Vẻ đẹp trong lối sống, tâm hồn của nhân vật anh thanh niên trong lặng lẽ sa pa

Giải chi tiết:

a. Giới thiệu sơ lược về đề tài viết về những con người sống, cống hiến cho đất nước trong văn học. Nêu tên 2 tác giả và 2 tác phẩm cùng những vẻ đẹp của anh thanh niên và Phương Định.

b. Vẻ đẹp của 2 nhân vật trong hai tác phẩm :

* Vẻ đẹp trong cách sống :

+ Nhân vật anh thanh niên : trong Lặng lẽ Sa Pa

- Hoàn cảnh sống và làm việc : một mình trên núi cao, quanh năm suốt tháng giữa cỏ cây và mây núi Sa Pa. Công việc là đo gió, đo mưa đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất…

- Anh đã làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, cụ thể, tỉ mỉ, chính xác, đúng giờ ốp thì dù cho mưa tuyết, giá lạnh thế nào anh cũng trở dậy ra ngoài trời làm việc đúng giờ quy định.

- Anh đã vượt qua sự cô đơn vắng vẻ quanh năm suốt tháng trên đỉnh núi cao không một bóng người.

- Sự cởi mở chân thành, quý trọng mọi người, khao khát được gặp gỡ, trò chuyện với mọi người.

- Tổ chức sắp xếp cuộc sống của mình một cách ngăn nắp, chủ động : trồng hoa, nuôi gà, tự học...

+ Cô thanh niên xung phong Phương Định :

- Hoàn cảnh sống và chiến đấu : ở trên cao điểm giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn, nơi tập trung nhất bom đạn và sự nguy hiểm, ác liệt. Công việc đặc biệt nguy hiểm : Chạy trên cao điểm giữa ban ngày, phơi mình trong vùng máy bay địch bị bắn phá, ước lượng khối lượng đất đá, đếm bom, phá bom.

- Yêu mến đồng đội, yêu mến và cảm phục tất cả những chiến sĩ mà cô gặp trên tuyến đường Trường Sơn.

- Có những đức tính đáng quý, có tinh thần trách nhiệm với công việc, bình tĩnh, tự tin, dũng cảm...

* Vẻ đẹp tâm hồn :

+ Anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa :

- Anh ý thức về công việc của mình và lòng yêu nghề khiến anh thấy được công việc thầm lặng ấy có ích cho cuộc sống, cho mọi người.

- Anh đã có suy nghĩ thật đúng và sâu sắc về công việc đối với cuộc sống con người.

- Khiêm tốn thành thực cảm thấy công việc và những đóng góp của mình rất nhỏ bé.

- Cảm thấy cuộc sống không cô đơn buồn tẻ vì có một nguồn vui, đó là niềm vui đọc sách mà lúc nào anh cũng thấy như có bạn để trò chuyện.

- Là người nhân hậu, chân thành, giản dị.

+ Cô thanh niên Phương Định :

- Có thời học sinh hồn nhiên vô tư, vào chiến trường vẫn giữ được sự hồn nhiên.

- Là cô gái nhạy cảm, mơ mộng, thích hát, tinh tế, quan tâm và tự hào về vẻ đẹp của mình.

- Kín đáo trong tình cảm và tự trọng về bản thân mình.

Các tác giả miêu tả sinh động, chân thực tâm lí nhân vật làm hiện lên một thế giới tâm hồn phong phú, trong sáng và đẹp đẽ cao thượng của nhân vật ngay trong hoàn cảnh chiến đấu đầy hi sinh gian khổ.

c. Đánh giá, liên hệ :

- Hai tác phẩm đều khám phá, phát hiện ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn con người Việt Nam trong lao động và trong chiến đấu.

- Vẻ đẹp của các nhân vật đều mang màu sắc lí tưởng, họ là hình ảnh của con người Việt Nam mang vẻ đẹp của thời kì lịch sử gian khổ hào hùng và lãng mạn của dân tộc. Liên hệ với lối sống, tâm hồn của thanh niên trong giai đoạn hiện nay.

Lặng lẽ Sa Pa: Phân tích vẻ đẹp bình dị mà cao cả của anh thanh niên trong “Lặng lẽSa Pa”: Nguyễn Thành LongNguyễn Thành Long là tác giả nổi tiếng của nền văn học hiện đại Việt Nam. “Lặng lẽ Sa Pa” là tác phẩmtiêu biểu của ông. Truyện viết về những con người say mê lao động tự giác trong thời đại mới. Anhthanh niên là nhân vật chính xuyên suốt toàn truyện. Anh đẹp cả về tinh th ần, tâm hồn, lối sống. Ởanh toát lên nhiều phẩm chất đáng quý, yêu công việc, yêu lí tưởng, say mê cống hiến cho đất nước.Anh còn có đời sống tâm hồn, tinh thần giàu có phong phú. Anh để lại trong lòng em nhiều ấn tượng sâusắc.Truyện xoay quanh một tình huống đơn giản, cuộc gặp gỡ tình cờ giữa những người không quenbiết: anh thanh niên, cô kĩ sư, ông họa sĩ. Qua cuộc trò chuyện giữa anh thanh niên, họa sĩ, cô gái, tácgiả thể hiện chủ đề tác phẩm, ca ngợi những con người đang ngày đêm âm thần cống hiến cho đấtnước. Chủ đề ấy được gửi gắm ngay trong câu văn: “Trong cái im lặng của Sa Pa, dưới những dinhthự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những conngười làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước”. Anh thanh niên là gương mặt đại diện tiêu biểu chothế giới những người lao động ấy. (1)Trước hết, tác giả đặt anh vào hoàn cảnh sống và làm việc gian khổ, khó khăn. Anh làm công tác khítượng thủy văn kiêm vật lý địa cầu, tham gia vào việc dự báo thời tiết hàng ngày. Anh làm việc trênđỉnh Yên Sơn cao 2600m, quanh năm không một bóng người, chỉ có mây và sương mù bao phủ, côngviệc đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận, chịu đựng kiên trì. Gian khổ nhất là phải dậy lúc 1 giờ sáng để lấy sốliệu, lúc ấy gió tuyết ở bên ngoài như chỉ chực đợi anh ra là ào ào xô tới. Xong việc, trở vào nhà làkhông thể ngủ lại được, ngoài chịu đựng thời tiết khắc nghiệt. Anh còn phải đối mặt với nỗi cô đơntrên đ ỉnh n úi quanh n ăm không một bóng người. Có khi “thèm người” anh phải chặt cây chặn xe đểđược gặp người. Nhưng anh vư ợt qua mọi khó khăn, thử thách ấy để gắn bó với công việc.Trong hoàn cảnh ấy, anh thanh niên ngời sáng nhiều nét đẹp đáng quý cả tâm hồn, tinh thần, lối sống.Nét đẹp đáng quý của anh là tình yêu đất nước, yêu lí tưởng, yêu lao động, yêu công việc, có tinh thầntrách nhiệm hết mình với công việc. Yêu lý tưởng nên anh hi sinh tuổi trẻ để gắn bó với đỉnh Yên Sơn, bấtchấp thời tiết và nỗi cô đơn để hoàn thành công việc. Yêu lao động, có ý thức sâu sắc về bổn phận về tráchnhiệm với cộng đồng nên anh tích cực cống hiến hết mình cho đất nước. Anh suy nghĩ rất đẹp về côngviệc: “Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao lại gọi là một mình được”. Anh coi công việc là ngườibạn, là niềm vui, là nguồn hạnh phúc, anh tìm thấy ý nghĩa và niềm vui trong công việc lao động tự giác.Vì anh biết việc mình làm là đóng góp có ích cho cộng đồng.(2) Anh còn quan niệm rất đẹp về hạnhphúc, anh thấy hạnh phúc khi biết mình dự báo một đám mây khô, góp phần vào chiến thắng của khôngquân ta trên cầu Hàm Rồng. Hạnh phúc của anh là được đóng góp, được cống hiến cho cuộc đời chung.(3) Anh còn ý thức sâu sắc, về trách nhiệm, nghĩa vụ làm người đối với cuộc đời, với quê hương, tráchnhiệm của công dân với đất nước: “Mình sinh ra là gì? Mình đẻ ở đâu? Mình vì ai mà làm việc”. Tómlại, ở anh tỏa sáng nét đẹp tinh thần thật đáng quý.(4)Anh còn ngời sáng nét đẹp tâm hồn, anh có đời sống tâm hồn phong phú, giàu có sống một mình nhưnganh không tạm bợ, nghèo nàn về tâm hồn. Anh trồng hoa để làm tươi mát tâm hồn mình, khiến khônggian của anh thêm thơ mộng, tươi đẹp, anh nuôi gà để cải thiện đời sống vật chất, bồi đắp tình yêu laođộng. Anh đọc sách, coi sách là bạn trò chuyện, tâm tình để làm giàu có cả vốn sống, vốn hiểu biết, rộngmở tâm hồn. Đời sống tâm hồn của anh, thật đẹp thật tích cực, thể hiện thái độ lạc quan, yêu đời, gắn bótha thiết với cuộc đời.Anh còn có lối sống đẹp, đáng khâm phục.Anh sống tích cực, hòa nhập với cộng đồng, với mọi người.Sống một mình nhưng anh không xa lạ, lạc lõng, tách biệt mọi người. Anh sống nhiệt tình, cởi mở,chu đáo, khiêm tốn. Anh sung sướng khi được gặp gỡ, trò chuyện với mọi người, anh sẵn sàng chia sẻ,tâm sự mọi suy nghĩ của anh về công việc, cuộc sống. Anh quan tâm ân cần đến mọi người, tặng củtam thất cho vợ bác lái xe, bó hoa cho cô gái, pha trà ngon cho họa sĩ, làm trứng để những ngườikhách ăn đường. Anh còn khiêm tốn giản dị, khi họa sĩ muốn vẽ anh, anh từ chối và nhiệt tình giớithiệu cho họa sĩ những người theo anh là đáng vẽ hơn, như ông kỹ sư vườn rau, người cán bộ nghiêncứu sét. Anh tự cho rằng đóng góp của mình là nhỏ bé se với mọi người.Tóm lại hình tượng anh thanh niên tỏa sáng nhiều nét đẹp cả tinh thần tâm hồn, phẩm chất, lối sống.Tác giả không đặt tên cho nhân vật để ngầm ý khẳng định anh giống như bao người lao động bìnhthường khác, đang lao động âm thầm, cống hiến hi sinh quên mình cho cuộc đời chung. Họ không ồnào, phô trương, không đòi hỏi đãi ngộ, đó là vẻ đẹp của tịnh thần lao động tự giác mà anh thanh niên làđại diện tiêu biểu nhất. Anh là tấm gương sáng cho mọi người noi theo. Bên cạnh hình tượng anh thanhniên, tác giả còn xây dựng các nhân vật phụ và nhân vật trung gian, ông họa già vẫn say mê lao độngnghệ thuật, cô kĩ sư háo hức xung phong đi Tây Bắc để cống hiến sức trẻ, tài năng, bác lái xe cần mẫn,tốt bụng nhiệt tình phục vụ mọi người, người kĩ sư vườn rau ngày ngày say mê nghiên cứu để củ su hàođựơc to hơn, ngọt hơn, người cán bộ nghiên cứu sét 11 năm không xa cơ quan, hi sinh tuổi trẻ, hạnhphúc để nghiên cứu bản đồ sét cho nước ta….Tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp khác nhau nhưng họ đềugiống nhau ở tình yêu lao động, say mê cống hiến thầm lặng, ý thức lao động tự nguyện, tự giác cho đấtnước.Qua nhân vật anh thanh niên và các nhân vật phụ, tác giả thể hiện thái độ trân trọng ngợi ca tôn vinh hếtmình vẻ đẹp của người lao động mới sống đẹp, yêu lý tưởng, yêu lao động tự giác sống hòa nhập, tích cựclạc quan, chu đáo khiêm tốn. Cách xây dựng nhân vật chính qua cách nhìn nhận đánh giá của các nhân vậtphụ càng khiến hình tượng anh thanh niên tỏa sáng với nét đẹp chân thực, khách quan, đáng quý, vẻ đẹp củaanh có sức lan tỏa mạnh mẽ đối với tâm hồn, lối sống của mọi người.Bằng cốt truyện độc đáo, tình huống sáng tạo,ngôn ngữ tự sự sinh động nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc,tác giả đã khắc họa nổi mật hình tượng anh thanh niên với vẻ đẹp tâm hồn, tinh thần lối sống. Nhân vật anhthanh niên sẽ có sức sống bền bỉ trong lòng người đọc. Tác phẩm và tên tuổi của tác giả cũng sẽ sống mãivới thời gian.Câu hỏi phụ: Lặng lẽ Sa PaCâu hỏi 1: Nhan đề “Lặng lẽ Sa Pa” có gì đặc biệt?+) Tác giả đảo “Lặng lẽ” lê trước Sa Pa nhấn mạnh: Sa Pa nơi nghỉ dưỡng êm đềm tĩnh lặng, nên thơ. Sa Pacòn có những người lao động âm thầm cống hiến cho đất nước. Qua đó tác giả ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên và con người lao động mới, chủ động, cống hiến tự giác, khiêm nhường, trọn vẹn quên mình cho tổ quốc.Nhan đề còn gợi chất thơ cho câu chuyện.Câu 2: Nêu tình huống, ý nghĩa tình huống?Câu 3: Ý nghĩa câu nói của anh thanh niên về công việc “Khi ta làm việc..”?Câu 4: Suy nghĩ của anh về hành phúc?Câu 5: Suy nghĩ của anh về câu nói :” Mình sinh ra là gì?Câu 6: Tại sao tác giả không đặt tên cho nhân vật?Câu 7: Chủ đề của truyện thể hiện ở câu văn nào?Câu 8: Nghệ thuật xây dựng nhân vật của thời gian có gì độc đáo?Câu 9:Chất thơ trong t ác ph ẩm “L ặng l ẽ Sa Pa”