Trẻ sơ sinh bị viêm họng uống thuốc gì

Viêm họng ở trẻ nhỏ là nỗi ám ảnh của không ít bậc phụ huynh mỗi khi thời tiết giao mùa, thay đổi thất thường. Các mẹ hãy lưu lại ngay các cách phòng ngừa và chữa viêm họng cho trẻ dưới đây để đối phó kịp thời và giúp mẹ vơi đi nỗi lo trẻ tái phát viêm họng, nhất là mỗi khi thời tiết giao mùa nhé!

Trẻ sơ sinh bị viêm họng uống thuốc gì

Khi bị viêm họng, trẻ nhỏ thường có triệu chứng sốt, đau rát cổ họng, nuốt vướng, nói khó, khan tiếng,… Một trong những sai lầm phổ biến của rất nhiều ông bố bà mẹ khi trẻ hễ có triệu chứng viêm họng là vội vàng tìm đến thuốc kháng sinh khiến trẻ dễ bị “nhờn thuốc”, trong khi có thể chữa dễ dàng bằng các bài thuốc dân gian rất đơn giản. Viêm họng thường bị xem nhẹ là “bệnh vặt” nhưng nếu không được chữa trị kịp thời, dứt điểm, nhất là đối với trẻ nhỏ sẽ dễ gây nên các biến chứng nguy hiểm khó lường.

8 cách chữa viêm họng cho trẻ nhanh chóng, an toàn, hiệu quả

Bé bị viêm họng, bố mẹ hãy làm ngay những mẹo chữa viêm họng sau giúp trị bệnh cho bé vừa an toàn vừa hiệu quả nhé!

Cách 1 - Trị viêm họng cho trẻ bằng lá xương sông hấp mật ong

Hãy thử làm cho bé bài thuốc lá xương sông hấp mật ong, mẹ sẽ thấy thực sự hữu hiệu đấy nhé! Mẹ lấy một nắm lá xương sông tươi đem rửa sạch, thái nhỏ rồi đem hấp cùng với một ít mật ong trong khoảng 10 phút, chắt lấy nước cho bé uống ngày 2 lần. Mẹ cho bé uống đều đặn sẽ thấy các triệu chứng ho, đau rát họng, họng có đờm,… giảm dần và biến mất khoảng sau 5 ngày áp dụng.

Trẻ sơ sinh bị viêm họng uống thuốc gì

Cách 2 - Trị viêm họng cho bé bằng bài thuốc quất hấp mật ong

Mẹ chọn khoảng 10 quả quất vừa chín, rửa sạch, cắt đôi, loại bỏ hết hạt để đỡ đắng, cho vào bát cùng với một ít mật ong, đeo chưng cách thủy hoặc hấp trong nồi cơm đều được, sau khoảng 20 phút thì mẹ chắt lấy nước cho bé uống hàng ngày. Mẹ nhớ mỗi lần cho bé uống 2-3 thìa cà phê, uống 2-3 lần mỗi ngày tùy độ tuổi để đạt hiệu quả tốt nhất. Với các bé dưới 12 tháng tuổi, bé chưa nên dùng mật ong, do đó mẹ hãy thay thế mật ong bằng đường phèn với cách làm tương tự như thế nhé.

Cách 3 - Chữa viêm họng cho trẻ nhỏ bằng tỏi nướng

Là một loại gia vị quen thuộc trong căn bếp của gia đình nhưng ít mẹ biết rằng tỏi có thể trở thành một bài thuốc trị ho vô cùng hiệu quả. Trong tỏi có chất allicin có tác dụng ức chế, tiêu diệt virus, vi khuẩn rất mạnh. Khi trẻ bị viêm họng, mẹ có thể lấy 3-4 tép tỏi ta để nguyên vỏ và đem nướng lên. Sau đó, bóc hết lớp vỏ cháy bên ngoài, cho tỏi vào một cái chén nhỏ, thêm một chút nước ấm và nghiền nát tỏi. Mẹ lưu ý nghiền tỏi càng nát càng tốt để chất allicin có thể phát huy tối đa tác dụng nhé.

Trẻ sơ sinh bị viêm họng uống thuốc gì

Sau khi nghiền nát tỏi nướng, mẹ lấy nước tỏi cho con bé uống ngày 2 lần sáng và tối. Tỏi nướng không có vị cay và mùi khó chịu như tỏi sống nên rất dễ dùng cho trẻ nhỏ.

Cách 4 - Lá hẹ hấp đường phèn trị viêm họng hiệu quả cho bé

Hẹ có vị cay, tính ấm, chất kháng sinh tự nhiên có trong lá hẹ có tác dụng tán huyết, giải độc, tiêu đờm. Khi bé có triệu chứng viêm họng, mẹ hãy lấy 1 nắm lá hẹ, rửa sạch, đem hấp cách thủy chung với một ít đường phèn cho đến khi hẹ nhừ. Mẹ chắt lấy nước cho bé uống đều đặn ngày 2-3 lần, mỗi lần 2-3 thìa cà phê để giúp cắt cơn ho và giảm đau họng nhanh cho bé.

Trẻ sơ sinh bị viêm họng uống thuốc gì

Cách 5 - Bài thuốc lá húng chanh hấp đường phèn trị ho cho trẻ nhỏ

Trẻ bị viêm họng, ho, mẹ hãy thử với bài thuốc lá húng chanh hấp đường phèn nhé. Húng chanh là một loại rau thơm có tác dụng sát khuẩn, tiêu đờm, rất tốt trong trị viêm họng. Mẹ lấy khoảng 10 lá húng chanh rửa sạch, thái nhỏ rồi hấp cách thủy cùng 20g đường phèn khoảng 20 phút. Mẹ chắt lấy nước cho trẻ uống dần, mỗi ngày cho bé uống 1-2 lần, kiên trì trong 3-5 ngày bé sẽ dứt viêm họng.

Trẻ sơ sinh bị viêm họng uống thuốc gì

Cách 6 - Chữa viêm họng cho trẻ bằng lá diếp cá, nước cháo và đường

Mẹ cần chuẩn bị khoảng 5g rau diếp cá, 1 bát nước cháo loãng, một ít đường. Diếp cá rửa sạch, xay nhuyễn, chắt lấy nước, sau đó đem trộn chung cùng với nước cháo, thêm chút đường rồi đun kỹ. Mẹ lấy nước vừa đun cho bé uống mỗi ngày 3 lần, sẽ thấy con giảm ho dần mẹ nhé.

Trẻ sơ sinh bị viêm họng uống thuốc gì

Cách 7 - Mẹo trị viêm họng cho trẻ nhỏ bằng trà gừng

Mẹ có thể tự tay làm nước trà gừng cho bé bằng cách băm nhỏ gừng, cho vào nồi nước sạch và đun sôi. Lấy phần nước trà gừng còn ấm nóng cho trẻ dùng đều đặn trong ngày. Trước mỗi lần dùng mẹ nhớ đun ấm lên mới cho trẻ dùng.

Cách 8 - Bổ sung cho bé cốm NutriBaby Plus giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng viêm họng, viêm thanh quản, ho rát họng, hay ốm vặt...

Bổ sung cho trẻ mỗi ngày 1-4 gói NutriBaby Plus (thích hợp với độ tuổi của trẻ theo hướng dẫn), bố mẹ sẽ yên tâm hơn về sức đề kháng của trẻ, nhất là mỗi khi thời tiết chuyển mùa. Nhờ sự kết hợp hoàn hảo giữa các thành phần thảo dược Hoàng kỳ, Diếp cá với nhóm chất Kẽm, Thymomodulin, Lysine, Taurin, NutriBaby Plus giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, nâng cao thể trạng cho trẻ, hỗ trợ phòng ngừa và giảm các triệu chứng của viêm đường hô hấp trên như chảy nước mũi, viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản, ho rát họng, hay ốm vặt,...

Không những vậy, thành phần các acid amin và chất xơ trong NutriBaby Plus còn mang đến tác dụng hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường hấp thụ chất dinh dưỡng, giúp trẻ ăn ngon, bồi bổ cơ thể, hỗ trợ phát triển cơ thể khỏe mạnh. "Người bạn đồng hành" NutriBaby Plus sẽ giúp bố mẹ vơi đi những nỗi lo lắng trong việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ nhỏ, đặc biệt là với các bé đang điều trị viêm đường hô hấp bằng kháng sinh, trẻ biếng ăn, chậm lớn,...

