Vẽ hình được bao nhiêu điểm

(Dân trí) - Chỉ còn vài ngày nữa là đến Kỳ thi THPT Quốc gia, để giúp thí sinh nắm vững kiến thức cơ bản và tránh mất điểm khi làm bài thi môn Toán, Thạc sĩ Toán học Nguyễn Bá Tuấn đã đưa ra 10 lưu ý quan trọng.

Vẽ hình được bao nhiêu điểm

Thí sinh hết sức lưu ý từng chi tiết nhỏ trong bài thi để tránh mất điểm


1. Đọc THẬT KỸ đề. Đọc kỹ từng chữ trong đề, phân tích từng ý hỏi để nắm được các vấn đề cần giải quyết. Mỗi câu hỏi có nhiều ý, cần tách rõ và giải quyết từng ý, khi trình bày cũng xử lí từng ý để người chấm có thể cho điểm theo ý.

2. Câu khảo sát: KHÔNG VẼ ĐỒ THỊ BẰNG BÚT CHÌ, trình bày theo thứ tự các ý hỏi, chú ý viết cẩn thận các điều kiện, không vẽ đồ thị vượt quá độ dài 2 trục OX và OY.

3. Câu hình: Cũng không được dùng bút chì (trừ hình tròn), vẽ hình to, rõ. Hình không gian thì chú ý nét liền, nét đứt. Hình oxy thì cố gắng vẽ thật chính xác, có thể vẽ nháp nhiều hình để quán sát tính chất. Trình bày câu hình chú ý chi tiết, rõ ý cho từng ý hỏi. Người chấm sẽ nắm ý của mình dễ hơn, đôi khi có nhầm lần trong lúc viết nhưng đại thế đúng, ý rõ ràng, mạch lạc thì người chấm vấn châm trước được.

4. Các bài toán về phương trình, hệ, bất phương trình việc đầu tiên là đặt điều kiện, Riêng đối với phương trình logarit đến 90% các bài toán sẽ phải loại bớt nghiệm do điều kiện. Nếu không tìm được điều kiện thì sau khi tìm được nghiệm cần thay trở lại phương trình để kiểm tra. Khi đó chúng ta cần chú ý việc viết dấu suy ra và dấu tương đương cho hợp lý. (TUYỆT ĐỐI CHÚ Ý VIỆC VIẾT DẤU SUY RA, TƯƠNG ĐƯƠNG HỢP LÝ vì rất nhiều học sinh mất điểm ở lỗi này). CHÚ Ý dấu khi biến đổi vế phương trình...

5. Khi cần dùng đến các công thức nên viết công thức tổng quát trước rồi mới thay số, để nếu có sai sót trong quá trình tính toán thì người chấm cũng có thể châm trước cho các em điểm ở việc hướng làm đúng.

6. Khi trình bày không nên bỏ bước, phải coi như mình đang trình bày cho một bạn rất dốt về Toán. Chú ý việc chia ý 1 điểm thành 4 ý nhỏ, chia ý 0.5 điểm thành 2 ý nhỏ trong việc trình bày. Xem kỹ barem chấm điểm thi ĐH, CĐ, tốt nghiệp các năm trước để biết được các điểm được tính ở ý nào.

7. Trình bày THOÁNG – SẠCH SẼ, DỄ NHÌN bài thi, không nên viết chữ quá dày, viết số và tham số rõ ràng để tránh tình trạng người chấm nhìn nhầm. Khi bị sai chỉ cần gạch ngang phần sai và ghi xuống dưới làm lại câu… ý… Nhiều bạn thường mất điểm ở các câu dễ do phần xóa đi và phần làm bài xen kẻ nhau nên khi chấm dễ bị bỏ sót. Cuối mỗi bài toán nên có một câu kết luận. Có thể là viết lại đáp số hoặc trả lời câu hỏi của đề bài để người chấm thi biết được thí sinh đã kết thúc bài đó hay chưa và có cảm tình hơn khi chấm bài.

8. Nháp cẩn thận nhưng không nên nháp quá nhiều, gây mất thời gian và dễ sai, nhầm lẫn khi chép từ giấy nháp vào bài làm. Xem giấy nháp như là công cụ hỗ trợ chứ đừng làm xong trên nháp mới chép vào bài thi.'

9. PHẢI DÀNH 5-10 phút để soát lại bài, đặc biệt là khi soát cần lưu ý đến các sai sót mà bản thân các em hay gặp phải và tránh việc nhầm lẫn, bỏ sót ý nào đó.

10. Cuối cùng thầy cứ phải nhắc đi nhắc lại nhiều lần HÃY CẨN THẬT HẾT SỨC KHI LÀM BÀI THI, công sức cả năm ôn rồi, đừng để vì chủ quan, sơ ý mà mất đi 0.25 điểm, làm được có 7 câu chẳng hạn mà lại bị trừ mất 2 chỗ 0.25 điểm vì những cái lỗi sơ ý không đáng có thì quả là uất, đặc biệt là năm nay lại không làm tròn, có khi hơn kém nhau có 0.25 điểm thôi mà người đỗ kẻ trượt rồi.

HỎI: Sau khi thi xong em mới phát hiện bài thi môn toán có một hình vẽ trong bài giải hình học em đã lỡ vẽ bằng bút chì. Vậy bài thi của em có bị coi là đánh dấu và có bị trừ điểm không?

TRẢ LỜI: Theo quy chế tuyển sinh, thí sinh không được làm bài thi bằng hai màu mực. Chỉ những hình tròn vẽ bằng compa mới được sử dụng bút chì, còn toàn bài thi, kể cả hình vẽ, biểu đồ, đồ thị..., thí sinh đều phải kẻ vẽ bằng cùng một màu mực với chữ viết trong bài thi. Những trường hợp bài thi có hai màu mực hoặc trường hợp có hình vẽ bằng bút chì như bài làm của em sẽ bị xếp vào dạng những bài thi đặc biệt, có dấu hiệu khác thường. Hội đồng chấm thi sẽ lọc riêng những bài thi này và tổ chức chấm tập thể.

Nếu bài thi được xác định bình thường, thí sinh vô tình phạm lỗi thì bài thi như trường hợp của em sẽ không bị trừ điểm. Đối với những bài thi hội đồng chấm xác định đủ căn cứ xác đáng là thí sinh cố tình đánh dấu bài sẽ bị trừ 50% điểm toàn bài thi, bài thi viết bằng các loại chữ, loại mực khác nhau sẽ bị cho điểm 0 đối với một số phần hoặc toàn bộ bài thi.

Vì vậy khi làm bài thi, thí sinh cần lưu ý thực hiện nghiêm túc quy chế, không nên để xảy ra những tình huống đáng tiếc do vô tình, sơ suất vi phạm quy chế về sử dụng màu mực, dùng bút đỏ, bút chì, viết vẽ những nội dung không liên quan đến bài thi... gây ức chế cho các thầy trong quá trình chấm thi, bài thi của bản thân có thể bị xử lý trừ điểm hoặc hủy kết quả.

***

HỎI: Nếu như đã chọn làm một phần đề riêng nhưng thí sinh thấy không phù hợp, muốn thay đổi, bỏ phần đã làm để chuyển sang làm phần riêng còn lại thì phải làm như thế nào để không bị coi là phạm qui?

TRẢ LỜI: Thí sinh có thể thay đổi sự lựa chọn phần riêng của đề thi trong lúc làm bài chứ không nhất thiết là đã chọn rồi thì chỉ được làm phần đó. Ví dụ như thí sinh chọn một phần riêng rồi sau đó thấy khó hoặc không muốn làm tiếp mà chuyển sang làm phần riêng còn lại. Tuy nhiên, thí sinh phải đặc biệt lưu ý để không bị rơi vào tình trạng vô tình phạm qui do bị tính là làm cả hai phần riêng. Vì theo qui định áp dụng cho kỳ thi tuyển sinh năm nay, dù làm hết hay chưa, có làm đúng hay không, nếu có phần bài làm cả hai phần riêng đều sẽ không được chấm, chỉ được chấm phần đề chung. Do đó, trong trường hợp muốn thay đổi, tùy theo đó là môn thi tự luận hay trắc nghiệm, thí sinh phải có cách xử lý bài làm phù hợp. 

Đối với môn thi trắc nghiệm (vật lý, hóa học...), do các câu trả lời sẽ điền trên phiếu trả lời trắc nghiệm bằng bút chì nên thí sinh muốn thay đổi lựa chọn đối với phần đề riêng thì chỉ cần tẩy sạch các câu trả lời cho phần đó rồi mới chuyển sang trả lời các câu mới. Nếu để sót còn có câu trả lời nào ở phần đã bỏ bị đánh dấu, bài làm vẫn bị coi là làm cả hai phần và phạm qui. 

Đối với môn thi tự luận như môn toán, phần bài làm bỏ đi cần lấy bút cùng màu mực với bài làm gạch ngang theo từng dòng kẻ đến hết phần cần bỏ, tuyệt đối không dùng bút xóa. Thí sinh cũng không được đóng khung rồi kẻ chéo phần bài làm muốn bỏ vì sẽ bị coi là có dấu hiệu đánh dấu bài và bài thi sẽ bị xử lý riêng theo qui chế.

***

HỎI: Những bài thi  như thế nào bị coi là có dấu hiệu bất thường, đánh dấu bài và sẽ bị xử lý như thế nào?

TRẢ LỜI: Ngay trước khi bắt tay vào chấm thi, các hội đồng chấm thi sẽ kiểm tra, sàng lọc riêng những bài thi làm trên giấy khác với giấy dùng cho kỳ thi tuyển sinh năm nay, bài có viết bằng mực đỏ, bút chì, bài làm trên giấy nháp, bài có hai thứ chữ khác nhau hoặc có viết vẽ những nội dung không liên quan đến bài thi...

Đối với những bài thi nhàu nát hoặc có dấu hiệu bất thường, hội đồng chấm thi sẽ tổ chức chấm tập thể. Nếu đủ căn cứ xác định lỗi cố ý của thí sinh thì bài thi sẽ bị trừ 50% điểm toàn bài. Bài thi có thể bị cho điểm 0 đối với từng phần của bài thi hoặc toàn bộ bài thi nếu là trường hợp viết trên giấy nháp, giấy không đúng qui định, bài thi viết bằng các loại chữ, các loại mực khác nhau. Riêng với những trường hợp viết vẽ những nội dung không liên quan đến bài thi sẽ bị hủy bỏ kết quả thi của cả ba môn.

Thí sinh lưu ý, đối với các môn thi trắc nghiệm chỉ dùng bút chì để tô câu hỏi nhưng các môn thi tự luận lại tuyệt đối không được sử dụng bút chì để làm, viết bài thi.

***

HỎI: Đối với các môn thi trắc nghiệm, nếu có vấn đề xảy ra với tờ phiếu trả lời như bị tẩy xóa, rách nát hay bôi bẩn...,  thí sinh có được đổi tờ khác thay thế không?

TRẢ LỜI: Về nguyên tắc, tờ phiếu trả lời trắc nghiệm chỉ phát cho thí sinh một lần, không được đổi hay phát thay thế như đối với tờ giấy thi thông thường của các môn tự luận. Theo đúng qui định, số tờ phiếu trả lời chỉ in vừa đủ tương ứng với số lượng đề thi và thí sinh trong phòng thi. Tờ phiếu này chỉ được xem xét đổi duy nhất trong trường hợp ngay khi vừa phát cho thí sinh, nếu thí sinh phát hiện ngay có hiện tượng bị lỗi, rách, hỏng... trước khi làm bài. Vì thế, thí sinh cần lưu ý, khi nhận được tờ phiếu trả lời trắc nghiệm thì ngay lập tức phải kiểm tra kỹ để nếu phát hiện có vấn đề gì khác thường thì đề nghị cán bộ coi thi kiểm tra và giải quyết ngay. Sau khi cán bộ coi thi đã ký vào phiếu và đã tính giờ làm bài thì không được đổi nữa.

Trong quá trình làm bài thi, thí sinh phải chú ý tự bảo vệ tờ phiếu bài làm, không làm nhàu nát, rách rời, tẩy xoá cẩn thận, nhẹ nhàng không làm thủng giấy hoặc bôi bẩn. Vì nếu để xảy ra những tình huống đó, bài thi khi đưa vào chấm bằng máy cũng dễ gặp trục trặc hơn.

***

HỎI: Xin cho biết những lỗi thí sinh thường mắc phải trong lúc làm bài có thể làm ảnh hưởng đến kết quả thi là gì?

TRẢ LỜI: Thí sinh chỉ được làm bài thi trắc nghiệm bằng bút chì đen, không tô câu trả lời bằng bất cứ màu mực nào khác để đảm bảo máy quét có thể đọc chính xác các câu trả lời. Đã có trường hợp thí sinh có thể lo tô bằng bút chì không rõ nên tô lại bằng bút bi, máy sẽ không nhận được và sẽ bị mất điểm nếu bài thi không được phát hiện và xử lý riêng. Sai sót thí sinh thường gặp trong lúc làm bài thi là khi muốn thay đổi sự lựa chọn phương án trả lời thì tẩy không kỹ, không kết vết tô ở phương án đã bỏ, thành ra cùng một câu, có 2-3 phương án lựa chọn. Những câu như vậy, máy sẽ tự động không chấm và không được điểm.

Thí sinh cũng cần đặc biệt chú ý, không được tô sai mã đề và viết sai số báo danh trên phiếu trả lời trắc nghiệm. Đối với bài thi trắc nghiệm viết nhầm mã đề sẽ dẫn đến bài thi có kết quả bằng 0 vì các câu hỏi và phương án trả lời bị xáo trộn hoàn toàn khác nhau giữa các mã đề. Liên quan đến kết quả thi, thi sính cũng phải chú ý kiểm tra, đối chiếu thứ tự giữa câu hỏi và câu trả lời trên phiếu trả lời trắc nghiệm, tránh trường hợp chọn phương án đúng lại thành sai do bị lệch thứ tự giữa đề và câu trả lời. 

Đối với những thí sinh nếu chọn phần riêng thứ hai của đề thi còn phải chú ý trên phiếu trả lời cũng để bỏ cách đúng số câu trả lời tương ứng với phần đề riêng thứ nhất mình không làm. Đã có trường hợp chọn các câu trắc nghiệm của phần đề riêng thứ hai nhưng khi điền trên phiếu trả lời thì quen tay đánh dấu tuốt vào những câu của phần đề riêng thứ nhất liền sát với phần đề chung

***

HỎI: Em thi môn Hóa. Lúc giám thị chuyền tờ giấy ghi mã đề thì em không biết nên ghi 3 số cuối của số báo danh nhưng trong giấy làm bài trắc nghiệm thì vẫn ghi đúng mã đề. Như vậy thì có ảnh hưởng gì đến bài thi của em không?

TRẢ LỜI: Lỗi của em hoàn toàn có thể được châm trước và bài thi vẫn được chấm bình thường. Việc ghi mã đề vào giấy xác nhận chỉ nhằm mục đích để hậu kiểm về sau, do đó nếu có sai sót cán bộ chấm thi sẽ đối chiếu với bài làm của em để điều chỉnh.

***

HỎI: Hiện Bộ GD-ĐT đã công bố danh sách các máy tính được phép mang vào phòng thi năm nay, có thể nói là giống như năm ngoái không có sự thay đổi gì. Nhưng theo em được biết Casio FX 570ES còn có thêm phiên bản sau là FX570ES PLUS khá hay nhưng không thấy có trong danh sách được mang vào phòng thi. Vậy em có được phép mang vào phòng thi không, vì máy tính này cũng không có chức năng soạn thảo. Nếu được em phải làm gì vì máy không có trong danh sách đó. Có phải trước giờ thi các cán giám thị sẽ kiểm tra toàn bộ đồ dùng mang vào phòng thi?

TRẢ LỜI: Tốt nhất em nên mang theo những loại máy tính có trong danh mục để tránh những dao động không cần thiết. Đối với những máy tính không có trong danh mục những có tính năng tương đương thì vẫn được phép sử dụng.

Chỉ trong trường hợp máy tính sau khi kiểm chứng nghi có chức năng soạn thảo văn bản, có gắn thẻ nhớ... thì sẽ được chuyển xuống phòng chức năng ở mỗi Hội đồng thi để xem xét. Việc làm này không làm mất nhiều thời gian của thí sinh nhưng dễ gây tâm lý không tốt khi làm bài.

***

HỎI: Khi làm bài thi trắc nghiệm, em chọn toàn bộ đáp án là A có được chấp nhận không, bài thi của em có bị coi là sai quy định gì không?

TRẢ LỜI: Không có quy định nào cấm thí sinh chọn chung đáp án cho tất cả các câu hỏi đối với môn thi trắc nghiệm. Vì kẽ hở này mà đã có không ít đề xuất Bộ GD-ĐT trừ điểm đối với những thí sinh chọn đáp án sai tuy nhiên Bộ vẫn chưa đồng ý. Như vậy em hoàn toàn có quyền chọn chung đáp án như em trình bày. Cách làm này không vi phạm quy chế và cũng không bị trừ điểm.

***

HỎI: Em nghe nói cả thi TN THPT và thi ĐH thí sinh học ban nào thì bắt buộc phải làm phần dành cho ban đó ở phần riêng có đúng không hay là chỉ ở kì thi tốt nghiệp THPT?

TRẢ LỜI: Đối với kì thi năm nay (thi ĐH và thi tốt nghiệp THPT) thì thí sinh được phép lựa chọn ở phần riêng. Nghĩa là không bắt buộc học ban nào phải chọn làm ở ban đó. Tuy nhiên khi chọn phần nào thì phải làm phần đó, nếu làm cả hai phần thì chỉ chấm điểm phần chung và không chấm điểm phần riêng.

***

HỎI: Trong bài thi trắc nghiệm nếu em không tô hết các câu cần tô thì máy có chấm không ạ? Hay như vậy là coi như bài đó bị loại luôn và được 0 điểm luôn có đúng như thế không ạ?

