Văn chương là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng là gì

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

''Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng . Chẳng những thế văn chương còn sáng tạo ra sự sống ''

Dựa vào những tác phẩm đã học-đọc thêm,em hãy chứng minh ý kiến của Hoài Thanh.

giúp mk ???? thank nhiều

Các câu hỏi tương tự

Câu 2 (trang 62 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2)

Hoài Thanh viết: “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế văn chương còn sáng tạo ra sự sống.. ”. Hãy đọc lại chú thích 5 rồi giải thích và tìm dẫn chứng để làm rõ các ý đó.

Soạn cách 1

Hoài Thanh đã đưa ra nhận định “ Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng”. Nói như vậy, chúng ta có thể thấy được rằng, cuộc sống được phản ánh lại một cách đầy đủ và sinh động trong văn chương. Do đó, văn chương phản ánh cuộc sống cũng trở nên đa dạng, đầy đủ mọi lĩnh vực về văn hóa, xã hội, con người,…

Ví dụ: Các tác phẩm văn học đã phản ánh các hoàn cảnh lịch sử, hoàn cảnh sống của mỗi người khác nhau. Ví dụ bài thơ “Bạn đến chơi nhà” => đã thể hiện tình huống thiếu thốn của tác giả. Hay qua các tác phẩm lĩnh vực văn hóa, giúp chúng ta khám phá được nền văn hóa đa sắc màu của dân tộc Việt Nam.

Soạn cách 2

- Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng

+ Văn chương tái hiện cuộc sống một cách chân thực qua từng câu chữ

+ Đọc ca dao ta hình dung ra được cuộc sống của con người thời xưa

+ Đọc những bài thơ về phụ nữ ta hình dung được nỗi khổ đau của người phụ nữ không được coi trọng trong xã hội xưa

+ Hay đọc những tác phẩm truyện như Tắt đèn, Lão Hạc,... cuộc sống của người nông dân trong xã hội thực dân nửa phong kiến được hiện lên rõ ràng

- Văn chương sáng tạo ra sự sống

+ Văn chương chứa đựng những mong muốn về cuộc sống tương lai, những điều tốt đẹp mà con người hy vọng có được trong cuộc sống

+ Ví dụ truyện cổ tích là thế giới mà con người tạo ra với niềm hy vọng về một cuộc sống tốt đẹp như vậy

Gợi ý

“Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sổng” (“Ý nghĩa văn chương”, Hoài Thanh). Khi viết những dòng này, hẳn nhà phê bình Hoài Thanh đang nhắc đến nhiệm vụ phản ánh sự sống và sáng tạo sự sống của văn chương. Đưa những cuộc đời thực, sự vật thực, hiện tượng thực lên trang viêt, ấy là nhiệm vụ phản ánh sự sống của văn chương. Đời sống tình cảm gia đình, bạn bè, cô trò,… được thế hiện sinh động qua nhiều văn bản như “Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài, “Công trường mở ra” của Lí Lan, “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến. Hình ảnh quê hương đất nước lại được hiện lên qua nhiều văn bản như “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan, ca dao về quê hương đất nước,… ở khía cạnh này, văn chương như Ban – dắc từng nói, đó là “Người thư kí trung thành” của thời đại, của đất nước. Nhưng văn chương còn mang một sức mạnh kì diệu khác, đó là sáng tạo ra sự sống. Văn chương với sự tưởng tượng phong phú, đa dạng, vượt thời gian, không gian, vượt ra ngoài nhận thức của con người đưa độc giả đến với thế giới, mà loài người chưa biết đến, chưa từng có trên cuộc đời này. Đó là thế giới phù thủy đầy phép thuật trong “Harry Potter” của J.Rowling, đó là thế giới tương lai trong “Đôrêmon” của một họa sĩ Nhật Bản,… Tất cả những điều đó chẳng những đã khiến con người nhìn bản thân mình trung thực, khách quan hơn mà còn bộc lộ những ước mơ đẹp đẽ, cháy bỏng của con người trong hành trình khám phá và chinh phục sự sống.

Xem thêm:  Cảm nghĩ của em về tình bà cháu trong bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh

Vanmau.edu.vn

Dàn ý: 

1. MB

- Giới thiệu qua về văn chương.

- Giới thiệu nhà phê bình văn học Hoài Thanh.

- Khẳng định nhận định của Hoài Thanh: 

- Tham khảo: Văn chương không chỉ đơn thuần là nghệ thuật giải trí, nó phản ánh thực tế cuộc sống với rất nhiều các chức năng như nhận thức, thẩm mĩ, giáo dục,… Hoài Thanh – một nhà phê bình văn học nổi tiếng đã ý thức được vai trò to lớn của văn chương. Vì vậy, trong tác phẩm “Ý nghĩa văn chương” của mình, ông đã từng khẳng định : “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế văn chương còn sáng tạo ra sự sống”.

2. TB

a, Khẳng định, giải thích:

- "Văn chương là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng" là gì?

Tham khảo: "Văn chương là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng"tức nhiệm vụ của văn chương là phản ánh cuộc sống con người của chúng ta trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai. Cuộc sống chúng ta là muôn màu, muôn vẻ: dù cho màu hồng của hạnh phúc hay màu đen của những nỗi khổ cực nhưng cũng vì văn chương mà trở nên rất đỗi phong phú, đa dạng.

- "Văn chương sáng tạo ra sự sống" là gì?

Tham khảo: “Văn chương sáng tạo ra sự sống” nghĩa là văn chương dựng lên hình ảnh, đưa ra những ý tưởng về một thế giới mơ ước mà con người luôn khát khao đạt đến để từ đó mọi người cùng tích cực cố gắng phấn đấu, xây dựng, khiến nó trở thành hiện thực tương lai tốt đẹp. Bên cạnh đó nó còn rèn luyện thế giới cảm xúc con người; làm giàu, làm đẹp những thứ bình thường nhất…

- Thiếu đi sự hiện hữu của văn chương, cuộc sống của con người sẽ trở nên vô cùng nghèo nàn, và thật vô vị.

b, Chứng minh:

- Văn chương là hình dung của sự sống: 

+ Trước tiên nó đã phản ánh đời sống hiện thực lao động qua các câu tục ngữ, ca dao:        “Thương thay thân phận con tằm,         Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.         Thương thay lũ kiến li ti,         Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi....”

Mượn hình ảnh “con tằm”, “lũ kiến”,... câu ca dao than thân đã phản ánh đời sống trong xã hội phong kiến giống như địa ngục trần gian của những người nhân dân lao động, cuộc sống lầm than khổ cực khiến họ phải cất tiếng than ai oán.

+ Không những thế, họ còn bị mặc kệ, lầm vào tình cảnh muôn sầu nghìn thảm, kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn lúc đê vỡ do sự vô trách nhiệm táng tận lương tâm của quan phụ mẫu qua văn bản “Sống chết mặc bay”. Thân là những người lao động - một địa vị thấp kém nên đời sống của họ vô cùng cùng cực. Vì thế văn chương đã đem điều này đến với chúng ta để từ đó ta biết cảm thông, bày tỏ xúc cảm của mình cho số phận bi thảm, đáng thương của đời sống lao động
nhân dân trong xã hội phong kiến thối nát xưa.

+ Đọc bài thơ “Lượm” của nhà thơ Tố Hữu, ta thấy được cuộc sống thời xưa thật đầy những khó khăn, thử thách; lớp người đi trước đã phải chiến đấu mệt nhọc, vất vả, thậm chí là cả hi sinh tính mạng mình để bảo vệ chủ quyền dân tộc, bảo vệ độc lập tự do của đất nước. Ngay cả một chú bé chỉ mới độ tuổi thiếu niên, là tuổi mà chúng ta vẫn còn đang cắp sách đến trường đã phải tham gia vào chiến đấu, làm một chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi. Tuy đã hi sinh nhưng Lượm đã trở thành một tấm gương tiêu biểu, đáng để chúng ta học tập và noi theo.

- Văn chương sáng tạo ra sự sống:

+ Thông qua văn chương, các tác giả giúp người đọc nhận thức được nhiều điều bổ ích về cuộc sống trong quá khứ cũng như hiện tại. Các loại hình văn học được khắc sâu vào trong tâm trí ta tựlúc nào không hay, tạo nên đời sống tinh thần phong phú cho mỗi con người. Và điều đó được thể hiện trong một vài truyền thuyết như “Sơn tinh, Thủy tinh”. Khi hai thần gia chiến với nhau, trước cơn thịnh nộ của Thủy Tinh – đại diện cho sự giận dữ của thiên nhiên, Sơn Tinh vẫn bình tĩnh “bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi,...” để bảo vệ nhân dân. Ấy vậy mà ta hiểu được rằng đó là ước mơ từ xa xưa của nhân dân: chống chọi với thiên tai, lũ lụt để bảo vệ cho cuộc sống ấm no, hạnh

phúc của mình.

+ Không những thế, nó còn thể hiện qua các tác phẩm như “Dế mèn phiêu liêu kí” của nhà văn Tố Hoài. Kết thúc câu chuyện, Mèn đã kêu gọi bạn bè sống đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau. Đó chính là ước mơ hòa bình và hữu nghị về một thế giới không có chiến tranh, hoàn toàn tươi đẹp; được nhà văn gửi gắm qua thế giới loài vật sinh động....

3. KB:

- Khẳng định lại lời của Hoài Thanh: “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế văn chương còn sáng tạo ra sự sống”.

- Nêu cảm nghĩ

Tổng hợp những bài làm văn giải thích và chứng minh nhận định "Văn chương là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng" hay nhất của các bạn học sinh giỏi văn đạt điểm cao. Mời các bạn đọc tham khảo và dựa vào đây viết cho mình một bài văn giải thích và chứng minh thật hay. Chúc các bạn luôn luôn học tập tốt.

Giải thích và chứng minh nhận định: Văn chương là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng – Bài làm 1

Thật dễ có thể nhận thấy được rằng chính ngay từ nhỏ, chúng ta đã được nghe ông bà kể chuyện cổ tích, rồi chúng ta lại như đã được nghe mẹ hát ru bằng những điệu dân ca ngọt ngào. Khi chúng ta lớn lên chút nữa thì chúng ta được học những bài thơ, những chuyện ngắn, lại được đọc và được nghe về những cuốn tiểu thuyết dài… Những câu truyện cổ tích, ca dao, những bài thơ,… Tất cả các tác phẩm truyện ấy chính là những áng văn chương. Thế rồi ta như thấy được chính trong bài ý nghĩa văn chương, nhà phê bình văn học Hoài Thanh có viết một ý rất hay đó chính là “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng… Văn chương còn sáng tạo ra sự sống”. Vậy, mỗi chúng ta nên hiểu điều đó có nghĩa là thế nào cho đúng?

Nhà phê bình văn học nổi tiếng của Việt Nam – Hoài Thanh cũng như đã bàn luận, và hơn hết ông như cũng đã  đưa ra quan điểm của mình về ý nghĩa, chức năng, công dụng của văn chương trong chính đời sống của chúng ta. Có thể nhận thấy được chính trong câu nói đó có thể thấy hai nội dung bao quát nhất và chúng ta có thể nhận biết được.

Chuyện nói “văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng”. Đầu tiên ta cũng nên phải hiểu từ “hình dung” ở đay là một danh từ, nghĩa là hình ảnh, và đó đồng thời cũng chính là kết quả của sự phản ánh, sự miêu tả trong văn chương. Nhà văn chính là những người thợ đã dày công để chọn lọc và cũng như đã lấy tư liệu từ cuộc sống. Đồng thời nhà văn như đã phản ánh vào trong tác phẩm một cách chân thật những gì diễn ra trong cuộc sống hàng ngày của chính con người chúng ta ra sao. Có lẽ chính vì như vậy, văn học hay văn chương nói chung lại mang trong mình một nhiệm vụ phản ánh đời sống phong phú và đa dạng của con người và xã hội. Ta cũng nhận thấy được chính nội dung văn chương cũng đa dạng, phong phú, sinh động như cuộc sống vậy, luôn vận động và phát triển không ngừng.

Qua văn chương thôi mà chúng ta dường những cũng đã hiểu được cuộc sống. Có thể hiểu được cuộc sống chính là việc thông qua những bài ca dao, những câu tục ngữ, những câu chuyện cổ tích. Qua đó ta như cũng đã thấy rất rõ cuộc sống lao động vật vả, cực nhọc của người lao động ngày xưa và hơn hết đó còn chính là tâm hồn tuyệt đẹp của họ. Nếu như ta đọc câu thơ của Bác Hồ đó chính là “

Xem thêm:  Phân tích bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thủ bóng lồng hoa”

(Cảnh khuya)

Chắc chắn rằng ta cũng như đã thấy được chính câu thơ đã tái hiện bức tranh phong cảnh đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc sống động, và bức tranh đó dường như cũng thật là gợi cảm, tuyệt đẹp. Cũng như vậy, nếu như chũng ta đọc và thấy được chính nhờ việc thông qua sự sáng tạo ra một thế giới loài vật trong tác phẩm Dế mèn phiêu lưu ký nhà văn Tô Hoài dường như cũng đã gửi gắm khát vọng về một thế giới đoàn kết hoà bình. Ta như thấy được chính thế giới ấy chính là khát vọng của loài người, loài người đã và đang góp sức. Đồng thời con người chính ta cũng như chung tay để biến nó thành hiện thực. Thế rồi ta không thể kìm lòng được khi dọc truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê” của nhà văn Khánh Hoài chúng ta thấy xót xa cho cảnh ngộ của hai em Thành và Thuỷ biết bao nhiêu. Thế rồi ta như thấy được cũng chính với ước mơ cho hạnh phúc của mỗi gia đình mãi mãi bền vững như vậy thì mới có thể như để tuổi thơ không phải chịu đựng nỗi đau của sự chia lìa. Thật vậy, ta như thấy được chính trong văn chương tác giả gửi đến những thông điệp để nhắc nhở chúng ta yêu ghét, đúng đắn cộng hưởng niềm vui nỗi buồn mơ ước biết bao nhiêu đối với nhà văn để quyết tâm làm những việc thiện điều có ích để cuộc sống tốt đẹp hơn, và nó cũng phải thật là mới mẻ hơn. Ta như thấy được sau những áng văn chương sự sống bao giờ cũng được nối dài, đồng thời những áng văn đó dường như cũng đã  được phát triển trong tâm hồn ý trí khát vọng và hành động của bạn đọc. Đó chắc chắn cũng chính là nhiệm vụ sáng tạo ra sự sống như Hoài Thanh quan niệm trong nhận xét trên.

Ta như thấy được chính bằng câu nói ngắn gọn, súc tích “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng… văn chương còn sáng tạo ra sự sống” Hoài Thanh như đã mở cánh cửa, như cũng đã giúp chúng ta hiểu rõ một trong những nhiệm vụ, ý nghĩa của văn chương. Đồng thời cũng chính nhờ đó chúng ta đọc văn, suy ngẫm về văn chương được sáng tạo và sâu sắc hơn bao giờ hết.

Giải thích và chứng minh nhận định: Văn chương là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng – Bài làm 2

Từ thuở lọt lòng, mỗi chúng ta đã được uống dòng sữa ngọt ngào của mẹ, nghe tiếng ru ầu ơ của bà “Con cò bay lả bay la. Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng” mà lớn lên. Cắp sách đến trường, ta lại được đắm mình trong những vần thơ hay, những áng văn đẹp khiến tâm hồn ta biết rung cảm. Những bài ca dao, vần thơ, áng văn đó chính là văn chương. Văn chương đã bình dị đi vào cuộc sống của chúng ta. Nó không chỉ là món ăn tinh thần mà còn đem lại cho mỗi người những bài học quý giá về cuộc sống. Nhận định về văn chương nhà phê bình văn học Hoài Thanh có một ý kiến vô cùng đúng đắn “Văn chương là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng”.

Như chúng ta đã biết, văn chương là nghệ thuật ngôn từ. Nhà văn như con ong hút nhụy từ bông hoa cuộc sống và cho ra những giọt mật thơm ngọt chính là các tác phẩm hay. Và tác phẩm chỉ sống khi nó được đến với bạn đọc, được sống với trí tưởng tượng phong phú của con người. Như vậy, mối quan hệ giữa nhà văn, cuộc sống, tác phẩm, bạn đọc là mối quan hệ khăng khít không thể tách rời. Hoài Thanh nói “Văn chương là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng”. Hình dung là sự miêu tả, tái tạo lại một cách chọn lọc, có hồn hơn. Nhà văn chính là lấy chất liệu từ cuộc sống, thông qua bộ não tinh tường của mình mà nhào nặn lại tạo thành văn chương. Vì cuộc sống “muôn hình vạn trạng” thiên nhiên tươi đẹp nhiều màu sắc, xã hội đầy biến động chính vì vậy mà văn chương cũng vô cùng phong phú cả về hình thức lẫn nội dung. Ở đây, Hoài Thanh muốn đưa ra một định nghĩa, chức năng công dụng của văn chương. Văn chương chính là lấy chất liệu từ đời sống, phản ánh đời sống và đem lại những bài học về cuộc sống cho con người.

Có lẽ, những vần ca dao không còn xa lạ đối với mỗi chúng ta. Ta được nghe ca dao khi còn nằm nôi, khi người dân lao động họ cũng dùng ca dao để cất lên tiếng nói tâm tình của mình.

“Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương

Nhớ ai dãi nắng dầm sương

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao”.

Đây là một bài ca dao rất quen thuộc thể hiện nỗi nhớ của người con xa quê. Chủ thể trữ tình ở đây là chàng trai đã muợn câu ca dao để thể hiện tình cảm của mình. Khi đi xa “anh” đã nhớ về những hình ảnh bình dị nhất của quê hương đó là những món ăn thôn dã “canh rau muống”, “cà dầm tương”, nhớ những con người đang trong tư thế đẹp đẽ nhất chính là lao động và trong niềm thương nhớ ấy có cả hình ảnh của người con gái thôn quê mộc mạc. Tác giả dân gian đã sử dụng những hình ảnh giản dị nhất của cuộc sống lao động để tạo nên tác phẩm phản ánh nỗi nhớ của con người. Bằng lối nói mộc mạc ca dao đã cho người đọc thấy tình yêu quê hương đất nước, con người được thể hiện trong bài thơ.

Xem thêm:  Cảm nghĩ của em ngày đầu tiên bước chân vào trường PTTH

Nếu ca dao dùng những hình ảnh cuộc sống để thể hiện tâm tư, tình cảm thì tục ngữ lại từ việc quan sát thực tế mà đưa ra những tri thức, phản ánh kinh nghiệm của con người. Ví như câu “Kiến tha lâu đầy tổ” tác giả dân gian bằng việc nhìn hình ảnh thực tế cuộc sống con kiến chăm chỉ kiếm mồi. Dù kiến là loài vật nhỏ bé không mang vác được nhiều nhưng bằng sự cần cù, nỗ lực thì nó cũng có được thành quả xứng đáng. Chỉ bằng một hình ảnh nhỏ bé vậy thôi nhưng người dân đã truyền lại cho thế hệ sau cả một bài học to lớn về đức tính cần cù, chịu khó sẽ đạt được thành công.

Đất nước ta để có hòa bình như ngày hôm nay đã phải trải qua hai cuộc kháng chiến lớn là chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Văn chương với sứ mệnh của mình đã phản ánh rõ nét thực tế khốc liệt đó. Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu đã đưa ra những hình ảnh vô cùng chân thực về anh bộ đội trong thời kì chống Pháp “Áo anh rách vai, quần tôi có vài mảnh vá”. Người lính gian khổ, thiếu thốn đủ mọi mặt. Họ không chỉ phải sống trong điều kiện rừng núi hoang sơ, nguy hiểm, thiếu thốn mà còn chịu nỗi mất mát về tinh thần xa quê, xa người thân,… Vượt lên tất cả văn chương lại thể hiện tinh thần thép sẵn sàng chiến đấu chiến thắng của các anh.

“Đêm nay đồng hoang sương muối

Nằm kề bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo”

Trong văn chương  văn xuôi có lẽ là thể loại phản ánh rõ nét nhất thực tế cuộc sống. Ta có thể thấy điều này thông qua tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao. Nam Cao đã khắc họa một ngôi làng xa phủ, xa tỉnh, quần ngư tranh thực một cách sống động nhất thể hiện một xã hội thối nát đã biến con người thành bần cùng hóa, lưu manh hóa.

Như vậy, thông qua mỗi thể loại của mình bằng việc sử dụng chất liệu hình ảnh, nhân vật, tình huống,…lấy từ thực tế văn chương đã phản ánh tiếng nói tâm tư, tầm tri thức và bức tranh xã hội sống động. Một lần nữa chúng ta lại thấy được tính đúng đắn trong lời nhận định của nhà phê bình thiên tài.

Cảm ơn các bạn các bạn vừa đọc xong top những bài làm văn giải thích và chứng minh "Văn chương là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng" hay nhất. Chúc các viết cho mình một bài văn giải thích và chứng minh cho  thật hay và đạt được kết quả cao.