Vì sao có bê tông 250

Trong quá trình xây dựng, nhất là đổ trần chúng ta thường sử dụng bê tông tươi để làm vật liệu. Tuy nhiên bê tông tươi được sử dụng với hàm lượng các chất là bao nhiêu cho phù hợp thì không phải ai cũng lắm rõ, chính vì thế mác bê tông ra đời nhằm đặt ra quy chuẩn để mọi người áp dụng cho công trình của mình.

Mác bê tông là gì? mác bê tông 100, 125, 150, 200, 250, 300, 350 là gì?

Mác bê tông là khả năng chịu nén của mẫu bê tông, được sử dụng để đo cường độ của của một khối bê tông mẫu hình lập phương có kích thước các cạnh là 150mm, khối bê tông này sau đó được dưỡng hộ trong điều kiện tiêu chuẩn trong thời gian 28 ngày sau khi ninh kết. Tiếp đó bê tông sẽ được đưa vào máy để đo ứng suất nén nhằm phá hủy mẫu với mục đích xác định chính xác cường độ chịu nén của mẫu bê tông (cường độ chịu nén được tính bằng đơn vị MPa (N/mm²) hay daN/cm² (kG/cm²).

Mác bê tông 100, 125, 150, 200, 250, 300, 350 là thước đo ứng suất nén phá hủy của mẫu bê tông kích thước tiêu chuẩn, được dưỡng hộ trong điều kiện tiêu chuẩn trong thời gian 28 ngày và đạt kG/cm² tương ứng. Ví dụ mác bê tông 100 là bê tông đạt 100 kG/cm², mác bê tông 200 là bê tông đạt 200 kG/cm², mác bê tông 250 là bê tông đạt 250 kG/cm²...

Vì sao có bê tông 250

Mẫu bê tông

Mỗi quốc gia lại quy định kích thước mẫu khác nhau, ví dụ như ở Mỹ, mẫu bê tông sẽ có hình trụ tròn đường kính 150mm, chiều cao 300mm và áp dụng thí nghiệm nén dọc trục chính vì vậy để tiêu chuẩn tại các quốc gia được tương đồng nhau ta cần có hệ số quy đổi.

Vì sao có bê tông 250

Mẫu bê tông hình trụ

Để có thể xác định mác bê tông trong điều kiện thực tế ta phải một số mẫu bê tông lấy tại hiện trường, cụ thể gồm 3 mẫu bê tông đồng nhất. Trong trường hợp các kết cấu lớn thì các mẫu phải được lấy tại những vị trí khác nhau và số lượng phải lớn làm sao có thể đại diện được cho toàn bộ kết cấu của công trình.

Vì sao có bê tông 250

Lấy mẫu bê tông

Sau khi có được các mẫu bê tông ta đo giá trị trung bình của ứng suất nén tại thời điểm phá hủy của từng mẫu, được lấy để xác định mác của bê tông. Kết cấu bê tông được coi là đạt yêu cầu về mác thiết kế (quy định trong thiết kế) khi giá trị trung bình của bê tông mẫu không được nhỏ hơn mác thiết kế, đồng thời không có mẫu nào trong các tổ mẫu được kiểm tra có kết quả thí nghiệm nhỏ hơn 85% mác thiết kế.

Quy định lấy mẫu bê tông

Mẫu bê tông được lấy phải tuân thủ theo quy định tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 4453:1995) về thi công và nghiệm thu bê tông và bê tông cốt thép.

- Với bê tông thương phẩm, mỗi chuyến xe vận chuyển (từ 6->10m³) ta phải lấy một tổ mẫu ngay tại hiện trường, thời điểm trước khi đổ bê tông vào khuôn.

- Trong trường hợp đổ bê tông kết cấu đơn chiếc với khối lượng ít <20m³ thì ta lấy một tổ mẫu.

- Đối với bê tông sử dụng trong kết cấu khung hoặc các kết cấu mỏng như cột, dầm, bản, vòm... thì trung bình cứ 20m³ bê tông phải lấy một tổ mẫu.

- Đối với bê tông móng máy khôi lượng khoang đổ, khối lượng bê tông >50m³ thì cứ 50m³ lấy một tổ mẫu, trường hợp khối lượng <50m³ vẫn phải lấy một tổ.

- Đối với các móng lớn thì cứ 100m³ lấy một tổ, tuy nhiên không được ít hơn 1 tổ cho mỗi khối móng.

- Với bê tông nền như mặt đường thì cứ 200m³ phải lấy một tổ mẫu, trường hợp khối lượng bê tông <200m³ vẫn phải lấy một tổ mẫu.

- Với bê tông kết cấu khối lớn trường hợp bê tông có trong mỗi khoang đổ <1000m³ thì cứ 250m³ bê tông ta phải lấy một tổ mẫu. >1000m³ thì cứ 300m³ bê tông phải lấy một tổ mẫu.

Cấp phối mác bê tông là gì?

Cấp phối mác bê tông là tỷ lệ chi tiết các thành phần vật liệu có trong 1m³ bê tông.

