Viêm dây thần kinh ngoại vi là gì

Dây thần kinh ngoại biên là các dây thần kinh giúp truyền tín hiệu từ não và tuỷ sống đến các cơ, cơ quan và mô cơ thể khác. Bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên rất phổ biến, thường gặp nhất là người già và trung niên.

Viêm dây thần kinh ngoại vi là gì

Độc hoạt là vị thuốc trong bài “Độc hoạt ký sinh gia giảm” trị viêm dây thần kinh ngoại biên.

Người bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên thường có biểu hiện đau tê bì, nóng rát ở tay chân, có thể mất cảm giác ở chân và cánh tay, yếu và co cứng cơ... Nguyên nhân phần nhiều là do nội nhân khí huyết suy kém, có khi do biến chứng bệnh đái tháo đường, nhiễm vi khuẩn, virut, thoái hoá cơ khớp... Ngoại nhân do nhiễm phong hàn thấp tý đều có thể dẫn đến tổn thương chèn ép thần kinh. Bệnh cần phối hợp nhiều phương pháp điều trị. Sau đây là 3 bài thuốc cổ phương có tác dụng bổ chính khí, trừ tà khí tăng cường máu nuôi dưỡng đến tứ chi giúp hệ kinh mau phục hồi, phòng trị viêm dây thần kinh ngoại biên, bạn đọc có thể tham khảo áp dụng:

Người bệnh đau ở phần dưới cơ thể, cảm thấy gặp lạnh bệnh tăng do hàn thấp tý. Dùng bài Độc hoạt ký sinh gia giảm: nhân sâm, quế chi, ngưu tất mỗi vị 12g; sinh địa 20g, độc hoạt 8g, tang ký sinh 16g, tế tân 6g, tần giao10g, phòng phong 10g, cam thảo 6g, đại táo 3quả; phục linh, đương quy, xuyên khung, xích thược, đỗ trọng, tam thất mỗi vị 14g. Sắc uống ngày 1 thang. Tác dụng: ích can thận, bổ khí huyết, thông kinh lạc trừ phong hàn thấp. Bài thuốc vừa bổ chính khí vừa khu tà, rất thích hợp với người viêm dây thần kinh ngoại biên, biểu hiện đau phần dưới cơ thể, đau cố định một chỗ, ít di chuyển nơi khác.

Người bệnh đau ở vai tay phần trên cơ thể, do khí hư huyết trệ. Dùng bài Quyên tý thang gia vị: xích thược16g, đương quy 16g, hoàng kỳ 14g, phòng phong 8g, cam thảo 6g, khương hoạt 10g, đại táo 10g, đỗ trọng 14g, khương hoàng 12g, tục đoạn 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Tác dụng: ích khí hoạt huyết khu phong trừ thấp. Trị vai gáy tay đau, tê mỏi tay chân, rất thích hợp người bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên, biểu hiện đau mỏi vai tay do nội nhân khí huyết hư, ngoại nhân phong hàn ứ trệ.

Người bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên kèm theo có bệnh đái tháo đường, bệnh gút, do huyết hư ứ trệ.Dùng bài Tứ vật gia giảm: đương quy, xích thược, tô mộc mỗi vị 16g; sinh địa 20g, uất kim 12g; ngưu tất, xuyên khung, đơn sâm, quế chi mỗi vị 14g. Sắc uống ngày 1 thang. Tác dụng: bổ huyết, hoạt huyết, điều kinh... Để bổ gan thận, mạnh gân xương, gia ngưu tất, tục đoạn; để thanh thấp nhiệt, gia thương truật hoàng bá; để thông kinh hoạt huyết, giảm đau tê, gia tô mộc 16g, đơn sâm 14g, uất kim 12g. Các vị hợp thành bài thuốc vừa bổ vừa thông, rất thích hợp với người nội tạng can tỳ thận âm hư sinh khí huyết ngưng trệ gây viêm dây thần kinh ngoại biên.

