Trẻ em bao nhiêu tuổi sang đường có người lớn năm 2024

Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người:

- Chở người bệnh đi cấp cứu;

- Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;

- Trẻ em dưới 14 tuổi.

Như vậy, khi điều khiển xe máy thì bạn chỉ được chở tối đa 1 người lớn và 1 trẻ em dưới 14 tuổi.

Trường hợp chở ba người trở lên mà vi phạm quy định này thì sẽ bị xử phạt theo Khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Cụ thể:

Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức);
b) Chở theo từ 03 (ba) người trở lên trên xe;
...

Tóm lại: Bạn được chở 1 người lớn và 1 trẻ em dưới 14 tuổi, nếu chở 3 người trên xe bạn sẽ bị phạt từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

Các nhà khoa học từ đại học Iowa đã nghiên cứu tâm lý và hành vi ảnh hưởng đến sự an toàn của trẻ em trên đường. Kết luận tìm ra khá thú vị: Hành vi của trẻ khi đi bộ đường thay đổi theo tuổi tác.

Trẻ em bao nhiêu tuổi sang đường có người lớn năm 2024
Không nên để trẻ tự sang đường cho đến khi 14 tuổi

Đi bộ qua đường dường như là một việc khá dễ dàng đối với người trưởng thành. Chúng ta quan sát xung quanh, phân tích giao thông, tính toán thời gian cần băng qua đường, chờ khoảng cách lưu thông hợp lý giữa các xe rồi đi. Tuy nhiên, đối với một đứa trẻ, đây lại là một nhiệm vụ khó hơn. Các thí nghiệm thực hiện bởi các nhà khoa học từ Đại học Iowa đã đưa ra kết luận rằng trẻ em trong độ tuổi thiếu niên có thể gặp khó khăn trong việc xác định khoảng cách trong giao thông thích hợp để băng qua đường an toàn.

Điều này là do trẻ nhỏ chưa phát triển các kỹ năng vận động cần thiết như người lớn giúp chúng băng qua đường ngay sau khi một chiếc xe ô tô đi qua. Jodie Plumert, giáo sư của Đại học Iowa cho biết: “Một số người nghĩ rằng trẻ nhỏ có thể đi sang đường như người lớn nhưng nghiên cứu của chúng tôi cho thấy điều này không phải lúc nào cũng thực hiện được trên những con đường đông đúc, nơi giao thông diễn ra liên tục.” Vì vậy, mặc dù hầu hết trẻ em có thể chọn những khoảng trống trong giao thông như người lớn, thì chúng vẫn không thể điều khiển thời gian di chuyển băng qua các phương tiện giao thông.

Trẻ em bao nhiêu tuổi sang đường có người lớn năm 2024
Không nên để trẻ tự sang đường cho đến khi 14 tuổi

Các nhà nghiên cứu đã mời trẻ em ở lứa tuổi 6, 8, 10, 12 và 14 tuổi, cùng với một nhóm người lớn tham gia thí nghiệm của mình. Bọn trẻ được đặt trong một môi trường giao thông đường bộ ba chiều mô phỏng, trong đó mỗi đứa phải băng qua đường với một chuỗi các phương tiện đang di chuyển. Thời gian giữa các xe khác nhau trong khoảng từ 2 đến 5 giây. Mỗi người đã phải băng qua đường 20 lần.

Kết quả cho thấy, trẻ 6 tuổi bị 'tấn công' bởi các phương tiện ảo 8% thời gian, trẻ 8 tuổi là 6%, 10 tuổi là 5%, 12 tuổi là 2%, còn những đứa trẻ từ 14 tuổi trở lên không gặp tai nạn. Điều này có khả năng là do, khi một đứa trẻ bước sang tuổi 14, chúng dần dần phát triển 2 kỹ năng quan trọng nhất để sang đường an toàn. Thứ nhất, chúng phân tích chính xác các khoảng trống trong giao thông. Thứ hai, chúng di chuyển nhanh hơn sang bên kia đường sau khi một chiếc xe đi qua. Vì vậy, gia đình có trẻ nhỏ cần phải chú ý hơn khi cho con nhỏ sang đường một mình. Các bậc phụ huynh nên kiên nhẫn đợi đến khi con đến độ tuổi nhất định mới để chúng tự sang đường một mình. Hãy dạy con cách sang đường và khuyến khích chúng chọn những khoảng trống lớn hơn những khoảng trống bạn sẽ chọn cho mình.

Tại khoản 5 Điều 32 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định: “Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt; Mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường”.

Theo đó, đối với trẻ em dưới 7 tuổi khi tham gia giao thông phải có sự giám sát của người lớn. Phụ huynh, người chăm sóc trẻ không được để trẻ em tự ý di chuyển vào những làn đường giao thông. Như vậy, trước hết lỗi để trẻ em chạy ra đường thuộc về người chăm sóc trẻ.

Trẻ em bao nhiêu tuổi sang đường có người lớn năm 2024

Trẻ bất ngờ lao ra đường là cực kỳ nguy hiểm. (Ảnh: Cắt từ clip)

Trẻ em bất ngờ lao ra đường, xe va vào có phải bồi thường?

Đối với câu hỏi này, cần phân tích tình huống thành 2 trường hợp sau đây:

1. Đối với trường hợp trẻ em bất ngờ lao ra đường mà người lái xe không thể quan sát được có thể được coi là tình trạng bất khả kháng và người lái xe không có lỗi để xảy ra thiệt hại, căn cứ khoản 3 Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015.

Như vậy, nếu tai nạn giao thông xảy ra do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên thiệt hại, thì người lái xe được miễn trừ bồi thường thiệt hại dân sự.

2. Đối với trường hợp người lái xe có thể quan sát và phát hiện ra trẻ trước đó và buộc phải lường trước được tình huống trẻ sẽ chạy qua đường, đồng thời phải có những xử lý như giảm tốc độ mà chủ quan không thực hiện thì không được coi là tình trạng bất khả kháng.

Trường hợp này, người lái xe phải bồi thường thiệt hại, căn cứ khoản 3 Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015.

Ngoài ra, trường hợp này người lái xe có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông đối với xe mô tô, gắn máy và các loại xe tương tự, căn cứ theo điểm b khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Còn đối với xe ô tô có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng, căn cứ điểm a khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Hơn nữa, trường hợp gây ra hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe tính mạng con người, thì người lái xe có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” theo Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015.