TRẢ LỜI: Trong quy trình chấm thi trắc nghiệm, sẽ có quy trình kiểm dò để phát hiện những thông tin sai. Quy trình này được bộ phận chấm thi thực hiện sau khi máy đã quét bài thi. Thực tế kiểm dò cho thấy: có những lỗi lôgic như có số báo danh trùng nhau, mã đề không tồn tại... máy sẽ phát hiện ra. Trong trường hợp này bộ phận chấm thi trong đó có sự giám sát của công an sẽ sửa lại các lỗi lôgic và đưa vào chấm bình thường. Tuy nhiên, có những lỗi kỹ thuật mà máy không phát hiện được. Ví dụ: TS tô sai mã đề thành một mã đề khác cũng có trong tổng số đề thi thì máy sẽ không nhận ra và sẽ chấm theo mã đề TS đã tô. Như vậy bài thi của TS sẽ bị máy đương nhiên chấm nhầm. Trường hợp này chỉ sau khi có kết quả thi, TS phải làm đơn phúc tra thì mới được xem xét và chấm lại. Những bài thi máy không chấm được là do TS không thực hiện đầy đủ các yêu cầu nên máy không nhận dạng hết được. Những bài thi như vậy sẽ được xử lý về mặt kỹ thuật để máy nhận dạng được và chấm bình thường. Trong một số ít trường hợp, ví dụ như phiếu trả lời bị gập, ẩm dẫn đến máy không quét được, bài thi sẽ được lập biên bản để nhập vào máy bằng biện pháp thủ công dưới sự giám sát của thanh tra và công an. Chính vì thế em không cần phải lo lắng. Nếu em mắc lỗi liên quan đến kỹ thuật mà máy không nhận dạng được dẫn đến điểm thi thấp thì hãy làm đơn xin phúc khảo nhé.

***

HỎI: Khi làm bài tự luận kỳ thi đại học, phần bị sai cần hủy bỏ em phải làm như thế nào?

TRẢ LỜI: Em chỉ cần gạch chéo và ghi chữ bỏ là được. Em không nên dùng bút xóa, bút phủ để sữa lỗi này vì dễ bị liệt vào tội đánh dấu bài thi.

***

HỎI: Trong kì thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH-CĐ em có được mang nháp có kẻ ô li (giấy tập) vào phòng thi không?

TRẢ LỜI: Ở hai kì thi này em đều được phát giấy nháp trong đó có chữ ký của giám thị phòng thi. Chính vì thế em không được phép mang giấy nháp ngoài quy định vào phòng thi.

***

HỎI: Năm nay thi môn Hóa Học thì có được mang Bảng hệ thống tuần hoàn vào phòng thi không?

TRẢ LỜI: Theo quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2010 thì bảng hệ thống tuần hoàn không được phép sử dụng trong kì thi. Tất cả các thông số cần thiết để giải bài toán hóa học sẽ được ghi sẵn ở trong đề bài.

***

HỎI: Nếu em không viết tên môn thi vào tờ phách của bài thi tự luận thì có sao ko ạ?

TRẢ LỜI: Tốt nhất em nên tuân thủ những quy định mà cán bộ phòng thi yêu cầu. Trong trường hợp em quên viết tên môn thi thì cũng sẽ không sao. Mỗi môn thi ở mỗi phòng thi sẽ được để vào một phong bì riêng và niêm phong. Hơn thế là khi chấm thi chỉ cần nhìn nội dung thì cán bộ chấm thi biết đó là môn nào.

***

HỎI: Đối với các bài thi trắc nghiệm thì làm đúng đương nhiên sẽ được điểm nhưng làm sai có bị trừ điểm hay không và phân phối điểm các câu có đồng đều không? Vì em nghe một số thông tin cho rằng làm sai sẽ bị trừ điểm và điểm từng phần có khác nhau.

TRẢ LỜI: Đối với môn thi trắc nghiệm thì chỉ được chấm bằng máy và không chấm bằng tay đối với bất kỳ tình huống nào. Trong trường hợp em thấy điểm và kết quả bài làm của mình không hợp lý thì có thể làm đơn xin phúc khảo. Trong quá trình phúc khảo thì bài thi trắc nghiệm sẽ được rút ra kiểm tra các vấn đề liên quan đến kỹ thuật cho máy định dạng: như xem đã tô kín chưa, nếu chưa tô kín thì sẽ được tô kín lại cho em... Sau khi xử lý xong các vấn đề đó thì sẽ quét lại và chấm bằng máy bình thường.