Lưu ý: Viêm dây thần kinh ngoại biên có nhiều nguyên nhân, bệnh mạn tính làm khí huyết suy kém. Ngoài uống thuốc, cần ăn uống bổ dưỡng và tập luyện nâng cao thể lực, tránh thức khuya, lao động nặng nhọc, hút thuốc lá, ăn mặn, thức ăn cay, nóng. Nếu do biến chứng đái tháo đường hoặc do viêm nhiễm, thoái hoá cơ khớp..., cần điều trị nguyên nhân. Có thể giảm đau tê bằng châm cứu, vật lý trị liệu. Nếu bệnh cấp, bệnh nặng, phải đi khám điều trị chuyên khoa.

Bệnh lý thần kinh ngoại biên là rối loạn chức năng của một hoặc nhiều dây thần kinh ngoại biên (phần tận dây thần kinh cho đến rễ và đám rối). Bao gồm nhiều hội chứng đặc trưng bởi các rối loạn ở nhiều mức độ khác nhau, đau, yếu và teo cơ, giảm phản xạ gân xương, và các triệu chứng rối loạn vận mạch, các triệu chứng đơn độc hoặc kết hợp với nhau Phân loại ban đầu dựa trên tiền sử và khám sức khỏe. Các xét nghiệm về điện cơ và sự dẫn truyền thân kinh (test điện cơ) giúp xác định vị trí tổn thương và đánh giá xem liệu bệnh sinh chủ yếu là do tổn thương các sợi trục (thường là do quá trình chuyển hóa) hay mất myelin hóa (thường là tự miễn). Điều trị nguyên nhân là chủ yếu.

Bệnh thần kinh ngoại vi có thể ảnh hưởng

Viêm dây thần kinh ngoại vi là gì

Bản quyền © 2024 Merck & Co., Inc., Rahway, NJ, USA và các chi nhánh của công ty. Bảo lưu mọi quyền.

Hệ thống thần kinh ngoại biên là những phần của hệ thống thần kinh nằm ngoài não và tủy sống. Nó bao gồm các dây thần kinh sọ não và các dây thần kinh tủy sống từ nguyên ủy cho đến tận cùng. Các tế bào sừng trước tủy sống, mặc dù về nguyên lý là một phần của hệ thần kinh trung ương, nhưng đôi khi được cho rằng là một phần của hệ thống thần kinh ngoại biên bởi vì chúng cấu tạo một phần của đơn vị vận động.

Bệnh lý thần kinh vận động dẫn đến yếu hoặc liệt cơ. Bệnh lý thần kinh cảm giác gây ra dị cảm hoặc mất cảm giác. Một số bệnh lý có thể tiến triển nặng và gây tử vong.

Một đơn vị vận động bao gồm

  • Một tế bào sừng trước tủy sống
  • Sợi trục vận động của nó
  • Các sợi cơ nó chi phối
  • Sự kết nối giữa chúng (synap thần kinh - cơ)

Các tế bào sừng trước tập trung ở trong chất xám của tủy sống và theo định nghĩa, chúng thuộc hệ thần kinh trung ương. Trái ngược với hệ vận động, các thân tế bào sợi thần kinh cảm giác hướng tâm nằm bên ngoài tủy sống, ở hạch gai.

Các sợi thần kinh bên ngoài tủy sống tập hợp thành các rễ vận động phía trước (rễ bụng) và các rễ cảm giác phía sau (rễ lưng). Rễ bụng và rễ lưng kết hợp với nhau tạo thành một dây thần kinh sống Ba mươi trong số 31 cặp dây thần kinh cột sống có rễ lưng và rễ bụng; riêng C1 không có rễ cảm giác (Xem hình ảnh ).

Dây thần kinh tủy sống

Các dây thần kinh sống thoát khỏi cột sống qua một lỗ gian đốt sống. Bởi vì chiều dài tủy sống ngắn hơn chiều dài của cột sống, càng về phần cuối của tủy sống, lỗ gian đốt sống mà dây thần kinh sống chui qua càng xa so với đoạn tủy mà chúng bắt nguồn. Do đó, ở vùng thắt lưng cùng, các rễ thần kinh từ các đoạn tủy cuối tập hợp thành một bó thẳng đứng sát nhau, tạo thành đuôi ngựa. Khi vừa chui qua lỗ gian đốt sống, các dây thần kinh cột sống phân thành nhiều nhánh.

Các nhánh của dây thần kinh sống cổ và thắt lưng cùng chằng chịt nối liền với nhau thành các đám rối, sau đó phân ra thành các dây thần kinh kéo dài đến 1 m trong các cấu trúc ngoại biên (Xem hình ảnh: ). Các dây thần kinh liên sườn thì tách biệt theo các đốt sống riêng.

Đám rối thần kinh.

Thuật ngữ thần kinh ngoại vi đề cập đến phần từ ngoại vi thần kinh tủy sống tới các đám rối thần kinh và các rễ thần kinh. Thần kinh ngoại biên là những bó sợi thần kinh. Chúng có đường kính từ 0,3 đến 22 mcm (1 mcm bằng 1000 mils tròn). Các tế bào Schwann tạo thành một ống tế bào chất mỏng trên mỗi sợi và bao bọc thêm các sợi lớn hơn trong một màng cách điện nhiều lớp (vỏ myelin).

Vỏ myelin tăng cường sự dẫn xung thần kinh. Các sợi lớn nhất và có nhiều myelin nhất dẫn truyền nhanh chóng; chúng truyền tải các xung động cơ, xúc giác và cảm thụ. Các sợi ít có myelin và không có myelin dẫn điện chậm hơn; chúng truyền cảm giác đau, nhiệt độ và các xung động tự chủ.

Bởi vì thần kinh là các mô chuyển hóa mạnh, chúng cần các chất dinh dưỡng, được cung cấp bởi các mạch máu gọi là mạch của hệ thần kinh (nervorum vasa).

Các bệnh lý thần kinh ngoại vi có thể là kết quả của tổn thương hoặc rối loạn chức năng của một trong những thành phần sau đây:

  • Thân tế bào
  • Vỏ myelin
  • Sợi trục
  • Synap thần kinh cơ

Bệnh thần kinh ngoại vi có thể ảnh hưởng

Viêm dây thần kinh ngoại vi là gì

Bởi vì các thân dây thần kinh cảm giác và vận động nằm ở các vị trí khác nhau, một tổn thương thân nơ-ron thần kinh thường ảnh hưởng đến thành phần cảm giác hoặc vận động, nhưng hiếm khi cả hai.

Các bệnh lý liên quan đến độc chất hoặc di truyền thường khởi phát đối xứng. Các bệnh lý miễn dịch có thể là đối xứng hoặc bất đối xứng trong giai đoạn sớm.

Tổn thương sợi trục phản ánh tổn thương các thành phần trong tế bào, đặc biệt là các vi ống và vi sợi gây ra những tổn thương đáng kể của sợi trục. Thành phần đầu tiên bị ảnh hưởng là các sợi nhỏ hơn (vì chúng có yêu cầu về trao đổi chất lớn hơn) ở phần xa nhất của dây thần kinh. Sau đó, sự thoái hoá của sợi trục từ từ tăng lên, tạo ra các triệu chứng từ ngọn đến gốc (mất cảm giác kiểu đi găng, tiếp theo là yếu liệt).

Sau khi bị tổn thương, sợi trục có thể phục hồi trở lại trong ống tế bào Schwann với tốc độ khoảng 1 mm/ngày khi quá trình bệnh lý kết thúc. Tuy nhiên, sự phục hồi có thể bị sai lệch, dẫn đến những bệnh lý bất thường (ví dụ như đến các sợi cơ sai, thụ cảm ở sai vị trí hoặc là receptor nhiệt độ thay vì receptor cảm giác).

Không thể hồi phục lại khi nhân của tế bào chết và khi sợi trục bị mất hoàn toàn.

  • Đánh giá bằng bệnh sử và thăm khám
  • Chú ý đến những dấu hiệu tổn thương hệ thần kinh ngoại biên
  • Thường là các đánh giá về dẫn truyền thần kinh và điện cơ
  • Đôi khi qua sinh thiết thần kinh hoặc bấm da
  • Các xét nghiệm di truyền (đối với các bệnh thần kinh di truyền)

Khai thác bệnh sử nên tập trung vào loại triệu chứng, khởi phát, tiến triển và vị trí, cũng như thông tin về các nguyên nhân tiềm ẩn (ví dụ như tiền sử gia đình, nhiễm độc, tiền sử bênh).

  • Chức năng tế bào thần kinh trung ương và ngoại biên

Các bác sĩ nên nghi ngờ bệnh lý hệ thống thần kinh ngoại biên dựa trên kiểu và loại khiếm khuyết thần kinh, đặc biệt là nếu khiếm khuyết tập trung đến các rễ thần kinh cụ thể, các dây thần kinh sống, đám rối, dây thần kinh ngoại biên cụ thể, hoặc phối hợp. Nghi ngờ bệnh lý này ở những bệnh nhân có giảm cảm giác và vận động hỗn hợp, nhiều vị trí, hoặc với một vị trí không tương thích với vùng giải phẫu duy nhất trong hệ thần kinh trung ương.

Nghi ngờ bệnh lý hệ thần kinh ngoại biên ở những bệnh nhân có yếu cơ toàn thể hoặc lan tỏa mà không có rối loạn cảm giác; trong những trường hợp này, bệnh lý thần kinh ngoại biên có thể bị bỏ qua vì chúng thường không phải là nguyên nhân có thể gây ra các triệu chứng như vậy.

Các bằng chứng của bệnh lý thần kinh ngoại biên có thể là nguyên nhân gây ra sự yếu cơ toàn thể bao gồm:

  • Giật bó cơ
  • Giảm trương lực cơ
  • Teo cơ mà không tăng phản xạ
  • Yếu cơ tiến triển, mạn tính, và không rõ nguyên nhân

Các bằng chứng mà nguyên nhân có thể không phải là bệnh lý thần kinh ngoại biên bao gồm

  • Tăng phản xạ
  • Tăng trương lực

Viêm dây thần kinh ngoại vi là gì

Đánh giá lâm sàng giúp thu hẹp những chẩn đoán nghi ngờ và hướng tới những thăm dò xa hơn.

  • Phân biệt rối loạn hệ thần kinh ngoại biên với rối loạn liên kết thần kinh cơ và rối loạn cơ
  • Xác định vị trí của rối loạn chức năng hệ thần kinh ngoại biên (ví dụ, rễ, đám rối, dây thần kinh ngoại biên)
  • Phân biệt rối loạn mất myelin (dẫn truyền rất chậm) với rối loạn sợi trục

Bệnh nhân yếu cơ nhưng không có tổn thương về cảm giác cần đánh giá bằng xét nghiệm điện cơ.

Các xét nghiệm khác, ví dụ như chẩn đoán hình ảnh, phụ thuộc vào việc có cần loại trừ tổn thương hệ thần kinh trung ương (ví dụ, MRI nếu các chi đều bị ảnh hưởng, để loại trừ việc chèn ép tủy cổ).

Sinh thiết thần kinh đôi khi được thực hiện để giúp phân biệt thoái hóa myelin với các bệnh lý viêm mạch các sợi thần kinh lớn. Nếu nghi ngờ viêm mạch, mẫu sinh thiết phải bao gồm da và cơ để tăng khả năng chẩn đoán chính xác. Nếu nghi ngờ là một bệnh thần kinh sợi nhỏ, có thể làm sinh thiết bấm da; mất đoạn tận cùng của thần kinh có thể hướng tới chẩn đoán đó.

Xét nghiệm di truyền nếu nghi ngờ bệnh thần kinh di truyền.

  • Điều trị bệnh nền
  • Chăm sóc hỗ trợ, thường là bởi một nhóm đa chuyên ngành

Điều trị rối loạn thần kinh ngoại biên theo định hướng bệnh nền khi có thể. Nếu không, điều trị hỗ trợ. Cách tiếp cận theo nhóm đa chuyên khoa giúp bệnh nhân đối phó với tình trạng mất chức năng thần kinh tiến triển:

  • Các chuyên gia vật lý trị liệu có thể giúp bệnh nhân duy trì chức năng cơ.
  • Các chuyên gia vận động trị liệu có thể tư vấn dùng đai và thiết bị đi bộ để hỗ trợ trong các sinh hoạt hàng ngày.
  • Chuyên gia trị liệu giọng nói và ngôn ngữ có thể cung cấp các thiết bị giao tiếp thay thế.
  • Nếu có liệt hầu họng tiến triển, chuyên gia trị liệu ngôn ngữ hoặc nhóm chuyên ngành về các vấn đề nuốt có thể giúp đánh giá nguy cơ nuốt, và đề xuất các biện pháp phòng ngừa (ví dụ, các biện pháp phòng ngừa cho nuôi dưỡng đường miệng và/hoặc việc cần thiết cho ăn qua sonde dạ dày).
  • Bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa có thể đề nghị nội soi dạ dày.
  • Nếu liệt cơ hô hấp tiến triển, cần đo thể tích khí thở ra tối đa khi gắng sức FVC, và các chuyên gia hô hấp giúp đánh giá xem cần chăm sóc tích cực, hỗ trợ hô hấp không xâm nhập (ví dụ thông khí áp lực dương), và mở khí quản có hỗ trợ thở máy.
  • Thường nghi ngờ các bệnh lý hệ thần kinh ngoại biên dựa trên các kết quả lâm sàng (ví dụ như dị cảm kiểu đi găng, mất và yếu cơ ngọn chi, tổn thương tập trung vào sự chi phối của một dây thần kinh ngoại biên).
  • Nghi ngờ bệnh đa dây thần kinh mất myelin mắc phải nếu bệnh nhân yếu cơ nhiều, kèm theo teo cơ tối thiểu và mất phản xạ.
  • Nghi ngờ một chứng bệnh viêm mạch thần kinh hoặc thiếu máu cục bộ nếu bệnh nhân có cảm giác bất thường về đau và nhiệt và teo cơ tương xứng với mức độ yếu cơ (đôi khi phản xạ không cân xứng).
  • Nghi ngờ bệnh nơ-ron vận động nếu bệnh nhân bị yếu cơ, co rút sợi cơ, teo cơ, và không có rối loạn cảm giác.

Các khảo sát về sự dẫn truyền và điện cơ giúp xác định mức độ liên quan (rễ, đám rối, dây thần kinh ngoại biên, khớp thần kinh cơ, sợi cơ) và giúp phân biệt mất myelin và tổn thương sợi trục.

Viêm thần kinh ngoại biên là gì?

Bệnh thần kinh ngoại biên là tình trạng gây đau, tê, ngứa ran hoặc yếu cơ ở các vị trí khác nhau của cơ thể. Nó thường bắt đầu ở bàn tay hoặc bàn chân và trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian.

Đau dây thần kinh ngoại biên cơ triệu chứng gì?

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lý thần kinh ngoại biên mà người bệnh có thể gặp phải như:.

Bàn chân hoặc bàn tay bị tê, cảm giác như bị châm chích hoặc ngứa ran. ... .

Đau nhói..

Cực kỳ nhạy cảm với cảm ứng..

Đau khi đặt đồ vật lên..

Dễ té ngã.

Yếu cơ.

Tê liệt nếu dây thần kinh vận động bị ảnh hưởng..

Thần kinh ngoại biên gồm những gì?

Hệ thần kinh ngoại biên (HTKNB) là một phần của hệ thống thần kinh, bao gồm nhân và các dây thần kinh sọ, tế bào sừng trước tủy sống, hạch thần kinh nằm ngoài sọ não và ống sống, rễ và các nhánh thần kinh sống, đám rối thần kinh, dây thần kinh ngoại biên.

Đau thần kinh ngoại vi là gì?

Đau dây thần kinh ngoại biên là một triệu chứng của bệnh thần kinh ngoại biên, gây ra do các dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương. Hệ thống thần kinh ngoại biên bao gồm các sợi thần kinh ngoại biên về cảm giác, vận động và thực vật.