Ví dụ các điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng yêu cầu giữa các bên phải có quan hệ hợp đồng và hành vi gây thiệt hại phải thuộc phạm vi điều chỉnh của hợp đồng. Khác với bồi thường thiệt hại trong hợp đồng, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là loại trách nhiệm dân sự phát sinh giữa các chủ thể mà trước đó không có quan hệ hợp đồng hoặc có quan hệ hợp đồng nhưng hành vi gây thiệt hại không thuộc nghĩa vụ thi hành hợp đồng đã ký kết. Trên thực tế xét xử ở Việt Nam thì có thể thấy rằng, số vụ án về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chiếm số lượng lớn hơn bồi thường thiệt hại trong hợp đồng . Do đó, để có thể áp dụng một cách tốt nhất quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì việc tiên quyết là làm rõ quy định về điều kiện phát sinh trách nhiệm này.  

   1. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại. luật sư luat su

     Điều 604 Bộ luật Dân sự quy định: luật sư giỏi luật sư uy tín

     “1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc của chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

     2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó.”

Người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm dân sự khi họ có lỗi. Xét về hình thức thì lỗi là thái độ tâm lý của người thực hiện hành vi gây ra thiệt hại. Trong hoàn cảnh đó chủ thể có khả năng xử sự khác nhưng đã không xử sự mặc dù có điều kiện để xử sự khác; khi thực hiện hành vi chủ thể biết được hành vi của mình có thể xâm phạm đến lợi ích hợp pháp của chủ thể khác nhưng vẫn thực hiện. Lỗi được thể hiện dưới hai dạng là lỗi cố ý và lỗi vô ý. Điều 604 BLDS không định nghĩa lỗi mà chỉ nêu lên là lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý. Nghị quyết 03/2006 đã định nghĩa về 2 thuật ngữ này và sự định nghĩa giống với định nghĩa trong Điều 308 BLDS về lỗi trong trách nhiệm không thực hiện nghĩa vụ dân sự:   

  - Cố ý gây thiệt hại là một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra. Ví dụ: Một người thực hiện hành vi giết người với lỗi cố ý. Trong trường hợp này, người thực hiện hành vi giết người đã nhận thức được hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho tính mạng của người khác nhưng vẫn thực hiện.

- Còn vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.Ví dụ: Một người uống rượu khi tham gia giao thông (lái xe ô tô) gây tai nạn để lại thương tích cho người khác. Trong trường hợp này, người tham gia giao thông có thể biết trước hành vi uống rượu có khả năng gây ta tai nạn nhưng tự tin sẽ không gây ra tai nạn làm thiệt hại lợi ích của người khác.

Như vậy, lỗi là điều kiện đầu tiên phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Theo hướng dẫn tại Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi có đầy đủ các yếu tố sau:

- Phải có thiệt hại xảy ra gồm: Thiệt hại về vật chất và thiệt hại do tổn thất tinh thần;

văn phòng luật sư van phong luat su

- Phải có hành vi trái pháp luật: là những xử sự cụ thể của con người được thể hiện thông qua hành động trái với các quy định của pháp luật;

- Phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật. Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại;

- Phải có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý của người gây thiệt hại. tìm luật sư tim luat su

Trường hợp người gây thiệt hại không có lỗi mà pháp luật quy định vẫn phải bồi thường là trường hợp người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải có trách nhiệm bồi thường. Với quy định này pháp luật đã dự liệu các trường hợp gây ra thiệt hại dù không có lỗi vẫn phải bồi thường nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức bị thiệt hại.

     2. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại thuê luật sư thue luat su

 Điều 605 Bộ luật Dân sự quy định ba nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:

- Thứ nhất: “Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy đinh khác”.

Bồi thường “toàn bộ” và “kịp thời” là nguyên tắc được thể hiện đầu tiên trong các nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Nguyên tắc này đảm bảo người có hành vi gây thiệt hại phải bồi thường tương xứng với toàn bộ thiệt hại đã gây ra và bồi thường kịp thời, càng nhanh càng tốt để khắc phục hậu quả. Pháp luật khuyến khích các bên đương sự tự thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường, phương thức bồi thường. Tuy nhiên sự thỏa thuận không trái pháp luật và đạo đức xã hội.

 - Thứ hai: “Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình”.

Đây là nguyên tắc thể hiện tính nhân văn của pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, để giảm mức bồi thường thiệt hại thì người gây ra thiệt hại phải thỏa mãn đủ hai điều kiện là có lỗi vô ý và thiệt hại gây ra quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

- Thứ ba: “Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan Nhà nước cơ thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường”.

Với nguyên tắc trên thì người gây thiệt hại hoặc người bị thiệt hại có thể yêu cầu thay đổi mức bồi thường khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế. Cụ thể là trong trường hợp mức bồi thường quá thấp gây bất lợi cho người bị thiệt hại để khắc phục hậu quả gây ra hoặc mức bồi thường quá cao làm ành hưởng lợi ích của người gây ra thiệt hại.

Nguyên tắc trên đã dự liệu các quy định của pháp luật không thay đổi kịp theo sự thay đổi của thực tế. Bởi pháp luật mang tính ổn định, tuy không bất biến nhưng cũng không thể thay đổi từng giờ, từng ngày như sự phát triển của kinh tế, xã hội.

     4. Xác định thiệt hại

Tại Mục 2 Chương XXI Bộ luật Dân sự quy định có các loại thiệt hại sau:

- Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm: Thông thường, khi tài sản bị xâm phạm, việc xác định thiệt hại thường dễ dàng hơn bởi vì sự thiệt hại về tài sản thì luôn luôn được định giá một cách cụ thể, hơn nữa thiệt hại về tài sản phần lớn là sự mất mát, hư hỏng, hoặc tài sản bị hủy hoại nên thường có số liệu cụ thể.

- Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm: Khi xác định thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm, Tòa án phải dựa vào các chứng từ do đương sự cung cấp để quyết định mức bồi thường. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật. Tuy nhiên có những khoản chi phí không thể có hóa đơn như: khoản chi phí thuê xe máy đưa người đi cấp cứu thường không có hóa đơn, chứng từ nên khi xác định Hội đồng xét xử thường chỉ dựa vào thực tế chi phí của người bị thiệt hại để xác định. 

- Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm: Bao gồm chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết; Chi phí hợp lý cho việc mai táng; tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng và tiền bù đắp tổn thất tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại.

Theo quy định của BLDS 2005 và Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP thì khoản chi phí mai táng phí được liệt kê cụ thể và Tòa án khi xét xử có thể dựa vào đó để xác định. Tuy nhiên, nếu dựa vào các chi phí cụ thể do thân nhân bị hại đưa ra như tiền mua áo quan, hoa lễ, khăn xô, ... thì cũng cần phải thấy rằng giá cả của các loại đồ tang lễ này trên thị trường sẽ khác nhau. Do vậy, cần phải xác định cụ thể mức tổi thiểu và mức tối đa của các khoản tiền này.

Việc xác định khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng không có căn cứ cụ thể nên khi áp dụng pháp luật có sự không thống nhất. Thông thường, để đưa ra mức cấp dưỡng này, Tòa án thường dựa vào hoàn cảnh kinh tế gia đình cũng như mức thu nhập bình quân để quyết định. Một số trường hợp, khi xét xử Hội đồng xét xử lại dựa vào mức lương tối thiểu để xác định mức cấp dưỡng, có trường hợp thì lại xác định mức cụ thể. Để pháp luật được áp dụng thống nhất cần cụ thể hóa khoản tiền cấp dưỡng hoặc đưa ra các căn cứ để xác định khoản tiền bồi thường này./.

- Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm: Chi phí hợp lý để hạn chế khắc phục thiệt hại và thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút. Tùy từng trường hợp ngoài việc buộc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai, Tòa án quyết định người gây thiệt hại do hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín phải bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị xâm phạm nhưng không vượt quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

- Việc xác định tổn thất về tinh thần thường không có cơ sở, các tòa án thường dựa vào thực tế sự việc để quyết định nên thường mỗi tòa đưa ra một hướng giải quyết khác nhau. Nhiều thẩm phán cũng thừa nhận, việc tính tổn thất tinh thần trong từng vụ việc là khác nhau. Ví dụ như một nghệ sỹ bị đánh đến cụt tay, mù mắt không thể tiếp tục nghề nghiệp của mình thì dù có áp dụng đến mức tối đa bồi thường tổn thất cũng chưa tương xứng với những gì họ phải chịu đựng. Một bé gái bị hiếp dâm làm cho hoảng loạn đến phát điên thì bồi thường đến bao nhiêu cũng sẽ là không đủ... Do đó, quyết định ở mức nào, bao nhiêu do tòa án quyết định trên cơ sở các chứng cứ có được và sự công tâm của thẩm phán.

luật sư bào chữa luat su bao chua  luật sư hình sự ly hôn ly hon luat su hinh su