Vì sao Puskin được coi là mặt trời của thi ca Nga

Bài viết 1: Cái hay cái đẹp trong bài thơ Tôi yêu em của Puskin

Pu-skin (1799 - 1837) là "Mặt trời của thi ca Nga". Trong cuộc đời ngắn ngủi, bất hạnh của mình, Pu-skin đã để lại cho đất nước Nga và cho nhân loại những áng thơ văn tuyệt vời. Ngoài những trường ca nổi tiếng như "Ru-xlan và Lút-mi-la", "Người tù Cáp-ca", "Những người Di-gan", "Ep-ghê-nhi Ô-nhê-ghin"... Pu-skin còn để lại 800 bài thơ trữ tình, trong đó có nhiều bài thơ tình nổi tiếng. Bài thơ tình "Tôi yêu em" là kiệt tác của Pu-skin:



"Tôi yêu em; đến nay chừng có thể

 Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phaiNhưng không để em bận lòng thêm nữa,
Hay hồn em phải gợn bóng u hoài.

Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng

Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen;

Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm

Cầu em được người tình như tôi đã yêu em".

(Thuý Toàn dịch)

Sự nhạy cảm là dấu hiệu của thiên tài. Dấu hiệu đó trước tiên biểu hiện ở việc mở đầu và kết thúc bài thơ. Nếu Pu-skin mở đầu bài thơ theo một cách khác thì bài thơ "Tôi yêu em" không còn là bài thơ trữ tình mà là một trường ca. Pu-skin đã cắt ngang thiên tình sử để tự sự và trữ tình. Mọi biến cố, mọi xúc cảm, thời gian và không gian đều được dồn nén lại:

"Tôi yêu em: đến nay chừng có thể

Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai".

Có thể nói "Tôi yêu em..." là giai điệu chính của bài thơ. Động từ "yêu" trong nguyên tác đều dùng thì quá khứ đến hiện tại bằng hình ảnh "ngọn lửa tình". Hình tượng ngọn lửa vừa thể hiện sự nồng nhiệt của tình cảm, và diễn tả sự dài lâu, đằng đẵng của nhà thơ đối với người tình. Lối cắt ngang thiên tình sử để giải bày như vậy khiến cho bài thơ cô đọng, hàm súc. Tác giả không kể lể, chừng mực trong lối biểu hiện cảm xúc, mực thước, kín đáo là những nét nổi bật của phong cách cổ điển.Giai điệu chính của bài thơ đã xuất hiện mà điều muốn nói chỉ mới được sửa soạn nói thôi, nghĩa là nó sẽ được nói qua những biến tấu trong giây phút thăng hoa của tâm hồn thi nhân. Pu-skin say đắm với người tình, mải mê kiếm tìm mộng đẹp, nhưng chỉ nhận được toàn cay đắng và não nề, cái mà người tình thi sĩ kiếm tìm được lại là thơ. "Tôi yêu em..." là thơ rồi, tôi thôi, không yêu em nữa là cũng để yêu em. Thơ tình của nhân loại chưa từng thấy những lời yêu của trái tim nhân hậu như thế này:

"Nhưng không để em bận lòng thêm nữa

Hay hồn em phải gợn bóng u hoài".

Tưởng chừng như Pu-skin không dụng công làm thơ mà cấu tứ thật là mới mẻ. Tình mới mà thành thơ mới, tâm hồn cao thượng mà thành thơ cao thượng. "Tôi không muốn làm em buồn vì bất cứ lẽ gì" đó là lời thơ trong nguyên tác. Nhà thơ đã chấp nhận thất bại, nhưng không phũ phàng, hằn học. Biến đau thương thành tình yêu thì thật lạ. Tứ thơ lớn cho nên không cần những lời hoa mĩ, không cần các biện pháp tu từ. Lời thơ dung dị mà thấm thía.Bài thơ tình phát triển theo những biểu lộ mới mẻ của tình cảm và những nghịch lí:

"Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng

Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen

Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm

Câu em được người tình như tôi đã yêu em".

                        

Sau khi giãi bày nghịch lí của tình yêu, nhà thơ sợ người đời hoài nghi về tình yêu chân thật của mình nên lại "phải nói":

"Phải nói yêu, trăm bận đến nghìn lần".

