Trần toản là ai

Trần Quốc Toản (1267-10 tháng 3, năm 1285) hiệu là Hoài Văn Hầu hay Hoài Văn vương (do Nhà Trần truy tặng) là một tông thất nhà Trần, sống ở thời kỳ trị vì của Trần Nhân Tông. Ông nổi tiếng có công tham gia kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai và hi sinh anh dũng khi tuổi đời còn rất trẻ. Sự tích về ông được đánh giá là hiển hách, thể hiện sự dũng mãnh và kiên định của một người thanh niên trẻ tuổi trước giặc ngoại xâm. Câu chuyện của ông cũng được lưu truyền trong văn hóa Việt Nam hình ảnh bóp nát quả cam và trong văn học thời hiện đại với hình ảnh "Lá cờ thêu sáu chữ vàng", dựa vào điển tích ông tự thêu 6 chữ vàng phá cường địch, báo hoàng ân ( 破強敵報皇恩 - phá giặc mạnh, báo ơn vua) để nâng cao sĩ khí cho đội quân của mình.

Trần toản là ai
Trần Quốc Toản
陳國瓚

Chạm nổi cảnh Trần Quốc Toản bóp quả cam tại Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh

Thông tin chungSinh1267Mất10 tháng 3, 1285(1285-03-10) (17–18 tuổi)Thê thiếpTrần Đại Như Vân, Triệu Ngọc Hoa
Thụy hiệu
Hoài Văn vương
(懷文王)
Tước hiệuHoài Văn hầu
(懷文侯)Thân phụVũ Uy vương Trần Nhật Duy
(武威王陳日維)Thân mẫuHồng Đức Trang Duệ Vũ Minh Công chúa Trần Ý Ninh
(洪德莊睿武明公主陳懿寧)

Sách Đại Việt sử ký toàn thư, hay An Nam chí lược đều không hề ghi chép về xuất thân của Trần Quốc Toản. Tuy nhiên, theo tài liệu nghiên cứu gần đây mà không rõ nội dung cũng như kiểm chứng, Trần Quốc Toản là con của Vũ Uy vương Trần Nhật Duy và Quận chúa Trần Ý Ninh, em gái của Phú Lương hầu Trần Tử Đức. Trần Tử Đức cùng vợ là Bùi Thiệu Hoa đều là anh hùng lưu danh thiên cổ, chặn giặc ở Phù Lỗ để cứu vua Trần Thái Tông, sử sách cảm thán trung liệt muôn đời.

Vũ Uy vương Trần Nhật Duy là con Trần Thái Tông. Mẹ của Quốc Toản, Ý Ninh Quận chúa, từ nhỏ đã được rèn luyện võ công, uy danh không kém gì danh tướng, được giao cho làm tướng ở các đội quân quan trọng. Sau này bà lập công to, được phong làm Hồng Đức Trang Duệ Vũ Thắng Công chúa. Như vậy Trần Quốc Toản xuất thân rất cao quý, cha mẹ đều là kỳ tài danh tướng, từ nhỏ đã dũng mãnh hơn người.

Nếu nghiên cứu này đáng tin và chính xác, thì Trần Quốc Toản là cháu nội của Trần Thái Tông, là cháu gọi Trần Thánh Tông bằng bác và là em họ của Trần Nhân Tông.

Tháng 10 năm 1282, vua Trần Nhân Tông mở hội nghị Bình Than, cùng viên, quan bàn kế chống quân Nguyên. Trần Ích Tắc thấy Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản, Hoài Nhân Vương Kiện đều còn trẻ tuổi, không cho dự bàn. Quốc Toản trong lòng hổ thẹn, phẫn khích, tay cầm thanh kiếm, tay kia bóp nát quả cam lúc nào không hay. Sau đó Quốc Toản lui về, huy động hơn nghìn gia nô và người nhà thân thuộc, sắm vũ khí, đóng chiến thuyền, viết lên cờ sáu chữ:"Phá cường địch, báo hoàng ân" (phá giặc mạnh, báo ơn vua). Sau này, khi đối trận với giặc, tự mình xông lên trước quân sĩ, giặc trông thấy phải lui tránh, không dám chống lại.[1].

Tháng 4 năm 1285, Trần Nhân Tông sai Chiêu Thành vương (khuyết danh), Hoài Văn hầu Quốc Toản cùng tướng quân Nguyễn Khoái đem tiệp binh đón đánh quân Nguyên ở bến Tây Kết.

Ngày 10 tháng 5 năm đó, có người về báo cho Lưỡng Cung[2] là Thượng tướng Chiêu Minh đại vương Trần Quang Khải, Hoài Văn hầu Quốc Toản và Trần Thông, Nguyễn Khả Lạp cùng em là Nguyễn Truyền đem dân binh các lộ đánh bại quân giặc ở các xứ Kinh Thành, Chương Dương. Quân giặc tan vỡ lớn... Thoát Hoan, Bình chương A Lạt phải rút chạy qua sông Lô.

Trong các sử sách của Việt Nam như Khâm định Việt sử Thông giám cương mục, Việt sử tiêu án và các quyển sử soạn gần đây như Việt sử tân biên của Phạm Văn Sơn, Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim, Trần Hưng Đạo của Hoàng Thúc Trâm đều không thấy đề cập đến cái chết của Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản. Chỉ có Đại Việt sử ký toàn thư bản kỷ quyển V có viết: "... Đến khi mất, vua rất thương tiếc, thân làm văn tế, lại gia phong tước Vương"[3].

Nhưng các quyển sử của nhà Nguyên lại có đề cập đến cái chết của ông. Phần An Nam truyện của Nguyên sử, tờ 8a10 có ghi: "Quan quân đến sông Như Nguyệt, thì Nhật Huyên sai Hoài Văn hầu đến đánh..."[4]. Phần Kinh thế đại điển tự lục trong Nguyên văn loại, 41 tờ 27b 1-2 có viết:"... Đến sông Như Nguyệt, Nhật Huyên sai Hoài Văn hầu đến đuổi thì bị giết". Hoài Văn hầu chính là Trần Quốc Toản. Thật ra có thể nhà Nguyên đã nhầm giữa Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản với Hoài Nhân Vương Trần Quốc Kiện. Người đã bị giết ở sông Như Nguyệt là Hoài Nhân Vương Trần Quốc Kiện chứ không phải là Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản. Vì ở Tây Kết sau đó giết Toa Độ, Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản cũng có tham gia và còn được ban thưởng sau khi đại thắng Mông Cổ lần thứ 2. Chưa kể trong Việt sử kỷ yếu trận đánh Mông cổ lần 3, Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản còn được ghi lại rằng đã giúp Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư chống đỡ trước cuộc tấn công của Ô Mã Nhi ở Vân Đồn. Trong trận Bạch Đằng sau đó, Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản cũng đã góp công bắt tướng giặc Ô Mã Nhi.

Theo sách Việt sử kỷ yếu của Trần Xuân Sinh, khi Ô Mã Nhi đánh vào Vân Đồn để cướp lại lương thực thì quân của Trần Quốc Toản và Trần Khánh Dư chống đỡ kịch liệt. Quốc Toản hăng hái cự địch, không may qua đời ngày 2 tháng 2 âm lịch.

  • Trần Quốc Toản đã đi vào lịch sử với lòng dũng cảm và tinh thần yêu nước, dám hi sinh mạng sống vì dân tộc của mình. Khí phách ấy đã được nói rõ trên lá cờ thêu sáu chữ vàng của ông: 破強敵報皇恩 - Phá cường địch, báo hoàng ân (Phá giặc mạnh, báo ơn vua).
  • Tên của ông được đặt cho nhiều ngôi trường tiểu học, trung học ở Việt Nam, một số con đường của các thành phố, tỉnh,... Ngoài ra, tên của ông còn được đặt cho một chiến hạm HQ-06 của Hải quân Việt Nam Cộng hòa.
  • Trần Quốc Toản là cảm hứng cho nhà văn Nguyễn Huy Tưởng sáng tác tiểu thuyết lịch sử "Lá cờ thêu sáu chữ vàng", trong đó ông là nhân vật chính của tác phẩm.
  • Hồ Chí Minh trong tác phẩm "Lịch sử nước ta" có ca ngợi về Trần Quốc Toản như sau:[5]
Quốc Toản là trẻ có tài, Mới mười sáu tuổi ra oai trận tiền,Mấy lần đánh thắng quân Nguyên, Được phong làm tướng cầm quyền binh nhungThật là một đấng anh hùng, Trẻ con Nam Việt nên cùng noi theo.

  1. ^ Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục (PDF) |format= cần |url= (trợ giúp). tr. 225. Nói về Trần Quốc Toản. Lúc ấy có Hoài Văn hầu là Quốc Toản, cũng theo xa giá. Vì còn ít tuổi, không được dự bàn việc quân, Quốc Toản lấy làm hổ giận lắm, trong tay cầm quả cam, không biết bóp nát ra lúc nào; khi đã lui về, cùng với hơn ngàn người gia đồng và thân thuộc sắm sửa binh khí, chiến thuyền, kéo cờ đề sáu chữ "Phá cường tặc báo hoàng ân". Kịp lúc quan quân đánh nhau với quân Nguyên, Quốc Toản thường xông pha đi trước quân lính, quân giặc trông thấy là phải tránh lui, không ai dám đối địch Chú thích có các tham số trống không rõ: |khác= và |biên tập= (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp); |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
  2. ^ Lưỡng Cung (倆宮): là cách gọi chung chỉ Thái thượng hoàng và Hoàng đế lúc bấy giờ
  3. ^ Nhân Tông hoàng đế, năm 1282
  4. ^ Nguyên sử: Quyển 209 - Liệt truyện số 96: Ngoại dị nhị: An Nam
  5. ^ Lịch sử nước ta, Website Văn phòng Ban chỉ đạo Quốc gia Kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Trần_Quốc_Toản&oldid=68644758”

  • Kết nối xanh

Chủ nhật, 17/01/2021 11:06 (GMT+7)

Chiến lược gia Trần Toản – Người dám cho đi

Miền BắcMiền Nam

Chiến lược gia Trần Toản được mọi người yêu quý và đặt cho danh hiệu: Người dám cho đi. Bởi sự cho đi của anh không những là kiến thức về marketing, về bán hàng thành công, mà còn là sự cho đi thông qua các chương trình thiện nguyện.

Sinh ra trong một gia đình nghèo nên chiến lược gia Trần Toản cảm nhận sâu sắc về sự vất vả, khó khăn và những hạn chế của người nghèo. Chính vì vậy, anh khát khao mãnh liệt phải thay đổi cuộc sống của chính mình và gia đình. Phải vươn lên anh mới giúp được những người có hoàn cảnh khó khăn như gia đình anh thậm chí khó khăn hơn. Đó cũng là động lực xuyên suốt hành trình lập nghiệp của anh.

Cũng bởi gia đình nghèo khó nên trong quá trình học tập cũng như khởi nghiệp anh gặp muôn vàn khó khăn từ tài chính tới người dẫn dắt. Người ta nỗ lực một thì anh phải nỗ lực mười, người ta làm việc một anh làm việc mười. Với anh mọi thứ đều từ con số 0: không tiền, không quan hệ, không người hỗ trợ nên chỉ có cách làm nhiều rồi tự đúc rút kinh nghiệm cho bản thân mình.

Cũng chính vì điều đó mà anh trang bị cho mình kỹ năng tự học hỏi,tự tìm tòi không ngừng tiến lên mỗi ngày. Từng là nhân viên quán Internet, công nhân cho các khu công nghiệp lớn nhỏ, rồi làm ông chủ chuỗi của hàng dịch vụ Iphone và hiện tại chàng trai sinh năm 1984 là người truyền cảm hứng, người chia sẻ đồng hành cùng những hệ thống, những người kinh doanh online thành công tại Việt Nam!

Đó cũng là cơ duyên giúp chiến lược gia Trần Toản biết được chuyên gia sắc đẹp Ngọc Hiền. Thông qua các buổi làm việc, các chương trình chia sẻ kiến thức kinh doanh hai bên càng thấy chung nhau về mục tiêu, chí hướng cùng trao giá trị giúp đỡ những chủ spa kinh doanh thành công hơn. Đặc biệt hơn nữa là hai bên đều rất muốn lan toả những giá trị tốt đẹp để giúp đỡ các mảnh đời bất hạnh, những hoàn cảnh khó khăn để giúp cộng đồng ngày càng tốt đẹp hơn.

Trần toản là ai
Chiến lược gia Trần Toản cùng chuyên gia sắc đẹp Ngọc Hiền tham gia buổi thiện nguyện.


Anh luôn ao ước mình có thể giúp đỡ được nhiều những mảnh đời bất hạnh ngoài kia, những hoàn cảnh khó khăn để giúp mọi người tốt lên, có cuộc sống ấm no và hạnh phúc hơn. Nhưng anh hiểu một điều rằng: một cánh én nhỏ chẳng làm lên mùa xuân, một mình anh thì sẽ không thể giúp được nhiều người. Vì vậy, anh đã thành lập môt quỹ mang tên “Người dám cho đi”. Quỹ này được gieo và được mọi người biết tới thông qua những buổi chia sẻ của anh, thông qua những cá nhân, tập thể mà luôn tin yêu đồng hành cùng anh kiến tạo quỹ này.

Trong hai năm kể từ khi thành lập quỹ này, quỹ đã lan toả tới được nhiều những mạnh thường quân cùng chung lý tưởng với anh. Trong hai năm qua anh cùng với những mạnh thường quân đã có hàng chục những chuyến thiện nguyện từ miền núi tới đồng bằng, từ tỉnh gần tới tỉnh xa như: Hà Nội, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Huế, Hà Tĩnh..... Những chuyến từ thiện giúp đỡ được hàng trăm những gia đình nghèo khó khăn, hàng nghin các em học sinh nghèo vượt khó có thêm đồ dùng học tập để học tập tốt hơn.

Riêng trong năm 2020, quỹ “Người dám cho đi” của anh giúp cho 400 gia đình bị ảnh hưởng nặng trong đợt bão lụt năm 2020. Phát tâm cúng dường đúc chuông chùa, đổ đường lên chùa giúp cho các chư tăng phật tử có con đường dễ dàng đi lại hành hương lễ phật. Cuối năm 2020 anh cùng các mạnh thường quân đã quyên góp xây cầu tại Địa điểm Thôn Giàng Trù D đi Thôn Khay Đáy thuộc xã Du Già, Yên Minh, Hà Giang. Việc xây cầu giúp cho người dân tại nơi đây di chuyển được dễ dàng và an toàn hơn. Các em học sinh có cơ hội tới trường được thuận lợi hơn. Đồng thời cũng trong những tháng cuối năm anh cùng cộng đồng có chuyến từ thiện tại xã Dần Thàng- Huyện Văn Bàn- Lào Cai! Tại đây anh cũng trao hàng trăm xuất quà cho những gia đình đặc biệt là các đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây cùng hàng chục các em học sinh tại nơi đây những cái bút, những quyển vở, những dụng cụ học tập giúp các em học tập được tốt nhất.

Trần toản là ai
Vợ chồng chiến lược gia Trần Toản giúp đỡ nhiều hoàn cảnh khó khăn.

Trên đây là một trong số hàng chục những chuyến thiện nguyện mà anh cùng cộng đồng đã từng làm. “Nếu tôi vẫn chỉ có một mình, nếu tôi vẫn chỉ làm âm thầm thì sao tôi có thể giúp được nhiều người tới vậy. Và bạn biết đó, gieo gì thì nhận lại cái đó. Tôi là người giàu tình cảm nên tôi rất mong muốn được nhiều người yêu quý mình. Và tôi thấy hạnh phúc mỗi lần được giúp đỡ người khó khăn hơn mình vì tôi cảm nhận được sự hạnh phúc và niềm vui của họ. Vì thế, đừng nghĩ rằng bạn giàu bạn mới làm được việc thiện, nhiều tiền lúc đó mới đi làm từ thiện.

Tôi bắt đầu những chuyến thiện tu những ngày tôi còn đang rất khó khăn về tài chính. Khi đó tôi từ thiện bằng sức trẻ của mình, từ thiện bằng tình yêu và sự khát khao giúp đỡ mọi người của mình. Thông qua đây tôi cũng rất muốn bạn hãy là những cánh tay nối dài giúp tôi lan toả tới nhiều người hơn nữa biết tới quỹ “Người dám cho đi” để quỹ ngày càng lớn mạnh hơn cả về vật chất lần tinh thần.” – Trần Toản chia sẻ.

PV

Link bài gốc Copy link

https://www.nguoiduatin.vn/chien-luoc-gia-tran-toan-nguoi-dam-cho-di-a503008.html?fbclid=IwAR2ptZeZlfgPxINwjM9BLyKqFzQDtGTm4S7qxYZVFwleBqnS0ydd59-oz7U

Bạn đang đọc bài viết Chiến lược gia Trần Toản – Người dám cho đi. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email:

  • Chiến lược gia Trần Toản
  • marketing
  • bán hàng online
  • kinh doanh mỹ phẩm
  • Làm từ thiện
  • chuyên gia sắc đẹp Ngọc Hiền
  • ủng hộ đồng bào miền trung