Vì sao vấn đề dân tộc luôn gắn liên với vấn đề tôn giáo

Mục lục bài viết

  • 1. Khái niệm về tôn giáo ?
  • 2. Nguồn gốc của tôn giáo
  • 3. Mối liên quan giữa tôn giáo với thể chế chính trị
  • 4. Mối quan hệ giữa tôn giáo với pháp luật
  • 5. Mối quan hệ giữa tôn giáo và chính trị trong tư tưởng Hồ Chí Minh

1. Khái niệm về tôn giáo ?

Khái niệm tôn giáo là một vấn đề được giới nghiên cứu về tôn giáo bàn cãi rất nhiều. Trong lịch sử đã từng tồn tại rất nhiều quan niệm khác nhau về tôn giáo:

- Các nhà thần học cho rằng “Tôn giáo là mối liên hệ giữa thần thánh và con người”.

- Khái niệm mang dấu hiệu đặc trưng của tôn giáo: “Tôn giáo là niềm tin vào cái siêu nhiên”.

- Một số nhà tâm lý học lại cho rằng “Tôn giáo là sự sáng tạo của mỗi cá nhân trong nỗi cô đơn của mình, tôn giáo là sự cô đơn, nếu anh chưa từng cô đơn thì anh chưa bao giờ có tôn giáo”.

- Khái niệm mang khía cạnh bản chất xã hội của tôn giáo của C.Mác: “Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, nó là tinh thần của trật tự không có tinh thần”.

- Khái niệm mang khía cạnh nguồn gốc của tôn giáo của Ph.Ăngghen: “Tôn giáo là sự phản ánh hoang đường vào trong đầu óc con người những lực lượng bên ngoài, cái mà thống trị họ trong đời sống hàng ngày …”

Vậy tôn giáo là gì ?

Để có khái niệm đầy đủ về tôn giáo cần phải chú ý:

- Khi nói đến tôn giáo, dù theo ý nghĩa hay cách biểu hiện nào thì luôn luôn phải đề cập đến vấn đề hai thế giới: thế giới hiện hữu và thế giới phi hiện hữu, thế giới của người sống và thế giới sau khi chết, thế giới của những vật thể hữu hình và vô hình.

- Tôn giáo không chỉ là những sự bất lực của con người trong cuộc đấu tranh với tự nhiên và xã hội, do thiếu hiểu biết dẫn đến sợ hãi và tự đánh mất mình do đó phải dựa vào thánh thần mà còn hướng con người đến một hy vọng tuyệt đối, một cuộc đời thánh thiện, mang tính “Hoàng kim nguyên thủy”, một cuộc đời mà quá khứ, hiện tại, tương lai cùng chung sống. Nó gieo niềm hi vọng vào con người, dù có phần ảo tưởng để yên tâm, tin tưởng để sống và phải sống trong một thế giới trần gian có nhiều bất công và khổ ải.

Như vậy: Tôn giáo là niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên, vô hình, mang tính thiêng liêng, được chấp nhận một cách trực giác và tác động qua lại một cách hư ảo, nhằm lý giải những vấn đề trên trần thế cũng như ở thế giới bên kia. Niềm tin đó được biểu hiện rất đa dạng, tuỳ thuộc vào những thời kỳ lịch sử, hoàn cảnh địa lý - văn hóa khác nhau, phụ thuộc vào nội dung từng tôn giáo, được vận hành bằng những nghi lễ, những hành vi tôn giáo khác nhau của từng cộng đồng xã hội tôn giáo khác nhau.

2. Nguồn gốc của tôn giáo

Bản chất, nguồn gốc của tôn giáo

- Tôn giáo xuất hiện từ rất lâu và con người mặc nhiên chấp nhận nó. Việc đặt ra câu hỏi: “Tôn giáo là gì” mới chỉ được giới khoa học đặt ra trong thời gian gần đây, khi mà vấn đề tôn giáo trở thành bức xúc và phức tạp. Khi câu hỏi này được đặt ra cũng là lúc mà tôn giáo trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học riêng biệt. Đối tượng nghiên cứu của tôn giáo xuất phát từ châu Âu khá sớm nhưng bộ môn khoa học về tôn giáo chỉ ra đời vào cuối thế kỷ XIX.

- Tôn giáo là một sản phẩm của lịch sử. Trong các tác phẩm của mình C. Mác đã khẳng định: “Con người sáng tạo ra tôn giáo chứ tôn giáo không sáng tạo ra con người”. Tôn giáo là một thực thể khách quan của loài người nhưng lại là một thực thể có nhiều quan niệm phức tạp về cả nội dung cũng như hình thức biểu hiện. Về mặt nội dung, nội dung cơ bản của tôn giáo là niềm tin (hay tín ngưỡng) tác động lên các cá nhân, các cộng đồng. Tôn giáo thường đưa ra các giá trị có tính tuyệt đối làm mục đích cho con người vươn tới cuộc sống tốt đẹp và nội dung ấy được thể hiện bằng những nghi thức, những sự kiêng kỵ…

- Rất khó có thể đưa ra được một định nghĩa về tôn giáo có thể bao hàm mọi quan niệm của con người về tôn giáo nhưng có thể thấy rõ rằng khi nói đến tôn giáo là nói đến mối quan hệ giữa hai thế giới thực và hư, của hai tính thiêng và tục và giữa chúng không có sự tách bạch.

Trong tác phẩm “Chống Đuyrinh”, Ph. Ăng nghen đã có một nhận xét làm cho chúng ta thấy rõ bản chất của tôn giáo như sau: “Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo – vào trong đầu óc của con người – của những lực lượng bên ngoài chi phối cuộc sống của họ, chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế.”.

3. Mối liên quan giữa tôn giáo với thể chế chính trị

Khi một tôn giáo ra đời và hình thành ở một nước, thì nó thường dựa theo chính thể ở nước đó, vì những người truyền bá và tiếp nhận tôn giáo ây không thể có ý tưởng nào khác với chính thể hiện hành ở nước mình.

Cách đây hai thế kỷ, Đạo Thiên chúa bị phâh liệt làm hai: Thiên Chúa Giáo và Cơ Đốc tân giáo. Lúc đó các dân tộc phía Bắc thích Cơ Đốc tân giáo mà các dân tộc phía Nam thích Thiên Chúa Giáo.

Như vậy là do các dân tộc phía Bắc luôn luôn có tinh thần độc lập và tự do mà các dân tộc phương Nam không có. ’

Một tôn giáò không có Giắo chủ hữu hình thì thích hợp với tính độc lập của dân chúng trong vùng hơn là tôn giáo có Giáo chủ thật sự.

Trong các nước có Cơ đốc tân giáo, các cuộc cách mạng thường tiến hành trên bình diện chính trị quốc gia. Luther (nhà thần học người Đức) được các vua lớn hâm mộ, nhưng tôn giáo của ông không để cấc vua nếm mùi quyển lực Giáo hội, mà Giáo hội cũng không giữ vị trí ưu thắng bề ngoài. Calvin (nhà thần học, nhà cải cách theo đạo Tin Lành) thì được dân chúng các nước cộng hoà và lớp trưởng giả mờ nhạt trong các nước quân chủ tin theo; ông đã không thiết lập những ưu quyền và tước vị cho Tôn giáo.

Cả hai tôn giáo nói trên đều tự tin ở tính hoàn hảo của mình. Đạo Calvin cho mình là phù hợp với lởi dạy của Đức chúa Jesus Christ; và đạo Luther tin rằng mình là phù hợp với hành động của các Thánh Tông đồ.

Đạo thiên chủa khác với chính thể chuyên chế. Tính dịu hiền trong Kinh Phúc âm trái ngược với tính giận dữ trong chính thể chuyên chế, noi mà ông vua cứ tự cho mình là đúng và thể hiện sự tàn bạo của mình.

Đạo Thiên Chúa bảo vệ ưu thế của phụ nữ. Gác vua theo đạo này thựờng cỏi mở, ít xa thần dân, cho nên cố tình người hơn; họ có đủ khả năng để làm ra pháp luặt và cảm nhận được rằng mình không phải là tất cả.

Trong khi các vua theo Đạo Hồi thường hay ra lệnh giết người hoặc chấp nhận việc giết người, thì Đạo Thiên Chúa làm cho vua mạnh dạn hơn và cũng ít tàn bạo hơn. Vua tin vào bề tôi và bề tôi tin vào vua. Đó là điều đáng quý! Đạo Thiên Chúa dường như nhằm mục đích được cứu rỗi ở thế giới bện kia, nên còn muốn tạo ra hạnh phúc ở trần giới này.

Xem như tính chất hai tôn giáo đã nói trên, thì người ta phải ưu ái với Thiên chúa giáo mà khước từ Hồi giáo; vì một tôn giáo phải thuần hoá phong tục con người thì mới là tôn giáo thật sự.

Khi người ta đem tôn giáo đến cho một dân tộc bằng bàn tay của một kẻ chinh phục, thì đó là điều đau khổ cho bản chất con người. Đạo hồi chỉ nói đến quyền sinh sát, và còn tác động lên con người với tư tưởng phá hoại của nó.

Lịch sử của Subbacon, một ông vua du mục, cũng đáng xem: ông; ta chiêm bao thấy thần của người Thèbes (một thành phố ở Boeotia, miền trung Hy Lạp) ra lệnh phải diệt hết các giáo sĩ Ai Cập. Ông phán đoán thế là các thần không muốn cho ông ngự trị Ai Cập nữa, và ông rút sang Ethiopie (một quốc gia ở Châu Phi).

4. Mối quan hệ giữa tôn giáo với pháp luật

Thiên chúa giáo vốn khuyên con người phải thương yêu nhau, tất nhiên mong cho các dân tộc đều có được những luật chính trị và luật dân sự tốt nhất, vì rằng sau tôn giáo thì phấp luật là tài sản to lớn nhất mà con người có thể cho và nhận.

Sự tôn trọng các cổ vật, tính giản đơn hay mê tín đôi khi dựng nên những chuyện thần bí, bày ra lễ lạt, xâm phạm đến trinh tụyết của con gái, Trên đời này chẳng thiếu gì những chuyện như thế. Aristote (nhà triết học và bác học thời Hy Lạp cổ đại) nói rằng trong trường hợp hày pháp luật cho phép các người cha của gia đình đen miếu thờ để làm lễ thần bí cho vợ và các con mình. Đây là một điều luật dân sự rất hay, nhằm duy trì được phong tục mà chống lại sự lầm lẫn tôn giáo.

Auguste cấm thanh niên một nam một nữ cùng tham giá lễ hội vào ban đêm nếu không có người thân đứng tuổi cùng đi. Khi ông tổ chức lễ tế thần ở đồi Lupercales thì không cho phép thanh niên trần truồng tham gia cuộc chạy đua.

Mặt khác tôn giáo có thể ủng hộ Nhà nước khi mà luật chính trị bất lực: Nhà nước thường bị lung lay bởi các cuộc nội chiến. Tôn giáo sẽ làm được nhiều chuyện nêu nó thiết lập lại hoà bình trong một bộ phận của quốc gia. Ở Hy Lạp, có một tộc người với tư cách là kẻ truyền giáo của thần Apollon (là thần ánh sáng, chân lý và nghệ thuật) được hưởng nền hoà bình vĩnh cửu. Ở Nhật Bản, có một thành phố luôn luôn giữ được bình yên, vì đó là thành phố của Thần: Tôn giáo đã duy trì tục lệ rằng thành phố này là nơi duy nhất không được có một nguồn lợi nào của người nước ngoài, cho nên việc buôn bán ở đây không bao giờ bị chiến tranh quấy phá.

Trong các nước mà chiến tranh thường nổ ra không cần bàn luận, hoặc pháp luật không có cách gì để ngăn ngừa hay chấm dứt chiến tranh, thì tôn giáo có thể tuyên bố những thòi điểm hoà bình hoặc đình chiến để cho dân chúng gieo hạt hay làm những việc tương tự, những việc mà nếu không làm thì quốc gia không thể tồn tại được.

Trong các bộ lạc Ả rập, mỗi năm có 4 tháng không ai được làm chuyện thù hằn nhau, mọi điều gây rối nhỏ nhặt nhất đều bị coi là vi phạm tôn giáo. Ở Pháp mỗi khi các quận chúa tiến hành chiến tranh hay ký kết hoà bình, thì tôn giáo tổ chức lễ đĩnh chiến vào một mùa nào đó.

5. Mối quan hệ giữa tôn giáo và chính trị trong tư tưởng Hồ Chí Minh

5.1. Phê phán những kẻ lợi dụng tôn giáo để phục vụ cho mục đích chính trị đen tối

Là một người dân thuộc địa, cùng với quá trình đi tìm nguyên nhân mất nước và con đường giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh đã nhận thấy mối quan hệ rất mật thiết giữa tôn giáo, nhất là Thiên chúa giáo với sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân. Bên cạnh việc khẳng định những giá trị tích cực của Thiên chúa giáo, nhất là tinh thần bác ái, Người cũng nhận thấy sự bỉ ổi của những kẻ lợi dụng tôn giáo để thực hiện những việc xấu xa, làm ô danh Thiên chúa. Đó là việc do thám tình hình để báo cho quân đội chiếm đóng, đem những lời thú tội của con chiên báo cho nhà cầm quyền, cho vay nặng lãi, cướp đoạt ruộng đất của người dân, nhất là nông dân: “Trong cuộc xâm chiếm Đông Dương thì chính những nhà truyền đạo Thiên chúa đã đi do thám để báo cho đội quân chiếm đóng biết những kế hoạch phòng thủ của nước chúng tôi. Cũng chính những nhà truyền đạo đã dẫn đường những đội quân tấn công, cũng chính lại là những nhà truyền đạo đã lợi dụng tình trạng lộn xộn của đất nước để ăn cắp những văn bản chứng nhận quyền sở hữu ruộng đất của người nông dân này nọ hay của một làng nào đó”. Thực dân Pháp đã sử dụng tôn giáo để đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân ta: “các sứ giả của Chúa ...nộp những người An Nam yêu nước cho bọn chiến thắng đem lên máy chém hay giá treo cổ”. Thậm chí có những linh mục chân đi đất, quần xắn đến mông, lưng thắt bao đạn, vai khoác súng dài, hông đeo súng ngắn, dẫn đầu một đoàn con chiên vác giáo mác và súng kíp; với sự yểm hộ của quân đội xông vào các làng của nhân dân. Bởi vậy làm cho người dân Việt Nam bị hành hình bằng lưỡi lê của nền văn minh tư bản chủ nghĩa, mà còn bằng cây thánh giá của giáo hội sa đọa làm ô danh Chúa.

5.2. Đặt vấn đề tôn giáo trong vận mệnh chung của dân tộc, gắn với cuộc đấu tranh cách mạng

Trong quá trình hoạt động và lãnh đạo cách mạng, Hồ Chí Minh luôn thấy vận mệnh dân tộc tác động sâu sắc tới vận mệnh của tôn giáo và ở chiều ngược lại, sự phát triển của tôn giáo có ảnh hưởng tới dân tộc. Do đó, Người luôn hướng tôn giáo vào cuộc đấu tranh cho độc lập, tự do của dân tộc. Bởi vì, Tổ quốc được độc lập thì tôn giáo được tự do. Người cùng với Đảng ta ra sức vận động các lực lượng tôn giáo tham gia vào cuộc đấu tranh cách mạng. Hồ Chí Minh khẳng định dù là theo các tôn giáo khác nhau, nhưng đã là người Việt Nam thì ai dù ít hay nhiều cũng có lòng yêu nước.

Điều quan tâm nhất của Hồ Chí Minh vẫn là làm thế nào để đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết lương giáo, thu hút những người theo tôn giáo tham gia vào sự nghiệp cách mạng chung của toàn dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Vì vậy, tất cả cách ứng xử của Hồ Chí Minh với tôn giáo vẫn là hướng tới mục tiêu giải phóng dân tộc, xây dựng xã hội mới.

5.3. Khai thác, phát huy cái thiện, cái nhân văn của các tôn giáo vào sự nghiệp chính trị

Là một nhà chính trị, nhưng Hồ Chí Minh luôn nhìn tôn giáo một cách toàn diện, trong đó có góc nhìn của nhà chính trị thông qua lăng kính văn hóa. Bởi vậy, Người đã nhìn thấy được những giá trị nhân văn, nhân đạo trong các giáo lý của tôn giáo. Nếu trong lịch sử, chúng ta đã từng chứng kiến có những nhân vật chính trị đã quay lưng vào quá khứ và phủ nhận những giá trị lịch sử, có thái độ cực đoan đối với tôn giáo. Thì trái lại, Hồ Chí Minh luôn tôn trọng những giá trị đạo đức, văn hóa, nhân văn của nhân loại dù có phủ bên ngoài một màu sắc tôn giáo để gạn đục, khơi trong; để giữ gìn, tiếp biến.

Người xem Phật Thích Ca, Chúa Giê su và Đức Khổng tử là những nhà hiền triết, những bậc thầy và luôn xem mình là học trò nhỏ của các vị ấy. Với đạo Thiên chúa, Người nhấn mạnh: “Gần 20 thế kỷ trước, một vị thánh nhân đã ra đời. Cả đời Người chỉ lo cứu thế độ dân, hy sinh cho tự do, bình đẳng. Trong lúc này, thực dân Pháp gây cuộc chiến tranh, chúng mong cướp nước ta lần nữa. Chúng làm trái hẳn với lòng bác ái của Đức Giêsu. Toàn thể đồng bào ta, không chia lương, giáo, đoàn kết chặt chẽ, quyết lòng kháng chiến, để giữ gìn non sông Tổ quốc, mà cũng để giữ gìn quyền tôn giáo tự do”. Cho nên, Hồ Chí Minh luôn tâm niệm: “đồng bào Công giáo làm trọn chính sách của Chính phủ cũng là làm trọn tinh thần của Chúa Cơ đốc. Chúng ta phải kháng chiến trường kỳ và gian khổ, nhưng chúng ta nhất định thắng lợi và hưởng hạnh phúc thật sự, như Chúa Cơ đốc đã hứa với chúng ta”(5). Bởi vậy, Người cũng cho rằng nếu Giêsu sinh ra trong thời đại chúng ta thì người sẽ là người chủ nghĩa xã hội đi tìm con đường cứu khổ cho nhân loại.

Với đạo Phật, Hồ Chí Minh cho rằng: “Đức Phật là đại từ đại bi, cứu khổ cứu nạn, muốn cứu chúng sinh ra khỏi khổ nạn, Người phải hy sinh tranh đấu, diệt lũ ác ma. Nay đồng bào ta đại đoàn kết, hy sinh của cải xương máu, kháng chiến đến cùng, để đánh tan thực dân phản động, để cứu quốc dân ra khỏi khổ nạn, để giữ quyền thống nhất và độc lập của Tổ quốc. Thế là chúng ta làm theo lòng đại từ đại bi của Đức Phật Thích Ca, kháng chiến để đưa giống nòi ra khỏi cái khổ ải nô lệ”(6) là để thực hiện cái tinh thần “lợi lạc quần sinh, vô ngã vị tha”.

5.4. Thừa nhận sự tồn tại lâu dài của tôn giáo trong chủ nghĩa xã hội và Nhà nước tôn trọng tôn giáo và các hoạt động tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân nhưng xử lý nghiêm những hành động lợi dụng tôn giáo để phá hoại đất nước

Khi bước vào xây dựng xã hội mới, đặc biệt trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh để thống nhất Tổ quốc, một trong những điều trăn trở đối với đồng bào có đạo là trong chủ nghĩa xã hội do người cộng sản lãnh đạo có chấp nhận sự tồn tại của tôn giáo hay không? Và thái độ của người cộng sản vô thần đối với tôn giáo như thế nào? Hồ Chí Minh rất lưu tâm giải tỏa vướng mắc này của bà con tín đồ và chức sắc các tôn giáo.

Từ đó, Người khẳng định đường lối và chính sách nhất quán, Đảng ta không những không tiêu diệt tôn giáo như những kẻ xâm lược và tay sai của chúng tuyên truyền, mà trái lại còn tạo điều kiện cho các tôn giáo hoạt động. Nếu các tôn giáo chủ trương tiêu trừ các tộc ác đối với loài người, thì Đảng Cộng sản cũng chủ trương như vậy: “Đảng Cộng sản chẳng những không tiêu diệt tôn giáo, mà còn bảo hộ tôn giáo. Đảng Cộng sản chỉ tiêu diệt tội ác người bóc lột người”.

5.5. Chính quyền cần có phương pháp phù hợp, khéo léo đối với từng tôn giáo khác nhau, không để kẻ địch lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá cách mạng

Đây là một vấn đề rất quan trọng mà Hồ Chí Minh luôn yêu cầu chính quyền và đội ngũ cán bộ các cấp phải thực hiện cho tốt, bởi chính sách đúng nhưng phải có phương pháp phù hợp thì mới thành công. Người chỉ rõ: “Đối với đồng bào Công giáo thì chưa biết ra sức tranh thủ. Có nơi vận động đã có kết quả, nhưng rồi lại không cố gắng liên tục. Đồng bào Công giáo cũng yêu nước. Nếu ta biết kiên nhẫn thuyết phục giác ngộ, thì nhất định tranh thủ được. Làm được như vậy thì phá được một phần âm mưu của địch, và rất có lợi cho việc đoàn kết nhân dân để kháng chiến”.

Người phê phán tuyên truyền quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin một cách thô thiển đối với đồng bào có đạo: “Đối với nông dân công giáo, có đội đã đưa chủ nghĩa Mác - Lênin ra giải thích. Nhiều cán bộ hễ nói đến cha cố, không phân biệt tốt xấu, cứ gọi là thằng, làm cho nông dân công giáo khó chịu”(14). Do đó, trong tuyên truyền lý luận, đường lối, chính sách, pháp luật với các quần chúng có đạo cần phải hiểu rõ đặc điểm tình hình cụ thể, của từng tôn giáo, của từng địa phương, từng giai đoạn. Nhưng dù thế nào, cũng phải hết sức tôn trọng họ, nhất là các chức sắc tôn giáo, tránh không xúc phạm gì đến tình cảm của các tín đồ trong quần chúng. Nếu làm tổn thương đến tình cảm tôn giáo, sẽ gây thiệt hại lớn, nó chỉ dẫn đến chỗ làm tăng thêm lòng cuồng tín của giáo dân.

5.6. Đảng, Nhà nước và cán bộ, đảng viên phải quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của giáo dân để vận động họ, thuyết phục họ, giáo dục họ, tổ chức họ trong đấu tranh cách mạng

Hồ Chí Minh chỉ rõ, chính quyền và cán bộ, đảng viên các cấp cần quan tâm đến đời sống giáo dân một cách toàn diện cả về phần đạo và phần đời. Người cho rằng, phải làm sao để cho đồng bào giáo dân có được cuộc sống mà ở đó “phần xác no ấm, phần hồn thong dong”. “Các cấp ủy phải thật quan tâm đến phần đời và phần đạo của đồng bào Công giáo... Đồng bào Công giáo càng hiểu rõ chính sách của Đảng thì càng gắn bó với hợp tác xã. Cho nên phải ra sức giúp đỡ củng cố và phát triển tốt các hợp tác xã của đồng bào Công giáo nhằm làm cho hợp tác xã ngày càng vững chắc, xã viên thu nhập ngày càng tăng, đời sống ngày càng no ấm hơn”.

Người chỉ rõ, ở những nơi đồng bào tôn giáo còn đói kém, thì ta phải hướng dẫn họ tăng gia sản xuất, phải tôn trọng tự do tín ngưỡng của họ. Niềm tin của đồng bào có đạo vào chính quyền không chỉ ở chỗ chúng ta tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của họ, tôn trọng đời sống tinh thần của họ, mà còn ở chỗ không ngừng quan tâm đến phần đời, việc đời của họ mà một trong những điều quan trọng là nâng cao đời sống vật chất của giáo dân. Mặc dù quan tâm đến cả vấn đề đạo và đời của tôn giáo, nhưng Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh đến việc đời.

Luật Minh Khuê (tổng hợp)