Quy chuẩn cấp phối mác bê tông dưới đây đã được trải qua nhiều thí nghiệm trong thực tế trước khi đi tới kết quả cuối cùng với độ chính xác cao nhất.

Bảng cấp phối mác bê tông 150, 200, 250 theo bộ xây dựng

Mác bê tông Xi măng (Kg) Cát vàng (m³) Đá 1x2cm (m³) Nước (lít)
150 288,025 0,505 0,913 185
200 350,550 0,481 0,900 185
250 415,125 0,455 0,887 185

Trong việc cấp phối mác bê tông thì nước đóng vai trò quan trọng và bạn nên sử dụng nước máy để đạt được kết quả tốt nhất về chất lượng. Trong trường hợp bạn bắt buộc phải sử dụng nguồn nước khác (nước giếng, nước ao) thì nguồn nước này cần được kiểm tra để hạn chế tạp chất. Không nên sử dụng nguồn nước từ các ao hồ có nhiều cặn bẩn, nước bị nhiễm phèn hay nước biển để đảm bảo chất lượng bê tông.

Mỗi đơn vị thi công lại pha trộn bê tông với lượng nước nhất định dựa theo kinh nghiệm, hoặc theo đề xuất của các hãng sản xuất.

  • Trường hợp nước ít, hồ vữa khô, khó thi công thì bê tông không thể phát triển được hết cường độ.
  • Trường hợp nước nhiều, hồ bị nhão, dễ thi công tuy nhiên mác bê tông sẽ lâu phát triển, gây tốn kém.

Thông thường khi pha trộn bê tông hiện nay với các công trình vừa và lớn người ta hay sử dụng các công cụ hỗ trợ như bằng máy quay ly tâm kết hợp với phụ gia để vừa sử dụng một lượng nước tối thiểu, vừa dễ thi công.

Cũng cần lưu ý rằng không có một công thức cố định nào về tỷ lệ nước được sử dụng trong bê tông hoặc trong hồ vữa, việc cho tỷ lệ nước bao nhiêu để có thể đạt tiêu chuẩn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như lượng xi măng, độ ẩm của cát, độ hút nước của cốt liệu...

Mác vữa, mác bê tông cấp phối tại Tp.HCM

Đây là bảng cấp phối mác vữa và mác bê tông của hãng Holcim - vốn là thương hiệu được sử dụng phổ biến ở HCM và các vùng lân cận.

Mác vữa:

Vật liệu Mác vữa
75 100 125 150
Xi măng (kg) 220 315 345 380
cát (m3) 1.221 1.079 1.064 1.028
Nước (lít) 220 268 269 274
Áp dụng Vữa xây Công trình hoàn thiện

Bảng cấp phối mác vữa 75, 100, 125, 150

Mác bê tông:

Vật liệu Mác bê tông
200 250 300 350
Xi măng (kg) 280 300 330 380
Cát (m3) 0.547 0.538 0.522 0.507
Đá 1x2 (m3) 0.750 0.748 0.746 0.740
Nước (lít) 190 190 190 190

Bảng cấp phối mác bê tông PC40  200, 250, 300, 350

Cấp phối mác bê tông theo PC30

Loại bê tông

Xi măng

PC30 (kg)

Cát vàng

(m3)

Đá

(m3)

Nước

(lít)

Bê tông mác 100# đá 4x6 200 0.531 0.936 170
Bê tông mác 150# đá 4x6 257.5 0.513 0.922 170
Bê tông mác 150# đá 1x2 288 0.505 0.9132 189.6
Bê tông mác 200# đá 1x2 350 0.48 0.899 189.6
Bê tông mác 250# đá 1x2 415 0.45 0.9 189.6
Bê tông mác 300# đá 1x2 450 0.45 0.887 178.4
Bê tông mác 150# đá 2x4 272 0.5084 0.913 180
Bê tông mác 200# đá 2x4 330 0.482 0.9 180
Bê tông mác 250# đá 2x4 393 0.4633 0.887 180
Bê tông mác 300# đá 2x4 466 0.4243 0.87 184.5

Trong xây dựng, việc kiểm tra độ sụt bê tông là công tác không thể thiếu. Việc này có thể được tiến hành ngay tại công trường hoặc trong phòng thí nghiệm. Kiểm tra độ sụt nhằm xác định độ cứng, độ chắc chắn của các mẫu bê tông trước khi tiến hành đúc mẫu bảo dưỡng, mẫu nghiên cứu, thí nghiệm hoặc đổ bê tông để thi công công trình.

Vì sao có bê tông 250
Tìm hiểu về độ sụt bê tông

Độ sụt bê tông là độ cứng của hỗn hợp bê tông, tính lỏng và ẩm ướt. Nói cách khác, đo độ sụt bê tông là đo chiều cao của hỗn hợp bê tông sau khi đổ vào nón sụt giảm khác nhau với những mẫu khác.

Thông thường với các mẫu có độ sụt cao thường được sử dụng để xây dựng đường vỉa hè… Còn với các chiều cao thấp hơn sẽ được sử dụng trong xây dựng. 

Khái niệm độ sụt bê tông là gì cũng đồng nghĩa với khải niệm độ lưu động của vữa bê tông. Các khái niệm này để nhằm đánh giá khả năng dễ chảy của hỗn hợp bê tông dưới tác dụng của rung động hoặc trọng lượng bản thân.

Ở giai đoạn đầu, bê tông có dạng vữa lỏng để có thể thi công được. Vật liệu lúc này dễ chứa đựng, vận chuyển và dễ dàng đổ vào thiết bị để tạo khuôn. Tính linh động của vữa dạng lỏng đảm bảo cho việc rót bê tông vào khuôn dễ dàng/

Đặc tính lưu động này được đo lường qua chỉ tiêu độ sụt của vữa bê tông trước khi đổ bê tông. Hình dạng của khối vật liệu bê tông có thể thay đổi theo hình dạng chưa đựng, tạo hình cho bê tông, hay còn được gọi là khuôn đúc bê tông. Kiểm tra độ sụt bê tông đảm bảo cho vữa có thể chảy đến mọi vị trí ngóc ngách trong khuôn đúc tạo hình.

Vì sao có bê tông 250
Kiểm tra độ sụt bê tông trước khi thi công

Trước khi tìm kiểu về độ sụt bê tông hợp lý cho từng hạng mục thi công, đặc thù công trình khác nhau, hãy tìm hiểu cách tính độ sụt bê tông là gì?

Độ sụt được xác định theo ASTM C143-90A hoặc TCVN 3105-93. Ký hiệu là SN (cm).

Dụng cụ để kiểm tra độ sụt bê tông gồm:

  • Côn Abrams, kích thước 203x102x305 mm có phần đáy và miệng hở.

  • Que đầm hình tròn có đường kính bằng 1,6cm dài 60cm.

Độ sụt = 305 - [Chiều cao của bê tông tươi] 

Căn cứ vào độ sụt trên thị trường hiện nay, chúng ra có thể chia bê tông làm ba loại:

  • Loại dẻo SN < 8

  • Siêu dẻo có SN=10–22 cm.

  • Loại cứng SN

Độ sụt bê tông bao nhiêu là hợp lý?

Hiện nay, các loại bê tông thường được sản xuất với các mác bê tông 200, 250, 300, 350, hay mác 400,…  Đối với công trình dân dụng nhỏ như công trình nhà ở, người ta thường sử loại mác bê tông 250 hoặc mác 300.

Dưới đây là cách chọn độ sụt bê tông hợp lý cho công trình cụ thể.

Cách chọn độ sụt bê tông hợp lý

Ở phần trên, chúng ta đã nắm được khái niệm độ sụt bê tông là gì, vậy độ sụt bê tông bao nhiêu là hợp lý? Ứng với mỗi hạng mục; vị trí thi công hạng mục; cách đổ bê tông bằng đổ tay, bơm cần hay bơm tĩnh; cũng như đặc điểm về thời tiết, khí hậu,... sẽ có các độ sụt khác nhau. Việc thay đổi độ sụt bê tông này là nằm đảm bảo có thể triển khai thi công được.

Sau đây, BĐS Homedy giới thiệu một số cách chọn độ sụt bê tông cho bạn tham khảo:

  • Nhà dưới 3 tầng: Sử dụng mác bê tông 200. Nhịp giữa các dầm lớn thì dùng mác bê tông 250.

  • Nhà từ 4 - 6 tầng: Sử dụng mác 250. Nhịp giữa các dầm lớn thì dùng mác bê tông 300.

  • Nhà từ 6 - 10: Sử dụng mác 300.

Với nhà dân dụng: Độ sụt hợp lý là 10 ± 2 (tối đa là độ sụt bê tông 12 ± 2 khi lên cao) khi dùng bơm để đổ bê tông. Còn với bê tông móng đổ trực tiếp không dùng bơm thì độ sụt hợp lý là 6 ±2.

Đối với các công trình công nghiệp, các công trình có quy mô lớn. Mỗi loại công trình khác nhau sẽ có cách chọn độ sụt bê tông khác nhau như:

  • Nhà công nghiệp nhịp lớn, silô, bể chứa: từ 300 – 400

  • Móng nhà cao tầng, nhà kho, nhà xưởng: từ 300 – 400

  • Cọc bê tông đúc sẵn, cọc nhồi: từ 300 trở lên

  • Mố, dầm cầu, trụ cầu, dầm dự ứng lực: tà 350 trở lên.

Bảng tiêu chuẩn độ sụt bê tông

Từng loại mác bê tông sẽ có tiêu chuẩn độ sụt theo bảng tổng hợp dưới đây:

Vì sao có bê tông 250
Bảng tiêu chuẩn độ sụt bê tông

Bài viết trên đây đã giải đáp cho bạn câu hỏi độ sụt bê tông là gì? Độ sụt bê tông bao nhiêu là hợp lý? Hy vọng giúp bạn hiểu, biết cách đo độ sụt bê tông cũng như chọn độ sụt để áp dụng vào thi công thực tế một cách hiệu quả. Chúc các bạn thành công!

Xem thêm:

Quỳnh Thư (Tổng hợp) 

Theo Homedy Blog Tư vấn