Tuổi phục vụ trong ngạch dự bị đối với công dân nam từ đủ 18 tuổi đến hết bao nhiêu tuổi?

Cụ thể, theo dự thảo luật, độ tuổi sĩ quan dự bị sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên thực hiện theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.

Độ tuổi quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên quy định như sau: Nam quân nhân chuyên nghiệp dự bị không quá 40 tuổi; hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị không quá 35 tuổi được sắp xếp vào đơn vị chiến đấu. Nam quân nhân chuyên nghiệp dự bị, hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị không quá 45 tuổi; nữ quân nhân dự bị không quá 40 tuổi được sắp xếp vào đơn vị bảo đảm chiến đấu.

Cho ý kiến về nội dung này, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) đề nghị tuổi của nam quân nhân chuyên nghiệp dự bị, hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị không quá 40 và nữ không quá 35 được xếp vào đơn vị đảm bảo chiến đấu giống như đơn vị chiến đấu. Lí do là các đối tượng này nguồn còn rất nhiều, trẻ, khỏe, trong thời bình luật quy định 45 tuổi đối với nam, nữ 40 là quá cao sẽ ảnh hưởng đến việc huy động huấn luyện không đầy đủ.

Trong khi đó, đại biểuTrần Văn Mão (Nghệ An) chỉ rõ, độ tuổi quân nhân chuẩn bị sắp xếp vào các đơn vị dự bị động viên trong thời bình được quy định tại dự luật: "Đối với nam hạ sĩ quan binh sĩ dự bị không được quá 35 tuổi" là chưa phù hợp với quy định tại Điều 25 của Luật Nghĩa vụ quân sự.

Đại biểu nhắc lại, Luật này quy định độ tuổi của hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị đối với công dân nam là 45 tuổi, công dân nữ là 40 tuổi. Mặt khác, trên thực tế hiện nay quân nhân dự bị thường đi làm ăn rất xa, khó khăn trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh quản lý đơn vị dự bị động viên và kêu gọi huấn luyện diễn tập, báo động, kiểm tra hàng năm nếu 35 tuổi không được sắp xếp vào các đơn vị này thì rất khó khăn cho địa phương.

“Thực tế, qua khảo sát, nắm tình hình và báo cáo của các địa phương trên địa bàn tỉnh, đơn vị chỉ có khoảng 50% đến 60% quân nhân dự bị được sắp xếp, bổ nhiệm vào các đơn vị có mặt trên địa bàn. Do vậy, tôi đề nghị Quốc hội nên xem xét điều chỉnh độ tuổi quân nhân chuẩn bị sắp xếp vào các đơn vị dự bị động viên trong thời bình bảo đảm thống nhất với các văn bản pháp luật khác và sát với tình hình thực tế của địa phương” - đại biểu nêu quan điểm.

Không đồng tình với đại biểu Mão, đại biểu Hồ Văn Thái (Kiên Giang) khẳng định quy định như dự thảo luật là phù hợp. Đại biểu lí giải: Hiện nay, dân số của chúng ta gần 100 triệu người, theo đó quân nhân dự bị đăng ký vào ngạch dự bị động viên rất dồi dào. “Xuất phát từ thực tiễn nguồn quân nhân dự bị hiện có và yêu cầu xây dựng quân đội theo hướng tinh, gọn, mạnh, đủ sức hoàn thành tốt nhiệm vụ trong mọi tình huống, dự thảo luật quy định độ tuổi sắp xếp quân nhân dự bị vào đơn vị dự bị động viên trong thời bình như trên là phù hợp” - đại biểu khẳng định.

Tuy nhiên, vị đại biểu này cũng đề nghị quá trình tổ chức thực hiện cần tuyển và sắp biên chế quân nhân dự bị vào đơn vị dự bị động viên thật sự đảm bảo chất lượng, theo hướng ưu tiên tuyển chọn từ cao trở xuống.

Cho ý kiến về vấn đề này, đại biểu Nguyễn Mai Bộ (An Giang) đánh giá, số quân nhân dự bị sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên chiếm tỷ lệ không cao so với tổng số quân nhân dự bị. “Chúng ta ưu tiên sắp xếp ở độ tuổi còn trẻ hơn, nếu chúng ta kéo dài cho đến bằng với các tuổi mà của các Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật Sĩ quan, Luật Quân nhân chuyên nghiệp thì sẽ dẫn tới một điều rất mất công bằng đối với các cháu 18 tuổi đi bộ đội, sau đó lại phải đeo đẳng nghĩa vụ này cho đến 45 tuổi, 50 tuổi. Chúng tôi thấy rằng để tầm 35 tuổi, 40 tuổi là các bạn đó thoát ra khỏi vòng quay này để chúng ta nạp đội ngũ mới vào thì đấy cũng là một lẽ công bằng” - đại biểu phát biểu.

Ngay sau đó, giải trình tiếp thu các ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Võ Trọng Việt đề nghị cho giữ như tuổi trong dự thảo luật. Bởi lẽ, Bộ Quốc phòng có đánh giá, tổng kết, tuổi đó là vừa phải, phù hợp, trong khi nguồn dự bị động viên rất lớn nhưng đăng ký để đưa vào thực thi hiện lực lượng dự bị động viên ít./.

Tất cả các thông tin liên quan đến nghĩa vụ quân sự năm 2023, đều được quy định chi tiết tại luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 và Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ.

Hy hữu: 3 anh em sinh ba cùng lúc tự nguyện đi bộ đội

Các tiêu chuẩn đủ để được gọi nhập ngũ

Điều 4 luật Nghĩa vụ quân sự 2015 nêu, nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.

Đồng thời, tại Điều 31 luật Nghĩa vụ quân sự 2015 cũng quy định công dân được gọi nhập ngũ khi có đủ các tiêu chuẩn:

  • Có lý lịch rõ ràng;
  • Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
  • Có đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo quy định;
  • Có trình độ văn hóa phù hợp.

Trong đó, về tiêu chuẩn văn hóa, theo khoản 4, Điều 4, Thông tư 148/2018/TT-BQP, tuyển chọn và gọi nhập ngũ những công dân có trình độ văn hóa lớp 8 trở lên, lấy từ cao xuống thấp. Những địa phương có khó khăn không đảm bảo đủ chỉ tiêu giao quân thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định được tuyển chọn số công dân có trình độ văn hóa lớp 7.

Về tiêu chuẩn về sức khỏe, Thông tư 148/2018/TT-BQP cũng nêu rõ phải có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP, riêng những công dân có sức khỏe loại 3 bị cận thị 1,5 điop trở lên, viễn thị ở các mức độ, bị nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS sẽ không được gọi nhập ngũ.

Tuổi phục vụ trong ngạch dự bị đối với công dân nam từ đủ 18 tuổi đến hết bao nhiêu tuổi?

Độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi

NGỌC DƯƠNG

Tuổi nghĩa vụ quân sự

Theo Điều 30 luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự là từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.

Riêng trường hợp công dân nam được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ, thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết năm 27 tuổi.

Xem nhanh 20h ngày 5.2: Anh em sinh ba tự nguyện nhập ngũ | Chìm thuyền chở khách đi chùa

Một số trường hợp tạm hoãn gọi nhập ngũ

Điều 41 luật Nghĩa vụ quân sự và Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định một số trường hợp tạm hoãn gọi nhập ngũ:

a) Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe.
b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) xác nhận.
c) Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%.
d) Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.
đ) Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 3 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định.
e) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật.
g) Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.

XEM NHANH 12H ngày 5:2: Nhìn lại vụ án Nguyễn Phương Hằng | Mỹ bắn hạ khinh khí cầu Trung Quốc

Có bao nhiêu nhóm tuổi phục vụ của hạ sĩ quan binh sĩ dự bị?

Còn nhóm tuổi phục vụ của hạ sĩ quan dự bị là: - Nhóm A: Công dân nam đến hết 35 tuổi, công dân nữ đến hết 30 tuổi; - Nhóm B: Công dân nam từ 36 tuổi đến hết 45 tuổi, công dân nữ từ 31 tuổi đến hết 40 tuổi.

Hạn tuổi phục vụ của sĩ quan và binh sĩ ở Gạch dù bị đội với nam giới là bao nhiêu?

Điều 25, Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định về độ tuổi phục vụ trong ngạch dự bị của hạ sĩ quan, binh sĩ đối với công dân nam là hết 45 tuổi, đối với công dân nữ là đến hết 40 tuổi.

Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình là bao nhiêu?

1. Thời gian phục vụ tại ngũ trong thời bình là bao nhiêu tháng? Theo Điều 21 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, thời gian phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ được quy định như sau: - Thời gian phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng.

Công dân phục vụ trong ngạch dự bị là gì?

Ngạch dự bị là hình thức phục vụ quân sự ngoài biên chế lực lượng thường trực của quân đội, để phân biệt với phục vụ tại ngũ. Công dân đã đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị gọi là quân nhân dự bị và là nguồn để xây dựng lực lượng dự bị động viên.