Ví dụ về mối quan hệ giữa LLSX và QHSX

Câu hỏi: Anh chị hãy phân tích nội dung cơ bản của quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất (hay quy luật llsx quyết định qhsx). Đảng cộng sản việt nam đã và đang vận dụng quy luật này như thế nào vào quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Trả lời:

1. Nội dung quy luật:

Quy luật về sự phù hợp của QHSX với trình độ phát triển của LLSX có 2 nội dung lớn:

- LLSX quyết định QHSX.

- Sự tác động ngược lại của QHSX đến LLSX.

2. Phân tích nội dung quy luật:

* Lực lượng sản xuất:

- LLSX biểu hiện mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên, là năng lực thực tiễn của con người trong quá trình sản xuất vật chất.

- LLSX là sự kết hợp giữa người/sức lao động với tư liệu sản xuất (TLSX).

+ Người/sức lao động bao gồm trí lực và thể lực, trong đó trí lực giữ vai trò hàng đầu.

+ TLSX gồm 2 loại là tư liệu lao động và đối tượng lao động.

- Tư liệu lao động là cái cần thiết trong quá trình lao động, nó gồm có 2 bộ phận: phương tiện lao động và công cụ lao động, trong đó công cụ lao động là quan trọng nhất. Công cụ lao động là tư liệu lao động dẫn truyền trực tiếp sức lao động của người lao động lên đối tượng lao dộng, nó là yếu tố động nhất, cách mạnh nhất, thay đổi hàng ngày hàng giờ trong quá trình sản xuất của nhân loại, nó nói lên năng suất lao động của XH. Công cụ càng hiệu quả, năng suất lao động càng cao, nó nói lên trình độ chinh phục và cải tạo tự nhiên của con người, nó nói lên sự phân biệt của các thời kỳ kinh tế.

- Đối tượng lao động gồm:

+ Đối tượng có sẵn trong tự nhiên: ngày xưa là quan trọng nhất.

+ Đối tượng do con người làm ra: ngày nay quan trọng nhất. LLSX có tính cá nhân và xã hội:

XH: LLSX do nhiều người cùng phối hợp sử dụng để tạo ra sản phẩm của XH.

Cá nhân: LLSX do 1 con người lao động sử dụng để sản xuất ra sản phẩm của XH.

→ Như vậy, XH ngày càng phát triển thì LLSX có xu hướng ngày càng mang tính XH. Ví dụ: 1 cái máy trong nhà máy nhiều người dúng những người khác nhau đứng ở giai đoạn khác nhau mới làm ra được sản phẩm, nhưng những sản phẩm làm ra rơi vào tay 1 người. Đó là sự bi đát của CNTB gây ra mâu thuẫn trong CNTB.

- Trình độ phát triển của LLSX ngày càng cao, cao nhất là trong thời đại chúng ta. Do:

+ Lý do mang tính chất xuyên suốt chiều dài lịch sử (lý do cơ bản): ngưởi lao động luôn luôn tự hoàn thiện năng lực lao động của mình, luôn luôn tìm kiếm những công cụ, phương tiện lao động mới để cho quá trình lao động của mình ngày càng nhẹ nhàng hơn và hiệu quả hơn. Vì vậy mà hàng ngày hàng giờ và muôn đời nay con người luôn luôn làm cho LLSX phát triển không ngừng.

+ Trong thời đại ngày nay, đặc biệt là từ khi CNTB ra đời đến nay, có 1 lý do, đó là sự tác động trực tiếp của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trước đây và CM khoa học công nghê ngày nay.

→ Đây là lý do chủ yếu trong thời đại chúng ta, cho nên nói cuộc CMKH công nghệ ngày nay là cuộc CM của LLSX, nó làm thay đổi tính chất và trình độ của LLSX.

* Quan hệ sản xuất

- QHSX là quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất, nó bao gồm 3 mối quan hệ co bản: QH về sở hữu tư liệu SX, QH trong việc tổ chức và quản lý SX, QH trong việc phân phối sản phẩm làm ra. Trong đó, QH sở hữu về TLSX giữ vai trò quyết định. Vì thường thì ai nắm quyền sở hữu TLSX, người đó được quyền tổ chức, quản lý nguồn máy sản xuất của Xh, người đó được quyền phân phối sản phẩm do XH làm ra. Vì vậy khi thay đổi QH sở hữu là thay đổi trật tự kinh tế XH. Muốn thay đổi trật tự kinh tế thì trước hết phải thay đổi chế độ sở hữu. Chế độ SH như thế nào thì trật tư kinh tế như thế ấy. Nhưng ngày nay, không phải nơi nào cũng thế.

- Trong nền sản xuất TBCN hiện đại có xu hướng tách ra quyền sở hữu với quyền tổ chức, quản lý. Ông chủ là ông chủ, còn giám đốc làm giám đốc.

-Các QHSX hợp thành hệ thống tương đối ổn định (hình thức xã hội của quá trình SX) so với sự vận động và phát triển liên tục của LLSX (nội dung xã hội của quá trình SX).

* LLSX quyết định QHSX:

-Sự phát triển của LLSX (nâng cao trình độ và thay đổi tính chất) đã làm thay đổi QHSX sao cho phù hợp với LLSX được thể hiện như sau:

-PTSX mới ra đời, QHSX luôn phù hợp với trình độ và tính chất của LLSX. Khi PTSX mới ra đời, QHSX về cơ bản là phù hợp nhưng thỉnh thoảng có trường hợp không phù hợp. Ví dụ: Nước ta bắt đầu thời kỳ quá độ lên CNXH. Chúng ta duy ý chí, làm cho QHSX có nhiều yếu tố phát triển quá nhanh, vượt xa trình độ, tính chất của LLSX. Đó là QH sở hữu tiên tiến (SH Nhà nước, Sh tập thể) lại tồn tại trên 1 trật tự kinh tế LLSX rất ư là lạc hậu, dẫn đến không phù hợp. Đây là trường hợp hiếm khi xảy ra, thường thì QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX.

-QHSX (QHSH tư liệu SX…) khá ổn định, chậm thay đổi, còn LLSX (công cụ lao động,…) luôn thay đổi. Lúc đầu thì phụ hợp nhưng sau đó chúng lại không phù hợp do tốc độ thay đổi của chúng không như nhau. Vì QHSX thay đổi chậm, trong đó QHSH là thay đổi chậm nhất (do QHSh thường được pháp luật, hiến pháp quy định, nó tạo thành trật tự nền tảng KT-XH nên không dễ dàng thay đổi được. Trong khi đó, LLSX, đặc biệt là công cụ lao động thay đổi rất nhanh.

-Khi LLSX thay đổi đến một trình độ và tính chất nào đó thì nó sẽ không còn phù hợp với QHSX nữa, tức là nó mâu thuẫn với QHSX hiện có.

Mâu thuẩn này ngày càng gay gắt đòi hỏi phải được giải quyết bằng cách xóa bỏ QHSX cũ, thay thế vào đó QHSX mới cho phù hợp với trình độ và tính chất mới của LLSX. Ta thay đổi QHSX thông qua CMXH diễn ra trên lĩnh vực kinh tế, gọi là cách mạng kinh tế, mới thay đổi được QHSX.

→Từ đó PTSX cũ mất đi, PTSX mới tiến bộ hơn ra đời.

* Sự tác động của QHSX đến LLSX:

Do QHSX có tính độc lập tương đối so với LLSX nên QHSX tác động ngược lại LLSX. QHSX có tính độc lập tương đối là do:

-QHSX là hình thức XH của quá trình SX. Xét đến cùng nó phụ thuộc, nhưng nó hoàn toàn không phụ thuộc, nó có tính độc lập tương đối.

-QHSX nói chung, QHSH nói riêng trực tiếp quy định mục đích của nền SX xã hội, và vì vậy nó tác động đến LLSX.

Ví dụ: CNTB, mục đích là sản xuất ra hàng hóa bán trên thị trường để tư sản thu được giá trị thặng dư m.

XHPK, địa chủ tổ chức sản xuất để thu địa tô.

Nước ta ngày nay mục đích sản xuất xã hội là SX ra nhiều của cải để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của nhân dân ta ngày càng cao, để mở rộng sản xuất, không chạy theo lợi nhuận.

-QHSX chi phối trực tiếp đến lợi ích của người lao động, nhất là QH quản lý và phân phối. Trước khi đổi mớii, người ta rất thờ ơ với sự phát triển của LLSX vì làm nhiều hay làm ít thì cũng hưởng như nhau. Ngày nay, làm theo lao động hưởng theo năng lực nên tạo điều kiện phát triển LLSX.

-QHSX thúc đẩy LLSX phát triển khi nó phù hợp với LLSX: Bình thường giai đoạn đầu là thúc đẩy nhưng có chỗ bất thường: nước ta trước đổi mới rơi vào tình trạnh duy ý chí, vì vậy tạo ra QHSX có những yếu tố vượt trước so với trình độ, tính chất của LLSX  kìm hãm làm LLSX ngày càng yếu đi, kinh tế rơi vào khủng hoảng.

-QHSX kìm hãm LLSX phát triển khi nó mâu thuẫn với LLSX, thường thường là giai đoạn cuối, tuy nhiên sự kìm hãm chỉ mang tính tạm thời, 1 lúc nào đó LLSX sẽ được giải phóng ra khỏi sự kìm hãm của QHSX để thúc đẩy phát triển tiến lên, nhưng để xóa bỏ 1 QHSX cũ lập 1 QHSX mới phải thông qua 1 cuộc CMXH, trước hết là cuộc CM diễn ra trên lĩnh vực kinh tế gọi là CM kinh tế. Chỉ có CMXH mới thay đổi được QHSX.

3. Đảng cộng sản việt nam đã và đang vận dụng quy luật này vào quá trình xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở nước ta như sau:

Sự phát triển của LLSX đòi hỏi phải có quan hệ SX phù hợp với LLSX:

-Đại hội Đảng lần VII đã nêu : để phù hợp với sự phát triển của LLSX, chúng ta phải thiết lập từng bước quan hệ SX XHCN từ thấp đến cao với sự đa dạng về hình thức sở hữu, phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước => Chính điều này đã tạo ra sức sống động cho sự phát triển kinh tế, tạo ra được nhiều sản phẩm do khơi dậy tiềm năng, sức sản xuất và năng động vốn có của các thành phần kinh tế.

-Đại hội IX đã xác định : “Phát triển lực lượng sản xuất hiện đại gắn liền với xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp trên cả 3 mặt : sở hữu, quản lý và phân phối”. Văn kiện Đại hội IX cũng đã xác định việc xây dựng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu không thể xác lập nhanh chóng ồ ạt như trước đây mà phải là một quá trình kinh tế - xã hội lâu dài, qua nhiều bước, nhiều hình thức từ thấp đến cao …

-Và tại Đại hội Đảng lần thứ XI, Đảng ta đã tiếp tục khẳng định xã hội xã hội chủ nghĩa, có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp, Đây chính là một trong những định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong thời kỳ quá độ. Đồng thời cần thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

-Và theo Đảng, kinh tế thị trường là kết quả của sự phát triển llsx đến một trình độ nhất định, kết quả của sự phân công lao động và đa dạng hóa các loại hình thức sở hữu. Đảng ta đã khẳng định “Mục đích của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phát triển llsx, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật, nâng cao dời sống nhân dân.

-    Khái niệm lực lượng sản xuất

+ Khái niệm lực lượng sản xuất dùng để chỉ tổng thể các yếu tố cấu thành nội dung vật chất, kỹ thuật, công nghệ,... của quá trình sản xuất, tạo thành năng lực thực tiễn cải biến giới tự nhiên của con người. Với nghĩa như vậy, lực lượng sản xuất cũng đóng vai trò phản ánh căn bản trình độ chinh phục giới tự nhiên của con người.

+ Các yếu tố (nhân tố) tạo thành lực lượng sản xuất gồm có: tư liệu sản xuất (trong đó, công cụ sản xuất là yếu tố phản ánh rõ ràng nhất trình độ chinh phục tự nhiên của con người) và người lao động (trong đó năng lực sáng tạo của nó là yếu tố đặc biệt quan trọng).

Trong hai nhóm yếu tố nói trên, người lao động là nhân tố quan trọng nhất (bởi vì, tư liệu sản xuất có nguồn gốc từ lao động của con người và được sử dụng bởi con người).

-    Khái niệm quan hệ sản xuất

+ Khái niệm quan hệ sản xuất dùng để chỉ tổng thể mối quan hệ kinh tế (quan hệ giữa người với người về mặt thực hiện lợi ích vật chất trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội).

+ Quan hệ sản xuất bao gồm: quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức - quản lý quá trình sản xuất và quan hệ trong phân phối kết quả của quá trình sản xuất đó.

Những quan hệ sản xuất này tồn tại trong mổì quan hệ thống nhất và chi phối, tác động lẫn nhau trên cơ sở xuyết định của quan hệ sở hữu vể tư liệu sản xuất.

-   Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

+ Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ thống nhất biện chứng (phụ thuộc, ràng buộc nhau, tác động lẫn nhau) tạo thành quá trình sản xuất hiện thực của xã hội.

Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt cơ bản, tất yếu của quá trình sản xuất, trong đó lực lượng sản xuất là nội dung vật chất của quá trình sản xuất, còn quan hệ sản xuất là hình thức kinh tế của quá trình đó. Trong đòi sống hiện thực, không thể có sự kết hợp các nhân tố của quá trình sản xuất để tạo ra năng lực thực tiễn cải biến các đối tượng vật chất tự nhiên lại có thể diễn ra bên ngoài những hình thức kinh tế nhất định. Ngược lại, cũng không có một quá trình sản xuất nào có thể diễn ra trong đời sống hiện thực chỉ với những quan hệ sản xuất không có nội dung vật chất của nó.

Như vậy, lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tồn tại trong tính quy định lẫn nhau, thống nhất với nhau. Đây là yêu cầu tất yếu, phổ biến diễn ra trong mọi quá trình sản xuất hiện thực của xã hội. Tương ứng với thực trạng phát triển nhất định của lực lượng sản xuất cũng tất yếu đòi hỏi phải có quan hệ sản xuất phù hợp với thực trạng đó trên cả ba phương diện: sở hữu tư liệu sản xuất, tổ chức - quản lý và phân phối. Chỉ có như vậy, lực lượng sản xuất mới có thể được duy trì, khai thác - sử dụng và không ngừng phát triển. Ngược lại, lực lượng sản xuất của một xã hội chỉ có thể được duy trì, khai thác - sử dụng và phát triển trong một hình thái kinh tế - xã hội nhất định.

+ Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ biện chứng nhưng trong đó, vai trò quyết định thuộc về lực lương sản xuất, còn quan hệ sản xuất giữ vai trò tác động trở lại lực lượng sản xuất.

Mối quan hệ thống nhất giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tuân theo nguyên tắc khách quan: quan hệ sản xuất phải phụ thuộc vào thực trạng phát triển của lực lượng sản xuất trong mỗi giai đoạn lịch sử xác định; bởi vì, quan hệ sản xuất chỉ là hình thức kinh tế của quá trình sản xuất còn lực lượng sản xuất là nội dung vật chất, kỹ thuật của quá trình đó.

Tuy nhiên, quan hệ sản xuất, với tư cách là hình thức kinh tế của quá trình sản xuất, nó luôn luôn có khả năng tác động trở lại sự vận động, phát triển của lực lượng sản xuất. Sự tác động này có thể diễn ra theo chiểu hướng tích cực hoặc tiêu cực, điều đó phụ thuộc vào tính phù hợp hay không phù hợp của quan hệ sản xuất với thực trạng và nhu cầu khách quan của sự vận động, phát triển lực lượng sản xuất. Nếu “phù hợp” sẽ có tác dụng tích cực và ngược lại, “không phù hợp” sẽ có tác dụng tiêu cực.

+ Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ có bao hàm khả năng chuyển hóa thành các mặt đối lập làm phát sinh mâu thuẫn cần được giải quyết để thúc đẩy sự tiếp tục phát triển của lực lượng sản xuất.

Trong phạm vi tương đối ổn định của một hình thức kinh tế xác định, lực lượng sản xuất của xã hội được bảo tồn, không ngừng được khai thác - sử dụng và phát triển trong quá trình sản xuất và tái sản xuất của xã hội.

Tính ổn định, phù hợp của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất càng cao thì lực lượng sản xuất càng có khả năng phát triển, nhưng chính sự phát triển của lực lượng sản xuất lại luôn luôn tạo ra khả năng phá vỡ sự thống nhất của những quan hệ sản xuất từ trước đến nay đóng vai trò là hình thức kinh tế cho sự phát triển của nó. Những quan hệ sản xuất này, từ chỗ là những hình thức phù hợp và cần thiết cho sự phát triển của các lực lượng sản xuất đã trở thành những hình thức kìm hãm sự phát triển đó, nó đã tạo ra một mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, từ đó xuất hiện nhu cầu khách quan phải thiết lập lại mối quan hệ thông nhất giữa chúng theo nguyên tắc quan hệ sản xuất phải phù hợp với nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất.

Khi phân tích sự vận động của mâu thuẫn biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, C. Mác đã từng chỉ ra rằng: “Tới một giai đoạn phát triển nào đó của chúng, các lực lượng sản xuất vật chất của xã hội mâu thuẫn với những quan hệ sản xuất hiện có... trong đó từ trước đến nay các lực lượng sản xuất vẫn phát triển. Từ chỗ là những hình thức phát triển của lực lượng sản xuất, những quan hệ ấy trở thành những xiềng xích của các lực lượng sản xuất. Khi đó bắt đầu thời đại một cuộc cách mạng xã hội”. Chính nhờ các cuộc cách mạng xã hội mà những quan hệ sản xuất cũ của xã hội được thay thế bằng một quan hệ sản xuất mới, phù hợp với nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất đã phát triển, tiếp tục phát huy tác dụng tích cực thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất trong một hình thức quan hệ sản xuất mới.

-    Ý nghĩa phương pháp luận

+ Để xác lập, hoàn thiện hệ thống quan hệ sản xuất của xã hội, cần phải căn cứ vào thực trạng (tình hình thực tế) phát triển của lực lượng sản xuất hiện có để xác lập nó cho phù hợp chứ không phải căn cứ vào ý muốn chủ quan. Chỉ có như vậy mới có thể tạo ra được hình thức kinh tế thích hợp cho việc bảo tồn, khai thác - sử dụng, tái tạo và phát triển lực lượng sản xuất của xã hội.

+ Khi đã xuất hiện mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất đang kìm hãm sự phát triển đó thì cần phải có những cuộc cải biến (cải cách, đổi mới,...) mà cao hơn là một cuộc cách mạng chính trị để có thể giải quyết được mâu thuẫn này.

Ví dụ, trong quá trình xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa vào trước những năm 80 của thế kỷ XX, nhiều nước xã hội chủ nghĩa đã rơi vào bệnh chủ quan duy ý chí, chưa tuân theo thật đúng yêu cầu của quy luật này. Do đó đã dẫn đến tình trạng lực lượng sản xuất hiện có không được bảo tồn, tái tạo và phát triển tốt. Thực tế đó là nguyên nhân căn bản và sâu xa dẫn tới sự khủng hoảng kinh tế lớn, buộc các nước này phải tiến hành những cuộc cải ách, đổi mới theo hướng tạo lập sự phù hợp của quan hệ sản xuất với thực tế trình độ phát triển lực lượng sản suất, nhờ đó lực lượng sản xuất của xã hội từng bước được phục hồi và phát triển.

Loigiaihay.com