Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Tuần 23 trang 32

Luyện từ và câu - Dấu gạch ngang

Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 tuần 23: Dấu gạch ngang là lời giải phần Luyện từ và câu VBT Tiếng Việt 4 trang 28 có đáp án đầy đủ chi tiết cho các em học sinh tham khảo, hoàn thiện các dạng bài tập tìm câu có chứa dấu ngạch ngang, viết đoạn văn có sử dụng dấu gạch ngang. Mời các em cùng tham khảo.

Hướng dẫn giải phần Luyện từ và câu Vở BT Tiếng Việt 4 tuần 23

I- Nhận xét

Gạch dưới câu có dấu gạch ngang ở cột A. Nêu tác dụng của dấu gạch ngang trong mỗi câu vào cột B

A

B

Câu có dấu gạch ngang

Tác dụng của dấu gạch ngang

a) Thấy tôi sán đến gần, ông hỏi tôi:

- Cháu con ai?

- Thưa ông, cháu là con ông Thư.

b) Con cá sấu này màu da xám ngoét như da cây bần, gai lưng mọc chừng ba đốt ngón tay, trông dễ sợ. Cái đuôi dài - bộ phận khoẻ nhất của con vật kinh khủng dùng để tấn công - đã bị trói xếp vào bên mạng sườn.

c) Để quạt điện được bền, ngưòi dùng nên thực hiện các biện pháp sau đây:

- Trước khi bật quạt, đặt quạt nơi chắc chắn để chân quạt tiếp xúc đều với nền.

- Khi điện đã vào quạt, tránh để cánh quạt bị vướng víu, quạt không quay được sẽ làm nóng cháy cuộn dây trong quạt.

- Hàng nắm, tra dầu mỡ vào ổ trục, bộ phận điều khiển hướng quay của quạt, nhưng không nên tra quá nhiều, vì dầu mỡ sẽ chảy vào trong làm hỏng dây bên trong quạt

- Khi không dùng, cất quạt vào nơi khô, mát, sạch sẽ, ít bụi bặm.

..............

................

.................

II - Luyện tập

Câu 1. Chép những câu có dấu gạch ngang trong mẩu chuyện Quà tặng cha (Tiếng Việt 4, tập hai, trang 46) vào cột A và nêu tác dụng của mỗi dấu vào cột B.

A

B

Câu có dấu gạch ngang

Tác dụng của dấu gạch ngang

...........................

.................................

Câu 2. Viết đoạn văn kể lại một cuộc nói chuyện giữa bố hoặc mẹ với em về tình hình học tập của em trong tuần qua, trong đó có dùng dấu gạch ngang để đánh dấu các câu đối thoại và đánh dấu phần chú thích.

Đáp án phần Luyện từ và câu Vở BT Tiếng Việt 4 tuần 23 trang 28

I - Nhận xét

Gạch dưới câu có chứa dấu gạch ngang ở cột A. Ghi tác dụng của dấu gạch ngang trong mỗi câu ở cột B.

Câu có dấu gạch ngang

Tác dụng của dấu gạch ngang

a) Thấy tôi sán đến gần, ông tôi hỏi

- Cháu con ai?

- Thưa ông, cháu con ông Thư.

b) Con cá sấu này màu da xám ngoét như da cây bần, gai lưng mọc chừng ba đốt ngón tay, trông dễ sợ. Cái đuôi dài - bộ phận khỏe nhất của con vật kinh khủng dùng để tấn công - đã bị trói xếp vào bên mạng sườn.

c) Để quạt điện được bền, người dùng nên thực hiện các biện pháp sau đây:

- Trước khi bật quạt, đặt quạt nơi chắc chắn để chân quạt tiếp xúc đểu với nền.

- Khi điện đã vào quạt, tránh để cánh quạt bị vướng víu, quạt không quay được sẽ làm nóng chảy cuộn dây trong quạt.

- Hàng năm, tra dầu mỡ vào ổ trục, bộ phận điều khiển hướng quay của quạt, nhưng khống nên tra quá nhiều, vì dầu mỡ sẽ chảy vào trong làm hỏng dây bên trong quạt.

- Khi không dùng, cất quạt vào nơi khô, mát, sạch sẽ, ít bụi bặm.

Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.

Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu phần chú thích trong một câu.

Dấu gạch ngang dùng để đánh dâu các ỷ trong một đoạn liệt kê.

II - Luyện tập

Câu 1. Ghi những câu có chứa dấu gạch ngang trong mẩu chuyện Quà tặng cha (Sách Tiếng Việt 4, tập hai, trang 46) ở cột A và tác dụng của mỗi dấu ở cột B.

Có dấu gạch ngang

Tác dụng của dấu gạch ngang

- Một bữa Pa-xcan đi đâu về khuya, thấy bố mình - một viên chức tài chính - vẫn cặm cụi trước bàn làm việc.

