Vì sao nói tình cảm chỉ có ở con người

Vì sao ta lại có cảm giác vui, buồn, giận, chán chường, sợ hãi...? Nếu đã từng xem bộ phim hoạt hình “Những mảnh ghép cảm xúc” (Inside Out) thì ắt hẳn bạn vẫn còn nhớ 5 nhân vật “cảm xúc” trong cô bé Riley dễ thương – Vui Vẻ, Giận Dữ, Chán Ghét, Sợ Hãi và Buồn Bã. Chính 5 “mảnh ghép cảm xúc” đáng yêu này đã chi phối từng cử chỉ, hành động và tâm trạng của Riley để giúp cô bé vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.

Thế nhưng, sự cấu thành và tác động của “cảm xúc” trên thực tế phức tạp hơn là trong bộ phim hoạt hình của Pixar. Hãy cùng Prudential tìm hiểu sâu hơn về bản chất, cũng như sự ảnh hưởng của cảm xúc đối với tinh thần và thể chất. Từ đó, bạn sẽ có thể hiểu rõ chính mình và mang đến những cảm xúc tích cực cho những người xung quanh.

Cảm xúc là một chu kỳ vô tận của các tín hiệu điện hóa tạo ra từ não, phản ánh nhận thức của chúng ta trước một sự vật hay sự việc. Các tín hiệu điện hóa này được truyền đến mọi cơ quan trên cơ thể và truyền ngược trở lại não. Quá trình này diễn ra liên tục hàng ngày, hàng giờ. Tùy thuộc vào thế giới quan của từng cá nhân, cảm xúc của mỗi người trước cùng một sự vật sự việc vẫn có thể khác nhau.

Dù tâm trạng chúng ta có phong phú ra sao thì vẫn sẽ xoay quanh 8 loại cảm xúc cơ bản: Vui vẻ, Buồn bã, Sợ hãi, Chán ghét, Giận dữ, Ngạc nhiên, Hy vọng, và Tin tưởng. Tâm trạng của chúng ta có thể nằm trọn trong một loại cảm xúc hoặc bị chi phối bởi nhiều cảm xúc khác nhau.

Để minh hoạ dễ hiểu hơn, Robert Plutchik, tiến sĩ tâm lý người Mỹ, đã vẽ ra Bánh xe cảm xúc giúp ta hình dung được vô vàn những cảm xúc khác nhau là sự kết hợp của 8 loại cảm xúc này. Các loại cảm xúc sẽ được chia thành 3 cấp độ tăng dần khi vào gần tâm, và khi hai cảm xúc gần nhau sẽ tạo ra một hỗn hợp cảm xúc mới. Ví dụ, như “Tình yêu” sẽ được tạo từ cảm xúc “Vui vẻ” và “Tin tưởng”, trong khi “Sự khinh rẻ” sẽ là kết hợp giữa “Giận dữ” và “Chán ghét”.

Vì sao nói tình cảm chỉ có ở con người

Bạn có thể nghĩ rằng: Cảm xúc Vui vẻ hẳn phải tốt hơn Buồn bã, bởi có ai muốn buồn bao giờ? Tuy nhiên, cảm xúc là một phạm trù trung tính và ta không thể gọi một cảm xúc là tốt hay xấu.

Ví dụ, đứng trước một điều bạn mong muốn, thì bạn sẽ vui vẻ nếu như đạt được điều bạn mong muốn, và sẽ buồn bã nếu vuột mất nó. Tuy nhiên, đặt lại vấn đề, nếu bạn không cảm thấy buồn khi vuột mất điều gì đó, thì làm sao bạn có thể cảm nhận được sự vui sướng khi đạt được điều mình muốn. Thực tế, hai cảm xúc trái ngược nhau này là hai mặt thiết yếu của một nhu cầu.

Thứ hai, mọi cảm xúc trong chúng ta đơn giản là một tín hiệu truyền tải thông điệp từ não bộ đến các cơ quan. Kể cả những cảm xúc gây khó chịu cho ta như Sợ hãi, Giận dữ hay Buồn bã cũng có chức năng riêng của chúng. Vậy chức năng của cảm xúc là gì?

Cảm xúc giúp tập trung sự chú ý và thôi thúc ta thực hiện hành động cụ thể. Mỗi cảm xúc có một mục đích khác nhau. Chẳng hạn như “Giận dữ” là tín hiệu cho thấy việc bạn muốn làm đang bị chặn lại. Cảm giác giận dữ sẽ khiến bạn chú ý đến chủ thể đang ngăn cản bạn thực hiện điều mình muốn và khuyến khích bản thân bạn phản ứng để đẩy lùi chướng ngại vật. Tuy việc giận dữ có thể có tác động tiêu cực đến bạn, nhưng cơn giận cũng có thể tạo năng lượng thôi thúc ta đối mặt với vấn đề của mình và tìm giải pháp.

Vì sao nói tình cảm chỉ có ở con người

Một ví dụ khác về cảm xúc “Vui vẻ”: Khi vui, ta thường hướng sự tập trung vào những cơ hội, từ đó mang đến nguồn động lực để ta thực hiện những mục tiêu đã đề ra. Không chỉ vậy, chúng ta cảm thấy vui khi cảm nhận được ý nghĩa và sự kết nối với cuộc sống, và mục đích của cảm xúc “Vui vẻ” trong hoàn cảnh này là để truyền tín hiệu tới chúng ta rằng hãy tiếp tục tìm kiếm thực hiện những điều tốt đẹp tương tự.

Để hiểu sâu hơn về thông điệp mà mỗi cảm xúc truyền tải, bạn có thể tải về tài liệu  Emotoscope Feeling Chart (Tạm dịch: Biểu đồ Cảm nhận qua lăng kính cảm xúc). Biểu đồ này hiển thị thông điệp mà mỗi sắc thái cảm xúc khác nhau của Buồn bã, Vui sướng, Giận dữ và Sợ hãi muốn truyền đạt. 

Chẳng hạn, nếu một ngày bạn cảm thấy bị quá tải, hãy nhìn vào Biểu đồ để thấy rằng cảm xúc Quá tải thực ra là tín hiệu của cơ thể nhắc nhở rằng bạn cần dành thời gian sắp xếp lại thứ tự ưu tiên trong cuộc sống. Từ đó, thay vì trốn tránh, bạn học được cách lắng nghe cảm xúc và tìm giải pháp – chẳng hạn như tạo một danh sách việc cần làm với thứ tự ưu tiên từ cao đến thấp. Tuy đơn giản nhưng Biểu đồ trên sẽ giúp cuộc sống của bạn nhẹ nhàng hơn và khiến bạn thấy mọi cảm xúc của mình đều có ích.

Giống như virus, cảm xúc có thể “lây” từ người sang người. Dù bạn đang tương tác với một nhóm hay chỉ với một người, bạn đều có thể “lây” và bị “lây” cảm xúc, cả tích cực và tiêu cực. Nguyên nhân của việc này có liên quan đến quá trình tiến hóa: loài người thường tồn tại và phát triển theo nhóm. Nói cách khác, chúng ta sống theo bầy đàn và thường có khuynh hướng nắm bắt trạng thái cảm xúc của nhau.

Chẳng hạn, nếu bạn nhìn thấy sự sợ hãi trên mặt người đối diện, bạn sẽ nhanh chóng đề phòng xung quanh, vì cảm xúc sợ hãi của chính bạn đã được kích hoạt ngay khi nhìn thấy thái độ đối phương. Trên thực tế, chúng ta liên tục gửi và nhận thông điệp cảm xúc bằng nhiều phương tiện, như cách nhấn câu, biểu hiện gương mặt, tư thế và hành vi mà đôi khi không để ý. Bạn không tin ư? Hãy nói chuyện với một người lớn tuổi và để ý xem giọng điệu và cách diễn đạt của bạn có chậm đi theo nhịp của người ấy không nhé.

Thú vị hơn cả, trong thời đại 4.0 như hiện nay, cảm xúc không chỉ “lây” khi bạn trực tiếp trò chuyện cùng đối phương. Một nghiên cứu từ Facebook và trường Đại học Cornell đã chứng minh rằng lan truyền cảm xúc còn xảy ra thông qua mạng xã hội. Từ đó có thể thấy, chúng ta có sự kết nối cảm xúc với nhau rất sâu sắc.

Tuy vậy 3 khái niệm này vẫn có mối quan lệ tương quan. Vậy khác biệt nằm ở đâu? Sự khác biệt nằm ở độ dài thời gian mà mỗi khái niệm trên tác động tới chúng ta, và mức độ nhận thức của chúng ta.

Về bản chất, cảm xúc là những hợp chất hóa học được tiết ra trong não và trong cơ thể để hồi đáp cách diễn giải của bạn về một vấn đề cụ thể. Não cần ¼ giây để nhận dạng vấn đề và ¼ giây nữa để sản xuất chất hóa học cảm xúc. Mỗi cảm xúc chỉ kéo dài vài giây.

Cảm giác xuất hiện khi chúng ta có nhận thức về cảm xúc và cho phép chúng “xâm nhập” vào não. Thông thường, cảm giác là sự kết hợp của nhiều cảm xúc, và kéo dài hơn cảm xúc.

Tâm trạng sinh ra không từ một nguyên nhân duy nhất mà là kết quả của nhiều yếu tố: Tác động ngoại cảnh (thời tiết, người xung quanh,...); thể chất (đồ ăn, chế độ tập luyện,...) và cuối cùng – trạng thái tâm lý. Tâm trạng có thể kéo dài hàng giờ hoặc vài ngày.

Vì sao nói tình cảm chỉ có ở con người

Các hợp chất hoá học cảm xúc – từ khi được sản sinh trong vùng dưới đồi của não (hypothalamus) đến khi được phân nhỏ và hấp thu – sẽ tồn tại trong cơ thể trong khoảng 6 giây.

Nếu lâu hơn 6 giây, có thể bản thân bạn đang chọn kéo dài cảm xúc đó, và chúng sẽ trở thành cảm giác và hiện diện lâu hơn. Điều này có thể tốt khi bạn nhận thấy được sự nguy hiểm và muốn kéo dài cảm xúc sợ hãi để có thể bắt cơ thể chạy nhanh hơn để trốn khỏi kẻ thù. Điều này cũng có thể không hay khi bạn muốn kéo dài sự giận dữ để có thể trả thù đối phương.

Thực tế, Chỉ số cảm xúc (EQ) mà ta thường nhắc đến chính là chỉ số ghi nhận khả năng nhận diện cảm xúc, đánh giá mục đích của cảm xúc đó, và quyết định có nên tái tạo lại cảm xúc đó hay không. Vì vậy, đừng quên liên tục lắng nghe và suy nghĩ kỹ về cảm xúc mình đang có, từ đó điều chỉnh lại hành vi và tâm trạng của mình để có một quyết định có lợi cho bạn nhất.

      Một trong những mặt quan trọng của đời sống tâm lý con người là hệ thống thái độ của họ đối với thế giới khách quan và bản thân. Đó có thể là thái độ vui vẻ, hạnh phúc khi được chứng kiến một khung cảnh đẹp, được hít thở bầu không khí trong lành; là thái độ bực bội, khó chịu khi gặp cảnh tắc đường, thời tiết thật nóng bức,… Tất cả những hiện tượng phong phú trong cuộc sống như vậy, ta gọi chung đó là xúc cảm- tình cảm.

      Xúc cảm- tình cảm luôn hiện hữu trong cuộc sống hằng ngày quanh ta, thế nhưng trong những nghiên cứu của tâm lý học, ta mới hiểu một cách bao quát và rõ ràng: xúc cảm- tình cảm là gì, chúng có đặc điểm gì và đóng vai trò như thế nào đối với con người? Từ đó ta mới hìn nhận sang một vấn đề khác rất quan trọng, hữu dụng, đó là sự tác động mạnh mẽ của các thái độ tâm lý này đối với các hoạt động của con người.

      Do đó, bài viết này của em xin đi vào phân tích đề bài: “Xúc cảm và tình cảm: khái niệm, đặc điểm và vai trò. Tại sao người ta nói xúc cảm và tình cảm là điểm mạnh nhất và cũng là điểm yếu nhất ở con người?” Nội dung chính của bài sẽ đi vào hai vấn đề lớn, đó là:

  • Phần lý luận chung: khái niệm, đặc điểm và vai trò của xúc cảm và tình cảm.
  • Phần vận dụng: tại sao người ta nói xúc cảm và tình cảm là điểm mạnh nhất và cũng là điểm yếu nhất ở con người?

Khái niệm, đặc điểm và vai trò của xúc cảm và tình cảm

Khái niệm xúc cảm và tình cảm

     Mỗi khi gặp một hiện tượng, sự việc nào đó trong cuộc sống, chắc hẳn trong hầu hết chúng ta đều sẽ nảy sinh ra những thái độ tâm lý khác nhau, đó được hiểu nôm na là đang có cảm xúc. Thế nhưng, ta cần định nghĩa cảm xúc thế nào cho thật khái quát và chính xác? Theo nhân định của hai nhà tâm lý học- Fehr và Russell thì “cảm xúc là thứ mà tất cả mọi người đều biết nhưng không thể định nghĩa được”. Về ngữ nghĩa, cảm xúc có thể coi là sự trải nghiệm của mỗi người đối với hiện thực khách quan.

      Ở Việt Nam hiện nay, hầu hết các nhà nghiên cứu tâm lý học đồng tình với khái niệm về xúc cảm, đó là những rung động của con người trước một tình huống cụ thể, mang tính nhất thời, không ổn định. Còn về tình cảm, nó được hiểu là những xúc cảm xuất hiện thường xuyên, lâu dài, ổn định,.. và được ngành tâm lý học định nghĩa: “ Tình cảm là thái độ cảm xúc mang tính ổn định của con người đối với hiện thực khách quan, nó phản ánh ý nghĩa của chúng trong mối liên quan đến nhu cầu và động cơ của họ. Tình cảm là sản phẩm cao cấp của sự phát triển xúc cảm trong điều kiện xã hội.”

Đặc điểm của xúc cảm và tình cảm

      Với góc độ nghiên cứu và định nghĩa như vậy, không thể phủ nhận rằng xúc cảm và tình cảm có những đặc điểm tương đồng với nhau, cụ thể:

  • Xúc cảm- tình cảm đều do hiện thực khách quan tác động vào mà có, biểu thị thái độ cả cá nhân đối với môi trường xung quanh.
  • Nội dung và hình thức của xúc cảm- tình cảm đều mang màu sắc chủ quan.
  • Xúc cảm- tình cảm đều là nét nổi bật trên bộ mặt tâm lý của cá nhân, biểu thị thái độ tích cực của con người trước tác động của hoàn cảnh xung quanh.
  • Xúc cảm- tình cảm đều có cơ sở vật chất trên vỏ não và có khuynh hướng truyền cảm.

      Tuy nhiên, vì đây là hai hiện tượng riêng biệt nên chúng vẫn có những điểm khác biệt, nổi bật nhất là sự khác biệt trên ba khía cạnh : tính ổn định, tính xã hội và cơ chế sinh lý- thần kinh. Nói một cách khái quát, khoa học tâm lý đã chỉ ra rằng: xúc cảm là một quá trình tâm lý, còn tình cảm là một thuộc tính tâm lý; xúc cảm có tính chất nhất thời, phụ thuộc vào tình huống đa dạng, trong khi tình cảm có tính chất ổn định xác định; xúc cảm luôn tồn tại ở trạng thái hiện thực, ngược lại, tình cảm lại tồn tại ở dạng tiềm tàng. Có một điểm vô cùng đặc biệt, đó là xúc cảm giúp thực hiện chức năng sinh vật, nó gắn liền với phản xạ không điều kiện (bản năng), không chỉ tồn tại ở con người mà có cả ở các loài vật; trái lại, tình cảm giúp thực hiện chức năng xã hội, nó gắn liền với phản xạ có điều kiện với hệ thống tín hiệu thứ hai, và tình cảm chỉ có ở con người. Xúc cảm giống như những gì nguyên thủy nhất, nó xuất hiện trước, còn tình cảm xuất hiện sau, là kết quả của thời gian dài tồn tại những xúc cảm kia. Có thể thấy, xúc cảm giống như những bản năng khác của con người, nó tồn tại để giúp cơ thể định hướng và thích ứng với tư cách một cá thể đơn lẻ, nhưng tình cảm lại cho ta phương hướng và giúp thích nghi với xã hội, với tư cách là một nhân cách.

Xúc cảm và tình cảm

Vai trò của xúc cảm và tình cảm trong đời sống

      Đối với quá trình nhận thức, xúc cảm và tình cảm luôn là động lực mạnh mẽ thúc đẩy và chi phối nhận thức, kích thích sự tìm tòi và sáng tạo của con người. Tuy nhiên, nó có thể làm nhuộm màu, biến dạng sản phẩm của quá trình nhận thức.

      Đối với đời sống của con người, xúc cảm- tình cảm có vai trò vô cùng to lớn về cả mặt sinh lý lẫn tâm lý. Con người không có cảm xúc thì không thể tồn tại được. khi con người “đói tình cảm” thì không thể có hoạt động sống bình thường được.

      Đối với hoạt động của con người, xúc cảm và tình cảm thúc đẩy con người, giúp con người có động lực vượt qua khó khăn, trở ngại trong quá trình hoạt động nếu nó tích cực; trái lại, cảm xúc- tình cảm tiêu cực lại gây ra sự cản trở. Xúc cảm- tình cảm tác động đến hoạt động của chúng ta, đồng thời, thông qua quá trình hoạt động mà xúc cảm- tình cảm của con người xuất hiện, nảy nở và thêm phong phú hơn.

Xúc cảm và tình cảm là điểm mạnh nhất và cũng là điểm yếu nhất ở con người.

      Xúc cảm và tình cảm giống như những gia vị hàng ngày nêm nếm cho cuộc đời mỗi người vậy. Có món ăn nào có thể hấp dẫn nổi khi nhạt nhẽo, vô vị chăng? Chắc chắn là không! Thế nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng, mỗi món ăn tinh thần- mỗi sự việc, tình huống khác nhau lại phải lựa chọn “món gia vị” khác nhau, mức độ khác nhau, nếu không sẽ vô cùng “khó ăn”! Khi nói rằng “xúc cảm và tình cảm là điểm mạnh nhất và cũng là điểm yếu nhất ở com người”, điều đó là hoàn toàn có căn cứ.

Xúc cảm và tình cảm là điểm mạnh nhất của con người

      Xúc cảm và tình cảm là thứ tạo nên đời sống tinh thần phong phú, giàu có của con người. Người nào giàu cảm xúc, tình cảm thì cuộc sống đương nhiên ngập tràn sắc màu, không vô vị, nhàm chán. Trong nhiều trường hợp, người ta nhận thấy sự giàu có về xúc cảm là chìa khóa giải quyết được nhiều vấn đề nan giải, và nhiều khi, cảm xúc dường như mang lại nguồn năng lượng to lớn, mạnh mẽ vô cùng.

      Xin được kể ở đây một câu chuyện có thật, đó là câu chuyện về cuộc đàm phán giữa Tổng thống Hoa kỳ đời thứ 39 Jimmy Carter (nhiệm kỳ 1977- 1981) với Thủ tướng Isreal- Minachim Begin và Tổng thống Ai Cập- Anwar Sadat. Mục đích của cuộc đàm phán là hai nước Isreal và Ai Cập đồng ý nhượng bộ lẫn nhau, song phương cùng thỏa thuận tình trạng hòa bình để đảm bảo tình hình an ninh chính trị- xã hội hai phía. Sau 13 ngày đàm phán căng thẳng và dường như sắp đi vào vô vọng, Tổng thống Jimmy đã mang đến món quà rất bình dị nhưng lại có ý nghĩa vô cùng to lớn: những bức ảnh mà ba vị chụp chung, trong đó nhiều bức có hình ảnh nhân dân hai nước rất cực khổ, loạn lạc. Đặc biệt, ông Jimmy đã tinh ý đánh dấu tên của những em bé trong ảnh- những đứa bé đến tuổi đi học, tuổi được lớn lên đúng nghĩa thì lại bị chia cắt khỏi gia đình vì cấm vận sau chiến tranh, vì nhà cửa bị tàn phá,.. Để nhằm làm tăng thêm tác động tình cảm đến hai nhà lãnh đạo, ông Jimmy sau đó gửi kèm thống kê tạm thời về tổn thất do hai nước gây ra và đồng thời gánh chịu tại thời điểm đó. Sự đồng cảm, sự xót xa dâng lên, nó đã đánh bại được cảm xúc thù ghét, lạnh nhạt từ cả hai phía. Điều mà cảm xúc mang lại ngày hôm đó chính là lãnh đạo hai nước ký vào bản Hòa ước Trại David. Sức mạnh của xúc cảm không chỉ thay đổi được suy nghĩ, lý trí của hai người, mà hơn thế nữa là tình hình an ninh hai nước, là cuộc sống tương lai tươi sáng cho nhiều người dân khác.

      Đó chỉ là một minh họa trong số vô vàn sự việc thực tế chứng minh sức mạnh của xúc cảm- tình cảm trong đời sống. Cho dù là trong trường chính trị, trong kinh doanh, hay từ những xử sự hàng ngày, thì xúc cảm- tình cảm có ý nghĩa quan trọng theo ba cách sau:

       Thứ nhất, đối với suy nghĩ của con người, các xúc cảm- tình cảm tích cực sẽ cho ta động lực, giúp ta tập trung hơn vào công việc đang làm. Thái độ tâm lý tích cực sẽ kích thích sự tìm tòi, khám phá, sáng tạo, hướng đến những chi tiết tinh tế, xu hướng phát triển và các đức tính tốt của người xung quanh cũng như chính bản thân mình.

      Thứ hai, xúc cảm- tình cảm cũng tác động mạnh mẽ đến tâm lý- sinh lý của con người. Nói một cách khái quát nhất thì những xúc cảm tích cực trong từng tình huống cụ thể sẽ làm ảnh hưởng đến nhịp tim, nhịp thở,.. Các bác sỹ Trung Quốc đã đúc kết rằng:

“Cáu hại gan

Giận hại phổi

Vui vẻ lợi dạ dày”

      Cảm xúc vui vẻ, hạnh phúc, phấn khởi,…sẽ giúp ta điều tiết cơ thể về mặt sinh học một cách hiệu quả. Còn về mặt tâm lý, cảm xúc cần phải phong phú thì con người mới có thế giới quan trực quan, sinh động, từ đó quá trình phản ánh, sáng tạo mới được thúc đẩy. Con người ít xúc cảm là người đơn điệu, khoa học đã chứng minh rằng người có những thái độ hờ hững, ứng xử hời hợt như vậy rất khó thành công. Trái lại, khi con người ta biết cảm thụ, biết rung động, thì mới hiểu được thực tế đang cần gì và phấn đấu.

      Các cảm xúc như buồn, đau khổ,… hầu hết là cảm xúc tiêu cực, thế nhưng nếu buồn đúng cách, đau khổ đúng cách thì chúng lại vô cùng có ích. Ví dụ như ta biết buồn vì bị điểm kém để sau đó chăm chỉ học hơn, tìm tòi những phương pháp học hiệu quả hơn; hay đau khổ vì một sự thất bại nào đó để rồi ta phấn đấu hơn, vì bị đối xử tệ bạc để ta biết tự yêu quý bản thân mình hơn,…

      Thứ ba, những xúc cảm- tình cảm tích cực qua tác động đến suy nghĩ sẽ ảnh hưởng lớn đến hành vi của con người, làm cho hành vi cũng tích cực và có hiệu quả. Khi vui vẻ, phấn khởi, ta luôn dễ dàng để nở nụ cười và trò chuyện thân thiết, gần gũi với người khác, tạo được thiện cảm từ phía đối diện. Đó là cơ sở của những mối quan hệ gắn bó, hữu nghị, là cơ sở để người khác tôn trọng mình, giúp đỡ- hoặc ít nhất là tránh khỏi những hiềm khích, thù ghét…

Xúc cảm và tình cảm là điểm yếu nhất của con người

      Không thể phủ nhận sự hấp dẫn của gia vị xúc cảm- tình cản khi nêm nếm vào các món ăn tinh thần thường nhật, thế nhưng cũng có nhiều khi, gia vị cũng được dung sai! Xúc cảm và tình cảm khi dùng sai sẽ gây ra hậu quả tai hại cho con người.

      Những xúc cảm đó có những khi khiến quá trình nhận thức của chúng ta sai lệch đi. Ví dụ như những người quá mẫn cảm đi kèm với thái độ hay suy diễn xấu về người khác, thái độ tâm lý đó khiến họ ngày càng xa cách mọi người, nghi ngờ và dễ thù ghét ngay cả những người quan tâm mình. Người ta nói rằng “những người quá mẫn cảm thường tự vẽ một vòng tròn rồi đứng một mình trong đó, không cho người khác lại gần; ta vẽ một vòng tròn khác bao vây vòng tròn đó để kéo họ lại trong sự kết nối với ta..”. Những thái độ tâm lý như vậy chính là nguyên nhân xung đột, làm đổ vỡ các mối quan hệ, kể cả trong giao tiếp thường ngày cũng như trong công việc.

    Những cảm xúc tiêu cực cũng làm cho thông tin não bộ nhận được phản hồi sai. Đã bao giờ bạn gặp tình huống như vậy chưa: bạn đang mải mê xem ti vi, chơi game, trò chuyện với bạn bè,…thì bị mẹ bạn cắt ngang và nhờ lấy một vật gì đó trong bếp. Bạn rất bực bội và đi tìm vật đó cho mẹ bạn, nhưng, trời ơi bạn không thể tìm thấy nó đâu cả! Ngay khi bạn thông báo với mẹ là mình không tìm thấy, thì mẹ bạn đến và lấy vật đó từ chỗ mà bạn đã tìm rất kỹ hồi nãy. Thật là kỳ lạ đúng không? Theo ngành tâm lý học hiện đại, đó gọi là điểm mù tri giác. Cảm xúc của bạn tồi tệ dẫn đến thái độ khó chịu khi làm việc, khi đó, não bạn tiếp nhận thông tin nhưng lại phản hồi sai lệch thực tế. Cảm xúc tiêu cực làm cho chúng ta  có những niềm tin, suy nghĩ sai trái, do đó dẫn đến nhận thức sai lệch. Nhận thức sai lệch hầu như không bao giờ mang đến kết quả thành công như mong muốn.

      Chúng ta cũng nhận thấy rằng, những xúc cảm- tình cảm tiêu cực sẽ gây hại cho sức khỏe của con người. Đối với một người lúc nào cũng thấy buồn bã, u sầu, thất vọng,… sẽ rất nhanh khiến chính bản thân họ mắc các chứng bệnh tâm lý như trầm cảm, tự kỷ,… Những chứng bệnh tâm lý gây mất kiểm soát hành vi sẽ khiến họ có những hành động nguy hiểm, cho chính bản thân và cả những người xung quanh. Ngoài những bệnh lý từ trong tâm, nó còn trực tiếp gây nên các bệnh như bệnh về huyết áp, tim mạch, chứng hay quên, đau đầu, khó thở,… Những xúc cảm ức chế, kìm nén khi bộc phát càng dễ gây ra hậu quả khôn lường. Minh họa có thể kể đến là vụ án chồng truy sát vợ trên phố Hàng Bông vì ghen tuông, những vụ việc con giết cha mẹ vì không cho tiền đi chơi điện tử,…

      Nếu như những tình cảm tích cực thúc đẩy ta thực hiện những hành động tích cực, thúc đẩy trong công việc và cho ta năng lượng dồi dào, thì trái lại, tình cảm tiêu cực  chính là rào cản lớn nhất trên con đường thành công. Một người ủ rũ, uể oải làm sao có thể tập trung làm việc được đây? Và với một bộ não luôn phát ra tín hiệu chán nản, có lẽ sẽ không bao giờ người đó tạo ra được cảm hứng mới, nghĩ ra một sáng kiến mới cho công việc. Thái độ tâm lý u ám như vậy chính là nguyên nhân khiến ta không bao giờ thấy cuộc sống khởi sắc hơn được chút nào, chỉ là tự làm mình càng khổ, càng u ám hơn, lại càng thất bại hơn.

Xử lý cảm xúc- tình cảm

      Từ những tổng hợp trên về tác động của xúc cảm- tình cảm đối với đời sống con người, chúng ta đều băn khoăn: vậy làm thế nào để phát triển những xúc cảm- tình cảm tích cực và hạn chế những xúc cảm- tình cảm tiêu cực? Thật ra có rất nhiều góc độ tiếp cận vấn đề trên, do đó mà có nhiều cách thức để xử lý, quản lý cảm xúc dựa trên các cơ sở khác nhau.

  • Theo cơ sở nghiên cứu sinh học, cảm xúc đều xuất phat từ não bộ của con người. Các nhà khoa học khuyến khích mọi người dùng các biện pháp làm tăng bốn loại hormone có lợi đối với xúc cảm, đó là: serotonin, endorphins, oxytocin và dopamine. Các hormone này đều giúp chúng ta tập trung, phấn chấn, tạo cảm giác dễ chịu, kích thích tạo cảm giác tin tưởng và sự đồng cảm, ngoài ra còn có tác dụng giảm đau tuyệt vời và tăng sức đề kháng. Các hormone này được sinh ra nhiều khi tập thể dục, có cử chỉ yêu thương với người xung quanh, ăn uống lành mạnh và phấn đấu hướng đến một kết quả nào đó.
  • Theo nghiên cứu tâm lý học của Adam khoo và Stuart Tan- hai học giả, tỷ phú trẻ nổi tiếng của Singapore, “chính bạn tạo ra cảm xúc của mình” và đưa ra các minh chứng rằng mỗi cảm xúc đi kèm với dáng vẻ nhất định. Bạn hãy thử bài tập này để xem có đúng không nhé: thử dáng vẻ mệt mỏi, buồn bã (đầu  cúi thấp, lưng cong xuống, ánh mắt nhìn xuống dưới, cơ mặt chùng xuống, hơi thở nhẹ và nông) và cảm nhận cảm xúc khi đó, và thử với các xúc cảm khác tương tự. Do đó, bài tập cho chúng ta là giữ dáng điệu phấn chấn, vui vẻ mọi lúc có thể. Các nghiên cứu của hai học giả này hướng dẫn chúng ta các bước mô phỏng dáng vẻ điệu bộ của thành công: tất cả những gì phải luyện tập là mô phỏng trạng thái tự tin nhất trong quá khứ khi bắt đầu cảm thấy công việc hiện tại buồn chán. Ngoài ra, tác giả còn dạy chúng ta nên tích cực rèn luyện những gì chúng ta cho rằng rất khó cả trong tưởng tượng và thực tế để đạt hiệu quả cao nhất.…
  • Theo nghiên cứu Phật học, hầu hết con người ngày nay đều ham mê và bị xoáy vào vòng quay của tiền bạc, quanh năm suốt tháng chỉ biết dồn ép tâm trí mình vào công việc mà không biết dành thời gian nghỉ ngơi, giải tỏa căng thẳng. Điều đó dẫn đến “tâm trí con người rối ren, căng thẳng và dễ dàng dẫn đến các bệnh stress, trầm cảm,..Và một tâm hồn bệnh hoạn khô cứng như thế, thì dù của cải vật chất có lớn đến cỡ nào cũng không đem lại lợi ích an vui thực sự…” Họ đã chỉ ra rằng thiền, tụng kinh, tu niệm,.. cũng là các phương pháp rất hiệu quả để điều hòa lại những cảm xúc tối màu.

      Xúc cảm- tình cảm là như vậy, vốn dĩ xuất hiện từ bên trong con người, ảnh hưởng rất lớn đến con người, thế nhưng đó lại không phải là thứ mà chúng ta có thể chạm vào và nắm bắt được. Thái độ tâm lý của con người với những đặc tính, vai trò như trên cần được rèn luyện, điều tiết để đời sống tình cảm con người luôn phong phú, sống động, có như vậy mới có thể phấn đấu đến những giá trị vật chất hiện thực. Mong rằng bài viết đã góp phần tổng hợp, cung cấp tri thức về hiện tượng thân thuộc nhưng lại vô cùng phức tạp trong đời sống con người- xúc cảm và tình cảm- đồng thời mang đến cho bạn đọc những biện pháp điều tiết cảm xúc hữu hiệu!

        Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề: Khái niệm, đặc điểm và vai trò của xúc cảm và tình cảm. Nếu trong quá trình giải quyết còn gì thắc mắc bạn có thể liên hệ chúng tôi qua Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được giải đáp.

      Trân trọng./.