đơn : rất, vừa, lại

– Từ phức : công bằng, thông minh, độ lượng, đa tình, đa mang

2. Tìm trong truyện Bình minh hay hoàng hôn ? (Tiếng Việt 4, tập một, trang 27) và viết lại :

– 3 từ đơn : xem, đoán, hay.

– 3 từ phức : bình minh, hoàng hôn, thức dậy.

3. Đặt câu với một từ đơn hoặc với một từ phức vừa tìm được ở bài tập 2 :

– Chủ nhật vừa rồi em cùng ba mẹ đi công viên.

– Bạn đoán thử trong tay mình có gì nào ?

– Bạn vẽ rất đẹp.

Từ phức :

– Hoàng hôn quê em không khí rất yên bình

– Em thường đi ngủ lúc 9h tối

– Bình minh vươn lên nhanh trên mặt biển.

V, Tập làm văn – Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật trang 19 VBT Tiếng Việt 4 tập 1

1. Tìm trong truyện Người ăn xin, viết lại :

a) Những câu ghi lại ý nghĩ của cậu bé

– Chao ôi ! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào.

– Cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão.

b) Câu ghi lại lời nói của cậu bé

– Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.

2. Lời nói và ý nghĩ của cậu bé nói lên điều gì về cậu ?

– Lời nói và ý nghĩ của cậu bé cho thây cậu bé là một người nhân hậu, giàu tình thương người.

3. Lời nói và ý nghĩ của ông lão ăn xin trong hai cách kể sau đây có gì khác nhau ?

a) – Cháu ơi, cảm ơn cháu ! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.

Trong cách kể này lời nói và ý nghĩ của ông lão được dẫn trực tiếp và nguyên văn.

b) Bằng giọng khản đặc, ông lão cảm ơn tôi và nói rằng như vậy là tôi đã cho ông rồi.

Trong cách kể này lời nói và ý nghĩ của ông lão được thuật lại gián tiếp qua nhân vật xưng “tôi”

II – Luyện tập

1. Hãy tô đậm lời dẫn trực tiếp, gạch một gạch dưới lời dẫn gián tiếp trong đoạn văn sau :

Ba cậu bé rủ nhau vào rừng. Vì mải chơi nên các cậu về khá muộn. Ba cậu bàn nhau xem nên nói thế nào để bố mẹ khỏi mắng. Câu bé thứ nhất đinh nói dối là bị chó sói đuổi.

Cậu thứ hai bảo :

– Còn tớ, tớ sẽ nói là đang đi thì gặp ông ngoại:

– Theo tớ, tốt nhất là chúng mình nhận lỗi với bố me. – Cậu thứ ba bàn.

2. Chuyển lời dẫn gián tiếp trong đoạn văn sau thành lời dẫn trực tiếp :

Lời dẫn gián tiếp:

Vua nhìn thấy những miếng trầu têm rất khéo bèn hỏi bà hàng nước xem trầu đó ai têm.

Bà lão bảo chính tay bà têm.

Vua gặng hỏi mãi, bà lão đành nói thật con gái bà têm.

→ Lời dẫn trực tiếp: Vua nhìn thấy những miếng trầu têm rất khéo hỏi bà hàng nước

  • Xin cụ cho ta biết ai đã têm những miếng trầu này.

Bà lão bảo :

  • Tâu bệ hạ, trầu do chính tay già têm đấy ạ.

Nhà vua gặng hỏi mãi cuối cùng bà lão bèn thật thà nói .

  • Thưa, trầu do con gái già têm.

3. Chuyển lời dấn trực tiếp trong đoạn văn sau thành lời dẫn gián tiếp :

Lời dẫn trực tiếp Lời dẫn gián tiếp
Bác thợ hỏi Hòe:

– Cháu có thích làm Thợ xây không

Hòe đáp:

– Cháu thích lắm !

Bác thợ hỏi Hòe rằng cậu có thích làm thợ xây hay không.

Hòe bèn trả lời rằng mình rất thích.

VI, Tập làm văn – Thế nào là kể chuyện? trang 5 VBT Tiếng Việt 4 tập 1

1. Dựa theo câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể, trả lời câu hỏi :

a) Câu chuyện có những nhân vật nào ?

Là cụ ăn xin, mẹ con bà nông dân, những người dự lễ hội.

b) Nêu các sự việc xảy ra và kết quả của các sự việc ấy.

M : – Bà cụ đến lễ hội xin ăn nhưng chẳng ai cho.

– Hai mẹ con nông dân cho bà cụ ăn xin ăn và ngủ trong nhà.

– Đêm khuya, bà cụ hiện hình là một con giao long lớn.

– Sáng sớm, trước lúc đi, bà cụ cho hai mẹ con một gói tro và hai mảnh trấu.

– Nước lụt dâng cao, mẹ con bà nông dân lấy mảnh trấu ra lập tức vỏ trấu hóa thành thuyền. Họ chèo thuyền để cứu người.

c) Nêu ý nghĩa của câu chuyện

– Ca ngợi những con người có lòng nhân áí, sẵn sàng giúp đỡ đồng loại: khẳng định người có lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng. Truyện còn nhằm giải thích sự hình thành Hồ Ba Bể.

2. Bài Hồ Ba Bể (sách Tiếng Việt 4, tập một, trang 11) có phải là bài văn kể chuyện không? Vì sao?

Bài Hồ Ba Bể không phải là bài văn kể chuyện mà chỉ là bài văn giới thiệu về hồ Ba Bể. Vì bài văn không có các nhân vật cũng không có kể các sự việc xảy ra đối với nhân vật, mà chỉ giới thiệu về vị trí, độ cao, chiều dài.

II – Luyện tập

1. Trên đường đi học về, em gặp một phụ nữ vừa bế con vừa mang nhiều đồ đạc . Em đã giúp cô ấy xách đồ đi một quãng đường. Hãy viết những sự việc chính của câu chuyện (để chuẩn bị kể miệng trước lớp).

Em gặp người phụ nữ ấy trên đường đi học về.

– Một tay cô ấy bồng một đứa trẻ chừng một tuổi, một tay cô ấy xách một túi xách nhỏ nhưng xem chừng khá nặng.

– Em đề nghị giúp đỡ cô ấy.

– Cô ấy đồng ý và cảm ơn em.

– Em xách đồ giúp cô ấy. Hai cô cháu vừa đi vừa trò chuyện.

– Lúc chia tay cô ấy cảm ơn em rất nhiều và khen em là một đứa bé ngoan.

2. a) Câu chuyện em vừa kể có những nhân vật nào? → Em – người phụ nữ và con của cô ấy.

b) Nêu ý nghĩa của câu chuyện : Trong cuộc sống chúng ta cần quan tâm giúp đỡ lẫn nhau – đó chính là một nếp sống đẹp.

Kết luận

Với giải bài tập tiếng việt lớp 4 tập 1 hay và chi tiết nhất mà chúng mình cung cấp, rất mong rằng tài liệu sẽ giúp ích cho thầy cô và cha mẹ có thêm sự đa dạng trong việc giúp đỡ các em học sinh làm bài tập về nhà trong vở bài tập Tiếng Việt lớp 4.

Để từ đó, các em sẽ có thật chắc kiến thức nền để học tập tốt hơn các môn khi lên lớp. Ngoài giải bài tập tiếng việt 4 tập 1, các em học sinh có thể tham khảo thêm giải vở bài tập tiếng việt lớp 4 tập 2 tại Kiến Guru . Chúc các em học tập thật tốt !