(Xuân Diệu)

Chỉ có khác với Xuân Diệu là Pu-skin đã đẩy những lời yêu thương về quá khứ. Vì sao vậy? Vì bây giờ "tôi yêu em" hoặc "tôi mãi mãi yêu em" thì "em bănkhoăn”, thì “em buồn” nên Puskin “phải nói”:

"Tôi yêu em âm thầm không hi vọng

Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen

Tôi yêu em, yêu chân thành đằm thắm".

Nhà thơ đã chọn những chi tiết chính xác để bày tỏ lòng yêu của mình. "Tôi yêu em âm thầm", đó là một thứ tình yêu như sóng ngầm, như than hầm, nung nấu, cháy bỏng. Nhưng "không hi vọng", đây cũng là một sự thổ lộ thành thật. Thời đó Pu-skin có cầu hôn với một vài cô gái quý tộc thượng lưu nhưng đều bị khước từ. Pu-skin cũng là dòng dõi quý tộc nhưng đã bị sa sút, còn thiên tài thì là cái gì các nàng làm sao biết được, còn thi sĩ thì đối với các nàng coi cũng như "con hát" mua vui vậy thôi. Khốn nỗi nhà thi sĩ lại "yêu em", "tôi đã yêu em", làm sao cắt nghĩa được tình yêu, "tôi yêu em" thật thà đến "rụt rè". Cử chỉ nhỏ ấy lại là thước đo của lòng thành thật trong tình yêu đấy. Và cũng tầm thường như bất cứ một chàng trai đang yêu nào trên đời này "khi hậm hực lòng ghen".

Đã nói rồi, nói lại:"Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm".

Nói lại như vậy là để nhấn mạnh những thanh âm cao vời sâu thẳm của tình yêu và cũng là để sửa soạn cho một "nghịch lí" mà cũng là một quan niệm tình yêu mới chưa từng có trên đời này nẩy nở:

"Cầu em được người tình như tôi đã yêu em".

(Nguyên văn: Cầu Thượng đế cho em được người khác yêu cũng như thế).

Tình yêu của Pu-skin nồng nàn, chân thành, đằm thắm và giờ đây còn thiêng liêng nữa. Nhưng cũng chỉ là những tình cảm nhân bản mà thôi.Ví như tính chất thiêng liêng chẳng hạn, thì người bình dân ở phương Đông, trước cả Pu-skin đã biết cầu nguyện cho tình yêu:

"Qua chùa núi Hó thắp bó nhang vàng

Xin cho bạn cũ lại hoàn như xưa".

(Ca dao)

Chỉ có tinh thần cao thượng trong tình yêu của Pu-skin là mới mẻ. Còn từ đông sang tây, trong tình yêu tâm lí thông thường là (Yêu nhau thì ném bả trầu, - Ghét nhau ném đá vỡ đầu nhau ra - Ca dao).

Tinh thần cao thượng của Pu-skin được diễn tả theo nhịp độ tăng cấp: không yêu em nữa là cũng để yêu em và cầu cho người tình (từ chối mình) được sống hạnh phúc trong tình yêu. Minh triết tình yêu đó là điều hết sức mới mẻ và tạo ra sức hấp dẫn lạ thường. Đấy là nhân cách cao thượng của Pu-skin, đấy cũng là tinh hoa của nền văn học Nga, một nền văn học nhân đạo và lí tưởng.

Bài thơ "Tôi yêu em" thể hiện nhiều nét nghệ thuật tinh hoa của thơ Pu-skin. Lời thơ giản dị, giản dị đến mức trong suốt; hàm súc, mực thước, ít dùng mĩ từ mà vẫn gợi cảm. Sức mạnh của nhà thơ dồn ở cấu tứ lạ lùng đã chuyển tải được tình cảm, tư tưởng mới mẻ của thi nhân. Thơ tình của nhân loại chưa bao giờ được chứng kiến một thiên tình sử trong một hình thức nhỏ bé như vậy. Và cũng chưa bao giờ thơ tình của nhân loại đạt đến sự minh triết của tình yêu sáng chói như vậy. Pu-skin xứng đáng với sự ngợi ca của nhân dân Nga là thi sĩ thiên tài và là nhà tư tưởng lỗi lạc, người mở đường cho nền văn học Nga và người đặt nền móng cho tư tưởng nhân văn cao quý trong văn học Nga.

Vì sao Puskin được coi là mặt trời của thi ca Nga

bi_vit_1.docx
File Size: 15 kb
File Type: docx
Download File

Bài viết số 2: Tình yêu cao thượng trong trang thơ Puskin

Thần ái tình Eros là một thiên thần bé nhỏ, có đôi cánh, luôn mang theo cung tên bên mình. Thần được thượng thần Dớt trao nhiệm vụ làm thức dậy niềm khao khát yêu đương trong trái tim con người bằng những mũi tên tình yêu. Vì mới chỉ là một chú bé nên thần rất vô tư, không hề lựa chọn, cân nhắc, tính toán hơn thiệt khi giương cung. Thần đâu biết mũi tên của mình sẽ mang tới niềm hạnh phúc ngọt ngào hay khổ đau thất vọng trong mỗi trái tim con người. Khi vướng mũi tên của thần ái tình, trái tim ngân rung bao niềm cảm xúc, bao khát khao được giãi bày... Những rung động ấy đã dệt nên những vần thơ làm xúc động, say mê lòng người. Hôm nay chúng ta như bị mê hoặc bởi tiếng lòng của một chàng trai qua áng thơ tình nổi tiếng của “Mặt trời thi ca Nga”, bài thơ: “Tôi yêu em

Một trong những chủ đề lớn của thơ trữ tình Puskin là tình yêu “Hầu như  tình yêu, tình bạn luôn luôn là những tình cảm chi phối nhà thơ nhiều nhất và là  ngọn nguồn trực tiếp nhất của hạnh phúc và đau khổ của cả đời ông… Màu sắc  chung của thơ Puskin, đặc biệt trong thơ trữ tình, là vẻ đẹp nội tâm con người và lòng nhân ái vuốt ve tâm hồn”. (Biêlinxki). Cùng với “gửi K”, “Tôi yêu em” là bài thơ nổi tiếng của Puskin về tình yêu. Thời kì sống ở Pêtecbua, Puskin thường lui tới nhà vị chủ tịch Viện hàn lâm nghệ thuật và cũng vì một thiếu nữ đẹp tên là A.A. Ôlênhia, con gái vị chủ nhà. Mùa hè năm 1828, nhà thơ ngỏ lời cầu hôn nhưng không được nhận lời. Năm 1829, bài thơ ra đời trên cơ sở của mối tình có thực này, bài thơ được in trong tập “Những bông hoa phương Bắc”.
Thơ tình yêu của Puskin thường bắt nguồn từ những xúc cảm cụ thể, chân thực với những trải nghiệm tình cảm sâu  xa,  do  đó, đã thể được những vẻ đẹp đa dạng, tinh tế của thế giới tâm hồn con người. Bài thơ “tôi yêu em” đã gây một niềm xúc động lớn lao vì đã vươn tới những giá trị tinh thần chung của loài người. Những tình cảm chân thành, cao thượng, nhân ái của tình yêu chứa đựng trong những lời lẽ giản dị, trong sáng nhất.Thơ tình yêu hay thơ trữ tình của Puskin chiếm vị trí đặc biệt trong kho tàng thơ ca Nga. Ông được coi là “mặt trời của thơ ca Nga”. Mặc dù cuộc đời ngắn ngủi, thi sĩ đã để lại cho đời sau hơn 800 bài thơ trữ tình có giá trị, Puskin là một trong những nhà thơ trên thế giới có ý thức trong vấn đề sáng tác. Thi sĩ hiểu rất rõ giá trị của thơ mình.Có thể chia bài thơ thành hai phần: Bốn câu đầu, nhân vật trữ tình - tôi, khẳng định tình yêu vẫn còn nhưng xin rút lui vì không muốn gây phiền muộn cho người mình yêu. Bốn câu cuối, diễn tả các cung bậc khác nhau của tình yêu và lời khẳng định một tình yêu đằm thắm, chân thành. Điệp khúc “Tôi yêu em” là giọng điệu chủ đạo của bài thơ. Trong tiếng Nga, với hai đại từ ya và vư; có thể dịch sang tiếng Việt thành một số cặp quan hệ như  “Tôi yêu cô”, “anh yêu em”, “tôi yêu em”. Đối với tiếng Việt, đại từ xưng hô chỉ đổi thay một chút là quan hệ và sức thái tình yêu cũng đổi khác. “Tôi yêu cô” bộc lộ một khoảng cách xa, trang trọng, ít tình cảm, hơn nữa, từ “cô” trong tiếng Việt it chỉ quản hệ tình yêu. Còn “anh yêu em” thì thân thiét, gần gũi quá, sử dụng cụm từ “tôi yêu em”, bản dịch của Thuý Toàn đã diễn tả chính xác một quan hệ vừa gần vừa xa, vừa rụt rè vừa đằm thắm. Nét tinh tế trong quan hệ hai nhân vật được bộc lộ qua hai đại từ nhân xưng tôi và em này.Có thể nói Puskin là người cha đẻ thực sự của nền văn học Nga mới và ngôn ngữ văn học mới của Nga, mặc dù nền văn học Nga mới đã hình thành từ trước, từ thế kỷ XVIII. Với Puskin, thơ ca Nga, hay nói rộng hơn văn học Nga, đã từ một người học trò nhút nhát trở thành một người thầy tài năng và giàu kinh nghiệm. Điều đó, thật hoàn toàn không dễ dàng. Mở đầu bài thơ là điệ khúc khẳng định: Tôi yêu em - một lời bộc lộ chân thành xuất phát từ một trái tim trung thực, báo hiệu mọt tình yêu thực sự. “Tôi yêu em”, lời lẽ giản dị mà mang bao nỗi quyến rũ, bí ẩn muôn đời. (Nguyên văn: “tình yêu, có lẽ, còn chưa hoàn toàn lụi tắt trong lòng tôi”.