Trẻ sơ sinh bị viêm họng uống thuốc gì

Với dạng cốm dễ hòa tan, vị thơm ngọt nhẹ như sữa, các mẹ chỉ cần pha NutriBaby Plus vào sữa hoặc nước ấm và cho bé dùng mọi lúc mọi nơi: ở nhà, ở trường hay trong những chuyến đi chơi, du lịch xa. Nhờ những ưu điểm này, NutriBaby Plus đã và đang được nhiều mẹ Việt lựa chọn để chăm sóc sức khỏe cho trẻ tốt hơn trong những năm tháng đầu đời.

Trên đây là những cách trị viêm họng hiệu quả được áp dụng nhiều nhất và mang lại hiệu quả cao cho trẻ nhỏ. Khi trẻ có triệu chứng của viêm họng, thay vì cho bé sử dụng kháng sinh, mẹ hãy thử làm ngay cho bé để giúp trẻ “đánh bay” cơn ho, viêm họng nhanh chóng nhất.

Mẹ lưu ý không áp dụng các bài thuốc dân gian có sử dụng mật ong cho các bé dưới 1 tuổi nhé!

Chúc các mẹ thành công!

Xem thêm:

>>> Cách chăm sóc và điều trị viêm họng cấp cho trẻ tại nhà

>>> Nguyên nhân và cách phòng ngừa viêm họng ở trẻ nhỏ

>>> Con viêm amidan lai rai quanh năm bỗng dứt ốm, ăn thun thút, khỏe mạnh đi lớp chỉ nhờ cách này!

>>> Mách mẹ cách chữa viêm mũi cho trẻ đúng cách, an toàn và hiệu quả

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Lê Thanh Cẩm - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bác sĩ Cẩm đã có 15 năm kinh nghiệm trong chẩn đoán & điều trị các bệnh lý Nhi khoa. Bác từng có thời gian công tác tại khoa Nhi - Bệnh viện Đà Nẵng và Trung tâm Phụ Sản Nhi Đà Nẵng. Thế mạnh của bác là chẩn đoán và điều trị bệnh lý nhi, hồi sức, cấp cứu nhi.

Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị viêm họng nếu không được phát hiện và chăm sóc, điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Với những triệu chứng trẻ bị viêm họng được nêu dưới đây, cha mẹ cần theo dõi để phòng bệnh cho trẻ một cách khoa học nhất.

  • Mùa hè với tiết trời nóng nực là nguyên nhân chính khiến trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị viêm họng do trẻ ra nhiều mồ hôi, giảm sức đề kháng của cơ thể.
  • Viêm họng ở trẻ sơ sinh nếu không được chữa trị dễ dẫn đến các biến chứng như viêm họng cấp, khi đó, niêm mạc họng bị sưng nề một cách nhanh chóng. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này có thể là do vi khuẩn, virus, vi nấm hoặc tác động của môi trường.
  • Bên cạnh đó, sử dụng quạt hoặc điều hòa không đúng cách cũng khiến trẻ dễ mắc bệnh. Viêm họng cấp cũng có thể là do trẻ dùng nhiều thức ăn, thức uống lạnh. Niêm mạc mất nước, họng và mũi khô do ngồi nhiều trong phòng có điều hòa, máy lạnh khiến hệ hô hấp của trẻ trở nên yếu đi.
  • Đối với trẻ lớn, hoạt động, chạy nhảy ngoài trời nắng, đổ mồ hôi nhiều sẽ khiến trẻ bị nhiễm lạnh.

  • Khi bị viêm họng, trẻ có thể bị sốt cao đột ngột (39 - 40 độ C), kèm theo các triệu chứng khác như ho, nghẹt một hoặc hai bên mũi, trẻ nhỏ bị đau họng, rát họng. Những triệu chứng này khiến trẻ cảm thấy khó chịu, hay quấy khóc, đối với trẻ nhỏ có thể bỏ ăn, bú giảm,...
  • Đối với trẻ lớn, các biểu hiện khi bị viêm họng là đau đầu, nuốt đau do đau họng, rát họng, nghẹt mũi, ù tai.
  • Trong một số trường hợp trẻ có thể bị đau nhức trong tai, kèm theo chảy nước mũi nhầy, ho khan, giọng nói khàn nhẹ, môi khô, lưỡi bẩn, khiến trẻ mệt mỏi,...

Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị viêm họng cấp nếu không được điều trị có thể gây ra các biến chứng như viêm amidan, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm xoang, viêm tai, viêm hạch mủ, VA quá phát (ở trẻ nhỏ), và nguy hiểm nhất là dẫn đến nhiễm khuẩn huyết.

Trẻ sơ sinh bị viêm họng uống thuốc gì

Sốt cao đột ngột là một biểu hiện của viêm họng ở trẻ.

  • Vào mùa hè và tiết trời nóng nực, cần hạn chế các hoạt động chạy nhảy hoặc ra ngoài nắng và cũng không nên mặc quá nhiều quần áo để tránh đổ mồ hôi. Do đổ nhiều mồ hôi sẽ khiến trẻ bị nhiễm lạnh và dễ dẫn đến viêm họng. Nên mặc quần áo có chất liệu cotton cho trẻ nhỏ để giúp thấm mồ hôi.
  • Đối với trẻ nhỏ, sau khi hoạt động, chạy nhảy, ở ngoài trời nắng và có đổ mồ hôi, cần lưu ý không cho trẻ tắm ngay. Đối với trẻ lớn, tránh tắm lâu hoặc tắm lúc nắng to, dễ khiến trẻ bị viêm họng hoặc cảm lạnh do thân nhiệt thay đổi đột ngột.
  • Khi trẻ ngủ, không nên bật quạt trực tiếp vào vùng mặt của trẻ, nên để quạt hướng vào tường, phía chân của trẻ. Ngoài ra, có thể để quạt quay nhẹ phía ngoài màn, tránh để trẻ tiếp xúc trực diện với hướng gió từ quạt.
  • Khi sử dụng điều hòa, cần hạn chế cho trẻ ra vào phòng vì sự chênh lệch nhiệt độ sẽ khiến trẻ dễ bị bệnh. Khi ngủ, cần tránh không cho bé nằm ở nơi có luồng gió trực tiếp từ điều hòa. Lưu ý, đối với phòng có điều hòa, nhiệt độ phòng thích hợp cho trẻ là từ 25 – 27 độ C.
  • Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên chú ý, cần hạn chế cho trẻ dùng thức ăn, thức uống lạnh như kem, nước đá,... Đồng thời, đảm bảo một chế độ ăn uống khoa học và hợp lý, cân đối đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng bao gồm đạm, tinh bột, trái cây và rau xanh. Ngoài ra, cần tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh,... giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể. Giữ gìn vệ sinh răng miệng bằng cách thường xuyên đánh răng và súc miệng hằng ngày cũng giúp phòng bệnh hữu hiệu.

Trẻ sơ sinh bị viêm họng uống thuốc gì

Cha mẹ nên sử dụng quần áo có chất liệu cotton cho trẻ nhỏ để giúp thấm mồ hôi.

Đối với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị viêm họng sẽ khiến trẻ mệt, quấy khóc nhiều, lười bú, biếng ăn. Những triệu chứng này thường dễ nhầm với những dấu hiệu lúc bé mọc răng. Do đó, với trẻ từ 3 - 6 tháng tuổi, khi có dấu hiệu sốt, cha mẹ cần đưa đi khám ngay.

Ở trẻ lớn, nếu các triệu chứng nêu trên kéo dài và tình trạng đau họng càng lúc càng tăng, kèm theo sốt cao thì nên đưa trẻ đi khám chuyên khoa tai mũi họng sớm để có hướng điều trị hợp lý, tránh để lâu dẫn đến các biến chứng.

Để phòng tránh các bệnh lý mà trẻ sơ sinh hay mắc phải, cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,... giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng để trẻ ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Vì sao cần bổ sung Lysine cho bé?

Vai trò của kẽm - Hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Hướng dẫn mẹo chữa viêm tai giữa cho bé

XEM THÊM: