Trần đại quang mất bao nhiêu tuổi năm 2024

Giấy phép xuất bản số 110/GP - BTTTT cấp ngày 24.3.2020 © 2003-2024 Bản quyền thuộc về Báo Thanh Niên. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

Sau Đại hội Đảng 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam, 1/2016, Tướng Trần Đại Quang khi đó đang là Bộ trưởng Công an được bầu vào vị trí Chủ tịch nước

Giáo sư Carl Thayer, nhà nghiên cứu và phân tích chính trị Việt Nam và bang giao quốc tế, nói với BBC Tiếng Việt rằng việc Chủ tịch Trần Đại Quang qua đời hôm 21/9/2018 ở tuổi 62 sẽ không làm thay đổi chức năng hoạt động căn bản của Bộ Công an.

Tuy nhiên, nhà nghiên cứu từ Úc cũng đánh giá rằng có một số quyết định quan trọng được đưa ra trong thời gian ông Quang làm Chủ tịch nước và ủy viên Bộ Chính trị khiến Bộ Công an mất đi vị thế đặc quyền vốn có, khiến Bộ này phải chịu trách nhiệm giải trình cao hơn.

Trước hết, giáo sư Carl Thayer nói về di sản ông Trần Đại Quang để lại sau thời gian hơn hai năm làm Chủ tịch nước:

Trần đại quang mất bao nhiêu tuổi năm 2024

Nguồn hình ảnh, FACEBOOK CARL THAYER

Chụp lại hình ảnh,

Ông Quang đã ủng hộ chiến dịch chống tham nhũng của ông Trọng, là chiến dịch thậm chí nhắm vào cả các quan chức tham nhũng trong Bộ Công an nơi ông từng lãnh đạo trước khi được thăng chức thành Chủ tịch nước, Giáo sư Thayer nói

Giáo sư Carl Thayer: Ông Trần Đại Quang mới chỉ giữ chức Chủ tịch nước Việt Nam được 28 tháng trong nhiệm kỳ năm năm. Đây là vị trí chủ yếu mang tính nghi thức và biểu tượng.

Ông lên nhậm chức vào thời điểm mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có nhiệm kỳ hai và cương quyết tái khẳng định quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong hệ thống chính trị Việt Nam sau thời kỳ mười năm tương đối đổi mới của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Ông Quang đã ủng hộ chiến dịch chống tham nhũng của ông Trọng, là chiến dịch thậm chí nhắm vào cả các quan chức tham nhũng trong Bộ Công an nơi ông từng lãnh đạo trước khi được thăng chức thành Chủ tịch nước.

Ông Quang bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư từ tháng 7/2017 và đã sang Nhật chữa bệnh ít nhất sáu lần.

Trong thời gian tại vị, Chủ tịch Quang đã gặp gỡ các tổng thống Hoa Kỳ Barrack Obama và Donald Trump.

Trong năm nay, ông Quang đã trả lời một cuộc phỏng vấn của báo Tuổi Trẻ, trong đó ông thể hiện sự đồng cảm với các cuộc biểu tình công khai phản đối việc các doanh nghiệp Trung Quốc có thể được thuê đất 99 năm tại ba đặc khu kinh tế nêu trong dự thảo Luật Đặc khu. Báo Tuổi Trẻ đã bị chính quyền đình bản một thời gian. Quan điểm của ông Quang rất phổ biến ở Việt Nam.

BBC: Bộ Công An sẽ thay đổi ra sao sau việc Chủ tịch Quang từ trần?

Sau khi ông Quang rời vị trí Bộ trưởng Công an, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có những bước đi nhằm cắt giảm cơ cấu lãnh đạo nặng nề của Bộ, nơi có quá nhiều tướng lĩnh được hưởng đặc quyền nhưng lại có quá ít việc để làm.

Trong năm nay, đã có một số người thuộc Bộ Công an bị buộc tội tham nhũng, thiếu trách nhiệm, và ngược đãi tù nhân.

Đương kim Bộ trưởng là ông Tô Lâm, người từng là thứ trưởng dưới quyền ông Quang. Rõ ràng là vị thế đặc biệt mà Bộ này có được nay đang bị cắt giảm theo hướng nhằm buộc Bộ Công an phải thực hiện trách nhiệm giải trình tốt hơn.

Những quyết định này được đưa ra trong khi ông Quang là ủy viên Bộ Chính trị. Chức năng căn bản của Bộ Công an sẽ không thay đổi, nhưng nay Bộ sẽ chịu sự giám sát của các quan chức cấp cao trong Đảng.

Đồng chí Trần Đại Quang, sinh ngày 12/10/1956, tại xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình; thường trú tại nhà số 8, phố Nguỵ Như Kon Tum, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 26/7/1980.

7/1972 - 10/1975: Đồng chí là học viên Trường Cảnh sát Nhân dân; học viên Trường Văn hoá ngoại ngữ Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an).

10/1975 - 6/1990: Là cán bộ, Phó trưởng phòng, Trưởng phòng Cục Bảo vệ Chính trị, Bộ Nội vụ.

6/1990 - 9/1996: Phó Bí thư Đảng uỷ, Phó Cục trưởng Cục Tham mưu An ninh rồi Phó Cục trưởng phụ trách Cục Tham mưu An ninh, Tổng cục An ninh.

9/1996 - 10/2000: Uỷ viên Ban Thường vụ Đảng uỷ Tổng cục An ninh, Bí thư Đảng uỷ, Cục trưởng Cục Tham mưu An ninh.

10/2000 - 4/2006: Phó Bí thư Đảng uỷ, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công an. Được thăng quân hàm Thiếu tướng An ninh Nhân dân và phong hàm Phó Giáo sư năm 2003.

4/2006 - 01/2011: Uỷ viên Thường vụ Đảng uỷ Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an; được thăng quân hàm Trung tướng An ninh Nhân dân (tháng 4/2007) và phong hàm Giáo sư năm 2009. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

01/2011 - 7/2011: Uỷ viên Thường vụ Đảng uỷ Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu vào Bộ Chính trị; Đại biểu Quốc hội khoá XIII.

7/2011 - 12/2012: Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng uỷ Công An Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an. Được thăng quân hàm Thượng tướng (tháng 12/2011); Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên.

12/2012 - 4/2016: Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng uỷ Công An Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an, được thăng quân hàm Đại tướng (tháng 12/2012); Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; Phó Trưởng Tiểu ban Bảo vệ Chính trị nội bộ Trung ương. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị (tháng 01/2016). Tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khoá XIII (tháng 4/2016) được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá XIV (tháng 7/2016) được bầu lại làm Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Từ tháng 4/2016 đến nay: Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh; Uỷ viên Thường vụ Quân uỷ Trung ương; Uỷ viên Thường vụ Đảng uỷ Công an Trung ương; Đại biểu Quốc hội khoá XIV; Trưởng ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương.

Đồng chí là Uỷ viên Trung ương Đảng các khoá X, XI, XII; Uỷ viên Bộ Chính trị các khoá XI, XII; Đại biểu Quốc hội các khoá XIII, XIV.

Do có nhiều công lao đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, đồng chí đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều Huân chương, huy chương cao quý và Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng.