Vẻ đẹp kiêu sa là gì năm 2024

Trưa hôm nay (21-5-2015) xem trên tivi kênh HTV7 trong chương trình "Trong sáng cùng tiếng Việt" có nói về từ "kiêu sa" hay "kiêu xa"?. Hai nhân vật là vợ chồng tranh luận về một người phụ nữ đẹp, kiêu hãnh, phải dùng chữ "kiêu sa" hay "kiêu xa" viết thế nào là đúng (người vợ cho là viết "kiêu xa" mới đúng, còn ông chồng chọn "kiêu sa"). Đây là một từ bây giờ cũng hay dùng hằng ngày, chẳng hạn ta nghe nói "Nàng công chúa kiêu sa", hay "đấy là một cô gái kiêu sa", và có thể hiểu để chỉ một người phụ nữ đẹp, sang trọng, kiêu hãnh. Có vẻ như bà vợ sai khi khẳng định phải viết là "kiêu xa".

Diễn giả của chương trình là một tiến sỹ về ngữ văn của một trường đại học đã phân tích hai từ trên và trả lời như sau (đại ý kết luận): Từ gốc của từ bên trên là "kiêu xa" chứ không phải "kiêu sa". Từ "Kiêu sa" là do chữ "kiêu xa" được phát âm trại đi mà thành.

Thật sự là thoạt đầu tôi cũng nghĩ bà vợ sai khi dùng từ "kiêu xa", bởi ta chỉ quen thấy từ "kiêu sa" xuất hiện trên báo chí, cũng như trong ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày. Thế là tôi lại phải lôi cái đám từ điển trên kệ sách xuống. Quyển từ điển tiếng Việt xưa Đại Nam Quấc Âm Tự Vị không thấy có chữ "kiêu sa" lẫn "kiêu xa".

Hán Việt Tự điển của Đào Duy Anh giải thích chữ "Kiêu xa" 驕 奢: kiêu ngạo và xa xỉ.

Quyển Việt Nam Tự điển của Hội Khai Trí Tiến Đức (Hanoi-1931) thấy có giải thích từ "Kiêu xa" 驕 奢 : Kiêu căng xa xỉ: Con nhà phú quí quen thói kiêu xa. Không có từ "Kiêu sa".

Việt Nam Tân Tự điển của Thanh Nghị (NXB Thời Thế Saigon-1952) giải thích chữ "Kiêu xa": tt. Kiêu căng và xa xỉ. Fastuex luxurieux. Không có từ "Kiêu sa".

Tự điển Việt Nam của Ban Tu Thư Khai Trí (Saigon-1971) giải thích từ "Kiêu sa": tt. Kiêu kỳ xa xỉ. Không có từ "Kiêu sa".

Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn Ngữ - Nhóm biên soạn Quang Hùng-Khắc Lâm (NXB Từ điển Bách Khoa-2007) giải thích từ "Kiêu xa": trt. Kiêu căng xa xỉ. Cũng không có từ "Kiêu sa".

Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn Ngữ do nhóm Hoàng Phê chủ biên (NXB Đà Nẵng-TT Từ Điển Học-1997) có đủ ghi đủ cả hai chữ "Kiêu sa" và "Kiêu xa":

- Kiêu sa: d. (Người phụ nữ) đẹp và kiêu hãnh.

- Kiêu xa: t. (cũ; id). Kiêu căng và xa xỉ.

Như vậy qua khảo sát từ điển của các thời kỳ, ta có thể thấy thoạt đầu chỉ có từ "Kiêu xa", có nghĩa là "kiêu căng, kiêu kỳ, xa xỉ", Từ này mang ý nghĩa xấu, người nào bị cho là "người kiêu xa" có nghĩa là bị chê bai là người kiêu căng, xa xỉ, mà khi nói người kiêu căng, xa xỉ thì có thể dùng để chỉ cho cả nam lẫn nữ.

Còn "Kiêu sa" là một từ phái sinh từ chữ "Kiêu xa", có thể là do ban đầu phát âm sai nhưng sau đó đã trở thành một từ mới, với ý nghĩa khác với từ "Kiêu xa" cũ. "Kiêu sa" được dùng để chỉ người phụ nữ đẹp, sang trọng, đài các và kiêu hãnh. Một người phụ nữ được cho là "Kiêu sa" không hẳn là một người xấu (có thể "hơi chảnh"), và từ "Kiêu sa" chỉ để chỉ phụ nữ không dùng để chỉ nam giới.

Cô mỉm cười vì nhớ tới những chuyện cụ Tú kể cho cô nghe khi cô còn bé , những chuyện thần tiên , kỳ dị , tả những cảnh lạc thú ở chốn bồng lai , những chuyện hôn nhân của các đấng đế vương , công hầu , chép những sự kiêu sa hoa lệ.

Thì đấy , nhìn phía sau cặp đùi đã có những ngấn lăn tăn , đâu còn mịn màng căng mẩy như của bọn mười chín đôi mươi ! Vậy mà cớ sao… Phải chăng là đôi mắt và miệng cườỉ Đôi mắt thăm thẳm đến im lìm nhưng cũng day dứt kiêu sa đến rát bỏng.

Một đêm không ngủ đã khiến cho nét mặt thanh thoát hơi chị già đi , mệt mỏi nhưng thật lạ , chỉ cần khẽ nhích một bên lông mày rất cong , rất nét là sự kinh bạc , kiêu sa và nhan sắc lập tức được phục hồi.

Cô giấu nỗi buồn của mình đằng sau những nét thanh tân , kiêu sa .

Cũng thoắt cái , Thúy thành cô dâu bên ấy , những sợi kim tuyến bám đầy chiếc váy kiêu sa ngày cô về nhà chồng , rồi chả mấy chốc đã lại nát vụn dưới chân những gã đàn ông say xỉn từ bữa ấy.

Tiếng Việt[sửa]

Từ nguyên[sửa]

Âm Hán-Việt của chữ Hán 驕奢.

Cách phát âm[sửa]

IPA theo giọng Hà Nội Huế Sài Gònkiəw˧˧ saː˧˧kiəw˧˥ saː˧˥kiəw˧˧ saː˧˧Vinh Thanh Chương Hà Tĩnhkiəw˧˥ saː˧˥kiəw˧˥˧ saː˧˥˧

Tính từ[sửa]

  1. (, ) Kiêu căng và xa xỉ. Thói kiêu xa của con nhà giàu.

Ghi chú sử dụng[sửa]

  • Không nên nhầm lẫn với . Ban đầu, chỉ có từ kiêu xa. Nhưng về sau, phát sinh thêm kiêu sa (do viết lệch chính tả) với nét nghĩa mới là “đẹp và kiêu hãnh (nói về người phụ nữ)”.

Tham khảo[sửa]

  • Hoàng Phê (chủ biên), Từ điển tiếng Việt, xuất bản 2003, tr.526.