- Những dãy tính cộng hàng ngàn con số, một công việc buồn tẻ làm sao - Pa-xcan nghĩ thầm.

- Con hi vọng món quà nhỏ này có thể làm bố bớt nhức đầu vì những con tính - Pa-xcan nói.

- Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu phần chú thích trong câu.

- Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu phần chú thích trong câu.

- Dấu gạch ngang thứ nhất dùng để đánh dấu chỗ bắt đầu câu nói của Pa-xcan. Dấu gạch ngang thứ hai dùng để đánh dấu phần chú thích trong câu.

Câu 2. Viết đoạn văn kể lại một cuộc nói chuyện giữa bố hoặc mẹ với em về tình hình học tập của em trong tuần qua, trong đó có dùng dấu gạch ngang để đánh dấu các câu đối thoại và đánh dấu phần chú thích.

Như thường lệ, cứ đến tối thứ bảy là ba tôi lại kiểm tra tình hình học tập của tôi. Tuần này, tôi đã học hành chăm chỉ, bài kiểm tra toán được 10 điểm, điểm văn cũng khá cao cho nên tôi mong tối thứ bảy lắm.

Vừa xoa đầu tôi ba vừa hỏi. Tuần này con học hành sao rồi?

- Dạ, thưa Ba con được 3 điểm mười môn Toán và 1 điểm 9 môn Văn ạ! Tôi vui vẻ trả lời.

- Ồ, bài văn tả cái bàn học của con hôm trước đấy à?

- Ba tôi ngạc nhiên và vui mừng hỏi.

- Dạ, cô giáo con khen con tả đạt và tình cảm lắm. Con khoe bởi đó là cái bàn do chính tay ba con đóng nên con mới tả được như vậy, vì con yêu quý nó lắm mà!

- Con gái ba khéo lắm!

Ba tôi khẽ cốc đầu tôi rồi ôm tôi vào lòng.

Tham khảo: Viết đoạn văn kể lại cuộc nói chuyện giữa bố hoặc mẹ với em về tình hình học tập của em

Ngoài ra các bạn luyện giải bài tập SGK Tiếng Việt 4 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 4, đề thi học kì 2 theo Thông tư 22 mới nhất được cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo đề thi, bài tập mới nhất.

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn giải VBT Tiếng Việt lớp 4: Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Cái đẹp - Tuần 23 trang 31, 32 Tập 2 được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Mở rộng vốn từ: Cái đẹp

Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 31, 32: Luyện từ và câu

Câu 1: Đánh dấu X vào ô thích hợp xác định nghĩa của mỗi câu tục ngữ sau :

  Phẩm chất quý hơn vẻ đẹp bên ngoài Hình thức thường thống nhất với nội dung
a) Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.    

b) Người thanh tiếng nói cũng thanh

Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu.

   
c) Cái nết đánh chết cái đẹp.    

d) Trông mặt mà bắt hình dong

Con lợn có béo thì lòng mới ngon.

   

Trả lời:

  Phẩm chất quý hơn vẻ đẹp bên ngoài Hình thức thường thống nhất với nội dung
a) Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. x  

b) Người thanh tiếng nói cũng thanh

Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu.

  x
c) Cái nết đánh chết cái đẹp. x  

d) Trông mặt mà bắt hình dong

Con lợn có béo thì lòng mới ngon.

  x

Câu 2: Nêu một trường hợp có thể sử dụng một trong những tục ngữ nói trên.

Trả lời:

- Mua bàn, ghế, tủ, giường, người mua thường coi trọng chất gỗ (gỗ tốt không mọt, mối) sau đó mới nghĩ đến nước sơn. Người mua thường nghĩ đến câu tục ngữ "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn".

- Khi có ý chê những cô gái xinh đẹp nhưng lười nhác, xấu tính, dân gian thường nói : “Cái nết đánh chết cái đẹp”

- Khen một cô gái đẹp, đẹp nết, lời ăn tiếng nói dễ nghe... dân gian thường nói :

“Người thanh tiếng nói cũng thanh

Chuông kêu thì đánh bên thành cũng kêu”.

Câu 3: Ghi vào chỗ trống các từ ngữ miêu tả mức độ cao của cái đẹp. Đặt câu với mỗi từ ngữ vừa tìm được.

Tục ngữ Đặt câu
......................... ........................
............................ .......................

Trả lời:

Từ ngữ Đặt câu
Tuyệt vời - Bức tranh đẹp tuyệt vời !
Tuyệt diệu - Cảnh sắc mùa xuân đẹp thật là tuyệt diệu !
Tuyệt trần - Công chúa là một người đẹp tuyệt trần !
Kinh hồn - Những bức phù điêu trong đền thờ đẹp kinh hồn !
Mê li - Búp bê đẹp mê li !

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải VBT Tiếng Việt 4: Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Cái đẹp - Tuần 23 trang 31, 32 Tập 2 file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết