Sinh mổ nhịn ăn bao lâu

Cả thai kỳ em đi khám thai đầy đủ, lần nào bác sĩ cũng nói con khỏe mạnh, phát triển chuẩn chiều dài và cân nặng. Em mừng lắm vì nghĩ mình sẽ được đẻ thường để con được khỏe mạnh, mẹ lại hồi phục nhanh. Ấy thế mà đến tuần thai thứ 37, em đi siêu âm thì bác sĩ bảo thai ngôi ngược và rất có thể em sẽ phải đẻ mổ.

Em nghe thế cũng hơi "run" nhưng sau đó tham khảo một số chia sẻ của mẹ đã từng đẻ mổ trước đó thì thấy thoải mái hơn. Chồng em cũng lo lắm nên động viên vợ suốt ngày và cứ tham khảo thấy thông tin nào hay là chia sẻ cho vợ ngay. Nhờ đó, em cũng "học mót" được khá nhiều kinh nghiệm các mẹ ạ.

Em đã xin nghỉ việc và ở nhà chờ sinh nên nhiều thời gian rảnh rỗi quá, em chia sẻ cho các mẹ bầu cùng tham khảo một số điều phải đặc biệt ghi nhớ nếu phải đẻ mổ nhé. Em lưu ý là mẹ nào có thai kỳ khỏe mạnh cũng nên đọc kỹ bởi các mẹ có thể phải lên bàn mổ trong phút trót đó ạ, đừng bầu nào chủ quan mà khổ cả mẹ lẫn con.

Sinh mổ cần chuẩn bị những gì?

Đẻ thường chỉ ở lại bệnh viện từ 1 – 2 ngày sau sinh nhưng các mẹ sinh mổ thì khoảng thời gian nằm viện sẽ mất khoảng 5 ngày. Do đó, cần mang thêm nhiều vật dụng để sẵn sàng cho những ngày khó khăn này!

Danh sách các vật dụng cần thiết mà mẹ bầu sinh mổ nhớ mang theo là: quần lót lưng cao để không cấn và không gây kích ứng vết mổ; băng vệ sinh; vớ chân dày; quần áo rộng (có nút cài nếu mẹ muốn cho bé bú ngay sau khi sinh); dép đi trong nhà loại chắc chắn, có đế bám tốt tránh trượt ngã và phần đế mềm mại vì sau sinh mổ, bạn sẽ cần phải đi bộ nhẹ nhàng; dầu xoa bóp để ông xã hoặc người thân xoa bóp sau khi sinh; vài cái gối và chăn hỗ trợ bụng khi ho, hắt hơi, hay cười, vì bất cứ hoạt động nào làm căng cơ bụng sẽ gây đau khá trầm trọng ở vết mổ …

Chuẩn bị tâm lý thoải mái trước khi lên bàn mổ

Dù đẻ mổ hay đẻ thường, mẹ cũng phải chuẩn bị tinh thần, tâm lý thật tốt để đối phó với mọi tình huống có thể xảy ra.

Các mẹ hãy yên tâm rằng, sau khi sinh mổ, các bác sĩ chuyên khoa chăm sóc với các loại thuốc giảm đau, kháng sinh, co hồi tử cung và chăm sóc vết mổ để được an toàn tuyệt đối. Mẹ đừng quá lo lắng về vết mổ bởi hiện nay hầu hết may da bằng chỉ tiêu, bác sĩ thường may thẩm mỹ kiểu luồn chỉ dưới da nên không phải chịu đau đớn khi cắt chỉ.

Mẹ có nên dọn cỏ "vùng nhạy cảm" trước khi lên bàn mổ không?

Câu trả lời là có các mẹ nhé! Bởi việc dọn dẹp "vùng nhạy cảm" sạch sẽ trước khi lên bàn mổ sẽ đảm bảo vệ sinh, đồng thời ngoại trừ nguy cơ nhiễm trùng có thể xảy ra. Vì vậy, việc vệ sinh này có thể được coi là một trong những bước nằm trong quy trình chuẩn bị cho ca sinh mổ.

Hầu hết các bệnh viện sẽ tiến hành khâu này trước khi bạn chính thức bước lên bàn mổ. Tuy nhiên, nếu vì lý do cá nhân mà bạn muốn tự mình thực hiện “thủ tục’ này thì nên trao đổi trước với bác sĩ.

Không được ăn uống gì ít nhất 8 giờ trước khi mổ

Sản phụ khi sinh mổ là tuyệt đối không nên ăn gì, kể cả thức ăn đặc, loãng, kẹo cao su... Các bác sĩ khuyên rằng, đêm trước ngày phẫu thuật chỉ nên uống các loại thức uống dễ tiêu, tránh sữa, nước ngọt, kem … và các loại thực phẩm có nhiều chất xơ vì cơ thể khó tiêu hóa, chất xơ không tiêu hết sẽ gây khó khăn cho quá trình phẫu thuật. Mẹ cũng không được ăn các loại trái cây như lê, cam, táo... và các loại rau cải.

Lý do buộc phải nhịn ăn uống trước khi sinh mổ là do trước khi phẫu thuật, sản phụ đều phải được gây tê hoặc gây mê. Trong lúc bắt đầu gây tê hoặc gây mê, nếu dạ dày đầy thức ăn, nước uống sẽ có nguy cơ xảy ra tai biến trào ngược thức ăn từ dạ dày vào phổi, có thể gây đột tử cho mẹ do tắc nghẽn đường thở hay tử vong muộn do các biến chứng viêm phổi, xẹp phổi.

Cho bé bú ngay sau khi sinh

Mẹ đẻ mổ dù đau đớn đến đâu cũng nên cho con bú ngay sau khi sinh nhé. Mẹ hãy yên tâm là thuốc tê, thuốc mê sẽ không ảnh hưởng gì đến chất lượng sữa và em bé của bạn đâu ạ.

Mẹ chỉ cần lưu ý một điều là: khi cho bé bú, hãy nhờ người thân hoặc các y tá đỡ dậy, ngồi đúng tư thế để tránh tạo áp lực lên vết mổ. Với mẹ gây mê toàn thân khi phẫu thuật sẽ không được bế bé ngay vì mẹ có thể sẽ bị choáng váng. Mẹ chỉ nên bế bé và cho bé bú khi tác dụng của thuốc mê không còn ảnh hưởng nhiều lên cơ thể nữa.

Vận động nhẹ khi được 12 giờ sau sinh

Mẹ đừng vì cơn đau mà lười biếng không chịu vận động nhé. Các bác sĩ khuyên rằng: 12 tiếng sau sinh, khi dây truyền tĩnh mạch được tháo ra, mẹ có thể bắt đầu ăn uống trở lại. Khi đó, mẹ hãy cố gắng đứng dậy và đi lại quanh phòng sẽ để tránh đầy hơi.

Nguyên nhân mẹ phải sinh mổ

Em nghĩ các chị bầu khác cũng giống em, ai cũng thích sinh thường để hai mẹ con khỏe hơn. Và nếu được bác sĩ chỉ định sinh mổ, các chị cũng nên suy nghĩ một chút trước khi ký giấy đồng ý nhé!

Nếu bác sĩ kết luận mẹ bầu thuộc một số trường hợp dưới đây thì các chị hãy đồng ý đẻ mổ để đảm bảo an toàn ạ:

Nguyên nhân từ phía người mẹ: Nếu mẹ có khung xương chậu nhỏ, mang đa thai, bị cao huyết áp, bị bệnh tim, có tiền sử đẻ khó, có tiền sử phẫu thuật tử cung và các vết khâu mổ sau đó từng bị viêm nhiễm... thì nên đồng ý đẻ mổ để đảm bảo an toàn.

Nguyên nhân từ phía thai nhi: Trong những trường hợp thai nhi gặp những vấn đề khó như: tim thai không tốt, vị trí thai bất thường như ngôi mông, ngôi ngang, bé quá to hay có dấu hiệu nhịp tim thai quá nhanh hoặc quá chậm... các mẹ có thể phải lên bàn mổ ngay lập tức.

Hình chỉ mang tính chất minh họa

Một số bài viết hấp dẫn khác:7 thời điểm dứt khoát không được TẮM cho trẻ nhỏ, cố tình là hại con thiếu OXY lên não, đột quỵ ngay khi mẹ vừa nhấc lên khỏi chậu tắm

Sau mũi gây tê tủy sống, mẹ đẻ mổ phải chịu ĐAU ĐỚN hành hạ suốt đời, đừng tưởng chỉ 1 vết sẹo trên bụng là xong!

5 sai lầm khi 'yêu' của bố mẹ khiến thai nhi ĐAU ĐỚN, bầu bị sảy thai, sinh non cũng chỉ vì 'chiều' chồng theo cách này

Truyện cổ tích hay cho bé: