Tràn dịch khớp gối tiếng anh là gì năm 2024

Tràn dịch khớp cổ chân (Ankle Joint Effusion) là hiện tượng dịch khớp được bao hoạt dịch tiết ra nhiều hơn bình thường, tràn vào các mô mềm xung quanh khớp cổ chân, gây sưng tấy và đau nhức. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ khớp động (khớp có bao hoạt dịch) nào trên cơ thể, nhưng phổ biến nhất là khớp cổ chân và khớp gối.

Nếu chữa trị kịp thời và đúng cách, tràn dịch cổ chân sẽ được xử lý dứt điểm mà không ảnh hưởng đến quá trình vận động và di chuyển của người bệnh. Ngược lại, phát hiện muộn và trì hoãn điều trị, việc dư thừa dịch nhờn lâu ngày có thể dẫn đến những biến chứng xấu, muốn phục hồi cần rất nhiều thời gian và chi phí.

Tìm hiểu thêm: Tràn dịch khớp cổ tay: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Dấu hiệu nhận biết tràn dịch khớp cổ chân

Dấu hiệu tràn dịch khớp cổ chân biểu hiện rất rõ ràng. Nếu nhận thấy một trong những triệu chứng như mô tả bên dưới, mọi người hãy cảnh giác với nguy cơ tràn dịch cổ chân:

  • Sưng tấy, đỏ và ấm phần mềm xung quanh cổ chân.
  • Đau nhức diễn tiến từ nhẹ đến dữ dội.
  • Căng tức làm giảm phạm vi cử động của khớp cổ chân.
  • Sốt, mệt mỏi và ớn lạnh.
  • Sờ thấy u nang (u Baker) chứa dịch lỏng mọc quanh khớp.

Các triệu chứng thường tồi tệ hơn vào buổi sáng hoặc khi đi bộ, chạy và đứng trong thời gian dài. Một số trường hợp tràn dịch kèm theo viêm nặng tại khớp sẽ bị yếu cơ và mất sức mạnh cổ chân theo thời gian.

Nguyên nhân tràn dịch khớp cổ chân

Ở điều kiện bình thường, bao hoạt dịch sẽ tiết ra một lượng chất nhờn vừa đủ để bôi trơn ổ khớp, giúp cổ chân cử động trơn tru. Tuy nhiên, khi gặp phải những vấn đề sau đây, bao hoạt dịch sẽ bị suy giảm chức năng, tiết dịch nhờn quá mức dẫn đến hiện tượng tràn dịch cổ chân.

Thoái hóa khớp cổ chân

Khi khớp cổ chân bị thoái hóa, lớp sụn không còn giữ được độ dày cần thiết để đệm lót, làm gia tăng áp lực lên các đầu xương cũng như mô mềm quanh khớp. Theo thời gian, tất cả các bộ phận cấu thành nên khớp cổ chân đều sẽ suy giảm chức năng. Trong đó, bao hoạt dịch mất độ đàn hồi, tăng tiết dịch nhờn bất thường, gây tràn dịch khớp cổ chân.

Tìm hiểu thêm: Thoái hóa khớp cổ chân: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Viêm khớp dạng thấp

Đây là căn bệnh tự miễn điển hình với đặc trưng là quá trình viêm khu trú tại khớp cổ chân, tấn công từ màng hoạt dịch đến sụn khớp và xương dưới sụn. Dưới sự tác động của các yếu tố gây viêm, lượng dịch nhờn được tiết ra quá mức, đồng thời chất lượng dịch nhờn cũng suy giảm, khiến khớp cổ chân sưng đau và kém linh hoạt.

Gout

Gout là một dạng viêm khớp do rối loạn chuyển hóa, dẫn đến tích tụ axit uric ở khớp, khiến cổ chân đau dữ dội kèm theo dấu hiệu sưng tấy, đỏ và ấm. Bệnh lý này có thể kích thích bao hoạt dịch sản xuất nhiều chất nhờn hơn bình thường.

Nhiễm trùng khớp

Nhiễm trùng khớp hay còn gọi là viêm khớp nhiễm trùng là căn bệnh nghiêm trọng, có thể làm hỏng hoặc phá hủy cấu trúc khớp cổ chân. Tình trạng viêm nhiễm khiến dịch nhờn ứ đọng lại tại khớp, phủ lên các mô mềm gây sưng và đau cổ chân.

Chấn thương

Những chấn thương thường gặp trong cuộc sống hàng ngày, chẳng hạn như bong gân hoặc gãy xương cổ chân có thể dẫn đến tổn thương cấp tính, khởi phát viêm ở bao hoạt dịch. Bao hoạt dịch bị viêm sẽ mất kiểm soát chức năng điều tiết dịch nhờn, gây tràn dịch cổ chân.

Tràn dịch khớp gối tiếng anh là gì năm 2024

Chấn thương thể thao là nguyên nhân khiến dịch khớp tiết ra quá mức

Căng thẳng lặp đi lặp lại

Khi khớp cổ chân chịu áp lực lớn từ các hoạt động lặp đi lặp lại (như đá bóng, chạy bộ, bê vật nặng…), bao hoạt dịch cũng vì thế mà phải làm việc nhiều hơn. Điều này khiến bao hoạt dịch bị rối loạn, không ngừng sản xuất chất nhờn cho cổ chân.

Viêm bao hoạt dịch cổ chân

Tràn dịch khớp cổ chân là hậu quả trực tiếp của tình trạng viêm bao hoạt dịch. Khi túi chứa dịch khớp bị viêm có thể dẫn đến hai trường hợp: Một là tăng tiết dịch nhờn gây tràn dịch khớp và hai là giảm tiết dịch nhờn gây khô khớp cổ chân.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ tràn dịch khớp cổ chân

Ngoài các nguyên nhân chính kể trên, nguy cơ tràn dịch cổ chân sẽ tăng cao hơn nếu có sự tác động của những yếu tố như:

  • Lão hóa

Lão hóa cơ thể khiến hệ thống xương suy yếu cả về cấu trúc lẫn chức năng. Vì vậy, khi lớn tuổi, chúng ta gặp rất nhiều vấn đề xương khớp khác nhau, trong đó có tràn dịch khớp.

  • Béo phì

Cân nặng vượt chuẩn gia tăng áp lực lên các khớp, không chỉ làm tổn thương sụn khớp mà còn kích thích bao hoạt dịch sản xuất ra nhiều chất nhờn hơn.

  • U nang hoạt dịch

U nang hoạt dịch mọc quanh khớp là nơi chứa đầy chất nhờn. Trong quá trình vận động, u nang vỡ ra sẽ đẩy dịch vào trong khớp và các mô mềm quanh khớp.

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ đã được xác định cụ thể. Điều quan trọng lúc này là phải tìm được giải pháp điều trị thích hợp để chữa tràn dịch cổ chân dứt điểm, tránh tái phát nhiều lần dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Tràn dịch khớp cổ chân có nguy hiểm không?

Ban đầu, người bị tràn dịch khớp cổ chân vẫn có thể đi lại và vận động bình thường. Tuy nhiên, theo thời gian, dịch khớp tiết ra quá mức kết hợp với quá trình viêm khu trú tại khớp sẽ bào mòn sụn và xương dưới sụn, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm sau:

  • Teo cơ, yếu chi và mất ổn định khớp, làm giảm chức năng cử động của cổ chân.
  • Khớp cổ chân bị phá hủy nặng, buộc phải phẫu thuật thay khớp.

Tràn dịch có thể gây ra những tổn thương vĩnh viễn ở khớp cổ chân, khiến người bệnh không thể sinh hoạt và lao động như bình thường. Vì vậy, nếu nhận thấy cổ chân có dấu hiệu tràn dịch, mọi người nên đến bệnh viêm thăm khám để quản lý tiến triển của bệnh, bảo tồn khớp tối đa.

Khi nào người bệnh cần đến gặp bác sĩ?

Để không bỏ lỡ thời điểm vàng điều trị tràn dịch khớp cổ chân, bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay khi nhận thấy cổ chân có dấu hiệu sưng tấy và đau nhức không rõ nguyên nhân. Đặc biệt, nếu những triệu chứng bất thường ở cổ chân xuất hiện cùng với cảm giác ớn lạnh và sốt, bạn nên tìm kiếm sự trợ giúp y tế càng sớm càng tốt vì rất có thể khớp cổ chân đang bị viêm nhiễm nặng, nếu trì hoãn sẽ rất khó chữa trị.

Tràn dịch khớp gối tiếng anh là gì năm 2024

Người bệnh nên đến gặp bác sĩ ngay khi có dấu hiệu tràn dịch cổ chân như đau, sưng tấy

Cách chẩn đoán tràn dịch khớp cổ chân

Tương tự như các bệnh xương khớp khác, quá trình chẩn đoán tràn dịch khớp cổ chân sẽ trải qua các bước cụ thể như sau:

Kiểm tra thể chất

Bác sĩ sẽ dùng tay và một số dụng cụ y tế để sờ, nắn, gõ… trực tiếp vào khớp cổ chân để kiểm tra các triệu chứng của tràn dịch, cũng như mức độ đau của khớp. Sau đó, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh cử động cổ chân (xoay tròn, nhón chân lên cao… ) để đánh giá phạm vi vận động của khớp.

Kiểm tra hình ảnh

Xác nhận xong các dấu hiệu bên ngoài, bác sĩ tiếp tục thực hiện kiểm tra hình ảnh để tìm ra nguyên nhân gây tràn dịch cổ chân. Hai kỹ thuật thường được áp dụng trong chẩn đoán hình ảnh là chụp X-quang và MRI (cộng hưởng từ).

  • Chụp X-quang

Hình ảnh thu được từ phim X-quang giúp bác sĩ thấy được những bất ổn ở khớp cổ chân, chẳng hạn: Gãy xương, mòn sụn hoặc gai xương do thoái hóa…

  • Chụp MRI

Hình ảnh MRI cung cấp một cái nhìn chi tiết về cấu trúc bên trong mắt cá chân nhờ tạo ra hình ảnh ba chiều cho phép bác sĩ nhìn thấy được những tổn thương ở cả mô mềm quanh khớp như gân, dây chằng…

Kiểm tra dịch khớp

Bác sĩ sẽ chọc hút dịch khớp cổ chân để tiến hành xét nghiệm. Kết quả phân tích màu sắc và kết cấu dịch khớp là cơ sở để bác sĩ kết luận, tràn dịch cổ chân có phải do viêm hoặc nhiễm trùng hay không.

Phương pháp điều trị tràn dịch khớp cổ chân

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tràn dịch khớp cổ chân đã được chẩn đoán và xác định cụ thể, bác sĩ sẽ vấn giải pháp khắc phục phù hợp với tình trạng của từng bệnh nhân. Dưới đây là những cách chữa tràn dịch khớp đang được áp dụng hiện nay:

Điều trị cải thiện tại nhà

Ở giai đoạn đầu, Nếu khớp của bạn sưng lên vì chất lỏng, có một số bước bạn có thể tự thực hiện. Các phương pháp điều trị tràn dịch khớp tại nhà bao gồm:

  • Nghỉ ngơi

Người bệnh cần hạn chế các hoạt động gây áp lực lên cổ chân, nhất là không được tập luyện quá sức hoặc làm việc nặng. Để giúp giảm đau nhức và sưng tấy, thúc đẩy bao hoạt dịch phục hồi nhanh hơn, người bệnh chỉ nên di chuyển nhẹ nhàng.

  • Chườm lạnh hoặc chườm nóng

Dùng nhiệt lạnh hoặc nhiệt nóng có thể giúp xoa dịu cơn đau và mức độ sưng, cứng khớp cổ chân. Chườm lạnh phù hợp với người bị tràn dịch do chấn thương, còn chườm nóng phù hợp với người bị tràn dịch khớp cổ chân do thoái hóa hoặc viêm khớp dạng thấp. Nên thực hiện chườm nhiệt 20 phút/lần và lặp lại 3-4 lần/ngày. Riêng trường hợp bị nóng và đỏ cổ chân không nên áp dụng chườm nóng.

  • Đeo nẹp định hình

Sử dụng nẹp hoặc băng thun định hình sẽ giúp điều chỉnh sự mất cân bằng bên trong cấu trúc cổ chân, đồng thời giảm tác động bên ngoài đến khu vực đang chịu tổn thương. Người bệnh lưu ý, không được đeo nẹp hoặc quấn băng thun quá chật, sẽ cản trở lưu thông máu đến cổ chân, khiến tình trạng sưng tấy trở nên tồi tệ hơn.

  • Bổ sung dưỡng chất điều hòa miễn dịch

Bổ sung những dưỡng chất thiên nhiên có khả năng hỗ trợ điều hòa miễn dịch như Eggshell Membrane, Collagen Type 2 không biến tính, Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate… trong sản phẩm JEX thế hệ mới sẽ giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng tràn dịch cổ chân hiệu quả hơn. Bộ dưỡng chất này tác động trực tiếp vào khớp, mang đến 2 công dụng vượt trội:

  • Hỗ trợ ngăn chặn quá trình viêm giúp bảo vệ sụn, xương dưới sụn và bao hoạt dịch nhờ ức chế hình thành tự kháng thể và giảm các protein tiền viêm như TNF-α, interleukin 1, interleukin 6, interferon gamma… Từ đó, hỗ trợ giảm đau, giảm sưng khớp và ổn định chức năng điều tiết dịch nhờn của bao hoạt dịch.
  • Hỗ trợ kích thích tế bào sụn sản xuất nhiều hơn các chất nền (Collagen và Aggrecan), thúc đẩy tái tạo sụn khớp, xương dưới sụn và tăng cường chất lượng dịch khớp. Khớp chắc khỏe, cử động linh hoạt sẽ làm giảm áp lực lên bao hoạt dịch, giúp việc điều tiết dịch nhờn diễn ra cân bằng, phù hợp với cơ thể.

Tràn dịch khớp gối tiếng anh là gì năm 2024

Dùng viên uống JEX thế hệ mới giúp hỗ trợ kiểm soát viêm, bảo vệ màng hoạt dịch và sụn khớp, cải thiện tràn dịch cổ chân hiệu quả hơn

Điều trị nội khoa

Để giảm nhẹ các triệu chứng của tràn dịch khớp cổ chân, người bệnh sẽ được chỉ định điều trị nội khoa với 3 nhóm thuốc cơ bản, bao gồm:

  • Thuốc giảm đau, chống viêm không steroid (NSAID).
  • Thuốc kháng sinh kiểm soát nhiễm trùng khớp.
  • Tiêm Steroid trực tiếp vào cổ chân để giảm viêm.

Điều trị ngoại khoa

Đối với những bệnh nhân bị tràn dịch lâu ngày, tái phát nhiều lần làm hư hỏng sụn khớp, bác sĩ buộc phải phẫu thuật để loại bỏ những phần hư tổn bên trong khớp cổ chân. Hiện nay, phẫu thuật điều trị tràn dịch khớp cổ chân được thực hiện bằng phương pháp nội soi, mang lại kết quả cao và thời gian lành vết thương rất nhanh.

Bác sĩ sẽ dựa vào mức độ tổn thương của khớp để đưa ra mục tiêu phẫu thuật. Nếu tổn thương nhẹ, bác sĩ sẽ thực hiện nạo bỏ phần sụn bị hư hỏng và khoan các lỗ nhỏ trên xương để thúc đẩy quá trình lành thương, còn nếu mức độ hư hại nghiêm trọng, không thể phục hồi, bác sĩ có thể phải loại bỏ hoàn toàn sụn và xương dưới sụn, rồi áp dụng thủ thuật ghép xương và ghép sụn nhân tạo để đảm bảo chức năng vận động cho khớp cổ chân.

Biện pháp phòng ngừa tràn dịch khớp cổ chân

Hiện chưa có giải pháp phòng ngừa triệt để tràn dịch cổ chân, bởi những nguyên nhân thứ phát như chấn thương hoặc nhiễm trùng rất khó kiểm soát. Mặc dù vậy, chăm sóc và bảo vệ khớp cổ chân đúng cách sẽ giúp giảm đáng kể nguy cơ tràn dịch.

  • Tăng cường nuôi dưỡng khớp từ bên trong

    Chủ động tăng cường sản phẩm chuyên biệt như JEX thế hệ mới để những tinh chất thiên nhiên như Eggshell Membrane, Collagen Type 2 không biến tính, Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate… nuôi dưỡng sụn, xương dưới sụn và màng hoạt dịch toàn diện. Khớp chắc khỏe, vận động linh hoạt sẽ giúp dịch nhờn tiết ra đều đặn với lượng hợp lý.

    • Quản lý cân nặng chặt chẽ

      Giữ cân nặng lý tưởng (BMI trong khoảng 18.5 – 24.9) bằng cách ăn uống và tập luyện khoa học sẽ làm giảm căng thẳng cho các khớp, đặc biệt khớp hông, khớp đầu gối và khớp cổ chân.

      • Tập luyện thể chất đều đặn

        Duy trì thói quen tập thể dục thể thao đều đặn (tối thiểu 30 phút/ngày và 5 ngày/tuần) để tăng cường sức mạnh và độ dẻo dai cho cơ khớp. Để tránh chấn thương cổ chân, mọi người cần thực hiện các động tác co duỗi và thư giãn khớp cổ chân nhẹ nhàng trước khi tập luyện.

        • Sử dụng dụng cụ hỗ trợ cổ chân

          Sử dụng đai hay băng cuốn cổ chân khi chơi thể thao đi bộ đường dài hoặc tham gia các hoạt động thể chất mạnh để giảm tác động ngoại lực lên khớp.

          Tràn dịch khớp gối tiếng anh là gì năm 2024

          Sử dụng đai bảo vệ cổ chân để giảm chấn thương khớp khi chơi thể thao

          • Không lạm dụng khớp cổ chân quá mức

            Dù chơi thể thao, tập luyện thể dục hay làm việc, bạn không nên lạm dụng cổ chân quá mức, nhất là khi có tuổi. Theo thời gian, mỗi người có thể cân nhắc thay đổi các bộ môn thể dục, thể thao để phù hợp hơn với khả năng vận động của khớp, chẳng hạn như chuyển từ chạy sang bơi lội hoặc đi xe đạp.

            Bất kể nguyên nhân gây tràn dịch là gì, chỉ cần mọi người chú ý chăm sóc và bảo vệ khớp cổ chân cẩn thận sẽ tránh được tối đa nguy cơ tràn dịch cũng như các bệnh lý xương khớp khác. Một điều vô cùng quan trọng nữa là, nếu bị đau khớp hoặc sưng khớp bất thường, hãy đến gặp bác sĩ để thăm khám kỹ lưỡng sớm nhất có thể.

            Một số vấn đề về tràn dịch khớp cổ chân có thể bạn quan tâm

            Liên quan đến tình trạng tràn dịch khớp cổ chân, ngoài dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và cách điều trị, mọi người còn quan tâm đến những vấn đề sau đây:

            Tràn dịch khớp cổ chân có đau không?

            Khi bị tràn dịch cổ chân, cảm giác đau nhức thường sẽ đi kèm với triệu chứng sưng khớp. Người bệnh có thể cảm thấy đau âm ỉ hoặc dữ dội tùy thuộc vào mức độ tràn dịch và tổn thương khớp.

            Tràn dịch khớp cổ chân có tự khỏi không?

            Tràn dịch cổ chân không thể tự khỏi, cần có giải pháp chữa trị phù hợp với từng nguyên nhân gây bệnh mới khắc phục được tình trạng này. Nếu tràn dịch khớp do bị gãy xương, người bệnh có thể mất vài tuần hoặc vài tháng để điều trị. Nếu bị tràn dịch khớp cổ chân do viêm khớp, người bệnh có thể phải duy trì việc điều trị suốt đời để ngăn tràn dịch tái phát.

            Tràn dịch khớp cổ chân có chữa khỏi được hoàn toàn không?

            Tràn dịch khớp cổ chân do chấn thương có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Ngược lại, trường hợp tràn dịch do bệnh lý khớp mãn tính như thoái hóa, viêm khớp dạng thấp sẽ rất khó để điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, tuân thủ phác đồ chữa trị của bác sĩ, các triệu chứng tràn dịch cổ chân và số lần tái phát sẽ được kiểm soát tốt, không phải làm gián đoạn cuộc sống hàng ngày của người bệnh.

            Nguy cơ tràn dịch khớp cổ chân có thể xảy ra với bất cứ ai, thế nên dù ở độ tuổi nào hay làm việc trong lĩnh vực nào, bạn đều cần chủ động chăm sóc và bảo vệ khớp kỹ càng. Trong đó, bổ sung dưỡng chất chuyên biệt, kết hợp xây dựng lối sống khoa học là cách giúp mọi người phòng ngừa và cải thiện tràn dịch khớp tối ưu.