Trẻ từ 1 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ năm 2024

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ luôn là vấn đề nan giải đối với nhiều bà mẹ bỉm sữa. Tuy nhiên, tháng năm đầu đời chính là tiền đề cho sự phát triển khỏe mạnh về thể chất lẫn tinh thần cho bé sau này. Do đó, các mẹ cần lưu ý hơn về giấc ngủ của bé và xây dựng cho bé một thói quen ngủ điều độ nhé. Hãy cùng Autoru chăm bé khỏe - mẹ ngủ ngon!

Mỗi bé có nhu cầu ăn và ngủ đặc trưng riêng của mình. Trẻ sơ sinh không có khái niệm phân biệt ngày hoặc đêm trong tuần đầu tiên. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ không nên phát triển thói quen này của bé.

Mẹ có thể hỗ trợ sự phát triển của bé, nhưng bé sẽ tự có tốc độ phát triển riêng của mình. Nhiều bé sơ sinh có nhịp độ phát triển tự nhiên mạnh mẽ. Những bé này có thể ngủ trọn giấc đêm từ rất sớm. Một số bé khác luôn cảm thấy đói hoặc mệt vào những khoảng thời gian khác nhau trong nhiều tháng. Bé cần sự hỗ trợ của cha mẹ để tìm ra cách thức hòa hợp với cả gia đình.

Mẹ luôn luôn giữ những hoạt động thường ngày như các bữa ăn thường xuyên, thời gian ngủ và các hoạt động khác như đi dạo ngoài trời hoặc một vài hoạt động quan trọng khác. Một vòng luân phiên như tắm, ăn và các câu chuyện kể trước khi ngủ hoặc bài hát ru có tác dụng thư giãn cho bé. Mẹ đừng quên tự nạp năng lượng cho mình với chế độ ăn cân bằng, cung cấp đủ nước và nghỉ ngơi thư giãn nhiều hơn bình thường trong những ngày này.

Trong những tuần đầu tiên của bé

Trong những tuần đầu tiên, dường như bé luôn ngủ suốt cả ngày. Trên thực tế, bé ngủ 18 tiếng một ngày, 4 tiếng một lần, thức dậy bởi nhu cầu về ăn uống, thay tã hay đòi được vỗ về.

Từ 4-6 tháng

Trong những tuần đầu khoảng 4-6 tháng tuổi, bé bắt đầu nhận thức về đêm và ngày. Điều này không phải do tự bẩm sinh. Đồng hồ sinh học tạo ra ngay từ khi bé mới sinh ra, sau những ảnh hưởng về thói quen của gia đình. Qua thời gian, những giấc ngủ ngắn chuyển thành giấc ngủ dài. Thời gian thức giấc dần được kéo dài hơn.

Từ 6 đến 12 tháng

Từ 6 đến 12 tháng, hầu hết trẻ đều ngủ khoảng 11 tiếng vào ban đêm và 2 lần một ngày từ 1-1.5 tiếng. Những giấc ngủ ngắn trong ngày không nên kéo dài hơn nếu không bé sẽ có vấn đề khi bé bắt đầu ngủ đêm.

Nhiều phụ huynh cảm thấy không thoải mái trong việc đánh thức bé dậy vì họ nghĩ bé cần được ngủ. Tuy nhiên, để tránh làm hỏng nhịp độ lành mạnh mẹ vẫn nên đánh thức bé dậy thật nhẹ nhàng nếu bé đang ngủ dài hơn so với thời gian ngủ bình thường trong ngày. Dù bé có tỏ ra khó chịu vì bị đánh thức ở giấc ngủ ngày thì vẫn tốt hơn việc bé thức dậy vào giữa đêm, hoàn toàn tỉnh táo và muốn được chơi đùa. Sử dụng thời gian mà bé tỉnh táo trong ngày cho những hoạt động chất lượng với bé và hỗ trợ sự phát triển của bé. Khoảng thời gian dài nhất bé thức giấc trước khi đi ngủ buổi tối là khoảng 4-5 tiếng. Điều này giúp bé ngủ dễ dàng và trọn giấc buổi đêm.

Trẻ 2 năm tuổi

Trong 2 năm, bé cần ngủ 13 tiếng mỗi ngày. Bé ngủ 11 tiếng mỗi đêm, sau bữa trưa là 1 tiếng. Nhiều bé bắt đầu giảm thời gian ngủ ngày còn 1 tiếng buổi trưa khi được 10 tháng tuổi; một số khác vẫn giữ nguyên cho đến khi 18 tháng.

