Tại sao gọi là nhãn lồng

Nhãn lồng trong tiếng Việt có thể là:

  • Người dân miền Bắc Việt Nam gọi một giống nhãn (Dimocarpus longan), có nguồn gốc từ tỉnh Hưng Yên.
  • Người dân miền Nam Việt Nam gọi loài lạc tiên (Passiflora foetida) và một số loài khác thuộc chi Lạc tiên. Xem Lạc tiên (định hướng).
Tại sao gọi là nhãn lồng

Trang định hướng này liệt kê những bài viết liên quan đến tiêu đề Nhãn lồng.
Nếu bạn đến đây từ một liên kết trong một bài, bạn có thể muốn thay đổi liên kết trỏ trực tiếp đến bài viết dự định.

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Nhãn_lồng&oldid=65259783”

Đề bài: Thuyết minh về quả nhãn lồng Hưng Yên

Tại sao gọi là nhãn lồng

  • Tại sao gọi là nhãn lồng

  • Tại sao gọi là nhãn lồng

  • Tại sao gọi là nhãn lồng

  • Tại sao gọi là nhãn lồng

Thuyết minh về quả nhãn lồng Hưng Yên
 

Bạn đang xem: Thuyết minh về quả nhãn lồng Hưng Yên

I. Dàn ý Thuyết minh về quả nhãn lồng Hưng Yên

1. Mở bài

Giới thiệu khái quát về cây nhãn lồng và đặc sản quả nhãn lồng Hưng Yên

2. Thân bài

– Nguồn gốc cây nhãn:+ Là cây cận nhiệt đới, nguồn gốc từ Trung Quốc

+ Có nhiều loại nhãn nhưng ngon nhất là nhãn lồng, ở Việt Nam Hưng Yên là vùng trồng nhãn lồng ngon nhất.

– Đặc điểm cây nhãn:+ Cây cao 5-10 mét, vỏ xù xì, nhiều cành+ Lá kép hình lông chim+ Mùa hoa từ tháng 2 – 4, hoa màu vàng nhạt mọc thành chùm

+ Mùa quả từ tháng 7 – 8, quả tròn, nhẵn, màu nâu xám, hạt đen

– Đặc điểm nhãn lồng Hưng Yên:+ Tên gọi “nhãn lồng”+ Quả nhãn to, vỏ gai màu vàng sẫm+ Cùi nhãn dày và ráo giòn, mọng nước, hạt nhỏ+ Hương vị nhãn thơm ngọt như đường phèn

+ Hai dẻ cùi ở đáy quả lồng xếp rất khít

– Giá trị của nhãn lồng Hưng Yên+ Là cây “nhãn tổ” của Việt Nam+ Từng được là món ngon dâng tiến cung vua+ Phục vụ trong suất ăn của hãng hàng không quốc gia

+ Xuất khẩu sang thị trường quốc tế

3. Kết bài

Nêu cảm nhận của em về nhãn lồng Hưng Yên

II. Bài văn mẫu Thuyết minh về quả nhãn lồng Hưng Yên

Mảnh đất Việt Nam với khí hậu nhiệt đới đã ban tặng cho chúng ta vô vàn loại hoa quả, trái cây vừa ngon lại phong phú và đa dạng, rất nhiều loại trong đó trở thành đặc sản và đa số mỗi vùng miền lại có cho mình những trái cây đặc sản riêng. Nếu như Bắc Giang có vải thiều thì Hưng Yên có nhãn lồng hay còn gọi là nhãn tiến vua bởi giá trị chất lượng và độ ngon của quả nhãn.

Nhãn lồng hay nhãn nói chung là một loại cây thân gỗ lâu năm có nguồn gốc vùng cận nhiệt đới, nguồn gốc cây nhãn xuất phát từ miền Nam Trung Quốc, tại Việt Nam nguồn gốc cây nhãn là ở mảnh đất Hưng Yên và cũng chính nhãn lồng và giống nhãn tổ của nhãn Việt Nam. Trong số nhiều loại nhãn mà nước ta trồng được như nhãn xuồng cơm vàng, nhãn tiêu da bò thì nhãn lồng là ngon nhất và chỉ có ở Hưng Yên. Cây nhãn thân gỗ cao từ 5 – 10 mét, nhiều cây nhãn cổ còn to và cao hàng chục mét giống như cây nhãn trăm năm tuổi ở chùa Thiên Ứng – Hưng Yên. Vỏ thân cây nhãn xù xì màu nâu xám, giữ nước tốt, thân to nhiều cành, cành tỏa rộng tạo thành tán lớn, cây luôn um tùm lá, lá kép hình lông chim mọc so le thường từ 7 – 9 lá chét. Cây nhãn thường ra hoa vào mùa xuân, sau những cơn mưa phùn độ tháng 2 hoặc tháng 3, hoa mọc thành chùm nhiều cành hoa, hoa nhỏ li ti màu vàng nhạt có hương thơm thoang thoảng. Nhãn đã ra hoa rất dễ đậu quả, tỉ lệ đậu quả rất cao, một chùm hoa có thể cho đến 20 – 40 quả. Mùa quả sẽ bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 8, quả nhãn tròn nhỏ, vỏ nhãn màu nâu nhạt, hạt nhãn có màu đen, cùi màu trắng trong. Mọi người thường nói nhiều đến nhãn lồng Hưng Yên và đã quá quen thuộc với đặc sản này tuy nhiên ít người hiểu được tại sao lại gọi là nhãn lồng. Sở dĩ gọi là “nhãn lồng” bắt nguồn từ việc dùng lồng bằng tre hoặc nứa để quây quanh chùm nhãn để giữ cho chim, dơi khỏi ăn. Quả nhãn lồng của Hưng Yên cũng có nhiều điểm khác so với những loại nhãn khác, quả nhãn to, vỏ gai sần và dày có màu vàng sẫm, cùi nhãn dày và ráo giòn, mọng nước, có múi vân, hạt nhỏ, đặc biệt nhãn lồng có vị ngọt thanh như đường phèn, độ thơm đặc trưng không một loại nhãn nào ở vùng khác có được và hai dẻ cùi ở đáy quả lồng xếp rất khít với nhau. Sản phẩm từ quả nhãn rất đa dạng, có thể dùng để ăn trực tiếp hoặc sấy khô cùi nhãn làm vị thuốc trong đông y, chế biến trong các món chè giải nhiệt. Nhãn lồng Hưng Yên thường được dùng để ăn trực tiếp, gìn giữ giống nhãn lồng Hưng Yên cũng là gìn giữ giống “nhãn tổ” của Việt Nam, gìn giữ món ăn từng được dâng tiến cho vua ăn. Ngày nay nhãn lồng Hưng Yên đã được hãng hàng không quốc gia Vietnam Airline lựa chọn làm món ăn tráng miệng trên máy bay để quảng bá đặc sản của Việt Nam với bạn bè quốc tế. Đồng thời nhãn lồng Hưng Yên cũng chính thức trở thành mặt hàng xuất khẩu ra thị trường quốc tế, ngay cả những thị trường khó tính như châu u, châu Á, châu Úc.

Có thể nói, nhãn lồng Hưng Yên không chỉ là niềm tự hào riêng của người dân Hưng Yên mà còn là niềm tự hào của cả Việt Nam, một món ăn ngon ngọt thanh mát mang đậm hương vị quê hương, dân giã của làng quê Việt Nam. Tương lai nhãn lồng sẽ đưa sản phẩm nông sản của Việt Nam ra thị trường quốc tế rộng lớn, ngày một khẳng định uy tín chất lượng của hàng nông sản Việt Nam.

Trên đây, chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu về nguồn gốc, đặc điểm của nhãn lồng Hưng Yên qua bài Thuyết minh về quả nhãn lồng Hưng Yên, để có thêm những hiểu biết, thông tin thú vịn về những thức quả, món ăn nổi tiếng trên các vùng miền khác, các em không nên bỏ qua bài: Thuyết minh món bánh pía Sóc Trăng, Thuyết minh về món bánh tráng trộn, Thuyết minh về món Phở Hà Nội, Thuyết minh về món bún tôm Hải Phòng

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo Dục

Cây nhãn tổ có tuổi thọ hơn 300 năm, tọa lạc tại chùa Hiến (Phố Hiến, Hưng Yên) chính là minh chứng chứng hùng hồn cho nguồn gốc của giống nhãn lồng đặc sản Hưng Yên ngày nay

Khách hàng cũng tìm kiếm

Tương truyền rằng, cây nhãn tổ (Hưng Yên)  là đặc sản quý của vùng, vì thế, hàng năm cứ vào tháng bảy hàng năm, khi quả nhãn đã chín, các vị quan dân địa phương cùng các vị tiền bối trong làng liền chọn các chàng trai trẻ khôi ngô, tuấn tú trong làng để trèo cây hái nhãn. Đây là cây nhãn có cùi dày, múi thơm, mọng và ngọt nhất trong vùng nên được lựa chọn lựa để cúng thành hoàng làng, dâng lên Đức Phật và làm sản vật tiến vua nên giống nhãn này bây giờ còn gọi là giống nhãn tiến. Số lượng nhãn còn lại đượcc chia theo khẩu cho các gia đình trong làng, mỗi người chỉ được từ hai đến ba quả.

Tham khảo thêm nhiều loại đặc sản quý của Hưng Yên tại đây

Hình ảnh bia chứng nhận cây nhãn tổ tại chùa Hiến Hưng Yên

Ông Nguyễn Ngọc Diêm (72 tuổi), người gốc Phố Hiến kể lại: “Chúng tôi lớn lên thì cây nhãn tổ đã có từ rất lâu rồi. Xưa cây nhãn to và quả sai lắm. Mỗi khi làng có hội họp thì đều tổ chức tại đình (chùa Hiến) nên ký ức của chúng tôi đều gắn chặt với cây nhãn tổ. Mỗi dịp như vậy, chúng tôi đều được các bô lão trong lành kể về sự tích cây nhãn tổ. Thời kinh kỳ chuyển vào Huế, mỗi mùa nhãn chín, các quan phủ trong huyện, lý trưởng điều hành việc trong làng cùng các thanh niên trai tráng trong làng phải mang sản vật vào kinh thành tiến vua”. Cũng theo ông Diêm, cây nhãn tổ là sản vật quý của làng nên xưa kia ông cùng thanhn niên trong làng được cắt cử ra trông coi. Cây nhãn sau khi ra hoa cho tới khi chín quả không ai được trèo lên hái khi chưa có sự cho phép của làng. Sau khi cúng Phật, thành hoàng làng và dâng vua, nhãn mới được chia cho các hộ dân trong làng về cúng gia tiên. Cúng gia tiên xong, nhãn mới được mang ra thưởng thức

Năm 1947, một cơn bão lớn quét qua thành phành phố Hưng Yên, do là cây nhãn lâu năm, thân cây mục ruỗng nên cành cây đã bị gãy mất một nửa. Hiện tại, cây nhãn tổ giờ chỉ còn lại một nhánh con, nhánh cây này được nhà chùa và người dân chăm sóc phát triển thành cây nhãn “hậu duệ” , hiện diện như một biểu tượng của giống nhãn lồng đặc sản Phố Hiến- Hưng Yên. Theo Hòa thượng Thích Thanh Sơn- Trụ trì chùa Hiến: “Từ khi về chùa, năm nào nhãn cũng sai quả. Theo bà con quanh vùng, đây chính là điềm lành. Mặc dù bây giờ nhãn của cây nhãn tổ không to như trước nhưng vẫn có rất nhiều người muốn được nếm thử hương vị của nó. Nhà chùa rất vinh dự khi được quản lý và chăm sóc cây nhãn tiến, nguồn gốc của các giống nhãn bây giờ”

Nếu không biết khi nào sẽ bắt đầu mùa thu hoạch nhãn ở Hưng Yên, bạn có thể đọc bài viết: https://longnhanbamai.com/mua-nhan-hung-yen-vao-thang-may/

2. Nguồn gốc nhãn lồng Hưng Yên

Theo Hòa Thượng Thích Thanh Sơn, hiện nay, giống nhãn gốc “hậu duệ” của cây nhãn tổ chính tay thầy ươm đã kết trái hai năm nay, cây sai quả, chất lượng giống cây mẹ mà không cần phải chăm sóc nhiều. Các vị cao niên trong làng cũng truyền lại, chính cây nhãn tổ chính là nguồn gốc của đặc sản nhãn lồng Hưng Yên nổi tiếng ngày nay.

Lý giải về cái tên “nhãn lồng Hưng Yên” các bậc tiền bối trong làng có câu trả lời như sau: “Vì nhãn là loại quả khi chín có mùi thơm nên thường bị chim, chuột và dơi…phá hoại, gây mất năng suất nên các vị thành hoàng cùng người dân trong làng đã nghĩ ra cách dùng tre tươi đan thành lồng và chùm vào chùm nhãn để bảo vệ quả nên gọi là nhãn lồng”

Từ lâu, quả nhãn lồng đã là loại quả gắn bó với hình ảnh thân thuộc của người dân Hưng Yên ( hầu hết, mỗi nhà đều có ít nhất một cây nhãn). Phòng tân hôn của con gái lấy chồng xa thường có mười trái nhãn lồng hoặc long nhãn sấy Hưng Yên mà mẹ chuẩn bị cho từ trước với ngụ ý chúc cho đôi bạn trẻ được giàu sang, phú quý và mãi ghi nhớ về quê cha đất tổ. Đây chính là một nét đẹp trong văn hóa của người dân Hưng Yên

Năm 1992, hộ nhà vườn Việt Nam đã công nhận chùa Hiến vào kỷ lục Guinness là ngôi chùa lưu giữ được nguồn gốc của cây nhãn tổ đầu tiên tại Việt Nam. Một lần nữa, cây nhãn tổ đất Hưng Yên lại được vinh danh và bảo vệ và phát triền nguồn gen gốc của mình. Xin chúc thương hiệu nhãn lồng Hưng Yên thêm vang xa hơn nữa.

Bài viết do Mai’Store tổng hợp và biên soạn, mọi cá nhân copy bài viết vui lòng để lại nguồn. Xin cảm ơn!