Vì sao da yến thảo bị xoăn lá

Chào bạn

Dạ yên thảo có tên khoa học là  Petunia hybrydai là cây có gốc nam Mỹ, khi bạn trồng ở Đà Nẵng, xem có ảnh hưởng nhiệt độ cao, vì ngưỡng nhiệt độ tối đa của hoa này 32 oC, trên nhiệt độ này, hoa bị sốc nhiệt. Giai đoạn cây con Dạ Yến Thảo chỉ chịu được 22-25 oC.

Về mặt côn trùng, Dạ Yến Thảo bị bọ dưa Nhật Bản (Popillia japonica), rệp dính, sâu ăn tạp, nhưng hiếm khi bộc phát thành dịch

Nhưng về mặt bệnh học, bạn cần mang mẫu cây đến Chi cục Bảo vệ Thực vật Đà Na83n4ng nhờ giám đinh và tư vấn để xem do bệnh gì. Dạ Yến Thảo thường bị những bệnh sau:

1. Bệnh do vi khuẩn và Phytoplasma

Bệnh do vi khuẩn làm lá bị vàng nhũng, cây héo rồi chết, Bệnh lây lan qua nước tưới và vết thương. Cây nhiễm bệnh vi khuẩn có cành mọc ngang, dính với nhau. Lá nhỏ, nhưng có nhiều lá, thân bị sưng phồng hay nhỏ hơn bình thường. Bệnh do vi khuẩn dùng những thuốc trị vi khuẩn như Starner Kasuran, Kasumil, Canthomil, Cuprymicin ...

Bệnh do  Phytoplasma làm lá vàng, gân lá vẫn xanh, hoa nhỏ do côn trùng truyền bệnh

2. Bệnh do nấm

Bệnh do các nấm sống trong giá thể hoặc trong đất tấn công làm bộ rễ cây bị hư. Đặc biệt giá thể sử dụng rơm rạ lúa dễ bị nhiễm nấm Rhizoctonia oryzae, Fusarium oryzae. Do rễ bị tổn thương nên cây bị héo, lá vàng giống như thiếu nước.

Bệnh héo do nấm Fusarium khi bạn nhổ cây bệnh lên thấy rễ bị thối đen tưng đoạn, trắng đen xen kẻ. Cây bệnh bị héo ban ngày, ban đêm tươi lại ở giai đoạn đầu, sau có c6y héo chết như lá vẫn dính vào cây

Bệnh héo do Phytophthora tấn công mạch dẫn nhựa, làm chảy mủ ở sát mặt đất. Cây chết rất nhanh, lá vàng rụng đầy mặt đất. Bạn xử lý giá thể bằng các chế phẩm nấm Trichoderma, tránh tưới nước quá nhiều làm thối rễ, khi mới xuất hiện triệu chứng phun các thuốc trừ nấm như Validacyl 50 WP, Rovral 50 WP, Ridomil 68 WP hoặc Aliette 80 WP pha nồng độ 0,3% để phun đều trên giá thể

Ngoài ra trên lá còn bị bệnh đốm xám do nấm Botrytis . Bệnh còn tạo những đốm trên cánh hoa, hoặc những đốm trên nhánh hoa, Bệnh này phòng trừ bắc các loại thuốc trừ nấm

3. Viruses

Bệnh do Viruses do côn trùng chích hút như bọ trỉ. Bệnh làm lá bị vàng, nhỏ, nhăn nheo. Cây lùn, nhỏ. Bệnh không có thuốc điều trị

4. Do môi trường bất lợi

Như đã nói phần trên, cây Dạ Yến Thảo rất nhạy cảm với biến động của môi trường. Ngoài yếu tố thời tiết, nó còn bị ảnh hưởng dinh dưỡng trong đất, thừa hay thiếu dinh dưỡng đều ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây. Điển hình, nếu pH lớn hơn 7, cây trồng phát triển kém vì thiếu boron. Thừa natri hay can-xi đều làm cây mập và lùn. Cây Dạ Yến Thảo có thể không trổ hoa, cho ít lá do thiếu dinh dưỡng. Dạ Yến Thảo thiếu hay thừa nước đều bị héo hay rụng lá

Gửi bạn tài liệu về Dạ Yến Thảo

Dạ Yến Thảo một giống cây thân thảo có xuất xứ từ những vùng Nam Mỹ, lạ thay với khí hậu nhiệt đới phức tạp của Việt Nam chúng vẫn chẳng ngại ngần sinh trưởng cho hoa sắc lạ lẫm đến ấn tượng đầy sức thuyết phục Người Việt.
Với Dạ Yến Thảo trồng nơi ban công cũng được tại giỏ treo tường hay trang trí các nơi chân tường cũng tràn trề sống động. Sau một thời gian dài theo dõi Caycanhthanglong.vn không thể không viết lên những lời cảm tạ loài hoa chia sẻ cùng cộng đồng yêu cây hoa cảnh. Chỉ một đúc rút: Nếu chúng ta yêu và hiểu Dạ Yến Thảo, hoa sẽ chung thủy không phụ lòng người vì vậy các bạn hãy tìm hiểu nhé: :

Hoa Dạ Yến Thảo có ba loại: Dạ yến thảo đơn, Dạ yến thảo kép và Dạ yến thảo biển sóng . Dạ yến thảo đơn mong manh yểu điệu, dạ yến thảo kép ấn tượng bởi vẻ yêu kiều khác lạ bởi những cánh đơn xếp chồng huyền bí kiêu sa, Dạ yến thảo biển sóng với hoa dày đặc khi trồng tựa như những cơn sóng hoa lay động lòng người.

Dạ yến thảo biển sóng - Loài hoa đẹp rực rỡ trang trí cho khu vườn
Mỗi sáng trước khi đi làm, bạn nên tưới cây, nhặt lá dạ yến thảo khô, héo vì để lâu sẽ dễ khiến cây bị úng. Khi trồng cây, bạn cũng nên quan tâm một chút đến thời tiết trong ngày, nếu trời nắng to hoặc mưa to, bạn nên "di dời" cây vào trong nhà để đảm bảo cây và hoa được tốt tươi lâu hơn.

Bạn nên lưu ý đặc điểm của dạ yên thảo là thân mềm và buông rủ, vì vậy hoa sẽ không thể trồng hoa dạ yến thảo từ dưới mặt đất và uốn theo những thanh gỗ lên được. Bạn cần chọn những chậu hoa có thể đặt trên hoặc có móc cố định chắc chắn vào thanh ngang trên để những cành hoa có thể buông xuống, mềm mại và tự nhiên. Không chỉ làm đẹp bên ngoài ngôi nhà, những bông hoa này còn giúp che dấu những khuyết điểm của những hàng rào cũ (bong sơn, gỉ sét, cũ kỹ, thô cứng...). Bạn có thể kết hợp nhiều màu sắc của dạ yên thảo hoặc với những loại hoa khác để thêm sự đa dạng.
Nếu khéo chăm sóc và thực hiện đúng công đoạn, tại Việt Nam chúng ta chỉ cần đầu tư một lần và có chậu hoa lâu dài.

Dạ yến thảo biển sóng - Loài hoa đẹp rực rỡ trang trí cho khu vườn

Chăm sóc hoa Dạ yến thảo

A.Đặc điểm:

+ Dạ yến thảo là loài cây thân thảo có hai dạng: Cây bụi đứng và cây bụi rủ:

+ Có ba giống : Hoa Kép,hoa đơn và Biển sóng.

+ Hoa nở bốn mùa,với các cỡ: Hoa nhỏ: sấp sỉ 5cm, nhỡ: 8cm, lớn: 12cm.

+ Tráng nắng hay thiếu sáng một chút hoặc rét cây vẫn cho hoa đẹp.

+ Dinh dưỡng : Khoảng 15 đến 20 ngày bổ sung nhẹ một lần.

+ Đất trồng: Giá thể Thoáng, xốp, ưa ẩm, dinh dưỡng phì nhiêu.

+ Thường bị bệnh nấm khô cổ rễ, bệnh héo rũ do siêu vi khuẩn hoặc cây nhanh suy yếu do chăm bón tưới nước thất thường, không điều độ.

+ Màu hoa trên thế giới khoảng 150 màu.

Caycanhthanglong.vn Cung cấp được 22 màu hoa bao gồm cả hoa đơn, hoa kép và biển sóng .(Mời các bạn có thể thường xuyên từ 5 đến 10 ngày tới vườn Nguyễn xiển- Đường vành đai III – Hà nội sưu tầm một lần).

+ Nơi trang trí: Khắp nơi nếu có thể, miễn là tránh nắng lớn và mưa dầm ba tháng hè.

+ Hương thơm đặc biệt, phảng phất mùi Benzen. Hoa càng đậm màu càng thơm.

B. Nhược điểm:

1-Là cây thân thảo, nhạy cảm đặc biệt trước các thay đổi của thời tiết và nhiệt độcao mùa hè.

2-Khôngchịu được mưa nhiều, không chịu úng.(Chậu hoa nên đăt nơi không chịu mưa trựctiếp).

3-Bộ rễ rất nhạy cảm với nhiệt độ ngoại cảnh, trên 36oc dễ bị nẫu bộ rễ khi nhiệt độlên cao (Nên che mát bồn chậu trồng khi ở nhiệt độ này).

4-Bị nhiễm nấm làm nhũn thối cổ rễ, hoặc khô teo tại gốc giữa các cành kết với thânchính do tổn thương khi đóng gói vận chuyển.

5-Cây sẽ bị chết ngay do mất nước (Khi cây thiếu nước có biểu hiện héo rũ, bổ sungnước lại cũng sẽ rất khó phục hồi do dã yên thảo có lá mỏng, hoa, lá nhiều,thân rỗng) vì vậy cần quan tâm bổ sung đều nước.

C.Cách Quản lý:

+ Thường ngắt ngọn khi cây còn nhỏ và để cây gia tăng số lượng mầm.

+ Không trồng trongchậu quá nhỏ. Đất thịt, đất mịn quá là không thích hợp, không bền cây.

+ Khi cây quá già chúng ta cắt bớt thân ngọn, giữ gìn các phần thân (Thực hiện vào ngàymát) có thể thay đất hoặc chậu to hơn (vào mùa xuân), bổ xung dinh dưỡng cây sẽbật mầm lộc dày và trong thời gian ngắn lại tiếp tục cho Hoa nhiều vì câyđược trẻ hóa, lưu ý đây là loài cây ưa ẩm, háu ăn nhưng chúng ta phải trồng bằng những giá thể thật xốp thoáng giàu chất hữu cơ.

+Tránh đặt chậu cây nơi có gió lớn, cây hoa dễ bị tổn thương.

+ Khi cây già cỗi có biểu hiện lá nhỏ,cành gầy, sắc hoa không thắm, cần bổ xung thêm phân giàu đạm (có thể dùng nướcgiải pha loãng) và tổng hợp dinh dưỡng vi lượng

+ Các bạn nên tưới nước thường xuyên, vừa đủ.Trời ẩm không tưới hoặc tưới ít, trời hanh khô tưới nhiều hơn.

Chúc bạn thành công

Bài viết này không hướng dẫn cách trồng hoa Dạ yến thảo ở giai đoạn cây con, mà đưa ra những lưu ý khi chăm sóc hoa Dạ yến thảo ở giai đoạn cây trưởng thành, bởi vậy sẽ thực sự hữu ích với những ai mua hoa Dạ yến thảo về chơi nhưng lại chưa biết cách chăm sóc ra sao. Đây là những lưu ý hết sức quan trọng, đã được đúc rút từ kinh nghiệm thực tế, hy vọng sẽ giúp ích cho không chỉ những người chơi hoa mà ngay cả những người trồng hoa có thêm kiến thức trong việc chăm sóc loại hoa tuy dễ mà khó này.

Hoa Dạ yến thảo (hay còn có tên là Dã yến thảo, Dạ uyên thảo, Yên thảo hoa...) hiện đang là một trong những loại hoa chậu rất được ưa chuộng trên thị trường. Cây Dạ yến thảo có màu sắc và kiểu dáng hoa cực kì phong phú, dễ trồng, dễ chăm sóc và đặc biệt phù hợp để trang trí ban công, treo cửa hoặc đặt ở những nơi có diện tích hẹp. Bởi vậy không có gì khó hiểu khi loài hoa này trở thành lựa chọn hàng đầu của các công sở, trường học, chung cư…trong việc trang trí khuôn viên.

Vì sao da yến thảo bị xoăn lá

Hoa dạ yến thảo

Dạ yến thảo là loại hoa hàng năm nghĩa là cây chỉ ra hoa trong một năm rồi tàn lụi. Tuy nhiên, Dạ yến thảo không chỉ ra hoa một lần rồi tàn mà cây ra hoa thành nhiều đợt, hết đợt này đến đợt khác. Nếu khéo chăm sóc và chú ý sẽ có được những chậu hoa Dạ yến thảo đẹp và bền lâu.

Dưới đây là 6 lưu ý quan trọng để có được chậu hoa bền, đẹp:

1. Chọn mua cây đúng loại

Hoa Dạ yến thảo có 3 dạng cây là dạng đứng, dạng rủ và dạng leo. Ở Việt Nam chủ yếu là dùng dạng đứng và rủ. Khi chọn mua cây không nhất thiết chọn cây to, sai hoa mà chỉ cần mỗi cây nở một vài bông để nhận màu là được. Với loại rủ, nên chọn cây cành mập, khỏe, khoảng cách giữa các cặp lá không quá 5-7 cm. Không nên chọn mua cây già tuổi (cây quá lớn, cành lá xum xuê che hết chậu, nở nhiều hoa) vì Dạ yến thảo là cây hàng năm, chọn cây càng già tuổi thì càng nhanh tàn.

2. Đặt cây ở vị trí thích hợp

- Ánh sáng: Dạ Yến Thảo là cây ưa sáng, đủ ánh sáng cây ra nhiều hoa, thiếu sáng cây chỉ phát triển cành, lá mà không ra hoa. Tuy nhiên ánh sáng trực xạ dễ làm cây bị héo do mất nước, hoa nhạt màu. Do đó nên chọn vị trí đặt chậu cây ở nơi hưởng nắng buổi sáng, tránh nắng trưa và chiều. Tránh đặt chậu cây nơi gió lớn, cây hoa dễ bị tổn thương.

Vì sao da yến thảo bị xoăn lá

Nên trồng cây ở ban công hoặc tường rào, chỗ có nhiều ánh sáng

- Dạ yến thảo là cây thân thảo, không chịu được úng. Vì vậy nên đặt chậu hoa ở nơi không bị mưa trực tiếp dội vào. Nếu trời mưa to, cần “di dời” cây vào trong nhà để đảm bảo cây và hoa được tốt tươi lâu hơn.

- Vị trí đặt chậu cây cũng cần phải thông thoáng nếu không cây cũng dễ bị thối nhũn.

3. Tưới nước hợp lý

- Tưới nước thường xuyên và vừa phải, không nhiều quá nhưng cũng không để đất khô quá. Cần kiểm tra đất trước khi tưới. Chỉ tưới khi thấy đất bề mặt chậu hơi khô.

- Nên tưới nước vào buổi sáng (thời gian từ 6-7 giờ), không nên tưới vào buổi chiều tối.

Vì sao da yến thảo bị xoăn lá

Lưu ý ở giai đoạn này là khi tưới đừng để đọng nước trên lá dễ làm lá bị thối

- Tưới nước cũng cần căn cứ vào thời tiết và nhu cầu của cây. Cây càng lớn hoặc thời tiết càng nắng nóng thì sẽ càng cần nhiều nước tưới. Mùa nồm ẩm thì khoảng cách tưới ít hơn.

- Không để cây héo rũ rồi mới tưới nước. Do Dạ yến thảo có lá mỏng, hoa nhiều, thân rỗng nên lúc này có bổ sung nước thì cây cũng sẽ rất khó phục hồi lại.

4. Bón phân “4 đúng”

- Sử dụng phân NPK tổng hợp có tỷ lệ N:P:K là 1:1:1, ví dụ như phân Đầu Trâu 13-13-13+TE hoặc NPK Việt Nhật 15-15-15…Ngoài ra có thể bón đan xen phân hữu cơ sinh học như dịch trùn quế, phân cá vi sinh cho cây. Khi cây già cỗi có biểu hiện lá nhỏ, cành gầy, sắc hoa không thắm, cần bổ sung thêm phân giàu đạm.

Vì sao da yến thảo bị xoăn lá

- Hòa loãng phân với nước rồi tưới, không bón phân hạt trực tiếp lên chậu. Liều lượng pha phân: 100g/10 lít nước. Tưới xung quanh gốc, tránh tưới lên lá làm cháy lá. Định kỳ tưới phân 5-7 ngày/lần.

- Ngoài ra cần phun bổ sung một số chế phẩm dinh dưỡng để kéo dài tuổi thọ hoa như phân bón lá HVP-B1 hoặc Rong biển 95%, các loại phân bón lá Đầu Trâu (501, 701 và 901). Phun định kỳ 7 ngày/lần, vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát.

5. Cắt tỉa cây đúng cách

- Khi đường kính cây tỏa ra khoảng 15 cm thì cần tỉa cành và cắt nhánh thường xuyên để kích thích cây tăng trưởng, đâm chồi đẻ nhánh, ra hoa nhiều.

Vì sao da yến thảo bị xoăn lá

Cắt tỉa hoa dạ yến thảo để cây khỏe mau ra hoa

- Sau khi hoa nở: Ngắt bỏ cả cuống hoa thì chồi nách sẽ phát triển và hoa tiếp tục nở.

- Để hoa có thể chơi lâu hơn cần lưu ý ngắt các nhánh già để cây đẻ thêm nhánh mới. Cây Dạ yến thảo có hiện tượng bị hói gốc, đó là khi thân đổ ngang và rủ dài, các lá sát gốc sẽ tự héo và rụng hết để trơ ra phần thân và đất nhưng cành vẫn sai hoa. Đó là biểu hiện cây bắt đầu già và nhanh tàn. Do vậy phải cắt bỏ các cành mọc dài và bắt đầu hói gốc, chú ý để lại phần chồi cành mới ở gốc cành cũ.

- Thường xuyên ngắt các hoa héo, lá vàng úa, cành khô vì để lâu sẽ dễ khiến cây bị úng.

6. Chú ý quan sát sâu, bệnh hại cây

- Nguyên tắc: Phòng bệnh hơn chữa bệnh.

- Phòng sâu, bệnh:

+ Tạo môi trường thông thoáng cho cây sinh trưởng, phát triển.

+ Thường xuyên ngắt bỏ hoa héo, lá khô, già úa.

+ Không để chậu trồng quá ẩm, phun bón quá nhiều phân.

+ Không tưới nước vào chiều tối.

- Trừ sâu, bệnh: Bắt sâu bằng tay hoặc sử dụng bẫy bắt sâu. Đối với bệnh hại nên phát hiện ở giai đoạn sớm và sử dụng thuốc trừ bệnh sinh học để phun không nên sử dụng sản phẩm hóa học.

​​​​​​​ ThS. Trần Minh Hiền Trang

Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển Hoa, Cây cảnh