Top 5 ngân hàng lợi nhuận cao nhất năm 2024

BVBank cho biết, năm 2023 là một năm nhiều khó khăn tác động lên nền kinh tế. Thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, BVBank liên tục giảm lãi suất cho vay để đồng hành hỗ trợ khách hàng đang gặp khó khăn. Mặc dù thu nhập lãi quý 4 và năm 2023 có tăng tương ứng 14% và 25% so với cùng kỳ. Nhưng do chi phí vốn đầu vào tăng cao bởi tác động thị trường từ tháng 10/2022, dẫn đến chi phí lãi quý 4 tăng 15% và năm 2023 tăng gần 43% so với cùng kỳ năm trước.

Ngoài ra, do biến động của tỷ giá làm lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối năm 2023 giảm 48% so với năm trước. Chi phí hoạt động quý 4 và năm 2023 của BVBank tăng so với cùng kỳ năm trước phản ánh sự đầu tư vào phát triển mạng lưới, gia tăng nhận diện thương hiệu và tiếp tục đẩy mạnh công tác chuyển đổi số. Bên cạnh đó, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng quý 4 tăng 34% và năm 2023 tăng 23% so với cùng kỳ năm trước cũng làm lợi nhuận của BVBank giảm so với cùng kỳ.

Theo BCTC, tại ngày 31/12/2023, tổng tài sản BVBank ở mức 87.884 tỷ đồng, tăng 11,2% so với cuối năm 2022. Dư nợ cho vay khách hàng tăng 13,6%, đạt 57.768 tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng tăng 14%, đạt 57.139 tỷ đồng. Nợ xấu BVBank ở mức 1.915 tỷ đồng, tăng 35% so với năm 2022.

Top 5 ngân hàng lợi nhuận cao nhất năm 2024

Như vậy, đã có 17 ngân hàng công bố/ước tính kết quả kinh doanh năm 2023 gồm: Vietcombank, BIDV, MB, Agribank, VietinBank, Techcombank, VIB, Sacombank, LPBank, MSB, TPBank, Eximbank, BacABank, PGBank, Saigonbank, BaoVietBank, BVBank.

Top 5 ngân hàng lợi nhuận cao nhất năm 2024

Vietcombank tiếp tục là quán quân lợi nhuận toàn ngành với lợi nhuận trước thuế ước tính đạt hơn 41.000 tỷ đồng. Top 5 lợi nhuận năm nay có sự góp mặt của Big 4 (Vietcombank, BIDV, Agribank, VietinBank) và MB.

Lợi nhuận quý 4/2023 của các ngân hàng có sự phân hóa rõ rệt. Hiện Saigonbank (SGB) là ngân hàng có tăng trưởng cao nhất, lãi trước thuế quý 4/2023 đạt 84 tỷ đồng, gấp 92 lần cùng kỳ năm 2022. Khá nhiều ngân hàng tăng trưởng âm trong quý 4/2023 như VIB, MSB, TPB,...Ngoài ra một ngân hàng bị lỗ trong quý 4 năm nay.

Phần lớn ngân hàng tư nhân không hoàn thành kế hoạch lợi nhuận đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua trong năm nay. Nguyên nhân chủ yếu do họ tăng mạnh trích lập dự phòng rủi ro, khiến lợi nhuận bị co hẹp dù nhiều mảng kinh doanh vẫn có kết quả khả quan.

Trong bảng 10 doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam nói chung, chiếm quá nửa là ngân hàng - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Bảng xếp hạng những doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất

Ngày 8-9, Công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) cùng báo VietNamNet công bố bảng xếp hạng PROFIT500 - Top 500 doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2023.

10 doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm nay bao gồm: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên, Viettel, Vietcombank, Techcombank, Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP), BIDV, MBBank, Agribank, VPBank.

Còn 10 doanh nghiệp tư nhân lợi nhuận tốt nhất Việt Nam bao gồm: Techcombank, VPBank, ACB, Vingroup, VIB, Vinamilk, HDBank, Hòa Phát, SHB, TPBank.

Báo cáo cho thấy dù chưa quay về mức cao như trước dịch, song so với năm 2022, ROA (tỉ số lợi nhuận ròng trên tài sản) bình quân 500 doanh nghiệp cải thiện ở cả 3 khu vực.

Top 5 ngân hàng lợi nhuận cao nhất năm 2024

Nguồn: Thống kê từ Vietnam Report giai đoạn 2019-2023

Trong đó, các doanh nghiệp FDI tiếp tục dẫn đầu ở mức 13,7%, đồng thời tăng mạnh nhất với 2,7%. Điều này cho thấy sự ổn định trong kinh doanh và khả năng tạo lợi nhuận từ tài sản.

Hai vị trí còn lại không có sự xáo trộn và đều có sự gia tăng so với hai năm qua, khi doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước lần lượt ghi nhận tỉ lệ ROA bình quân ở mức 11,2% và 9,2%.

Năm 2023 cũng chứng kiến sự thay đổi đáng chú ý trong ROE (tỉ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu) bình quân.

Cụ thể, khu vực FDI và tư nhân lần lượt tăng 4,6% và 5,5% so với kết quả năm 2022, qua đó ghi nhận mức cao nhất 5 năm trở lại đây.

Dù có tỉ lệ ROE bình quân tăng từ 16,5% năm ngoái lên 17,2% trong năm nay, song sự cải thiện này của khu vực nhà nước vẫn chưa rõ rệt và khá nhẹ so với hai khu vực còn lại, tiếp tục xếp ở vị trí thứ ba.

Doanh nghiệp phục hồi nhưng không quá nhanh vì áp lực vẫn lớn

Vietnam Report đánh giá giai đoạn vừa qua là "một chặng đường khắc nghiệt" của nền kinh tế. Trạng thái trì trệ lan rộng hầu khắp các ngành khiến sức chống chịu doanh nghiệp bị bào mòn, lợi nhuận cũng mỏng đi đáng kể.

Kết quả khảo sát, tỉ lệ doanh nghiệp giữ nhịp tăng trưởng trong nửa đầu năm nay thấp hơn so với cùng kỳ, trong khi tỉ lệ ghi nhận kết quả kinh doanh không mấy khả quan lại gia tăng.

Đến hiện tại, khi 2/3 khoảng thời gian của năm trôi qua, chưa đến một nửa số doanh nghiệp hoàn thành được trên 50% kế hoạch lợi nhuận (40,9% số doanh nghiệp - giảm mạnh so với mức 73,9% cách đây một năm).

Top 5 ngân hàng lợi nhuận cao nhất năm 2024

Nguồn: Khảo sát doanh nghiệp thực hiện bởi Vietnam Report

Tuy nhiên, Vietnam Report cho rằng phần còn lại của năm, khi "hạ cánh mềm" dần được nhắc đến nhiều hơn để nói về kinh tế thế giới thay cho cụm từ "suy thoái", nền kinh tế Việt Nam nhen nhóm tín hiệu bớt ảm đạm và có khả năng tiến dần vào quỹ đạo phục hồi.

Mặc dù, tốc độ chuyển trạng thái không quá nhanh do áp lực vẫn lớn và nhiều khó khăn còn tồn đọng.

Ngoài ra, theo đơn vị đánh giá, sự phục hồi giữa các ngành, các doanh nghiệp cũng sẽ có sự khác biệt phụ thuộc vào nhiều yếu tố đặc thù riêng.

54,6% số doanh nghiệp cho rằng lợi nhuận của mình sẽ có cải thiện nhẹ so với nửa đầu năm đã qua, trong khi 4,5% số doanh nghiệp dự báo không thay đổi và 40,9% nhận định sự phục hồi vẫn hết sức chậm chạp và có thể ghi nhận sự suy giảm ngắn hạn.

"Với bối cảnh hiện nay, bức tranh lợi nhuận trong các tháng tới vẫn chịu dư chấn từ những cơn gió ngược trong nửa đầu năm", đơn vị phát hành báo cáo nhận định.

Trong các yếu tố được doanh nghiệp chỉ ra, sức mua yếu, thị trường tiêu thụ bị thu hẹp và bất ổn kinh tế - chính trị trên thế giới vẫn là hai rào cản lớn nhất trong những tháng cuối năm.

Với sức ép lãi suất vay ngân hàng, dù vẫn khiến doanh nghiệp lo ngại song tỉ lệ đánh giá đây là khó khăn lớn đã giảm đáng kể so với nửa đầu năm sau những động thái nới lỏng dần chính sách tiền tệ.

Mặc dù việc thực hiện những chính sách nới lỏng hỗ trợ tăng trưởng này cũng dẫn đến những lo ngại xoay quanh áp lực tỉ giá, tuy nhiên các chuyên gia cũng chỉ ra rằng biến động tăng cao đột ngột của thị trường ngoại hối chỉ mang tính chất ngắn hạn.

Bên cạnh việc tận dụng tối đa lực đẩy từ các chính sách tiền tệ nới lỏng và tài khóa mở rộng, doanh nghiệp cũng được nhấn mạnh việc chủ động đổi mới, tiết giảm chi phí, chú trọng xây dựng vốn con người…