Trẻ 3 năm tuổi

Bé càng lớn thì nhu cầu ngủ càng ít hơn. Khi bé được 3 năm tuổi thì bé chỉ cần ngủ 12 tiếng mỗi ngày. Nhiều bé bắt đầu bỏ thói quen ngủ trưa, một số thì vẫn giữ cho đến khi đến tuổi đi nhà trẻ.

Thông tin cho từng nhóm tuổi

Những thông tin dưới đây theo từng nhóm tuổi đều sử dụng các giá trị trung bình. Nhu cầu ngủ của mỗi bé rất đa dạng. Sự chênh lệch từ 1 đến 2 tiếng không tạo ảnh hưởng. Nhiều trẻ thậm chí còn cần ít hơn.

Độ tuổi Tìm hiểm nhu cầu ngủ của trẻ trong một ngày (24 tiếng)Sơ sinh 16 đến 20 tiếng3 tuần 16 đến 18 tiếng6 tuần 15 đến 16 tiếng4 tháng 9 đến 12 tiếng buổi đêm và 2 giấc ngủ ngày (2 đến 3 tiếng mỗi lần)6 tháng Từ 11 đến 12 tiếng buổi đêm và 2 giấc ngủ ngày (1-1.5 tiếng mỗi lần)

Nắm rõ thời gian ngủ của trẻ sơ sinh, cũng như đặc điểm giấc ngủ theo độ tuổi, phụ huynh dễ dàng theo dõi, quan sát và an tâm về sức khỏe của bé. Giai đoạn đầu đời, giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với khả năng phát triển trí tuệ, thể chất và tinh thần. Như vậy, trẻ sơ sinh ngày ngủ bao nhiêu tiếng là đủ? Làm thế nào để trẻ ngủ ngon suốt đêm, không giật mình quấy khóc? Bố mẹ hãy cùng với Friso tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây!

Con yêu phát triển toàn diện, mẹ bớt vất vả là điều mà bất kì phụ huynh nào cũng mong muốn. Vì thế mà có nhiều cách chăm sóc trẻ khoa học được nghiên cứu, giúp bé có thói quen sinh hoạt đều đặn và mẹ có thời gian cho bản thân. Trong đó, nổi bật là phương pháp nuôi con Easy. Vậy nuôi con theo phương pháp Easy là gì? Cùng Friso tìm hiểu nhé.

Đối với trẻ sơ sinh, giấc ngủ là cách giúp trẻ thích nghi với môi trường mới, là khoảng thời gian cơ thể trẻ phát triển nhanh chóng về cả thể chất, tinh thần và trí tuệ. Tuy nhiên, theo chia sẻ của các chuyên gia, trẻ sơ sinh ngủ nhiều hay ngủ ít đều gây ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của trẻ. Vậy trẻ sơ sinh ngủ nhiều có sao không? Trẻ ngủ bao lâu thì đủ?

Trẻ từ 1 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ năm 2024

Tại sao trẻ sơ sinh ngủ nhiều?

Nghiên cứu cho thấy giấc ngủ được chia làm 2 hình thức: REM (giấc ngủ cử động mắt nhanh) và Non-REM (giấc ngủ không cử động mắt nhanh, giấc ngủ sâu).

Sau khi trẻ bắt đầu có biểu hiện buồn ngủ, ngủ gà ngủ gật, trẻ bắt đầu đi vào giấc ngủ REM. Trong giấc ngủ REM, trẻ rất dễ bị giật mình, thức giấc, vặn mình và hay rên “è è” và mắt sẽ chuyển động ở bên dưới mí mắt. Nhịp thở của trẻ lúc này thường không đều, trẻ có thể ngừng thở 5-10 giây, sau đó thở nhanh 50-60 lần/phút rồi ngừng lại theo một chu kỳ lặp. (1)

Tiếp đến, trẻ thở đều hơn, ít cử động hơn và dần đi vào giấc ngủ sâu Non-REM. Khi bước vào giấc ngủ Non-REM, các tế bào não bộ tăng cường hoạt động, đẩy nhanh sự phát triển của hệ thần kinh và cảm xúc. Đồng thời, cơ thể sẽ bắt đầu sắp xếp và xử lý lại những thông tin đã nhận được trong ngày, sản xuất các hormone tăng trưởng và tích lũy năng lượng cho các hoạt động, sự phát triển về mặt thể chất của trẻ.

Trẻ từ 1 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ năm 2024
Trong giấc ngủ sâu, các tế bào não bộ của trẻ sơ sinh tăng cường hoạt động và phát triển nhanh chóng.

Trong một số trường hợp, trẻ bị rối loạn giấc ngủ, ngủ quá nhiều khiến các bậc phụ huynh lo lắng. Khi trẻ bị bệnh, có 2 xu hướng là hoặc trẻ sơ sinh khó ngủ hoặc ngủ nhiều, ngủ li bì do cơ thể mệt mỏi. Tình trạng này có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân phổ biến dưới đây:

  • Trẻ bị sốt.
  • Trẻ đang bị ốm/cảm lạnh hoặc mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên.
  • Trẻ bị mất nước do nôn trớ, tiêu chảy hay đổ quá nhiều mồ hôi,…
  • Trẻ sau tiêm chủng.
  • Trẻ đang bước qua một cột mốc tăng trưởng hoặc chuẩn bị cho sự phát triển nhảy vọt nào đó.
  • Trẻ sinh non.
  • Trẻ mắc bệnh vàng da.
  • Chế độ dinh dưỡng của trẻ không đủ chất
  • Rối loạn nhịp tim/nhịp thở.
  • Trẻ mắc một số bệnh lý gây rối loạn giấc ngủ, khiến trẻ ngủ nhiều khác như viêm màng não,…

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có sao không?

Khi còn trong bụng mẹ, trẻ sơ sinh được bao bọc và thường xuyên được ru bằng giọng nói ấm áp của mẹ nên trẻ luôn cảm thấy an toàn và dành phần lớn thời gian cho giấc ngủ. Sau khi đã chào đời, việc trẻ sơ sinh ngủ nhiều đã trở thành một thói quen. Hơn nữa, thông qua giấc ngủ, trẻ có thể thích nghi với môi trường mới một cách nhanh chóng và phát triển một cách toàn diện. Do đó, nếu trẻ sơ sinh ngủ nhiều nhưng vẫn bú tốt, có lúc thức chơi, tươi tỉnh thì bố mẹ không nên quá lo lắng. (2)

Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh ngủ 1 giấc kéo dài quá lâu trên 4 – 5 giờ thì nên đánh thức trẻ dậy cho bú vì trẻ nhỏ rất dễ bị hạ đường huyết nếu nhịn đói lâu hoặc kèm theo các dấu hiệu bất thường hoặc nghi ngờ trẻ ngủ nhiều liên quan đến các bệnh lý nguy hiểm, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra và có phương pháp can thiệp kịp thời.

Trẻ sơ sinh cần ngủ bao nhiêu là đủ?

Sơ sinh được đánh giá là giai đoạn mà trẻ dùng nhiều thời gian cho việc ngủ nhất. Trung bình, trẻ sơ sinh sẽ dành khoảng 16-18 tiếng trong ngày để ngủ và có thể ngủ bất kỳ lúc nào trong ngày, không theo một quy luật nào cả. Mỗi giấc ngủ của trẻ thường sẽ kéo dài khoảng 1-2 giờ. Thời gian của mỗi giấc ngủ có thể kéo dài hơn ở trẻ sinh non và có thể bị rút ngắn hơn ở trẻ gặp phải các vấn đề về tiêu hóa, đau bụng,… (3)

Khi trẻ đã đạt được 4 tuần tuổi, thời gian ngủ trong ngày của trẻ sẽ giảm xuống còn khoảng 14 tiếng/ngày. Mỗi giấc ngủ sẽ kéo dài 2-4 tiếng và trẻ sẽ bắt đầu có xu hướng ngủ vào ban đêm nhiều hơn.

Mối quan hệ giữa giấc ngủ và bú sữa của bé

Thực tế, kích thước dạ dày của trẻ sơ sinh khá nhỏ nên trẻ rất dễ no và nhanh đói. Khi cho trẻ bú thì cho dù là sữa mẹ hay sữa công thức, tư thế ôm ấp trẻ và cảm giác thoải mái khi được bú no sẽ khiến trẻ nhanh chóng chìm vào giấc ngủ. Sau đó, trẻ có thể sẽ thức dậy để được bú tiếp khi lượng sữa trong dạ dày đã được tiêu hóa hết. Tuy nhiên đối với những giấc ngủ dài, mẹ nên quan sát số lần thức giấc, số lần cho bú, lượng sữa trong mỗi cữ bú và lượng nước tiểu, phân mà bé thải ra rằng ngày… để theo dõi sự phát triển của trẻ, từ đó thông báo ngay có bác sĩ khi có biểu hiện bất thường. (4)

Đối với các trường hợp trẻ được nuôi bằng sữa công thức, trẻ bú chậm hơn nhưng no lâu hơn và sẽ ít dậy để bú sau khi đã chìm vào giấc ngủ hơn. Ngược lại, trẻ bú mẹ sẽ bú nhanh hơn, nhanh đói hơn và thường xuyên thức dậy để bú hơn.

Trẻ từ 1 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ năm 2024
Nếu trẻ sơ sinh ngủ nhiều, mẹ nên căn thời gian cho trẻ bú phù hợp.

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều phải làm sao?

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có thể khiến trẻ không được bú lượng sữa cần thiết cho cơ thể, dẫn đến sự thiếu hụt dưỡng chất, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Theo chia sẻ của các chuyên gia, trẻ sơ sinh dưới 4 tuần tuổi không nên nhịn hơn 4-5 tiếng. Do đó, khi trẻ ngủ nhiều, bố mẹ nên đánh thức trẻ dậy sau khoảng 3 giờ/lần, thực hiện khoảng 8 lần/ngày để đảm bảo trẻ uống đủ sữa. Để đánh thức trẻ dậy mà không khiến trẻ sơ sinh giật mình, khó chịu, mẹ có thể vuốt ve má hoặc lắc nhẹ ngón chân hoặc nhẹ nhàng vuốt từ dưới bàn chân trẻ để kích thích bản năng của trẻ.

Bên cạnh việc chú ý đến chế độ dinh dưỡng của trẻ, mẹ nên theo dõi chặt chẽ các biểu hiện của trẻ nhằm phát hiện sớm các bất thường nếu có. Nếu trẻ ngủ nhiều kèm triệu chứng ho, sốt cao, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện khẩn cấp để được khám và điều trị. Lưu ý, bố mẹ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc hoặc áp dụng các mẹo chữa trị dân gian tại nhà cho trẻ đến tránh khiến tình trạng sức khỏe của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra, cân chỉnh lại thời gian ngủ của trẻ sơ sinh, mẹ có thể thực hiện các biện pháp dưới đây:

  • Tập cho trẻ phân biệt ngày và đêm bằng cách tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên nhiều hơn, đưa trẻ đi dạo và ban ngày.
  • Xây dựng các thói quen trước ngủ cho trẻ: tắm, mát xa,…
  • Cho trẻ mặc quần áo thông thoáng, thoải mái và thức dậy vào đúng giờ cho bú.
  • Dùng khăn ướt lau mặt hoặc nâng trẻ lên trước khi đổi bên vú để trẻ ợ hơi.

Gợi ý chăm sóc giấc ngủ cho trẻ sơ sinh

Để đảm bảo giấc ngủ cho trẻ sơ sinh, việc chăm sóc giấc ngủ là điều vô cùng quan trọng. Ngoài việc cân chỉnh thời gian ngủ cho trẻ hợp lý, bố mẹ nên tham khảo thêm một số gợi ý giúp chăm sóc giấc ngủ cho trẻ sơ sinh một cách an toàn, hiệu quả dưới đây:

  • Không để các vật dụng như chăn, gối, đồ chơi xung quanh trẻ, đảm bảo trẻ có đủ khoảng không để trẻ cựa quậy.
  • Không đắp quá nhiều chăn, mền cho trẻ. Đặc biệt, không trùm kín đầu trẻ vì điều này có thể khiến trẻ bị nóng quá mức, hoặc nghẹt thở.
  • Dọn dẹp không gian phòng ngủ sạch sẽ, đảm bảo không khí được lưu thông.
  • Cho trẻ tắm nắng vào buổi sáng thường xuyên.
  • Cho trẻ nằm ngửa khi ngủ. Mẹ có thể cho trẻ sơ sinh nằm nghiêng hoặc nằm sấp trong thời gian ngắn để tránh tình trạng bẹp đầu ở trẻ sơ sinh nhưng lưu ý cần có sự theo dõi chặt chẽ.

Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc trẻ và những vấn đề về sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể liên hệ khoa Sơ sinh, bệnh viện đa khoa Tâm Anh theo địa chỉ:

Qua những thông tin được chia sẻ trên hy vọng quý phụ huynh đã hiểu rõ hơn về vai trò và thời gian ngủ hợp lý của trẻ sơ sinh. Tình trạng trẻ sơ sinh ngủ nhiều được xem là một hiện tượng sinh lý bình thường, nếu không đi kèm bất kỳ biểu hiện bất thường nào. Điều quan trọng đối với các trường hợp này là đảm bảo trẻ được bổ sung đủ dưỡng chất và năng lượng cho cơ thể mỗi ngày.