Ủy viên không thường trực hđba lhq nhiệm kỷ 2023-2023

Ủy viên không thường trực hđba lhq nhiệm kỷ 2023-2023
Đại sứ các nước Estonia, Niger, Saint Vincents & the Grenadines, Tunisia và Việt Nam tại lễ hạ quốc kỳ. (Ảnh: TTXVN)

Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, ngày 31/12/2021, lễ hạ quốc kỳ đánh dấu kết thúc nhiệm kỳ của 5 nước ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc giai đoạn 2020-2021 đã diễn ra tại trụ sở Liên hợp quốc tại New York.

Năm nước này gồm Estonia, Niger, Saint Vincents & the Grenadines, Tunisia và Việt Nam.

Tại buổi lễ, đại diện các nước đã thông tin về những thành công và đóng góp nổi bật của mình đối với công việc của Hội đồng Bảo an trong 2 năm nhiệm kỳ vừa qua, đồng thời bày tỏ cảm ơn sự ủng hộ của các nước thành viên Liên hợp quốc cũng như sự hợp tác và phối hợp của các nước trong Hội đồng Bảo an.

Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc Đặng Đình Quý khẳng định thực hiện lời hứa thúc đẩy tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và chủ nghĩa đa phương, Việt Nam luôn đề cao các nội dung này trong mọi hoạt động tại Hội đồng Bảo an.

[Việt Nam và HĐBA: Nhiệm kỳ đáp trọn lòng tin của bạn bè quốc tế]

Theo Đại sứ, Việt Nam đã nỗ lực thúc đẩy cách tiếp cận đặt con người là trung tâm trong tìm kiếm các giải pháp bền vững và thoả đáng nhằm giải quyết những tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, giải quyết các mối quan tâm toàn cầu, cũng như thúc đẩy chính sách nhân đạo đối với các nhóm dễ bị tổn thương.

Nổi bật trong các nỗ lực này là việc Việt Nam đã đề xuất Hội đồng Bảo an thông qua Tuyên bố Chủ tịch Hội đồng Bảo an về “Thượng tôn Hiến chương Liên hợp quốc trong duy trì hoà bình và an ninh quốc tế,” Nghị quyết “Bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu đối với sự sống của người dân,” cùng nhiều văn kiện và hoạt động khác.

Đại sứ Đặng Đình Quý nhấn mạnh với sự hợp tác và phối hợp của đồng nghiệp các nước tại Hội đồng Bảo an, Việt Nam đã hoàn thành tất cả các mục tiêu đề ra trong nhiệm kỳ này.

Cũng theo Đại sứ, phương châm tham gia Hội đồng Bảo an của Việt Nam là thúc đẩy và dựa trên sự khách quan, minh bạch, thống nhất của Hội đồng Bảo an, cũng như lợi ích chính đáng của các bên liên quan.

Đại diện Việt Nam cảm ơn sự tin tưởng và ủng hộ quý giá của các nước thành viên Liên hợp quốc; cảm ơn sự hợp tác, xây dựng và phối hợp hiệu quả từ các thành viên Hội đồng Bảo an năm 2020 và 2021; đồng thời gửi lời chúc tốt nhất tới 5 nước sắp đảm nhiệm vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an, bày tỏ tin tưởng các nước này sẽ đóng góp và thúc đẩy hơn nữa công việc của cơ quan này./.

Ủy viên không thường trực hđba lhq nhiệm kỷ 2023-2023
Một phiên họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Ngày 4/1, các nước gồm Ấn Độ, Mexico, Na Uy, Ireland và Kenya đã chính thức được bầu làm ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc - cơ quan có trách nhiệm gìn giữ hòa bình và an ninh thế giới.

Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, các nước sẽ đảm nhiệm cương vị trên trong vòng hai năm. Các nước đã tham gia cuộc họp đầu tiên để thông qua chương trình nghị sự tháng do Tunisia, nước Chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo an tháng 1/2021, đề xuất.

[5 nước ủy viên không thường trực HĐBA báo cáo kết quả làm chủ tịch]

Theo Điều 24 của Hiến chương Liên hợp quốc, các nước thành viên Liên hợp quốc trao cho Hội đồng Bảo an trách nhiệm chính trong việc giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế. Theo đó,  Hội đồng Bảo an có thể áp dụng các biện pháp nhằm giải quyết hòa bình các tranh chấp, xung đột và khi cần thiết, có thể sử dụng các biện pháp, kể cả cưỡng chế và vũ lực, nhằm loại trừ các mối đe dọa, phá hoại hòa bình, hoặc các hành động xâm lược.

Hiện Hội đồng Bảo an đang thực hiện sứ mệnh tại nhiều khu vực xung đột và khủng hoảng trên khắp thế giới, trong đó chủ yếu thông qua phái bộ gìn giữ hòa bình với sự tham gia của khoảng 100.000 binh sĩ đến từ các quốc gia thành viên Liên hợp quốc./.

Theo bài viết, Việt Nam hiện là điều phối viên của ASEAN tại Hội đồng Nhân quyền LHQ. Việt Nam cũng đã hoàn thành Báo cáo quốc gia theo cơ chế kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ 2 của Hội đồng Nhân quyền LHQ và đang tiến hành những khuyến nghị cho UPR chu kỳ 3. Việt Nam đặc biệt quan tâm tới các công ước quốc tế về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Việt Nam hiện là thành viên của 25 công ước của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO). Các hoạt động tôn giáo ở Việt Nam ngày càng phát triển rộng rãi.

Tháng 10/2007, Việt Nam lần đầu được bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ nhiệm kỳ 2008-2009. Tỷ lệ ủng hộ Việt Nam trở thành Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2020-2021 cũng gần như tuyệt đối.

Bài báo nhấn mạnh, trong các nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực tại HĐBA LHQ, Việt Nam đã tập trung thành công trong việc thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, luật pháp quốc tế, hợp tác giữa HĐBA LHQ và các tổ chức khu vực, tái thiết hậu xung đột, xây dựng hòa bình… Các thành viên LHQ công nhận vai trò quan trọng của Việt Nam trong việc thúc đẩy đấu tranh vì độc lập dân tộc, chủ quyền và quyền tự quyết.

Theo bài viết, hành trình thành công của Việt Nam với LHQ còn được ghi dấu bằng những bước tiến đáng chú ý trong giai đoạn 1995-1999, trong đó có việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao và thương mại với Mỹ. Bài viết nhận định, một phần trọng tâm trong chính sách mở cửa và gắn kết với thế giới của Việt Nam chính là tâm thế sẵn sàng để có được tiếng nói và vị thế nổi bật hơn tại LHQ. Bài viết khẳng định, việc Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ sẽ góp phần làm sâu sắc thêm sự tham gia của Việt Nam vào hệ thống quốc tế.