Trẻ em an bim bim có tốt không

Snack hay thường gọi là bim bim là món ăn vặt được trẻ em rất yêu thích bởi sự hấp dẫn từ hương vị cho đến màu sắc. Tuy nhiên, sự ngon miệng đôi khi không đi kèm với yếu tố an toàn cho sức khỏe, nhất là những loại thực phẩm ăn liền được chiên qua dầu mỡ và sử dụng nhiều chất phụ gia như bim bim.

Không chỉ dễ ăn, bim bim còn có nhiều hương vị hấp dẫn khác nhau khiến nhiều trẻ em rất thích, thường đòi cha mẹ mua cho bằng được. Và trên thực tế, rất nhiều phụ huynh thường chiều theo sở thích của con em mình. Như trường hợp cháu Nguyễn Anh Minh (phường Tân Thành, TP. Buôn Ma Thuột), dù đã học lớp 5, nhưng hầu như ngày nào cũng ăn vài gói bim bim trước khi ăn cơm. Minh thích ăn bim bim đến nỗi trên thị trường có bán loại nào, Minh đều biết và kể được tên vanh vách.

Tương tự, hai đứa con của chị Nguyễn Thị Hằng (phường Tân Thành, TP. Buôn Ma Thuột) cũng thích ăn bim bim đến nỗi có thể ăn cả ngày mà không chán. Chiều con, mỗi khi đi siêu thị chị Hằng đều mua vài chục gói snack về để ở nhà cho con ăn dần. Không chỉ trẻ em, ngay cả người lớn cũng rất thích món ăn vặt này. Chị Lê Thị Trang (ở phường Thắng Lợi, TP. Buôn Ma Thuột) cho biết: “Tôi rất thích snack. Vào những dịp cuối tuần hay ngày nghỉ lễ, gia đình tổ chức đi chơi tôi đều mua vài loại snack với số lượng khoảng vài chục gói mang theo ăn cho vui miệng”.

Trẻ em an bim bim có tốt không
Bim bim là món ăn ưa thích của nhiều trẻ em.

Một trong những nguyên nhân khiến đa số trẻ em thích ăn bim bim là vì có nhiều mùi vị, màu sắc hấp dẫn, bắt mắt, giá cả lại phải chăng. Chỉ cần từ 2.000 – 10.000 đồng, trẻ có thể mua bim bim ở bất cứ nơi đâu, từ các quán tạp hóa, hàng rong trước cổng trường hay tại các rạp chiếu phim… Theo chủ một cửa hàng tạp hóa đối diện Trường Tiểu học Nguyễn Thị Định (phường Ea Tam, TP. Buôn Ma Thuột), trung bình mỗi ngày cửa hàng bán khoảng 200 gói bim bim đủ các loại; khách hàng phần lớn là học sinh tiểu học. Bên cạnh các loại bim bim được sản xuất với nhiều màu sắc bắt mắt, các doanh nghiệp còn nghĩ ra đủ các chiêu thức bán hàng, như: mua 2 tặng 1, tặng trò chơi xếp hình, mua nhiều bim bim được tích điểm nhận quà… khiến món ăn vặt này càng trở nên hấp dẫn.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, bim bim là loại thức ăn được chế biến sẵn, dù tạo cảm giác ngon miệng nhưng giá trị dinh dưỡng lại không có, bởi bim bim phải chiên ở nhiệt độ rất cao để bảo đảm độ giòn, thơm, vàng nên sẽ làm mất đi các chất có lợi cho sức khỏe. Ngoài ra, lượng chất béo trong bim bim cũng không hề nhỏ, trong khi đó, dầu mỡ chiên ở nhiệt độ cao sẽ sinh ra các chất độc hại không tốt cho sức khỏe. Một số loại bim bim kém chất lượng, có nguồn gốc không rõ ràng, tái sử dụng dầu hoặc mỡ động vật thì càng độc hại hơn, khiến người sử dụng có nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Bên cạnh đó, trong bim bim có hàm lượng muối cao, sau khi ăn xong, trẻ thường khát nước và uống rất nhiều nước. Nếu trẻ ăn bim bim trước bữa ăn sẽ bị đầy bụng, chán ăn; nếu ngày nào trẻ cũng ăn bim bim trước bữa ăn, lâu dần cơ thể dễ bị thiếu chất, đồng thời có thể hình thành cho trẻ thói quen ăn mặn hoặc khiến cơ thể trẻ bị thừa muối.

Các chuyên gia về dinh dưỡng khuyến cáo, để trẻ có một chế độ ăn uống hợp lý, đủ dinh dưỡng, các bậc phụ huynh nên cho trẻ ăn đa dạng các loại thực phẩm, ăn điều độ, chừng mực, nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả, thịt cá tươi, hạn chế ăn những thức ăn đã được chế biến sẵn, thức ăn công nghiệp, như: bim bim, đồ ăn nhanh, đồ hộp. Bên cạnh đó, cần cho trẻ ăn cân đối ba nhóm chất: đạm, béo, đường. Nếu trẻ ăn quá nhiều bim bim mà không chú ý đến các loại thức ăn khác không chỉ gây mất cân bằng chế dộ dinh dưỡng của trẻ mà còn tăng nguy cơ mắc bệnh.

Bim bim là món ăn vặt khoái khẩu của cả trẻ nhỏ và người lớn. Không chỉ dễ ăn, bim bim còn có rất nhiều loại với nhiều hương vị hấp dẫn khác nhau, khiến trẻ em không bao giờ chán và luôn “mè nheo” đòi bố mẹ cho ăn. Và trên thực tế, nhiều phụ huynh chiều con sẵn sàng mua cho con món đồ ăn vặt này hàng ngày. Tuy nhiên, ít người biết rằng, nếu mỗi ngày ăn một gói bim bim thì một năm, cơ thể của trẻ sẽ hấp thu khoảng 5 lít dầu, theo GS Peter Weissberg, giám đốc y tế của BHF.

Trẻ em an bim bim có tốt không
Bim bim được chiên ở nhiệt độ cao sinh ra các chất độc hại

Dầu mỡ chiên ở nhiệt độ cao sẽ sinh ra các chất độc hại không tốt cho sức khỏe. Trong trường hợp sử dụng dầu mỡ động vật thì bim bim càng độc hại hơn. Đó là chưa kể trong bim bim còn chứa nhiều phụ gia không tốt cho sức khỏe, tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh. Dù ăn nhiều bim bim có thể mang lại cảm giác no bụng tạm thời nhưng bim bim có giá trị dinh dưỡng gần như bằng 0, trong khi lại chứa lượng lớn calo có hại, dễ gây béo phì, thừa cân.

Điều nguy hiểm nhất là bim bim có khả năng “gây nghiện”. Nó khiến cho trẻ có cảm giác rất khó dừng lại một khi đã bắt đầu ăn. Dù không đầu độc cơ thể như rượu bia, nhưng nếu ngày nào cũng ăn bim bim có thể gây tác hại nguy hiểm cho cơ thể, đặc biệt là với trẻ nhỏ.

Nguy cơ ung thư

Theo một báo cáo khoa học của Ủy ban các tiêu chuẩn thực phẩm Anh, mức acrylamide tăng cao trong bim bim khoai tây chiên tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư. Chất độc nguy hiểm này được sản sinh khi các loại bột dẻo, bột mì nguyên liệu làm bim bim được làm nóng ở nhiệt độ trên 120 độ C. Ăn nhiều bim bim khả năng bị ung thư cao

Acrylamide khi đi vào cơ thể và hấp thu qua dạ dày sẽ phân tán tới mọi cơ quan nội tạng. Quá trình chuyển hóa này sẽ sản sinh ra glycidamide, có khả năng hình thành khối u ung thư hoặc gây đột biến gen. Chất acrylamide còn được cho là nguyên nhân gây ung thư gan, ung thư thận, ung thư phổi, ảnh hưởng đến thai nhi…

Dễ mắc bệnh tim mạch, béo phì

Trẻ em an bim bim có tốt không
Trẻ ăn nhiều bim bim dễ bị béo phì

Nếu trẻ được ăn mỗi ngày 1 gói bim bim thì mỗi năm sẽ hấp thụ đến 5 lít dầu vào cơ thể. Như vậy, hàm lượng chất béo có hại này, cùng với lượng đường, muối, chất phụ gia có trong tim có thể khiến trẻ bị béo phì, mắc bệnh tim mạch, nhất là khi bước vào độ tuổi dậy thì.

Bệnh về đường tiêu hóa

Hàm lượng chất béo cùng tinh bột chiên rán có trong bim bim là nguyên nhân khiến trẻ luôn đầy bụng, chán ăn, dẫn tới rối loạn tiêu hóa, thừa chất béo nhưng lại thiếu các chất dinh dưỡng, các loại vitamin có lợi cho sức khỏe.

Các thức ăn giàu đạm, béo, chất bột chỉ nên chế biến ở nhiệt độ phù hợp, nếu ở nhiệt độ cao sẽ làm mất đi các chất có lợi cho sức khỏe ví dụ như vitamin C, B1. Trong khi đó, bim bim lại được chiên rán ở nhiệt độ cao để đảm bảo độ giòn, thơm. Nhiều người không biết rằng những phần giòn, thơm và vàng nhất chính là nơi có lượng acrylamide cao nhất.

Một số loại bim bim kém chất lượng, có nguồn gốc không rõ ràng, càng trở nên độc hại do quá trình chiên bằng mỡ động vật hoặc dầu tái sử dụng đã sản sinh chất độc và các chất sinh hóa gây hại cho cơ thể.

Cơ thể mệt mỏi, kém tập trung

Trẻ em an bim bim có tốt không
Trẻ mệt mỏi, kém tập trung khi ăn nhiều bim bim

Theo các nhà khoa học, chất acrylamide có trong bim bim không chỉ có khả năng gây ung thư mà còn là tác nhân khiến cơ thể mỏi mệt, kém tập trung, thậm chí gây ra chứng buồn nôn, đổ mồ hôi nhiều, đi tiểu không kiểm soát, đau nhức cơ…

Không những vậy, các nghiên cứu còn cho thấy chất này có thể gây tác hại đối với hệ sinh dục nam, hệ thần kinh, với thai nhi và trẻ sơ sinh.

“Cai nghiện” bim bim cho trẻ

Với các tác hại nguy hiểm kể trên, phụ huynh không nên vì chiều con mà cho con ăn bim bim thường xuyên, gây ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe của các bé. Trong trường hợp bé thích ăn vặt, mẹ có thể tận dụng các loại trái cây tươi ngon cho con ăn nhẹ giữa các bữa chính. Đây cũng là cách làm của một số bà mẹ để con vừa được thỏa mãn sở thích ăn vặt, vừa đảm bảo sức khỏe.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể tự vào bếp để làm cho con món bim bim bằng nguyên liệu sạch, với quy trình đảm bảo. Nguyên liệu phổ biến là chuối ương. Cách làm rất đơn giản như sau:

– Lấy một bát nước to, vắt 2 quả chanh vào, hòa thêm chút muối.

– Chuối ương lột vỏ, ngâm vào dung dịch trong 2 phút rồi vớt ra, lau khô, sau đó thái mỏng.

– Chiên chuối trên lửa to, vừa chiên vừa đảo nhẹ. Khi chuối vừa giòn thì vớt ra ngay, không để cháy cạnh.

– Vớt chuối vừa chiên lên đĩa có sẵn giấy thấm dầu để thấm hết lượng dầu mỡ thừa.

Như vậy là mẹ đã có ngay món bim bim chuối vừa giòn thơm, vừa đảm bảo an toàn cho con ăn vặt. Tuy nhiên, mẹ cũng nên lưu ý đừng cho trẻ ăn quá nhiều món này nhé, vì đồ chiên rán luôn được các chuyên gia khuyến cáo là không nên ăn nhiều.

Ăn bánh snack có tác hại gì?

Snack còn chứa nhiều muối và đường. Lượng muối trong snack ảnh hưởng đến chức năng thận còn lượng đường lại nguy cơ gây bệnh đái tháo đường tuýp 2. Bé ăn nhiều snack và uống nhiều nước dẫn đến đầy bụng, chán ăn. Vì vậy, không nên cho bé ăn nhiều snack, tránh suy dinh dưỡng thể béo phì và không tốt cho sức khỏe.

Bim bim có tác dụng gì?

Nó có tác dụng thanh nhiệt, lợi niệu, thông lâm, giải độc. Ở Việt Nam, vị thuốc này được dùng phổ biến theo kinh nghiệm dân gian để làm thuốc chữa tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu ít, phù thũng. Ở Trung Quốc, nó được dùng làm thuốc chữa ho, phế nhiệt, tiểu tiện không thông, tiểu tiện ra máu, mụn nhọt…

Bim bim có từ bao giờ?

Nguồn gốc tên gọi. Tên gọi "bim bim" xuất phát từ một sản phẩm snack ăn liền vị tôm tên là Bim Bim do Công ty bánh kẹo Hải Hà Kotobuki sản xuất, được trẻ em miền Bắc Việt Nam ưa chuộng từ thập niên 80 đến nay.

1 gói bim bim bị đổ bao nhiêu calo?

Bim bim bí đỏ là loại bim bim vô cùng quen thuộc đối với cả người lớn và trẻ nhỏ, loại bim bim này xuất hiện khá lâu trên thị trường nhưng vẫn chưa ngừng hạ nhiệt được nhiều người yêu thích bởi vị thơm ngon, giòn giòn. Gói bim bim bí đỏ gói vừa chứa khoảng 50 kcal.