Ví dụ về quyền sở hữu trí tuệ

Chúng ta ai cũng nghe nói tới sở hữu trí tuệ (SHTT). Nhưng khó có thể biết và hiểu hết các hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ. Từ đó dẫn tới việc cá nhân, tổ chức vô tình (hay hữu ý) xây dựng tên thương hiệu, nhãn mác…Gần giống với một thương hiệu, nhãn mác đã có của một cá nhân, tổ chức khác. Vậy, thế nào là vi phạm pháp luật sở hữu trí tuệ?

Ví dụ về quyền sở hữu trí tuệ

1/ SHTT là gì? Quyền SHTT bao gồm những quyền gì?

Sở hữu trí tuệ, hay có khi còn gọi là tài sản trí tuệ, là những sản phẩm sáng tạo của bộ óc con người. Ðó có thể là tác phẩm văn học, âm nhạc, phần mềm máy tính. Phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, v.v… Trong đó, quyền SHTT bao gồm quyền tác giả. Quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.

Bài viết này mình xin chỉ đề cập đến quyền sở hữu công nghiệp. Cụ thể là kiểu dáng công nghiệp (KDCN), nhãn hiệu, tên thương mại vì đó là những hành vi xâm phạm thường gặp trên thị trường.

2/ Hành vi vi phạm về quyền sở hữu công nghiệp:

Ví dụ về quyền sở hữu trí tuệ

– KDCN: theo Khoản 12 điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009. KDCN là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.

Trên thị trường, KDCN bị xâm trạng dễ thấy nhất là trong ngành thời trang. Một chiếc túi của hãng thời trang nổi tiếng X vừa tung ra thị trường. Thì không lâu sau đã có những hàng nhái loại 1, loại 2 giống hơn 90% kiểu dáng. Sản phẩm công nghệ cũng là một trong những đối tượng hay bị nhái. Chiếc điện thoại của hãng A vừa ra mắt với giá cáo ngất ngưỡng. Thì hãng B cũng tung ra chiếc điện thoại giống hệt chỉ sau vài tuần với giá rẻ hơn rất nhiều.

2/ Hành vi vi phạm về quyền sở hữu công nghiệp:

Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý. Đối với trường hợp đưa hàng hóa vào một nước thì phải xem KDCN đó đã được đăng ký bảo hộ tại nước đó chưa. Nếu KDCN không được đăng ký bảo hộ tại nước đó thì có thể xuất khẩu sản phẩm. Mà không gặp rắc rối gì về mặt pháp lý liên quan đến quyền SHCN.

Ví dụ về quyền sở hữu trí tuệ

– Nhãn hiệu: theo Khoản 16 điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009. Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây : Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh. Kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó. Được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc ; có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác. Nói một cách đơn giản, nhãn hiệu có thể hình ảnh chứa tên sản phẩm, logo công ty và khẩu hiệu của công ty.

Vậy nhãn hiệu thường bị xâm phạm như thế nào ?

Gần đây, vụ việc mì Hảo Hảo kiện mì Hảo Hạng. Là một ví dụ minh chứng dễ thấy nhất về hành vi xâm phạm này. Rồi như không ít lần báo chí đăng tải những hình ảnh dễ nhầm lẫn của các hãng nước giải khát nổi tiếng.
– Tên thương mại : theo Khoản 16 điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009. Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh. Để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực. Và khu vực kinh doanh.

Ví dụ về quyền sở hữu trí tuệ

Khu vực kinh doanh quy định tại khoản này là khu vực địa lý nơi chủ thể kinh doanh có bạn hàng. Khách hàng hoặc có danh tiếng.
Một vụ việc đình đám để ví dụ cho trường hợp này. Là vụ kiện giữa tập đoàn Vincom và tập đoàn Vincon. Cũng như KDCN và nhãn hiệu. Tên thương mại bị xem là xâm phạm khi dễ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.

Thông thường, 3 quyền này sẽ bị xâm phạm cùng nhau. Do một sản phẩm khi tung ra thị trường thường có hình dáng, nhãn hiệu và tên của công ty sản xuất.

Chia sẻ: Sở hữu trí tuệ là gì? Đối tượng đăng ký quyền sở hữu trí tuệ (quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp…) là gì? Và cách bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ?

Sở hữu trí tuệ (tài sản trí tuệ) gồm những tác phẩm/sản phẩm được sáng tạo bởi con người, có thể là âm nhạc, tác phẩm văn học, các phát minh, sáng chế, phần mềm máy tính…

Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm những quyền liên quan đối với những tác phẩm/sản phẩm sáng tạo nói trên.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009, quyền sở hữu trí tuệ là quyền của cá nhân hay tổ chức đối với các tài sản vô hình, tài sản trí tuệ, bao gồm 3 quyền sau:

  • Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả;
  • Quyền sở hữu công nghiệp;
  • Quyền đối với giống cây trồng.

Chi tiết về khái niệm và đối tượng của 3 quyền trên các bạn xem tiếp sau đây nhé.

Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ và các quyền liên quan

Ví dụ về quyền sở hữu trí tuệ

1. Đối tượng quyền tác giả

➨ Quyền tác giả

Quyền tác giả (tác quyền) là quyền của cá nhân, tổ chức đối với các sản phẩm do mình sáng tạo hoặc sở hữu. Các đối tượng quyền tác giả gồm: tác phẩm văn học, tác phẩm nghệ thuật, âm nhạc, khoa học được thể hiện bằng bất kỳ hình thức nào. 

➨ Quyền liên quan đến tác giả

Quyền liên quan đến quyền tác giả (quyền liên quan) là quyền của cá nhân, tổ chức đối với các bản ghi âm, cuộc biểu diễn, chương trình phát sóng, được ghi hình hay các tín hiệu vệ tinh mang chương trình được truyền đi bởi âm thanh, hình ảnh đã được biến đổi (chương trình được mã hóa).

>> Tham khảo ngay: Dịch vụ làm thủ tục đăng ký bản quyền tác giả - Trọn gói 2.000.000 đồng.

2. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp

Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của cá nhân, tổ chức đối với các phát minh, sáng chế, nhãn hiệu, tên thương mại, bí mật kinh doanh… do cá nhân, tổ chức sáng tạo hay được thừa hưởng quyền sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

Các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp gồm:

  • Các sáng chế dưới dạng sản phẩm;
  • Kiểu dáng công nghiệp;
  • Nhãn hiệu gồm: nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể hay nhãn hiệu liên kết;
  • Tên thương mại;
  • Bí mật kinh doanh;
  • Chỉ dẫn địa lý: sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, lãnh thổ, quốc gia cụ thể…

Tham khảo ngay:

>> Hồ sơ, thủ thụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu, logo;

>> Dịch vụ bảo hộ độc quyền nhãn hiệu, thương hiệu - Phí dịch vụ chỉ 1.000.000 đồng.

3. Đối tượng quyền đối với giống cây trồng

Quyền đối với giống cây trồng là quyền của cá nhân, tổ chức đối với giống cây trồng mới do tổ chức, cá nhân tạo ra, phát triển, phát hiện hay được thừa hưởng quyền sở hữu.

Các đối tượng quyền đối với giống cây gồm: vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch.

Có cần bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ không, vì sao?

Với hơn 15 kinh nghiệm xử lý những vấn đề liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, Kế toán Anpha luôn tư vấn khách hàng của mình nên hoàn tất thủ tục bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ sớm nhất có thể, vì những lý do sau đây.

1. Khẳng định quyền sử dụng hợp pháp

Với văn bằng bảo hộ độc quyền nhãn hiệu hay giấy chứng nhận bản quyền tác giả, bạn hoàn toàn có quyền khẳng định quyền sử dụng hợp pháp đối với sản phẩm, dịch vụ đó. 

Trong trường hợp xảy ra tranh chấp không mong muốn, hiển nhiên với quyền sở hữu trí tuệ hợp pháp, phía doanh nghiệp của bạn sẽ chiếm ưu thế hơn so với đối thủ.

2. Bảo hộ bản quyền sản phẩm trước đối thủ cạnh tranh

Có thể thấy rằng bất kì một sản phẩm, dịch vụ nào - dù nổi tiếng hay không nổi tiếng, từ mẫu thiết kế logo, bao bì sản phẩm, thời trang cho đến bản nhạc, bài hát và cả ý tưởng kinh doanh - đều có thể trở thành đối tượng bị đạo nhái. 

Và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là cách hợp pháp đầu tiên mà bạn cần thực hiện để bảo vệ sản phẩm, dịch vụ của mình khỏi những trường hợp cạnh tranh không lành mạnh.

3. Bảo vệ các loại tài sản vô hình

Nhìn chung, mỗi doanh nghiệp sẽ có 2 loại tài sản gồm:

  • Tài sản hữu hình gồm: cơ sở hạ tầng, tài chính, nhà xưởng, máy móc…;
  • Tài sản vô hình gồm: nguồn nhân lực, ý tưởng, bí mật kinh doanh, chiến lược hoạt động, nhãn hiệu, nhận diện thương hiệu hay tất cả sản phẩm sáng tạo nói chung khác.

Khi đã là tài sản của công ty thì phía công ty hoàn toàn có thể sử dụng trong các trường hợp mua bán hoặc sáp nhập… Và đó là một trong những quyền lợi mà việc bảo hộ sở hữu trí tuệ mang lại cho doanh nghiệp.

Đặc điểm và ví dụ về quyền sở hữu trí tuệ

Dưới đây, Anpha sẽ chia sẻ 4 đặc điểm của quyền sở hữu trí tuệ và các ví dụ để bạn có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này.

1. Quyền đối với tài sản vô hình

Quyền sở hữu trí tuệ là quyền đối với các tài sản vô hình, được sáng tạo và phát triển bởi cá nhân, tổ chức được pháp luật bảo hộ thể hiện dưới nhiều hình thức có thể trao đổi và có giá trị được quy đổi bằng tiền.

Ví dụ: Các tác phẩm văn học, khoa học, nghệ thuật…

2. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ có chọn lọc

Theo Điều 15 Luật Sở hữu trí tuệ 2009 những trường hợp không cần đăng ký bảo hộ gồm: số liệu, khái niệm, phương pháp hoạt động, văn bản hành chính, quy trình, nguyên lý…

3. Giới hạn về lãnh thổ và thời gian

Quyền sở hữu trí tuệ có giới hạn về lãnh thổ và hiệu lực sử dụng, cụ thể:

  • Tính lãnh thổ có giới hạn nhất định, các sản phẩm sáng tạo chỉ được bảo hộ trong phạm vi quốc gia (trừ các trường hợp đã tham gia Điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ);
  • Quyền sở hữu trí tuệ có thời hạn theo quy định pháp luật. Hết thời gian bảo hộ thì sản phẩm đó sẽ trở thành tài sản chung.

Ví dụ:

Theo Luật Sở hữu trí tuệ, những tác phẩm điện ảnh, tác phẩm khuyết danh, mỹ thuật ứng dụng sẽ được bảo hộ trong 75 năm kể từ lúc tác phẩm được công bố lần đầu tiên. Sau 75 năm các tác phẩm này sẽ trở thành tài sản chung của nhân loại.

4. Tính đồng thời

Một sản phẩm trí tuệ có thể được bảo hộ bởi nhiều quyền sở hữu trí tuệ.

Ví dụ:

Một chiếc đĩa CD có thể được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu, kiểu dáng hay sáng chế.

Thủ tục đăng ký quyền sở hữu trí tuệ và cách tra cứu

1. Hồ sơ, thủ tục đăng ký quyền sở hữu trí tuệ

➨ Bước 1: Xác định đối tượng cần đăng ký quyền sở hữu trí tuệ

Trước khi tiến hành đăng ký bản quyền tác giả hoặc bảo hộ nhãn hiệu độc quyền, bạn cần xác định các vấn đề sau:

  • Đối tượng cần đăng ký bảo hộ là gì?
  • Phạm vi bảo hộ của mỗi quyền đối với sản phẩm bạn cần đăng ký là gì?

Ví dụ: 

Đối với logo, bạn cần xác định phạm vi mong muốn được bảo hộ, từ đó mới có thể xác định được văn bằng xin cấp là độc quyền nhãn hiệu hay bản quyền tác giả, cụ thể:

>> Nếu bạn chỉ cần bảo hộ logo dưới hình thức tác phẩm thì đăng ký tác quyền;

>> Nếu bạn muốn bảo hộ logo để không bị trùng hoặc nhầm lẫn với các nhãn hiệu khác cả về ý tưởng lẫn nội dung thì nên đăng ký độc quyền nhãn hiệu.

➨ Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ

Dưới đây là chi tiết hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả và bảo hộ thương hiệu độc quyền.

Hồ sơ đăng ký thương hiệu độc quyền (*)Số lượng1. Tờ khai đăng ký độc quyền nhãn hiệu, thương hiệu22. Mẫu nhãn hiệu đính kèm kích thước tối đa 8x8cm và quy chế sử dụng53. Danh mục hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ có nhãn hiệu cần bảo hộ14. Chứng từ nộp phí và lệ phí đăng ký nhãn hiệu1

(*) Tùy sản phẩm đăng ký bảo hộ mà chi tiết hồ sơ sẽ thay đổi.

Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giảSố lượng1. Tờ khai đăng ký bản quyền tác giả12. Giải trình về tác phẩm đăng ký tác quyền13. Bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả24. Văn bản đồng ý của các đồng tác giả (nếu tác phẩm có đồng tác giả)15. Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu (nếu thuộc sở hữu chung)16. Biên bản xác nhận của tác giả về việc tạo ra tác phẩm cần xin tác quyền17. Giấy ủy quyền (nếu tác giả không trực tiếp thực hiện thủ tục)18. Quyết định giao việc (nếu logo/tác phẩm cần bảo hộ được thiết kế từ đơn vị khác)1

Lưu ý: 

Trong một vài trường hợp thông tin cần cung cấp để đăng ký quyền tác giả sẽ thay đổi, ví dụ như:

>> Các tác phẩm văn học cần phải đánh số và kèm chữ ký của tác giả mỗi trang (hoặc đóng giáp lai công ty);

>> Các tác phẩm khoa học, chương trình máy tính thì hồ sơ phải bổ sung bản in mã nguồn và giao diện phần mềm.

Hồ sơ đăng ký quyền sở hữu giống cây trồng (*)Số lượng1. Đơn đăng ký giống cây trồng12. Tờ khai về kỹ thuật theo mẫu (có kèm hình ảnh)13. Giấy ủy quyền (nếu có)14. Tài liệu chứng minh quyền được chuyển giao1

(*) Tùy sản phẩm đăng ký bảo hộ mà chi tiết hồ sơ sẽ thay đổi.

➨ Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký quyền sở hữu trí tuệ tại cơ quan thẩm quyền

Đối với quyền sở hữu công nghiệp:

  • Hồ sơ nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ;
  • Địa chỉ: 384 - 386 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội;
  • Hotline: 024 3858 3069.

Đối với quyền tác giả:

  • Hồ sơ nộp tại Cục Bản quyền tác giả;
  • Địa chỉ: 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội;
  • Hotline: 024 3823 4304.

Đối với quyền với giống cây trồng:

  • Hồ sơ nộp tại Cục Trồng trọt;
  • Địa chỉ: 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội;
  • Hotline: 024 3823 4651.

➨ Bước 4: Nhận giấy chứng nhận đăng ký quyền sở hữu trí tuệ từ cơ quan chức năng.

2. Cách tra cứu quyền sở hữu trí tuệ

Để tra cứu thông tin về quyền sở hữu trí tuệ bạn có thể truy cập vào nền tảng WIPO Publish của Cục Sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, việc tra cứu chỉ mang tính tương đối, nhằm kiểm tra tình trạng đăng ký của tác phẩm, nhãn hiệu, logo, kiểu dáng… không nhằm mục đích kiểm tra sự trùng lặp giữa các hình ảnh thiết kế.

--------

Để được hỗ trợ tra cứu bản quyền tác giả hoặc tra cứu nhãn hiệu độc quyền một cách chuyên sâu cũng như các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, hãy liên hệ với Kế toán Anpha theo số hotline dưới đây.

GỌI NGAY

Những câu hỏi về quyền sở hữu trí tuệ hay tài sản trí tuệ

1. Quyền sở hữu trí tuệ là gì?

Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm những quyền liên quan đối với những tác phẩm/sản phẩm sáng tạo bởi con người có thể là âm nhạc, tác phẩm văn học, sáng chế, phần mềm máy tính…


2. Các đối tượng cần được đăng ký quyền sở hữu trí tuệ?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009, các đối tượng và quyền liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, gồm:

  • Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả;
  • Quyền sở hữu công nghiệp;
  • Quyền đối với giống cây trồng.

3. Đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu ở đâu?

Đơn đăng ký quyền bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 văn phòng đại diện khác của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Bạn cũng có thể nộp hồ sơ online cho Cục SHTT qua đường link http://dvctt.noip.gov.vn:8888/HomePage.do. 


4. Cách tra cứu nhãn hiệu đăng ký quyền sở hữu trí tuệ?

Có thể tra cứu nhãn hiệu đã được bảo hộ trên nền tảng WIPO Publish. Tuy nhiên việc tra cứu bản quyền nhãn hiệu, logo thương hiệu chỉ mang tính chất tham khảo.
Để không mất thời gian tra cứu những kết quả không chắc chắn bạn có thể tham khảo dịch vụ đăng ký tác quyền tại Anpha.
Liên hệ Kế toán Anpha theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) hoặc 0938 268 123 (Miền Nam) để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng.


5. Có thể chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ không?

Có thể chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ bằng hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu.
Theo Điều 140 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, hợp đồng chuyển nhượng phải có các nội dung:

  • Họ và tên, địa chỉ cụ thể của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;
  • Giá chuyển nhượng;
  • Căn cứ chuyển nhượng;
  • Những quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng.

Lưu ý:
Hợp đồng chuyển nhượng chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký quyền bảo hộ tại Cục sở hữu trí tuệ.
>> TẢI MIỄN PHÍ: Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu.


Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.