Vaccine astrazeneca tiêm mũi 2 sau bao nhiêu ngày

Thông thường thì người ta khuyến cáo khoảng cách giữa 2 lần tiêm dựa trên đề cương của thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3. Với vắc xin Pfizer thì khoảng cách giữa 2 lần tiêm là 21 ngày và với vắc xin Moderna là 28 ngày.

Riêng đối với vắc xin Astra-Zeneca thì một nghiên cứu cho thấy nếu giữa mũi tiêm ban đầu và mũi tiêm nhắc lại có thời gian ít hơn 6 tuần cho hiệu quả 55,1% (bảo vệ khỏi bệnh có triệu chứng). Nếu có 6-8 tuần giữa các mũi tiêm hiệu quả tăng lên 59,9%, và nếu đợi 9-11 tuần, hiệu quả là 63,7%. Tuy nhiên, nếu khoảng cách giữa 2 mũi tiêm là 12 tuần hoặc lâu hơn, hiệu quả đã tăng lên 81,3%. Vì vậy với vắc xin Astra-Zeneca, người ta khuyên khoảng cách giữa 2 lần tiêm nên là 12 tuần hoặc hơn.

Các tỉnh, thành cần căn cứ khuyến cáo của WHO, hướng dẫn của nhà sản xuất và hướng dẫn của Bộ Y tế để xem xét về thời gian tiêm mũi 2 vaccine Astra Zeneca.

Vaccine astrazeneca tiêm mũi 2 sau bao nhiêu ngày
Ảnh minh họa: TTXVN

Đây là trả lời của Bộ Y tế trước đề xuất của một số tỉnh, thành về việc rút ngắn khoảng cách tiêm mũi 2 xuống còn 6 tuần, thay vì 8 - 12 tuần như hiện nay.

Theo hướng dẫn của nhà sản xuất Astra Zeneca, mũi 2 nên được tiêm trong khoảng từ 4-12 tuần sau mũi 1. Còn Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo là từ 8 - 12 tuần. Hiệu lực bảo vệ của vaccine cũng đã được chứng minh đạt mức cao nhất lên tới 80% khi tiêm mũi 2 sau 12 tuần.

Việc kéo dài thời gian giữa các mũi tiêm vaccine phòng COVID-19 của hãng Astra Zeneca có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch chống lại dịch bệnh này.

Đây là kết luận được đưa ra trong một nghiên cứu do Đại học Oxford, đối tác tham gia bào chế vaccine ngừa COVID-19 cùng Astra Zeneca, thực hiện và công bố vào ngày 28/6.

Theo nghiên cứu, phản ứng miễn dịch sẽ tăng lên nếu như khoảng cách giữa mũi tiêm đầu tiên và mũi thứ 2 của vaccine Astra Zeneca lên tới 45 tuần.

Thậm chí, có trường hợp cơ thể vẫn phản ứng miễn dịch tốt khi mũi thứ 2 được tiêm sau mũi thứ nhất 10 tháng. Nếu mũi thứ 3 được tiêm cách mũi thứ 2 sau hơn 6 tháng có thể khiến kháng thể tăng đáng kể và củng cố phản ứng miễn dịch.

Đây mới là dự thảo nghiên cứu, chưa được hội đồng đánh giá và kiểm định. Tuy nhiên, theo ông Andrew Pollard, nhà nghiên cứu của Đại học Oxford, phát hiện mới này có thể giải tỏa phần nào sự lo lắng của các quốc gia đang khan hiếm nguồn cung vaccine và phải trì hoãn tiêm mũi thứ 2 cho người dân.

Theo VTV.VN

Cập nhật: 11:31 - 24/09/2021 | Lần xem: 380413

Sáng ngày 24/9/2021, UBND TP. Hồ Chí Minh đã ban hành công văn khẩn số 7190/VP-VX về khoảng cách giữa 2 mũi tiêm đối với vắc xin AstraZeneca. Trong công văn, Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Dương Anh Đức đã có ý kiến chỉ đạo, thống nhất đề xuất của Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh tại Công văn số 6791/SYT-NVY ngày 21/9/2021 về khoảng cách giữa 02 mũi tiêm đối với vắc xin AstraZeneca.

Như vậy, trong tình hình diễn biến phức tạp hiện nay của dịch bệnh COVID-19 tại Thành phố, nhằm đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch bệnh, việc đẩy nhanh tiến độ bao phủ mũi 2 vắc xin phòng COVID-19 cho người dân nhằm tăng cường sự bảo vệ chống lại dịch bệnh. Đồng thời căn cứ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất vắc xin AstraZeneca mũi 2 nên được tiêm trong khoảng từ 4-12 tuần sau mũi 1, Thành phố sẽ cho phép người tiêm mũi 1 bằng loại vắc xin AstraZeneca, sẽ tiếp tục tiêm mũi 2 bằng vắc xin AstraZeneca hoặc Pfizer sau thời gian tối thiểu là 06 tuần.

Phó Giám đốc Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Hữu Hưng cho biết sẽ chỉ đạo các đơn vị tiêm chủng khi thực hiện tiêm vắc xin mũi 2 cho các trường hợp như nêu trên phải thông tin đầy đủ, giải thích rõ hiệu lực bảo vệ theo các thời điểm tiêm mũi 2, tính an toàn về khoảng cách tiêm mùi 2 để người dân biết và đồng thuận tham gia.

Trước đó, Bộ Y tế cũng có ý kiến về việc việc rút ngắn khoảng cách tiêm mũi 2 đối với người đã tiêm mũi 1 bằng vắc xin AstraZeneca. Theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất vắc xin Astrazeneca, sau khi tiêm mũi 1, từ ngày thứ 22 hiệu lực bảo vệ của vắc xin đạt 69,2%; sau khi tiêm mũi 2 dưới 6 tuần đạt 55,1%, sau từ 6-8 tuần đạt 59,7% và sau 12 tuần đạt 80%. Theo hướng dẫn của nhà sản xuất mũi 2 nên được tiêm trong khoảng từ 4-12 tuần sau mũi 1.

Vaccine astrazeneca tiêm mũi 2 sau bao nhiêu ngày

tải file tại đây

Yến Thư – Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố (HCDC)

Trước đó, người dân đã tiêm mũi 1 vắc xin AstraZeneca ở Hà Nội phải chờ tới 8 tuần trở lên mới tiêm mũi 2. Việc đề xuất phương án này nhằm hoàn thành việc tiêm mũi 2 cho người dân nhanh nhất, an toàn và hiệu quả, đáp ứng công tác phòng, chống dịch, tạo miễn dịch cộng đồng trong thời gian sớm nhất.

Đề xuất này cũng dựa trên hướng dẫn của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương trong văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố về việc triển khai chiến dịch tiêm vắc xin Covid-19. Theo đó, đối với vắc xin AstraZeneca, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đề nghị triển khai tiêm trả mũi 2 sau mũi 1 từ 4 tuần trở lên.

Vaccine astrazeneca tiêm mũi 2 sau bao nhiêu ngày
Vaccine astrazeneca tiêm mũi 2 sau bao nhiêu ngày
Vaccine astrazeneca tiêm mũi 2 sau bao nhiêu ngày
Vaccine astrazeneca tiêm mũi 2 sau bao nhiêu ngày
Vaccine astrazeneca tiêm mũi 2 sau bao nhiêu ngày
Tiêm vắc xin phòng Covid-19 tại Hà Nội. Ảnh: TTXVN

Trả lời phóng viên Báo Quân đội nhân dân Điện tửsáng 15-11 về việc Hà Nội rút ngắn mũi tiêm thứ 2 vắc xin AstraZeneca xuống 4 tuần, TS Phạm Quang Thái, Trưởng văn phòng Tiêm chủng mở rộng Khu vực miền Bắc cho rằng,theo khuyến cáo của nhà sản xuất liều 2 cách liều 1 của vắc xin AstraZeneca là 4-12 tuần thay vì 8-12 tuần. Tuy nhiên, việc chọn khoảng cách giữa hai mũi tiêm từ 8-12 tuần bởi đây là khoảng thời gian vắc xin sẽ cho hiệu quả bảo vệ tối ưu, tức là miễn dịch tạo ra trong khoảng thời gian 8-12 tuần sẽ ở mức độ cao hơn thời điểm trước 8tuần.

“Các nghiên cứu cho thấy, khoảng cách hai liều là từ 8 đến 12 tuần thì hiệu quảphòng nhiễm bệnh cao hơn. Tuy nhiên, tại vùng nguy cơ cao, nếu muốn có bảo vệ sớm hơn thì có thể chọn khoảng cách sớm hơn khuyến cáo. Nếu tiêm hai liều với khoảng cách này, vắc xin có thể đạt hiệu quả cao phòng nhiễm tới 83%, phòng thể nặng và nhập viện trên 90%, trong khi tiêm trước 8 tuần tỷ lệ bảo vệ phòng nhiễm chỉ khoảng 71%. Tuy nhiên, tỷ lệ phòng thể nặng và nhập viện không chênh nhiều, vẫn trên 90%”, TS Phạm Quang Thái nêu rõ.

Tại Hà Nội dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, khó lường với số ca mắc trong cộng đồng liên tục gia tăng trong những ngày gần đây. Vì vậy, TS Phạm Quang Thái cho rằng, việc Hà Nội rút ngắn mũi tiêm thứ 2 vắc xin AstraZeneca xuống 4 tuần là rất cần thiết, nhằm hoàn thành việc tiêm mũi 2 cho người dân nhanh nhất, an toàn và hiệu quả, đáp ứng công tác phòng, chống dịch, tạo miễn dịch cộng đồng trong thời gian sớm nhất.

Theo số liệu từ Cổng thông tin tiêm chủng Quốc gia, Hà Nội đã được Bộ Y tế phân bố hơn 11,4 triệu liều vắc xin. Đến sáng 14-11, Thủ đôđã tiêm được 11,04 triệu liều cho hơn 6,11 triệu người, trong đó4,9 triệu người đã tiêm đủ 2 mũi.

Hiện nay, tỷ lệ tiêm vắc xin Covid-19 mũi 1 cho người dân từ 18 tuổi trở lên ở Hà Nội đã đạt khoảng 93%, tuy nhiên chỉ mới gần 70% số này được tiêm đủ 2 mũi. Đặc biệt, với nhóm người trên 50 tuổi tiêm vắc xin mũi 1 và mũi 2 lại thấp hơn các nhóm khác. Hiện còn khoảng 1 triệu người trên 50 tuổi đang chờ đến thời hạn được tiêm mũi 2 bắt đầu từ ngày 15-11.

THÁI SƠN

Theo đó, Bộ Y tế đề nghị Giám đốc Sở Y tế các địa phương khẩn trương báo cáo UBND tỉnh, thành phố xem xét, phê duyệt về thời gian tiêm vắc xin mũi 2 cho người đã tiêm mũi 1 bằng vắc xin AstraZeneca. Nếu đơn vị, địa phương nào không thực hiện, ảnh hưởng đến tiến độ tiêm chủng phải chịu trách nhiệm trước Bộ Y tế, UBND các tỉnh, thành phố.

Trước đó, ngày 20-9, Bộ Y tế có Công văn số 7820/BYT-DP về khoảng cách tiêm mũi 2 vắc xin phòng Covid-19. Theo đó, Bộ Y tế đã cho phép các địa phương tự quyết định việc rút ngắn khoảng cách 2 mũi tiêm vắc xin AstraZeneca nhưng phải dựa trên khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và nhà sản xuất.

Trong Công văn số 7820/BYT-DP nói trên, Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế các địa phương cần căn cứ khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hướng dẫn của nhà sản xuất và Bộ Y tế về tiến độ tiêm chủng, hiệu lực bảo vệ khi tiêm mũi 2, để tham mưu UBND tỉnh, thành phố về khoảng cách giữa 2 mũi tiêm vắc xin AstraZeneca. Sau khi được UBND chấp thuận rút ngắn thời gian khoảng cách giữa hai mũi tiêm, Sở Y tế lập kế hoạch, lên danh sách đối tượng tiêm, thông tin đầy đủ cho người dân về hiệu quả, tính an toàn để biết nếu đồng thuận tiêm.

Tuy nhiên, trong thời gian qua, Bộ Y tế vẫn tiếp tục nhận được công văn của một số tỉnh, thành phố về rút ngắn khoảng cách tiêm mũi 2 đối với người đã tiêm mũi 1 bằng vắc xin AstraZeneca.

Để kịp thời triển khai tiêm chủng, Bộ Y tế đề nghị, Giám đốc Sở Y tế căn cứ theo hướng dẫn trong Công văn 7820/BYT-DP khẩn trương báo cáo UBND các tỉnh thành, xem xét, phê duyệt về thời gian tiêm vắc xin mũi 2 cho người đã tiêm mũi 1 bằng vắc xin AstraZeneca.

Vaccine astrazeneca tiêm mũi 2 sau bao nhiêu ngày
Vaccine astrazeneca tiêm mũi 2 sau bao nhiêu ngày
Vaccine astrazeneca tiêm mũi 2 sau bao nhiêu ngày
Vaccine astrazeneca tiêm mũi 2 sau bao nhiêu ngày
Vaccine astrazeneca tiêm mũi 2 sau bao nhiêu ngày
Tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho người dân. Ảnh: Bộ Y tế

Bộ Y tế cho biết, có thêm nhiều tỉnh, thành phố đề nghị rút ngắn khoảng cách giữa 2 mũi tiêm AstraZeneca, hoặc tiêm mũi 1 bằng AstraZeneca, mũi 2 bằng loại vắc xin khác.

Hiện việc rút ngắn khoảng cách giữa 2 mũi vắc xinvắc xinđã được thực hiện tại TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố phía Nam, với khoảng cách giữa 2 mũi tiêm là 6 tuần, thay cho khoảng cách 8 - 12 tuần như hướng dẫn của Bộ Y tế. Trước đó, TP Hồ Chí Minh và tỉnh Long An đề xuất rút ngắn khoảng cách tiêm mũi 2 đối với người đã tiêm mũi 1 bằng vắc xin AstraZeneca. Thời gian giữa hai mũi tiêm do TP Hồ Chí Minh đề xuất là 6 tuần, thay vì 8-12 tuần như hướng dẫn chung.

Tuần trước, Sở Y tế Hà Nội cũng vừa đồng ý với đề xuất của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội về phương án rút khoảng cách giữa 2 mũi vắc xin AstraZeneca về còn tối thiểu 4 tuần. Trước đó, người đã tiêm mũi một vắc xin AstraZeneca ở Hà Nội phải chờ tới 8 tuần trở lên mới tiêm mũi hai.

Được biết, AstraZeneca là vắc xin Covid-19 đầu tiên được cấp phép và sử dụng tại Việt Nam. Hiện, chiến dịch tiêm chủng tại Việt Nam đang sử dụng chủ yếu loại vắc xin này. Bộ Y tế cho biết, theo hướng dẫn của nhà sản xuất vắc xin AstraZeneca, sau khi tiêm mũi 1, từ ngày thứ 22 hiệu lực bảo vệ của vắc xin đạt 69,2%, sau tiêm mũi 2 (khoảng cách giữa 2 mũi tiêm dưới 6 tuần) hiệu lực bảo vệ đạt 55,1%; khoảng cách 6 - 8 tuần hiệu lực bảo vệ đạt 59,7%; tiêm mũi 2 sau mũi 1 là 12 tuần hiệu lực bảo vệ đạt 80%. Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo khoảng cách giữa 2 mũi tiêm vắc xin AstraZeneca là 8 - 12 tuần, Bộ Y tế cũng hướng dẫn tương tự cho người tiêm 2 mũi đều bằng AstraZeneca, hoặc tiêm mũi 2 bằng vắc xin Pfizer cho người tiêm mũi 1 bằng AstraZeneca.

Thời gian qua Bộ Y tế tiếp tục nhận được công văn của một số tỉnh, thành phố về việc rút ngắn khoảng cách giữa 2 mũi tiêm. Bộ đề nghị giám đốc các sở y tế báo cáo UBND tỉnh thành xem xét, phê duyệt.

Tính đến ngày 19-11, cả nước đã tiêm chủng được gần 105 triệu mũi và đang đứng thứ 2 tại khu vực Đông Nam Á về số lượng mũi vắc xin đã tiêm (sau Indonesia).

Tuy nhiên khoảng cách giữa 2 mũi tiêm bằng AstraZeneca, hoặc tiêm mũi 2 bằng vắc xin khác cho người tiêm mũi 1 bằng AstraZeneca khá dài, được cho là ảnh hưởng tiến độ tiêm mũi 2 ở nhiều tỉnh, thành phố. Nhưng nếu đảm bảo khoảng cách giữa 2 mũi tiêm thì hiệu quả miễn dịch lại tốt hơn.

Hiện Bộ Y tế đang thúc giục các địa phương hoàn thành mũi 1 toàn dân trong tháng 11 và tháng 12 hoàn thành cả 2 mũi vắc xin.

THÁI AN