 Nhưng sau đó mạch thơ chuyển đột ngột, hai câu thơ tiếp theo toát lên cái điềm tĩnh của lí trí, cái dồ nén của cảm xúc. Lời thơ như một lời tự nhắc nhủ, một sự tự ý thức về tình yêu của mình và cũng như một lời nói bên trong đầy dịu dàng, trân tọng với “hồn em” Đằng sau những lời lẽ điềm tĩnh ấy là bao nỗi niềm, bao sắc thái của tình yêu: “Điều quan trọng không phải là tình yêu của tôi mà là sự yên tĩnh, thanh thản của hồn em”. Tình yêu có thể chấm dứt vì nhiều lý do, nhưng cái lí do đầy dịu dàng, trân trọng và cao thượng ấy đối với người phụ nữ dễ mấy ai có được.Puskin là thi sĩ biết dùng “lời ca để đốt trái tim người”, làm cho con người tư tưởng hơn vào cuộc sống, cuộc đấu tranh. Thơ Puskin thấm nhuần tinh thần nhân đạo “đánh thức những tình cảm tốt đẹp” trong con người. Điểm nổi bật trong tình bạn cũng như tình yêu của Puskin là sự chân thành cao độ. Nếu bốn câu thơ đầu, cảm xúc có xu hướng bị dồn nén, bị lí trí chi phối thì ở bốn câu thơ sau, mạch cảm xúc lại tuôn trào, khẳng định một tình yêu mãnh liệt, không che dấu với điệp khúc “tôi yêu em” được nhắc lại lần thứ hai .“Tôi yêu em âm thầm, không hi vọngLúc rụt rè khi hậm hực lòng ghen”.Nhân vật trữ tình bộc lộ thẳng thắn tâm hồn mình: Một tình yêu “âm thầm”, “không  hi vọng”,  vừa khẳng định  nét âm  thầm vừa  nhấn mạnh không hi vọng, như tô đậm thêm nét đặc biệt của mối tình đơn phương này. Nhưng dù vậy, tình yêu ấy vẫn diễn ra với mọi sắc thái muôn thuở. Nhân vật trữ tình không ngần ngại mà trung thực bày tỏ: khi hậm hực lòng ghen. Tuy nhiên, có ai đã từng nói, lòng ghen tuông như con rắn độc, nó bóp nghẹt trái tim, bởi vì ghen tuông trong tình yêu dẫn đến mất sáng suốt, như Mêdê vì thù chồng mà giết chết con mình (Mêđê - Ơripit), như Ôtenlô bóp chết Đexđêmôna (Ôtenlơ-Sêcxpia), như lenxki thách Ônêghin đấu súng (Epghêni Ơnêghin - Puskin). Liệu nhân vật trữ tình trong bài thơ có bị nỗi ghen tuông ngự trị làm hạ thấp con người như vậy không?Hai câu thơ cuối cùng là câu trả lời, vụt sáng lên một giá trị nhân văn, một tư thế cao thượng của con người đáng yêu ấy.Tôi yêu em yêu chân thành, đằm thắmCầu em được người tình như tôi đã yêu em.Cảm xúc bị dồn nén được giải toả, tuôn trào. Điệp khúc “Tôi yêu em” được láy lại lần thứ ba với một lời khẳng định bản chất của mối tình này: chân thành, đằm thắm. Trong điệp ngữ “Tôi yêu em” ở nguyên bản tiếng Nga, động từ “yêu” luôn được để ở thế chưa hoàn thành, điều này có nghĩa là ngọn lửa tình yêu trong trái tim nhà thơ sẽ không bao giờ tắt.

Vì sao Puskin được coi là mặt trời của thi ca Nga

bi_vit_2.docx
File Size: 14 kb
File Type: docx
Download File

Bài viết số 3: Lời tâm tình nhắn nhủ của tình yêu bất diệt

“Mỗi chúng ta có một Pu-skin của mình, và chỉ có một Pu-skin với tất cả mà thôi.Ông đã đi vào cuộc sống chúng ta với ngay từ đầu của nó và mãi mãi không từ bỏ chúng ta” (Alếch-xan-đrơ Tra-đốp-xki). Nhận định này không chỉ khẳng định sức sống và khả năng tác động mạnh mẽ của thơ ca Pu-skin đối với đông đảo độc giả mà còn nói đến sự phong phú đa dạng trong sáng tác của ông. Ở Pu-skin, chúng ta có thể gặp một thanh niên quý tộc với tư tưởng chán chường, muốn xa lánh xã hội thượng lưu giả dối để đến với cuộc sống thanh bình, tự do chốn thôn quê. Cũng có thể gặp một chiến sĩ cách mạng với khát vọng tự do, hoặc một nhà cải cách xã hội có tư tưởng tiến bộ, và còn có cả một nhà văn hiện thực trong một nhà thơ tình lãng mạn. Quá trình sáng tác của Pu-skin là một quá trình vận động tư tưởng theo chiều tiến bộ, từ một thanh niên quý tộc có tư tưởng tiến bộ nhưng còn xa rời nhân dân đến một chiến sĩ cách mạng ưu tú luôn vì quyền lợi của nhân dân lao động. Nhưng cao hơn tất cả chúng ta gặp một nhân cách Pu-skin – một Con người đích thực ở mọi phương diện sống. Xuất thân trong một gia đình đại quý tộc với rất nhiều điều kiện thuận lợi cho một cuộc sống vinh hoa nhưng là một Con người, nhà thơ đã không chấp nhận, đã nguyện làm một “ca sĩ của tự do”, trở thành kẻ thù của bọn cầm quyền. Ông đã cống hiến cả cuộc đời mình cho khát vọng về một xã hội tốt đẹp, tự do và bình đẳng. Sáng tác của Puskin là lí tưởng cao cả về những điều tốt đẹp nhất của cuộc sống, trong đó có tình yêu – tình cảm tuyệt vời nhất của cuộc đời.



Tình yêu là một đề tài lớn của thơ ca nhân loại.Không có nhà thơ nào lại không nói đến tình yêu trong thi phẩm của mình. Mọi cung bậc tình cảm, mọi biến thái của tinh vi và những rung động tinh tế của tâm hồn con người đều xuất hiện trong thơ ca. Tình yêu là một thứ tình cảm rất phức tạp, có khả năng đưa con người trở thành thiên thần nhưng cũng có thể biến con người trở thành quỷ dữ. Và điều mà thơ ca hướng đến là lí tưởng về những tình yêu đẹp, tình yêu thánh thiện.Pu-skin là một nhà thơ tình yêu như thế. Thơ tình của ông là sự kết hợp của tình yêu nhân loại và tình yêu con người. Ông sáng tác cả thơ trữ tình và văn xuôi, và đều thành công. Ở mảng thơ trữ tình, nhà thơ quan tâm đến hai đề tài lớn : đề cao khát vọng tự do và khám phá đời sống tinh thần, tình cảm của nhân dân lao động (thể hiện ở mảng thơ về tình yêu).

Những trải nghiệm của chính bản thân và sự nhạy cảm của một tâm hồn nhân hậu đã giúp nhà thơ phát hiện và thể hiện vẻ đẹp của tình yêu chân chính. Nhà thơ đã phát hiện và xử lí các tình huống của tình yêu theo chuẩn mực đạo đức của nhân dân lao động. Những tình cảm cao đẹp mà nhà thơ ca ngợi đối lập hoàn toàn với cuộc sống nhơ nhớp bẩn thỉu của xã hội thượng lưu, cái xã hội mà tình yêu chỉ là sự chiếm đoạt, ích kỉ.

Sức "ám ảnh" của thơ Puskin nằm ngay trong cái chiều sâu của tư duy và cường độ của cảm xúc...Đến đây, ta mới ngộ ra rằng, bài thơ  là một sự vun đắp cho tình yêu chứ không phải là sự chối bỏ tình yêu.Một câu thơ dịch chưa trọn câu mà làm người đọc cứ ám ảnh mãi. Đó là câu: "Tôi yêu em đến nay chừng có thể" trong bài "Tôi yêu em" của Puskin do Thúy Toàn dịch...

            Cái hay của văn chương chính là ở sự ám ảnh này.  Cần phải thấy rằng, hồn cốt của một bài thơ là ở cái giọng điệu của nó.Năng khiếu văn ở phần tinh tế nhất là năng lực bắt được trúng cái giọng của văn bản mình đọc và tạo ra được giọng đích đáng cho tác phẩm mình viết. Với ý nghĩa đó, trong nghiên cứu cũng như trong dịch thuật, việc bám sát ngôn từ và nắm bắt được cái giọng điệu của nguyên tác bài thơ để chuyển tải nó sang bài thơ dịch là điều quan trọng nhất.

            Nguyên tác bài "Tôi yêu em" của Puskin có một giọng điệu  thâm trầm, tha thiết, chân thành. Toàn bài thơ chỉ có hai câu lớn, mỗi câu bốn dòng thơ, viết liền mạch. Cũng có thể xem, bài thơ có 2 phần, mỗi phần được bắt đầu bằng cụm từ "Tôi yêu em", tạo nên cái giọng điệu khẳng định của cả bài thơ, đồng thời là chìa khoá để khám phá tình cảm ẩn chìm phức tạp và những rung động  tinh tế trong tâm hồn của nhà thơ. Bản dịch của Thuý Toàn, sở dĩ, hàng chục năm nay đã được xem là bản dịch thành công và đã được nhiều thế hệ bạn đọc yêu mến, thuộc lòng phải chăng vì đã chuyển tải được cái "hồn cốt" của nguyên tác.

Dòng thơ mở đầu được Thuý Toàn dịch Tôi yêu em.Đúng ra phải dịch là Tôi đã yêu em (thời quá khứ), nhưng cái tài hoa của người dịch là vừa không bỏ sót cái ý nghĩa thời quá khứ (Tôi đã yêu em), lại vừa chuyển tải được nhiều lớp tình cảm ẩn chứa trong tâm hồn nhà thơ trong hiện tại. Tình yêu nhà thơ dành cho người yêu là một tình yêu có quá trình (đến nay), có thử thách nhưng vẫn chưa tắt (-ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai). Đó là một tình yêu chân thành, đằm thắm nhưng không được đáp đền, không biết nói cùng ai (âm thầm, không hi vọng), một tình yêu rụt rè và có cả ghen tuông nên càng mãnh liệt, cồn cào...hễ có dịp là bật mở.

            Cụm từ chừng có thể  nghe có vẻ "chưa Việt lắm", nhưng nếu đặt trong sự liền mạch của 4 câu  đầu, câu thơ dịch không làm ảnh hưởng đến "tinh thần" cơ bản của nguyên tác; Hình ảnh "ngọn lửa tình" vốn không có trong nguyên tác mà do dịch giả thêm vào. Có lẽ được gợi ý từ động từ tắt như nhiều người đã nghĩ đến

Tuy nhiên, cái sự thêm vào này cũng không ảnh hưởng đến ý nghĩa câu thơ bởi đây là cách nói ẩn dụ đã quá quen thuộc. Theo logic giãi bày tình cảm: Tôi đã yêu em... nhưng.... Tôi đã yêu em...Cầu trời cho..., dường như nhân vật trữ tình muốn thông báo một sự việc "rút lui", tự chối bỏ niềm say mê, tự mình dập tắt ngọn lửa tình yêu đang nồng cháy... Nhân vật trữ tình giãi bày  tâm trạng vừa theo logic của lý trí, vừa theo mạch cảm xúc. Nhưng lý trí là bề ngoài, cảm xúc nhà thơ thì cứ cuồn cuộn chảy, bất chấp cả logic.Ngọn lửa ấy "càng dập, càng nồng". Cảm xúc của nhân vật trữ tình bật lên như một điệp khúc Tôi yêu em!

Qua sự giãi bày của nhân vật trữ tình, ta thấy có sự mâu thuẫn giữa cảm xúc và lý trí.  Lý trí bảo:

Nhưng không để em bận lòng thêm nữa

Hay hồn em phải gợn sóng u hoài...

Cầu cho em được người tình như tôi đã yêu em.

   Ta không biết gì nhiều về tình cảm của cô gái,  nhưng nhân vật trữ tình thì hình như không được thanh thản và giữa họ như có điều gì bất ổn, trở ngại. Những trạng thái cảm xúc: rụt rè, âm thầm, không hi vọng, hậm hực lòng ghen...vốn là những biểu hiện rất CON NGƯỜI. Ghen tuông bao giờ cũng là bạn đồng hành của tình yêu.Nét nổi bật ở nhân vật trữ tình là tình cảm chân thành, đằm thắm và rất đỗi cao thượng.

   Câu thơ cuối, Cầu cho em được người tình như tôi đã yêu em,  thật bất ngờ. Khiêm nhường và tế nhị, tha thiết và mãnh liệt.Mâu thuẫn giữa lý trí và tình cảm trở nên gay gắt.Tưởng như vô lý mà lại có lý.Dường như ngọn lửa tình không những chẳng tàn phai mà còn ngùn ngụt cháy.Câu thơ cuối của Puskin thật độc đáo. Người dịch đã nắm bắt  và chuyển tải một sự đồng điệu giữa câu thơ của Puskin với câu ca Quan họ trong bài Giã bạn để dịch nên câu thơ tài hoa này:

Người về em dặn câu rằng

Đâu hơn người kết, đâu bằng đợi em.

   Puskin thường không "trang sức cầu kì", không dụng công xây dựng hình ảnh,  ít sử dụng các biện pháp tu từ. Sức "ám ảnh" của thơ Puskin nằm ngay trong cái chiều sâu của tư duy và cường độ của cảm xúc...Đến đây, ta mới ngộ ra rằng, bài thơ  là một sự vun đắp cho tình yêu chứ không phải là sự chối bỏ tình yêu.

Vì sao Puskin được coi là mặt trời của thi ca Nga

bi_vit_3.docx
File Size: 15 kb
File Type: docx
Download File

Bài viết số 4: Lời bộc bạch – trần tình, sự tự nguyện rút lui cao thượng và sự “bất tuân” của trái tim

            Bài thơ hay trước hết ở sự chân thành, giản dị. Điều đó được thể hiện ngay trong những lời giãi bày đầu tiên:



Tôi yêu em đến nay chừng có thể

Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai

           Đây là tình yêu đơn phương, không được đền đáp, nhưng không phải vì thế mà nhân vật trữ tình hờn giận, chối bỏ lòng, mà vẫn tiếp tục giãi bày. Tình cảm nhen nhóm từ lâu, giờ đây có lẽ không còn thổn thức như thủa ban đầu nhưng vẫn không thể nguôi ngoai - tình xưa mà chưa cũ. Lời thơ thể hiện sự thâm trầm, dè dặt cân nhắc của nhà thơ như vừa nói với người ấy, lại vừa như đang tự ngẫm xem trái tim mình nói gì. Hoá ra ngọn lửa tình vẫn âm ỉ, dai dẳng cháy khôn nguôi. Và, quả nhiên, vừa được chạm đến, trái tim thức dậy, “sống lại đủ điều”:

Tôi yêu em, âm thầm không hy vọng

Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen.

Nhịp thơ ngắt ra, tái hiện những cung bậc cao thấp, những cảm xúc dằn vặt vừa mới qua đây thôi.Đó là những xúc cảm rất thật, rất thường tình của con người đang yêu.Nhân vật trữ tình kể lại những gì mình trải qua một cách nồng nhiệt, chân thành, giản dị đến cảm động, nhưng không phải để phiền trách bạn lòng, chỉ cốt nàng thấu hiểu cho thôi.

Nhân vật trữ tình không chỉ giãi bày tình yêu đắm đuối mà còn hướng đến nguyện ước được quên mình cho hạnh phúc của người mình yêu. Điều đó làm cho bài thơ đã hay lại càng thêm đẹp. Nhân vật trữ tình sợ ánh sáng ngọn lửa tình ấy, dù mình đã cố vặn nhỏ bớt đi, làm phiền muộn lòng người phụ nữ yêu dấu:

Nhưng không muốn em bận lòng thêm nữa

Hay hồn em phải gợn sóng u hoài.

           Bất chấp tất cả những cơn sóng ào ạt của con tim, nhân vật trữ tình chỉ e sự “bận lòng”, nỗi “u hoài” - mà chỉ “thêm” chút nữa thôi, “gợn” chút nữa thôi, của nàng. Tình yêu đơn phương và dường như tuyệt vọng bỗng vụt lớn lên, tỏa sáng một tình cảm trong sáng, cao thượng đến tuyệt vời: nhà thơ ý thức được rằng sự tĩnh tâm của người phụ nữ mình yêu đáng quý hơn ngọn lửa tình làm cháy lòng mình. Ông nhắc lại một lần nữa - ba lần trong tám dòng thơ, thêm một lần nữa, rành rọt hơn, khẳng định hơn: Tôi yêu em.

Tôi yêu em, yêu chân thành đằm thắm

Nhân vật trữ tình đã gọi đúng tên của cảm xúc, tên của tình mình - tình yêu chân thành, đằm thắm. Và có lẽ trên đời không mấy ai có được tấm lòng “đằm thắm” và “chân thành” hơn thế nữa, đó là sự tận tụy quên mình, tìm thấy niềm thanh thản trong sự quên mình hết sức cao thượng ấy:

Tôi yêu em, yêu chân thành đằm thắm,

Cầu cho em được người tình như tôi đã yêu em.

Ngọn lửa tình không thể lụi tắt, không thể tàn phai ấy đã hoá thân vào lời nguyện cầu tha thiết, thiêng liêng về sự bình yên và hạnh phúc cho cô gái của lòng mình.Thi sĩ hiểu hạnh phúc và bình yên là niềm khao khát của cuộc đời mỗi phụ nữ.Và ông cũng biết tình yêu chân thành đằm thắm như tình yêu của ông dành cho nàng không phải là thứ có nhiều trên trần gian này, mà chỉ nó mới thực sự đem được hạnh phúc đến.Cho nên ông nguyện cầu cho nàng được yêu dấu bằng chính tình yêu như thế.Trong lời ước nguyện ấy, nhà thơ như tìm thấy sự thanh thản của lòng mình. Lời nguyện chúc như muốn khép lại mối tình trong nỗi buồn trong sáng, nhưng thật ra có thể tắt được chăng ngọn lửa tình âm ỉ, dai dẳng không đòi hỏi được đền đáp? Lý trí nói thôi, nhưng con tim bảo không thể thôi. Nhân vật “Tôi” một lúc nào đó không đồng nhất với nhân vật mang tính khách thể độc lập “Nó” – con tim. Ý thức và vô thức cùng hiện diện nhưng trong thế đối nghịch. Trái tim có lí lẽ riêng của mình: Nhà thơ thì nhún nhường nhưng con tim lại bướng bỉnh, bất tuân mệnh lệnh của lý trí. Sự nhún nhường, nghiêng mình trước người mình yêu đã nâng thi sĩ lên một tầm cao mới. Bài thơ Tôi yêu em đã trở thành bài ca chung về những cảm xúc trần gian nhất và về vẻ đẹp thần thánh nhất của tâm hồn con người.

Vì sao Puskin được coi là mặt trời của thi ca Nga

bi_vit_4.docx
File Size: 15 kb
File Type: docx
Download File