Top lượt mua trên các thương mại điện tử năm 2024

Mặc dù ra đời sau các sàn thương mại điện tử khác nhưng Shopee đã nhanh chóng leo lên và trở thành một trong những sàn thương mại điện tử có hoạt động mua bán sôi nổi bậc nhất Việt Nam.

Top lượt mua trên các thương mại điện tử năm 2024

Lý do Shopee giành được ưu thế và chiếm tầm ảnh hưởng chủ yếu do xác định được phân khúc khách hàng tốt, chủ yếu tập trung vào đối tượng là các chủ shop bán hàng trên shopee và khách hàng trẻ, đam mê mua sắm giá rẻ.

Ngoài ra, giao diện của Shopee khá đẹp và thân thiện với người sử dụng. Các thao tác bán và mua hàng đơn giản, dễ dùng, có chức năng xử lý đơn hàng nhanh và bộ lọc sản phẩm thông minh, thanh toán online tiện lợi, có nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn...Tất cả những ưu điểm này giúp Shopee trở thành một trong những sàn thương mại điện tử lớn và được tin dùng nhất hiện nay.

2. Tiki - top 10 sàn thương mại điện tử

Ra đời từ lâu nhưng Tiki những năm gần đây mới được đánh giá cao và lọt top trở thành một trong những sàn thương mại điện tử phổ biến, có lượt truy cập đông đảo.

Top lượt mua trên các thương mại điện tử năm 2024

Tiền thân là sàn bán sách nhưng theo đà phát triển của thị trường, Tiki đã mở rộng phạm vi hoạt động, chuyển sang giao dịch đa dạng ngành hàng hơn. Tiki xây dựng một hệ sinh thái thương mại điện tử tất cả trong một bao gồm: TikiNOW (cung cấp dịch vụ logistics), Ticketbox (dịch vụ vé sự kiện, xem phim), Tiki Trading và sàn giao dịch Tiki cung cấp 10 triệu sản phẩm từ 26 ngành hàng phục vụ hàng triệu khách hàng.

Nhưng sách vẫn là một sản phẩm nhận diện rất tốt cho Tiki, gần như ai có nhu cầu mua sách online đều nghĩ ngay đến sàn thương mại điện tử này. Đây là lợi thế lớn giúp Tiki tiếp cận được lượng khách hàng tiềm năng và khai thác.

3. Sàn thương mại điện tử Lazada

Top lượt mua trên các thương mại điện tử năm 2024

Lazada Việt Nam được thành lập vào năm 2012, là một phần của Lazada Group thuộc sở hữu tập đoàn Alibaba. Từ khi tiến vào thị trường Việt, gần như chưa năm nào Lazada không lọt top các sàn thương mại điện tử có sức ảnh hưởng nhất tại Việt Nam.

Lazada hiện là địa chỉ mua sắm và bán hàng trực tuyến với đa dạng các mặt hàng của nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, nổi tiếng với các gian hàng Lazada Mall - nơi chuyên bán các mặt hàng chính hãng đã giúp Lazada tạo được niềm tin và ấn tượng tốt với người dùng.

4. Sendo

Top lượt mua trên các thương mại điện tử năm 2024

Sàn thương mại điện tử Sendo.vn được thành lập vào tháng 9/2012, thuộc quyền sở hữu của Tập đoàn FPT. Với phương trâm “Trăm người bán - Vạn người mua” và những nỗ lực không ngừng nghỉ trong việc mở rộng ngành hàng. Sendo đã vươn lên trở thành một trong những cái tên đáng tin cậy và là một trong 5 sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam phục vụ hơn 10 triệu khách hàng với hơn 300.000 nhà bán hàng trên toàn quốc.

Với thế mạnh là doanh nghiệp nội địa, Sendo thấu hiểu sâu sắc văn hóa, thị trường và xu hướng tiêu dùng của người Việt. Dự kiến đây sẽ là sàn có tiềm năng lớn trong tương lai mà bạn có thể tham khảo.

5. Vật giá

Tiền thân của Vật giá là forum để người mua và người bán có cơ hội trao đổi hàng hóa cũng như đánh giá, đóng góp ý kiến giúp người dùng tìm được sản phẩm ưng ý nhất.

Top lượt mua trên các thương mại điện tử năm 2024

Hiện nay, Vật giá đã phát triển trở thành một trong những trang web chuyên đăng tin mua bán, rao vặt là “sân chơi” tuyệt vời cho các chủ shop có cơ hội gia tăng doanh thu bán hàng trực tuyến.

Vatgia.com đã đạt con số gần 10.000 gian hàng với 15 triệu sản phẩm các loại từ đồ dùng gia đình đến những chiếc ô tô sang trọng. Đây đều là những con số đáng tự hào giúp Vatgia góp mặt trong top 5 các sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam hiện nay.

Với sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là các sàn thương mại điện tử đã giúp thay đổi hoàn toàn bộ mặt của đời sống cũng như hình thức bán hàng truyền thống. Hy vọng những thông tin chi tiết viết về top 5 sàn thương mại điện tử trên đây đã giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích!

Thương mại điện tử là một ngành công nghiệp trẻ tại Việt Nam, đang trên đà phát triển lý tưởng. Đặc biệt, hơn 2 năm dịch Covid đã thay đổi thói quen mua sắm của đa số người tiêu dùng từ mua sắm trực tiếp sang mua sắm online. Đây là một trong những đòn bẩy tạo ra những con số phát triển đáng kinh ngạc của ngành thương mại điện tử Việt Nam trong những năm gần đây.

Top lượt mua trên các thương mại điện tử năm 2024

Tổng quan thị trường thương mại điện tử Việt Nam năm 2021 – 2025

Năm 2020 – 2021 là hai năm dịch Covid hoành hành, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế quốc gia. Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ công thương), hầu hết các ngành đều ghi nhận sự sụt giảm đáng kể tốc độ tăng trưởng so với các năm trước. Tổng kết cả năm 2021, tăng trưởng kinh tế Việt Nam thấp nhất trong vòng 30 năm qua, chỉ ở mức 2,58%.

Tuy nhiên, trái ngược với tình hình chung của các ngành công nghiệp khác, ngành thương mại điện tử Việt Nam vẫn giữ mức tăng trưởng ổn định 16%. Tỷ trọng doanh thu bán lẻ thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng 27% so với cùng kỳ năm 2020.

Top lượt mua trên các thương mại điện tử năm 2024

Doanh thu thương mại điện tử B2C Việt Nam 2017-2022(tỷ USD)

Nghiên cứu thị trường thương mại điện tử nửa đầu năm 2022 của Công ty nghiên cứu dữ liệu Metric.vn cho thấy, thương mại điện tử Việt Nam đã vươn lên thành thị trường lớn thứ hai Đông Nam Á, chỉ xếp sau Indonesia.

Xét trên quy mô toàn thế giới, tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử Việt Nam cũng đạt con số vượt trội hơn. Cụ thể, theo Statista, tốc độ phát triển thương mại điện tử toàn cầu là 16,24% năm 2021 và dự báo bứt phá lên 24.5% vào năm 2025. Con số này tại Việt Nam là hơn 20% năm 2021, với quy mô 16 tỷ USD. Dự đoán tốc độ phát triển của thương mại điện tử nước ta năm 2025 có thể lên đến 29%, đạt 39 tỷ USD.

Trong suốt 7 năm vừa qua, ngành thương mại điện tử Việt Nam luôn giữ được tốc độ tăng trưởng từ 16-30%. Theo sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam năm 2022, dự đoán quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ (B2C) của Việt Nam năm 2022 sẽ tăng trưởng 20% so với năm trước, đạt 16,4 tỷ USD.

Thị phần thị trường thương mại điện tử Việt Nam

Theo thông tin từ công ty nghiên cứu dữ liệu Metric.vn, 4 sàn thương mại điện tử có thị phần lớn nhất tại Việt Nam lần lượt là Shopee, Lazada, Tiki và Sendo.

Dưới đây là biểu đồ thể hiện thị phần của 4 sàn thương mại điện tử này trong nửa đầu năm 2022, dựa vào các báo cáo được thu thập, tổng hợp và phân tích trên nền tảng dữ liệu Big Data của người tiêu dùng trên 4 sàn trong 6 tháng (từ 11/2021-5/2022).

Top lượt mua trên các thương mại điện tử năm 2024

Thị phần 4 sàn thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo

Theo biểu đồ, Shopee hiện là sàn thương mại điện tử phổ biến nhất Việt Nam. Đây là một công ty thuộc tập đoàn Sea của Singapore. Hiện tại, Shopee chiếm đến gần 73% tổng doanh số 4 sàn, tương ứng với khoảng 33,5 nghìn tỷ.

Ngay sau đó là Lazada là chiếm 20% thị phần, tương ứng với doanh thu 9,7 nghìn tỷ, bằng khoảng 1/3 doanh số Shopee. Lazada là sàn thương mại điện tử của tập đoàn Alibaba, Trung Quốc.

Shopee và Lazada đã bỏ xa hai đối thủ nội địa là Tiki và Sendo, lần lượt chiếm vị trí số 3, 4 với thị phần doanh thu 5,8% và 1,4%.

Tik Tok shop – sàn thương mại điện tử mới tại Việt Nam

Năm 2022, thị trường thương mại điện tử Việt Nam đón nhận sự ra đời của sàn thương mại điện tử mới Tik Tok shop, hứa hẹn sẽ gây ra sự tái cơ cấu thị phần cực kỳ lớn trong ngành thương mại điện tử Việt Nam.

Tik Tok shop chính thức ra mắt thị trường Việt Nam ngày 28/04/2022 nhưng chỉ mất 3 tháng để đạt doanh số Tiki gầy dựng 12 năm, mất 6 tháng đã gần đạt doanh số của Lazada gây dựng 10 năm tại Việt Nam.

Do mới ra nhập thị trường nên các số liệu thống kê về Tik Tok shop chưa được cập nhật nhiều. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia dự đoán sự phát triển thần tốc của Tik Tok shop sẽ nhanh chóng soán ngôi á quân Lazada và cắt 20-30% doanh số của Shopee trong vài tháng tới.

Xu hướng mua sắm trên các sàn thương mại điện tử Việt Nam

Thương mại điện tử Việt Nam đang là một trong những ngành kinh tế trọng điểm giúp thúc đẩy GDP của cả nước. Thời gian dịch bệnh vừa qua vừa là cơ hội, vừa là thách thức cho các doanh nghiệp trong thị trường này. Nhìn chung, thị trường thương mại điện tử Việt Nam còn khá trẻ so với thế giới. Do đó, mặc dù mức độ cạnh tranh khá cao nhưng thị trường thương mại điện tử Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa cho những các doanh nghiệp nhỏ và vừa, và những người mới kinh doanh. Vì vậy, các doanh nghiệp cần tìm hiểu sâu hơn về thương mại điện tử Việt Nam để đưa ra những chiến lược phù hợp và bắt kịp xu hướng của ngành thương mại điện tử Việt Nam.