Uống thuốc gì để lưu thông khí huyết

Khí huyết kém (trong y học cổ truyền còn gọi là khí huyết hư, hay khí huyết lưỡng hư) có thê gây nên các chứng bệnh khác nhau, làm phát sinh rất nhiều bệnh tật cho con người. Trong cơ thể con người, khí để chỉ công năng hoạt động của các tạng phủ, còn huyết để chỉ sự lưu thông của máu. Khí và huyết luôn đi cùng nhau, khí hành thì huyết hành, khí hư thì huyết kém, Bởi vậy, Đông y nhấn mạnh: Khí huyết điều hòa phòng bách bệnh. Đặc biệt với phụ nữ, việc bổ khí thông huyết lại càng quan trọng cho việc chăm sóc sức khoẻ cũng như sắc đẹp.

Những biểu hiện của khí huyết kém ở nữ giới

Phụ nữ ở giai đoạn kinh kỳ nếu khí huyết ứ đọng, không được bồi bổ dễ dẫn đến tình trạng: thiếu máu, sạm da, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt. Lúc này da sẽ trở nên không đều màu, xanh xao. Trong một số trường hợp, làn da sẽ thiếu sức sống và thậm chí là tái nhợt. Lưu thông máu kém sẽ làm giảm lượng oxy trong máu và điều này sẽ tạo ra các vết nám, sạm, tàn nhang, các đốm đen hoặc da bị thâm, thậm chí còn hình thành nếp nhăn.

Huyết kém chỉ chứng huyết dịch trong cơ thể không đủ dẫn đến suy nhược toàn thân. Do đặc điểm giới tính mà hàng tháng phụ nữ hành kinh mất đi một lượng máu trong cơ thể. Chu kỳ kinh nguyệt và các chứng bệnh liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt có liên quan mật thiết đến việc điều hoà khí huyết. Khí huyết lưỡng hư cũng là một nguyên nhân gây ra rối loạn kinh nguyệt, làm rối loạn nội tiết và suy giảm công năng hoạt động của buồng trứng khiến dễ mắc các bệnh phụ khoa và nguy hiểm nhất là ảnh hưởng đến khả năng sinh con.

Bí quyết bồi bổ khí huyết cho nữ giới

Để bổ khí thông huyết tại gia đình có nhiều cách đơn giản tăng cường bổ khí, bổ huyết điều kinh. Việc đầu tiên là cần môi trường sống thoáng đãng, thoải mái. Chế độ ăn uống cũng tác động trực tiếp đến việc điều hoà khí huyết. Những loại thực phẩm dưới đây có tác dụng tuyệt vời đối với bổ khí huyết: thịt bò, hải sản các loại, cà rốt.

Những loại rau có màu xanh thẫm:  rau ngót, rau dền đỏ, cải xoong, súp lơ, cần ta, cần tây, rau bí, rau đay, rau muống…; Các loại đậu (đậu tương, đậu đũa, đậu trắng, đậu Hà Lan, đậu đen, đậu xanh…), các loại mộc nhĩ, nấm hương khô… trong đó, rau ngót, rau dền, đặc biệt là rau dền đỏ luôn là thực phẩm “ưu tiên” hàng đầu có tác dụng bổ máu và các loại hạt nói chung. Chị em phụ nữ có thể chế biến một số món ăn hấp dẫn hàng ngày để bồi bổ khí huyết như: chè hạt sen long nhãn, Cá trắm đen nấu phục linh, sơn dược, trứng gà, Nghêu xào hẹ, cháo cá chép…

Ngoài ra, các chị em nên sử dụng các vị thuốc đông Y có tác dụng bổ khí, bổ huyết điều kinh hàng ngày để bồi bổ cơ thể. Theo đông y, việc điều trị chứng khí huyết kém phải lấy việc bổ khí huyết làm gốc. Trong đó, một số vị thuốc được sử dụng như:

Uống thuốc gì để lưu thông khí huyết

– Vị thuốc bổ khí huyết: Nhân sâm, đẳng sâm, tây dương sâm (sâm Hoa Kỳ), hoàng kỳ, bạch truật, hoài sơn (củ mài), đại táo (táo tàu)…

– Vị thuốc bổ huyết điều kinh: Đương quy, thục địa, a giao, hà thủ ô, tang thầm (trái dâu tằm), long nhãn nhục…

Kết hợp các vị thuốc bổ khí và bổ huyết điều kinh, Bát Trân Thang từ lâu được coi là bài thuốc quý đối với chị em phụ nữ. Bài thuốc gồm 2 bài “tứ vật” và “tứ quân” hợp lại thành 1 bài thuốc có tác dụng song bổ khí huyết, trong bài tứ quân bổ khí huyết, bài tứ vật bổ huyết điều kinh gia thêm sinh khương, đại táo để điều hòa dinh vệ, là 1 bài thuốc thường dùng để bồi bổ khí huyết.

Từ các vị thuốc bồi bổ khí huyết, gia thêm Hương Phụ và Trần Bì, với công nghệ bào chế hiện đại đã tạo nên thuốc điều kinh bổ huyết Phụ Huyết Khang.

Phụ Huyết Khang dùng trong các trường hợp rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều, lúc sớm lúc muộn, khí hư bạch đới. Đau bụng kinh và đau thắt lưng khi hành kinh. Phụ nữ thiếu máu da xanh, sắc mặt kém tươi, người gầy, ăn ngủ kém, dùng đều đặn mỗi ngày sẽ giúp bổ và lưu thông khí huyết. Chú ý không dùng cho phụ nữ có thai và người đang xuất huyết.

Uống thuốc gì để lưu thông khí huyết
Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ hotline 19006436 để được dược sĩ tư vấn.

Các bài thuốc bổ khí thông huyết là giải pháp hữu hiệu cho những người thiếu máu, rối loạn tuần hoàn não, người lạnh, chân tay tê bì...để thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu, làm tăng lượng huyết sắc tố, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.

Khí bao gồm tinh khí của ăn uống kết hợp cùng với khí trời hít thở. Khí được tạo ra giúp vận hành huyết dịch nuôi dưỡng cơ thể, giúp các tạng phủ hoạt động để duy trì hoạt động sống của con người. 

Huyết là dạng vật chất lưu thông trong tuần hoàn, có tác dụng dinh dưỡng toàn thân, giúp duy trì hoạt động sống của cơ thể. Huyết thịnh thì hình thể cũng thịnh, huyết suy thì hình thể cũng suy. Chỉ có huyết mạch điều hòa, tuần hoàn lưu lợi mới có thể làm cho da thịt, gân cốt, khớp xương của toàn thân có sức mạnh mẽ hoạt động như thường. Huyết được sinh ra bởi tỳ-phế-tâm-thận. 

Uống thuốc gì để lưu thông khí huyết

Theo YHCT, khí huyết lưu thông tinh thần thoải mái đó là sức khỏe, khí huyết là vật chất cơ bản nhất của sự sống. Mọi vấn đề sức khỏe đều liên quan đến khí huyết, nếu khí huyết không điều hòa sẽ xuất hiện nhiều chứng bệnh, ảnh hưởng đến chức năng tạng phủ. Người bị khí huyết hư suy thường có biểu hiện da xanh, môi nhợt, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, người gầy mệt mỏi, đoản hơi, hồi hộp, đánh trống ngực, chân tay tê bì, nặng có thể dẫn đến bại liệt. 

Khi gặp tình trạng khí hư huyết ứ các bác sĩ YHCT sẽ kê các bài thuốc bổ khí thông huyết để thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu, làm tăng lượng huyết sắc tố, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, cải thiện hệ tuần hoàn, điều tiết sự co bóp của tử cung, bảo vệ gan, chống mệt mỏi và nâng cao sinh lực của cơ thể. 

5 bài thuốc bổ khí thông huyết được khuyên dùng nhiều nhất

Bát trân thang

Là bài thuốc bổ khí, thông huyết kinh điển được hợp lại từ 2 bài thuốc Tứ quân và Tứ vật gồm: Đương quy 12g, xuyên khung 12g, thục địa 20g, bạch thược 12g, đảng sâm 12g, bạch linh 12g, bạch truật 12g, cam thảo 10g. Tùy theo từng thể bệnh có thể gia giảm thêm các vị khác như hồng hoa, đào nhân, kỷ tử, nhục thung dung…

Mỗi ngày sắc 1 tháng, chia 3 lần uống có tác dụng phòng chống thiếu máu, điều trị các bệnh sản phụ khoa, dùng tốt cho trường hợp rối loạn kinh nguyệt, vô sinh nữ, sức khỏe yếu dẫn đến khó có con.

Uống thuốc gì để lưu thông khí huyết

Bài thuốc bổ khí huyết chữa vô sinh nữ hiệu quả

Theo nghiên cứu của y học hiện đại Bát trân thang có tác dụng thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu, tăng lượng huyết sắc tố từ đó phòng chống hữu hiệu tình trạng thiếu máu. Ngoài ra Bát trân thang còn có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, cải thiện hệ tuần hoàn, điều tiết sự co bóp tử cung, bảo vệ gan, chống mệt mỏi và nâng cao sinh lực của cơ thể. 

Bài thuốc thập toàn đại bổ

Là bài thuốc kết hợp lại của bài Bát trân thêm hoàng kỳ bổ khí, nhục quế làm ôn ấm, thông kinh lạc, dùng để điều trị xuất tinh sớm, yếu sinh lý, rối loạn cương dương, loại bỏ triệu chứng đau lưng, nhức mỏi, mộng tinh, tiểu buốt, tiểu đêm. Bài thuốc được sắc, uống hàng ngày. 

Uống thuốc gì để lưu thông khí huyết

Thập toàn đại bổ- bài thuốc bổ khí huyết dành cho nam giới

Bài thuốc có công dụng bổ khí huyết, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, cải thiện hệ tuần hoàn, giúp thận khỏe- sinh tinh. Trong thực tế khám chữa bệnh, các bác sĩ y học cổ truyền có thể gia một số vị thuốc để hợp với từng người cụ thể. 

Tuấn bổ tinh huyết cao (Hải thượng Y tôn tâm lĩnh)

Bài thuốc có tác dụng bồi bổ tinh huyết hư tổn, chữa trị các chứng ngũ lao (tâm, can, tỳ, phế, thận). 

Thành phần của bài thuốc gồm: Thục địa 12g; Nhân sâm 4g; Câu kỷ tử 4g; Lộc giao 4g; Nhục quế (bỏ vỏ, tán bột) 80g

Cách dùng: Thục địa , Câu kỷ, Nhân sâm mỗi vị đều nấu riêng thành cao rồi đổ lẫn vào trong nồi đất đun sôi gia thêm 1 cân mật ong rồi khuấy đều, cuối cùng cho bột Nhục quế vào hòa đều vào rồi đổ vào lọ sành bịt kín để dùng, mỗi lần uống vài muỗng trước khi bụng đói, ngậm tan nuốt dần.

THẬP TOÀN BỔ CHÍNH THANG (Hải thượng Y tôn tâm lĩnh)

Bài thuốc dùng cho các chứng tâm tỳ dương hư, khí huyết 5 tạng đều tổn thương, tự ra mồ hôi, sợ lạnh, mình nóng, lưng đau

Các bác sĩ y học cổ truyền sẽ gia giảm thêm các vị thuốc khác để phù hợp với biểu hiện của từng người. 

Nếu tâm nhiệt gia Đăng tâm, tâm huyết hư gia Thục địa

Khí trệ thêm Mộc hương, ho thêm Sâm, Kỳ, Mạch Môn

Thập toàn bổ chính thang dùng cho người có khí huyết hư

Thành phần bài thuốc gồm: Nhân sâm 6g; Bạch linh 10g; Táo nhân 8g; Bạch thược 8g; Tục đoạn 8g; Nhục quế 3g; Chích hoàng kỳ 8g; Đỗ trọng soosngs 4g; Đương quy 4-8g; Bạch truật 8g; Ngưu tất 8g; Đại táo 2 quả. 

Bài nhị long ẩm

Bài thuốc dùng để trị các chứng gây tổn thương do tỳ, vị. Theo đông y, tạng tỳ có chức năng ích khí và sinh huyết nên tỳ vị suy yếu dẫn đến khí huyết bị suy yếu, tiêu hóa kém, ăn uống kém dẫn đến thiếu máu, da xanh, người gầy yếu, sắc mặt vàng vọt, phụ nữ kinh huyết kém…

Bài Nhị long ẩm gồm 2 vị thuốc Cao ban long 32g và Long nhãn 32g. Long nhãn sắc lấy độ 1 bát nước, lúc còn nóng thái Cao ban long vào, khuấy đều cho tan, uống khi còn ấm. Dùng 2-4 lần/tuần, một liệu trình có thể kéo dài 3-4 tuần. 

Bài thuốc bổ khí huyết từ cao ban long

Bài thuốc có tác dụng trị bệnh lo nghĩ do tổn thương tỳ vị, cải thiện chứng mất ngủ, ra mồ hôi trộm, táo bón, thiếu máu, chán ăn, phụ nữ khô kinh thiếu máu, người mệt mỏi, người mới ốm dậy, người gầy yếu, suy nhược cơ thể… Long nhãn là cùi của quả cây nhãn sấy khô. Long nhãn có vị ngọt,  tác dụng bổ huyết, an thần, ích trí, kiện tỳ, vị. Cao ban long được bào chế từ sừng con hươu, nai đực có tác dụng bổ huyết, bổ phế, cố thận, thêm tinh. 

Uống thuốc gì để lưu thông khí huyết

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh Cao ban long có tác dụng bổ khí huyết. Một nghiên cứu được thực hiện ở Trung Quốc với 3 phụ nữ sau sinh bị thiếu máu nặng, được điều trị theo phương pháp đông y (kết hợp thảo dược với Sừng hươu) trong 2-3 tháng. Kết quả cho thấy cải thiện cả về triệu chứng lẫn số lượng huyết sắc tố ở cả 3 phụ nữ. Trong một thử nghiệm lâm sàng được thực hiện tại Trung Quốc với 74 phụ nữ bị thiếu máu bất sản và 1 nam giới bị thiếu máu do virus. Tất cả bệnh nhân đều được điều trị theo phương pháp Đông Y (thảo dược + sừng hươu) trong 2-3 tháng. Kết quả cho thấy những người tham gia nghiên cứu tăng cả số lượng tiểu cầu và số lượng hemoglobin. 

Uống thuốc gì để lưu thông khí huyết

Để biết thêm chi tiết về công dụng và cách dùng sản phẩm, quý bạn đọc có thể liên hệ hotline 19001756 để được đội ngũ bác sĩ chuyên khoa tư vấn miễn phí. 

Tài liệu tham khảo: 

https://suckhoedoisong.vn/quan-niem-va-giai-phap-cai-thien-benh-ly-ve-khi-huyet-theo-y-hoc-co-truyen-n164929.html

https://suckhoedoisong.vn/bat-tran-thang-dieu-tri-hiem-muon-nu-do-khi-huyet-suy-n133672.html

https://suckhoedoisong.vn/2-bai-thuoc-bo-khi-duong-huyet-cua-hai-thuong-lan-ong-n133636.html

https://suckhoedoisong.vn/cong-dung-tuyet-voi-cua-thap-toan-dai-bo-n161585.html

Chú ý: Hình ảnh trong bài viết chỉ mang tính chất minh họa. Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.