Diễn biến tâm trạng nhân vật trữ tình là gì

Sau phút chia ly trích Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn là khúc ngâm cứa sâu vào lòng người đọc nhiều nỗi niềm xót xa. Đoạn trích này thực sự đã lột tả được tình cảnh thê lương của những cặp vợ chồng trẻ trong năm tháng chiến tranh ác liệt. Thời kì phong kiến, có nhiều cuộc chiến tranh phi nghĩa diễn ra đã lôi kéo rất nhiều người vào vòng xoáy này. Cuộc sống cơ cực, nỗi chia ly, tan tác cứ triền miên không có lối thoát. Khúc ngâm này chính là tiếng khóc ai oán của người chinh phụ khi có chồng ra trận mà không hẹn ngày về. Với những đặc trưng của thể ngâm cũng như của thơ Nôm, tác giả đã lột tả được diễn biến tâm lí một cách sâu sắc nhất. Ngay từ những câu thơ đầu đã nói lên tình cảnh chia ly đầy đau đớn và xót xa của đôi vợ chồng trẻ. Một tình cảnh đối lập, khắc nghiệt đến tái tê được gợi lên trong không gian dài và rộng, sâu và xa. Chàng và thiếp, mỗi người một ngả, mỗi người một nơi. Biện pháp tương phản được tác giả sử dụng một cách khéo léo. Là vợ chồng trẻ, gắn bó mặn nồng với nhau nhưng lại chia ly đau lòng nhưng chỉ biết câm nín. Cụm từ “cõi xa mưa gió” giàu sức gợi tả, không chỉ là mưa gió của thiên nhiên khắc nghiệt mà có lẽ còn để diễn tả sự khốc liệt của chiến trang ngoài kia. Đối lập với “cõi xa mưa gió” là “buồng cũ chiếu chăn” người vợ trở về. Một bên khốc liệt, một bên cô đơn, lẻ bóng đến tái tê lòng. Tình cảnh đối lập, không gian đối lập đó cứa vào lòng người nỗi thương xót tộ cùng.

Nguồn: Sưu tầm

Loigiaihay.com

Là công dân Việt Nam ai ai cũng biết đến cái tên Nguyễn Ái Quốc là người cha già của dân tộc. Cả đời Người đã buôn ba khắp năm trâu để tìm đường giải phóng dân tộc.

Dù có rất nhiều người chưa tậm mắt nhìn thấy Bác nhưng hàng vạn lần trong giấc mơ đã tưởng tượng Bác là một người yêu nhân dân lo lắng cho dân, sống một cuộc sống ấm no.

Dù Bác đã đi xa nhưng Bác mãi sống trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Chính vì thế mà tác giả Viễn Phương đã không chư dấu được tâm trạng của mình khi về với "cội nguồn" và có dịp vào lăng Bác, bao nhiêu xúc động, bao nhiêu niềm vui khhi trông thấy Bác làm cho tác giả viết lên bài "Viếng lăng Bác" ra đời trong hoàn cảnh Viễn Phương từ miền Nam ra Bắc thăm lăng Bác.

Nỗi niềm dồn nén cảm xúc, kết tinh tình cảm chân thành thương nhớ không chỉ riêng nhà thơ mà còn là tình cảm của hàng nghìn người dân Miền Nam. Nói lên tình cảm của những người con miền Nam lần đầu tiên ra thăm lăng Bác. Toàn bài thơ "Viếng lăng Bác" là sự thiết tha, là nỗi lòng thành kính của mình đối với người cha già đáng kính của dân tộc.

Bài thơ mở đầu như lời thông báo nhắc nhở dạt dào của tình cảm những người con lần đầu tiên được tận mắt chông thấy Bác.

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác"

Từ miền Nam xa xôi cùng các chiến sĩ ra thủ đô Hà Nội thawmlawng Bác. Đây là một cuộc hành hương xa xôi cách trở, khi đến lăng Bác, nhà thơ bồi hồi xúc động. Câu thơ thể hiện tình cảm thiết tha của một người con miền Nam qua cách xưng hô gần gũi, mang đậm chất nam bộ: "con - Bác"

Đứng từ xa ngắm nhìn lăng Bác, hình ảnh hàng tre bát ngát hiện lên trong màn sương huyền ảo của bầu trời Hà Nội.

"Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng"

Từ lâu, lũy tre xanh đã trở thành một nét đẹp của làng quê Việt nam. Tre là người bạn thân thiết luôn giúp đỡ con người trong mọi công việc " tre giữ nước. giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín".

Nhưng ở đây hàng tre không chỉ dừng lại ở tầng nghĩa đó, hàng tre ở đây được so sánh ngầm với con người và đất nước Việt Nam ra luôn đoàn kết, gắn bó tạo nên một lũy thành kiên cường thách thức gió mưa giông bão "Bão bùng thân bọc lấy thân tay ôm tay núi tre gần nhau thêm".

Tre là hình tượng cho tình đoàn kết, cho khí thái thể hiện hiên ngang, bất khuất và dũng cảm chiến đấu vói kẻ thù, tiến gần vào lăng Bác tác giả đã gặp hình ảnh mặt trời đỏ trên lăng.

"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ"

Mặt trời rực sáng đem đến sự sống, đem đến ánh sáng tươi đẹp cho trái đất. Nếu mặt trời trong câu thứ nhất với hình ảnh thực, là một vật thể không thể thiếu của vũ trụ thì mặt trời trong câu thứ hai lại là một hình ảnh ẩn dụ được nhà thơ sử dụng một cách sáng tạo.

Bác như vầng thái dương sáng ngời, chiến rọi ánh sáng cách mạng vào tâm hồn để vực dậy sự sống tươi đẹp cho những con người đắm chìm trong bóng đêm nô lệ.

Bác chính là người đã dẫn dắt con đường cách mạng cho toàn thể nhân dân, đã dành cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Vì thế, Bác là một mặt trời luôn sáng ngời, sưởi ấm cho tâm hồn của những người con Việt Nam

Hình ảnh dòng người đi trong thương nhớ được Viễn Phương miêu tả một cách độc đáo và để lại nhiều ấn tượng.

"Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân"

Ta nhận thấy cụm từ "ngày ngày" được lặp đi lặp lại nhằm nhấn mạnh ý của câu. Mọi người khi bước vào trong lăng với một tư thế trong nghiêm và những bó hoa tươi đẹp dâng lên cho Bác để tưởng nhớ.

"Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim"

"Trời xanh" mà tác giả dùng ẩn dụ nói lên Bác đã về với cõi vĩnh hằng nhưng trong suy nghĩ và tình cảm của chúng cứ ngỡ như Bác vẫn còn. Nhưng sự thật vẫn là sự thật, Bác đã ra đi không còn ở bên chúng ta để dõi theo những bước chân của dân tộc.

"Mai về miền Nam thương trào nước mắt"

Câu thơ thể hiện khoảng cách thời gian ngắn ngủi khơi gợi trong lòng nhà thơ thật nhắm ngủi, cụm từ "thương trào nước mắt" nghe mà dào dạt thấm sâu là sự kính yêu cuộc đời con của Bác, nỗi sót thương khi đối mặt với giây phút chia tay cận kề.

"Thương" ở đây bao trùm cả thương yêu, thương kính và thương sót, thương đến nỗi làm cho Viễn Phương trào nước mắt trước lúc chia xa.

"Muốn làm con chim hót ở quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này"

Điệp từ "muốn làm" được nhắc lại nhiều lần như khẳng định ước nguyện chân thành của nhà thơ. Viễn Phương muốn hóa thân mình thành những hình ảnh đẹp nhất của thiên nhiên đất nước để dâng lên Người.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là niềm sáng người của công dân Việt Nam và cũng là nguồn cảm hứng của những tác giả, Người viết lên những dòng cảm xúc về Người.

Bài thơ sẽ tiếp tục sống trong lòng người đọc, gợi nhắc cho những thế hệ kế tục thành quả rực rỡ của cách mạng cách sống sao cho sứng đáng với sự hi sinh của một con người Việt nam.